I. Mục tiêu.
- Luyện cho HS cách đọc đúng, đọc hay và đọc diễn cảm.
- Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu lại toàn bài. HS theo dõi.
b) GV hướng dẫn luyện đọc .
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp:
+ HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài.
+ GV kết hợp hỏi câu hỏi của từng đoạn.
9 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Toán
ôn chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
- Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Ôn tập.
Bài1: Đặt tính rồi tính.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài?
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở bài tập toán.
- GV và HS chữa bài.
Học sinh nhắc lại cách đặt tính và cách tính.
3254 4 2565 5 7409 6 4924 7
Bài 2: Tìm x
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- GV ghi ý a lên bảng, yêu cầu học sinh nêu thành phần của biểu thức.
- Gọi học sinh khá lên làm mẫu, cả lớp làm vào bảng con.
- Học sinh nhận xét, nêu cách làm. GV chốt ý đúng. Gọi học sinh nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
- Các ý còn lại học sinh tự làm bài vào vở, nêu kết quả. GV nhận xét và chữa bài.
- Củng cố: Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
Bài 3: Giải toán
- Gọi học sinh đọc đề bài toán.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài
- Hỏi: bài toán được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì?
Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài.
+ Hỏi: bài toán được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
( Thuộc dạng toán liên quan đến tìm một phần mấy của một số )
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Thủ công
thực hành: đan nong đôi
I. Mục tiêu
- HS biết cách đan nong đôi
- Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu tấm đan nong đôi.
- Tranh quy trình.
- Các nan đan, dụng cụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Học sinh thực hành đan nong đôi.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình đan nong đôi.
- GV nhận xét và lưu ý học sinh một số thao tác khó, dễ bị nhầm lẫn khi đan nong đôi, sử sụng tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi để hệ thống lại các bước đan nong đôi:
Kẻ, cắt các nan:
+ Kẻ các đường kẻ dọc, ngang cách đều, cách kẻ như ở tiết đan nong mốt.
+ Cắt các nan dọc
+ Cắt các nan ngang
Đan nong đôi:
+ Đan nan thứ nhất: (nhấc nan dọc 2, 3, 6, 7 lên sau đó luồn nan ngang vào; Dồn nan ngang cho khít )
+ Đan nan thứ hai: Nhấc nan 3, 4, 7, 8 và luồn nan ngang thứ hai vào; sau đó dồn nan.
+ Đan nan 3: Ngược với đan nan thứ nhất.
+ Đan nan 4: Ngược với nan thứ hai.
+ Các nan khác đan tương tự.
Dán nẹp xung quanh tấm đan: Như tiết đan nong mốt .
- Tổ chức cho học sinh thực hành, trong khi học sinh thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
- Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm, đánh giá, nhận xét sản phẩm.
2. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
Tiết 3: Luyện đọc
Hội vật
I. Mục tiêu.
- Luyện cho HS cách đọc đúng, đọc hay và đọc diễn cảm.
- Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu lại toàn bài. HS theo dõi.
b) GV hướng dẫn luyện đọc .
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp:
+ HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài.
+ GV kết hợp hỏi câu hỏi của từng đoạn.
* Đoạn 1: - Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật?
(Tiếng trống dồn dập; người xem đông như nước chảy; ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ; chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật).
* Đoạn 2: - Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?
(Quắm Đen: lăn xả vào, đánh dồn dập; ráo riết. Ông Cản Ngũ: chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ).
* Đoạn 3: - Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
(Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua tay ông, ôm chân bốc lên. Người xem phấn trấn reo ồ lên, tin chắc ông Cản Ngũ nhất định sẽ ngã và thua cuộc).
* Đoạn 4, 5: Ông Cản Ngũ bất ngờ chiến thắng như thế nào ?
(Quăm Đen gò lưng vẫn không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ông nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc lâu ông mới thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng lên nhẹ như giơ con ếch.)
Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng ?
(Quắm Đen khoẻ, nông nổi, ông Cản Ngũ điềm đạm giàu kinh nghiệm).
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
Cả lớp đọc ĐT cả bài.
3. Luyện đọc lại
GV đọc lại đoạn 2, 5.GV kết hợp hướng dẫn đọc đúng đoạn văn.
4 HS thi đọc 2 đoạn văn. 1 HS đọc lại cả bài văn.
4. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 7 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Toán
ôn luyện tập
A. Mục tiêu
Giúp HS: Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.
B. Hoạt động dạy học
Hướng dẫn HS làm các bài tập trong sách bài tập ( trang 41)
Bài 1: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài giải
Mỗi lò gạch có là :
9345 : 3 = 3115 (viên)
ĐS: 3115 viên
Bài 2: GV cho HS thực hiện giải bài toán theo hai bước tính:
+ Tính số mì trong mỗi thùng ( 1020 : 5 = 204 (gói)
+ Tính số mì trong 8 thùng ( 204 x 8 = 1632 (gói)
HS tự giải vào vở sau đó chữa.
* Củng cố : Bài toán thuộc dạng toàn nào đã học.
Nêu cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3: HS lập bài toán rồi giải theo hai bước :
+ Tìm số gạch trong mỗi xe ( 8520 : 4 = 2130 (viên))
+ tìm số gạch trong 3 xe ( 2130 x 3 = 6390 (viên)).
Bài 4: Tính giá trị của biểu thức
3620 : 4 x 3 2070 : 6 x 8
= 605 x 3 = 345 x 8
= 2715 = 2760
Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
* Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
Tiết 2: Tự nhiên và Xã hội
ôn động vật
I. Mục tiêu
HS biết:
Nêu được những đặc điểm giống và khác nhau của một số con vật.
Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên. Vẽ, tô màu một con vật ưa thích.
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình trang 94, 95 và tranh các con vật sưu tầm được, thảo luận theo gợi ý:
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng, kích thước của các con vật ?
+ Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật.
+ Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng.
Bước 2: Làm vào vở bài tập.
Từng HS trong nhóm tự làm bài vào vở của mình
GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bước 1 : Vẽ và tô màu
GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì màu để vẽ một con vật mình ưa thích. Tô màu, ghi chú tên các con vật và các bộ phận của con vật mình vẽ.
Bước 2: Trình bày
Từng cá nhân dán bài của mình trước lớp và nhận xét. GV yêu cầu một số HS lên giới thiệu – GV và HS cùng nhận xét, đánh giá các tranh vẽ của cả lớp.
* Kết thúc GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn con gì ?”
+ 1 HS đeo hình vẽ 1 con vật ở sau lưng, em đó không biết đó là con gì, nhưng cả lớp đều biết rõ.
+ HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi đúng/sai để đoán xem là con gì. Cả lớp chỉ trả lời đúng/ sai.
HS thực hành chơi theo nhóm . GV nhận xét tổng kết.
III. Củng cố, dặn dò:
Tiết 3: Luyện từ & câu
ÔN TậP
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học cho HS..
- Ôn tập từ ngữ về các chủ điểm đã học và các mẫu câu đã học.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Câu 1: Các thành ngữ nói về quê hương là.
A. Non xanh nước biếc
B. Muôn hình muôn vẻ
Non sông gấm vóc
Chôn rau cắt rốn
Muôn hình muôn vẻ
Non sông gấm vóc
Thức khuya dậy sớm
Dám nghĩ dám làm
Câu 2: Cho các câu sau.
a, Lan là học sinh giỏi.
b, Anh Nam học rất giỏi.
c, Sáng nay, trời quang đãng.
d, Sách vở là đồ dùng mà học sinh phải mang đi học.
e, Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.
g, Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.
A/ Các câu có mô hình Ai ( cái gì, con gì ) - là gì ? là:
B/ Các câu có mô hình Ai ( cái gì, con gì ) - làm gì ? là:
C/ Hãy gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì )?. Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: là gì? làm gì ? trong các câu vừa tìm.
Câu 3: Trong câu "Những quyển sách anh cho tôi mượn rất hay." bộ phận trả lơì cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì )? là:
A. Quyển sách.
B. Quyển sách anh cho tôi mượn.
C. Quyển sách anh cho tôi.
Câu 4: Những từ cùng nghĩa với từ "Tổ quốc" là
A. Non sông, gấm vóc, quê hương, đất nước.
B. Non sông, quê hương, đất nước, giang sơn.
C. Non sông, quê hương, núi non, giang sơn.
Câu 5: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ ở đâu ? ” trong các câu sau.
Kiến tìm xuống dòng suối ở chân núi để uống nước. Sóng nước trào lên cuốn kiến đi. Gà rừng đậu trên cây cao nhìn thấy kiến sắp chết đuối, bèn thả cành cây xuống suối cho kiến. Kiến bò được lên cành cây và thoát chết. Sau này có người thợ săn chăng lưới ở cạnh tổ của gà rừng. Kiến bò đến, đốt vào chân người thợ săn.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Củng cố cho HS các kiến thức đã học.
Vận dụng giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Câu 1:
a, Viết số bé nhất, lớn nhất có 3 chữ số
b, Viết số bé nhất, lớn nhất có 5 chữ số
a, Viết số bé nhất, lớn nhất có 6 chữ số
Câu 2:
a, Khoanh vào số lớn nhất: 8375 8735 8753 8537
b, Khoanh vào số bé nhất: 8375 8735 8753 8537
Câu 3: Cho các số II, VI, V, VII, IV, IX, X , XI
a, Viết theo thứ tự từ bé đến lớn.
b, Viết theo thứ tự từ lớn đến bé.
Câu 4:
a, Ngày 30 tháng 8 là chủ nhật thì ngày 2 tháng 9 là thứ..............
A, Thứ ba B, Thứ tư C, Thứ năm
b, Bốn tháng, mỗi tháng có 30 ngày là:
Câu 5: Cho dãy số liệu 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45.
a, Dãy trên có tất cả bao nhiêu số?
b, Số 30 là số thứ mấy trong dãy?
c, Số thứ ba trong dãy là số nào?
đ, Số thứ tư lớn hơn số thứ mấy trong dãy ?
Câu 6: 7 m3cm =
a, 73 cm b, 730cm c, 703cm
1km3m =
a, 13m b, 1003m c, 103m
1kg5g =
a, 15g b, 150g c, 1005g
Câu 7: Viết tiếp 3 số.
a, 49400, 49600, 49800, ...............................................................
b, 56130, 56230, 56330,.................................................................
c, 96100, 96110, 96120,.................................................................
d, 1, 2, 3, 5............................................................
e, 2, 6, 12, 20..........................................................
Câu 8: Biểu thức có giá trị là.
a, 4 + 16 x 5
A, 100 B, 84, C, 94
b, 4083 : 4
A, 120dư 3 B, 1020dư 3 C, 102 dư 3
Câu 9: Lớp 3A và lớp 3B có 36 học sinh giỏi. Biết 1/4 học sinh giỏi lớp 3A = 1/5 số học sinh giỏi 3B. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh giỏi.
Câu 10: Tìm hiệu của số lớn nhất và số bé nhất, biết rằng mỗi số chỉ có 4 chữ số là 2, 4, 5, 8
Câu 11: Một hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật có chiều dài 1 dm2 cm. Chiều rộng bằng 1/3 chiều dài.
a, Tính diện tích hình vuông
b, Có mấy cách chia hình vuông thành 2 phần có diện tích bằng nhau ? (vẽ hình minh họa.).
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
Ngày hội rừng xanh
A. Mục đích, yêu cầu
Rèn kỹ năng viết chính tả:
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn thơ trong bài Ngày hội rừng xanh.
Làm đúng các bài tập điền âm, vần và đặt câu phân biệt những tiếng có âm vần dễ lẫn tr/ ch hoặc ưt/ ưc.
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Chuẩn bị
GV đọc 1 lần đoạn thơ. 2HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
Hướng dẫn HS nhận xét chính tả:
+ Những từ nào trong bài được viết hoa? (chữ đầu tên bài, đầu câu, tên riêng.)
HS đọc thầm đoạn thơ, tự viết nháp những từ mắc lỗi khi viết bài.
b) GV đọc cho HS viết.
c) Chấm bài, chữa bài.
GV chấm 6 HS và nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
GV ghi bài tập lên bảng, HS làm bài cá nhân
2 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức, đại diện đọc kết quả. Cả lớp nhận xét (về chính tả, phát âm, số từ điền đúng)
GVchốt lời giải đúng, sau đó HS đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả.
Lời giải: trông, chớp, trắng, trên.
4. Củng cố, dặn dò
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
Văn nghệ
I. Mục tiêu
- HS thực hiện các bài múa, hát tập thể như đã học.
- Giáo dục HS yêu thích văn nghệ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
II. Chuẩn bị
HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ như đã dặn ở hôm trước.
III. Lên lớp
GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học
Luyện tập các tiết mục văn nghệ đã chọn
HS trao đổi theo nhóm
Sau đó các nhóm lên trình diễn
Cả lớp nhận xét, bình chọn tiết mục hay
GV khen ngợi biểu dương.
Cuối cùng cho cả lớp hát 1-2 bài
3. Sinh hoạt lớp
a. Nhận xét các mặt tuần 25
1. Đồ dùng học tập: Lớp đã chuẩn bị tốt sách vở và đồ dùng học tập
2. Vệ sinh:
Trong tuần qua, các bạn được phân công trực nhật đã có nhiều cố gắng. Xong vẫn còn một số bạn trực nhật muộn, chưa được sạch sẽ lắm...
3. Học bài và làm bài:
Mặc dù mới vào đầu năm học nhưng lớp ta đã rất cố gắng học bài và làm bài tốt. Song vẫn còn một vài bạn chưa chịu học
4. Nề nếp xếp hàng ra, vào lớp chưa được nhanh, thẳng, cần cố gắng hơn.
b. Xếp loại thi đua của từng tổ:
Tổ 1: Tổ 2:
Tổ 3: Tổ 4:
c. Triển khai công tác tuần 26
- Chỉnh đốn nề nếp xếp hàng đầu giờ, cuối giờ, múa hát, thể dục giữa giờ.
- Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, nhắc HS chuẩn bị bài ở nhà cho tốt.
BGH ký duyệt:
...........................................................................
...........................................................................
...........................................................................
............................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN25 - buoi2.doc