I. Mục tiêu
- HS luyện đọc, viết số và nắm thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
- Tìm thành phần chưa biết.
- Luyện giải toán.
II. Các hoạt động dạy học
* Hướng dẫn HS làm trong sách bài tập Toán
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn HS cách làm, HS tự làm. GV chữa bài
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
Cho HS nêu cách tìm x. HS làm bài. GV chữa bài
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài.
HS làm bài. GV chữa bài:
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS luyện tập các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000.
II. Các hoạt động dạy học
* Hướng dẫn HS làm trong sách bài tập Toán.
Bài 1: HS đọc đầu bài và nêu yêu cầu của bài.
1. GV viết bảng: 9998 ... 9912, 9790 ... 9786
3772 ... 3605 8513 ... 8502
76200 ... 76199
4597 ... 5974 8655 ... 8032
GV yêu cầu HS so sánh( điền dấu >, <, =) GV chữa bài
HS nhận xét :
+ Hai số có cùng chữ số
+So sánh từng cặp chữ số
Bài 2: GV cho HS làm tiếp:
So sánh 100000 ... 99999, 937 ... 20351
97366 ... 100000, 98087 ... 9999
HS nhận xét: Đếm chữ số của 2 số
Bài 3: HS đọc đầu bài và nêu yêu cầu của bài
GV chữa bài
VD: số lớn nhất là: 91378
Bài 4: HS đọc đầu bài và nêu yêu cầu của bài
GV chữa bài
VD a. 8258, 1699, 30620 , 31855.
b. 76253 , 65372, 56372, 56273.
* Củng cố, dặn dò.
Tiết 2: Thủ công
THựC HàNH làm lọ hoa gắn tường
I. Mục tiêu
HS biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt dán để làm lọ hoa gắn tường.
Làm lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật.
Hứng thú với giờ học.
II. Các hoạt động dạy học
1. GV giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng để HS quan sát rút ra nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu.
GV cho HS mở dần lọ hoa để thấy : Tờ giấy hình chữ nhật; lọ hoa được làm bằng cách gấp các nếp gấp cách đều giống như gấp quạt ở lớp 1; Một phần của tờ giấy được gấp lên để làm đế và đáy lọ hoa trước khi gấp các nếp cách đều.
2. HS nêu lại cách làm lọ hoa gắn tường.
* Bước 1 : Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp cách đều.
Đặt tờ giấy 24ô - 16ô mặt màu ở trên. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3 ôtheo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa.
Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ lên trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1ô.
* Bước 2 : Tách phần đế ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào các nếp gấp kéo tác ra khỏi các nếp gấp .
Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V. GV hướng dẫn HS và làm mẫu cho HS quan sát và làm theo. GV lưu ý HS miết mạnh lại các nếp gấp.
* Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường
Dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ bìa.
Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa và dán vào tờ bìa. Bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và dán cho cân đối với phần đã dán.
3. HS thực hành làm thử theo nhóm.
GV theo dõi, nhắc nhở.
4. Nhận xét, dặn dò
Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng quan sát và nhận xét của HS.
Giờ sau mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để học tiết 2.
Tiết3: Luyện đọc
Cuộc chạy đua trong rừng
I. Mục tiêu.
- Rèn cho HS kĩ năng đọc đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm.
- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa ngựa cha và ngựa con.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn luyện đọc.
+ GV đọc mẫu lại toàn bài.
- HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài kết hợp trả lời câu hỏi.
Đoạn 1: - Ngựa con chuẩn bị cho hội thi như thế nào?
( sửa soạn mải mê soi bóng, cái bờm chải chuốt.)
GV: Ngựa con chỉ lo chải chuốt, tô điểm cho vẻ đẹp bề ngoài
Đoạn 2: - GV hỏi ngựa cha khuyên nhủ con điều gì?
( đến bác thợ rèn xem lại bộ móng)
- Nghe cha nói ngựa con phản ứng ntn?
( ngúng nguẩy, đầy tự tin: Con nhất định sẽ thắng)
Đoạn 3,4: - Vì sao ngựa con không đật kết quả cao trong hội thi?
( Không chuẩn bị sửa sang bộ móng, không nghe lời cha)
- Ngựa con rút ra bài học gì?
( Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất)
3. Luyện đọc lại
HS luyện đọc phân vai cả bài.
4. Củng cố dặn dò
Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận.
Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- HS luyện đọc, viết số và nắm thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
- Tìm thành phần chưa biết.
- Luyện giải toán.
II. Các hoạt động dạy học
* Hướng dẫn HS làm trong sách bài tập Toán
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn HS cách làm, HS tự làm. GV chữa bài
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
Cho HS nêu cách tìm x. HS làm bài. GV chữa bài
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài.
HS làm bài. GV chữa bài:
Số mét đội công nhân đào trong một ngày được là:
315 : 3 = 105( m )
Số mét đội công nhân đào trong đào 8 ngày được:
105 x 8 = 864 ( m )
Đáp số: 864 m
Bài 4: Ghép hình
GV cho HS tập ghép hình theo mẫu.
GV chữa bài.
* Củng cố, dặn dò.
Cho HS về làm ở vở bài tập.
Tiết 2: Tự nhiên - Xã hội
ôn tập: Thú
I/ Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng thông qua việc hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập .
- Chỉ và nói tên các bộ phận cơ thể của các con thú
- Sự cần thiết phải bảo vệ các loài thú
- Vẽ và tô màu 1 con thú mình thích.
II/ Đồ dùng
Sách bài tập TNXH.
III/ Lên lớp
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- HS quan sát hình SGK, làm bài tập vào vở bài tập.
- Chỉ và nói tên các con thú có trong hình?
+ Nêu đặc điểm, cấu tạo ngoài các con thú?
+ So sánh thú rừng và thú nhà.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
HS nhận xét bổ xung
* GV kết luận: Thú rừng có đặc điểm giống thú nhà là có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp sau đó làm vào vở bài tập.
Phân loại thú ăn thịt và thú ăn cỏ
Tại sao phải bảo vệ thú rừng?
HS nêu cách bảo vệ thú rừng
GV kết luận : Như SGK
Hoạt động 3:Làm việc cá nhân
GV yêu cầu HS vẽ 1 con vật mình yêu thích
Ghi chú thích tên con vật và các bộ phận
Sau đó từng HS giới thiệu bức tranh của mình. Cả lớp nhận xét đánh giá.
* Củng cố dặn dò: GV nhận xét gìơ học.
Chuẩn bị bài hôm sau.
Tiết 3: Luyện từ và câu
ôn Nhân hoá
ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
I. Mục tiêu.
- Tiếp tục ôn về nhân hoá đã học ở buổi sáng.
- Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy, chấm than.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách bài tập Tiếng việt.
Bài 1:Trong những câu thơ sau, cây cối, sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài, chữa bài: Bèo : tôi
Xe lu : tớ => như người bạn gần gũi.
Bài 2: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
- HS đọc yêu cầu của bài, làm bài.
- Lớp nhận xét, chốt lời giải đúng, cả lớp làm vào vở bài tập.
VD : Con phải đến bàc thợ rèn để xem lại bộ móng
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài
HS làm bài. Chữa bài.
3. Củng cố dặn dò
Lưu ý cho HS cách phát hiện các hiện tượng nhân hoá con vật, sự vật khi đọc thơ, văn.
Chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS biết về đơn vị đo diện tích.
- HS biết đọc viết số đo diện tích theo xăng – ti- mét vuông.
II. Đồ dùng: Sách bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm trong sách bài tập Toán.
Bài 1: GV cho HS luyện đọc và luyện viết:
Số đo diện tích theo đơn vị xăng – ti- mét vuông
Bài 2: GV nêu yêu cầu.
- Hs hiểu được đơn vị đo diện tích của 1 hình theo xăng – ti- mét vuông
Chính là số ô vuông 1cmcó trong hình đó.
HS làm bài.
Bài 3: GV nêu yêu cầu.
HS đọc phép tính
18 cm2 + 26 cm2 = ..
6 cm2 x 4 =
Bài 4: Cho HS đọc đề bài toán.
Hướng dẫn giải. HS làm bài. GV chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò.
Cho HS về làm ở vở bài tập phần còn lại.
Tiết 2: Tập làm văn
kể lại trận thi đấu thể thao
I. Mục tiêu
- GV rèn cho HS kĩ năng nói và viết bài cho HS.
- HS viết được một bài văn theo yêu cầu đã học ở sáng.
- Giáo dục HS yêu thích thể thao.
* GDKNS: Tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu; Quản lí thời gian; Giao tiếp, nắng nghe và phản hồi tích cực.
II. Chuẩn bị: GV chép sẵn lên bảng câu hỏi gợi ý.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài
Bài 1: HS đọc yêu cầu và gợi ý.
Hướng dẫn HS kể miệng.
+ Em chọn kể về ngày thi nào?
GV gợi ý: Có thể kể về ngày thi đấu bóng đá.
HS giỏi kể mẫu.
Từng cặp HS tập kể.
Một số HS tập kể trước lớp.
Cả lớp bình chon bạn kể hay.
Bài 2: Hướng dẫn HS viết 1 tin thể thao.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV lưu ý HS:
+ Viết tin thể thao phải là tin chính xác.
+ Tin đó đọc trên báo hay tạp chí nào?
- HS viết bài. HS đọc bài viết
3. Củng cố dặn dò.
GV nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
Hoạt động sao nhi đồng
I.Mục tiêu.
- Giúp HS trao đổi với nhau những kiến thức, kĩ năng cần thiết trong học tập và trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
- Giáo dục HS thích tham gia hoạt động tập thể, thích bày tỏ các ý kiến của mình với bạn bè.
- HS tự tìm cho mình những bạn có cùng sở thích, tạo thành nhóm vui chơi.
II. Nội dung
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Sinh hoạt theo chủ đề:
- Tổ chức cho HS múa, hát các bài về chủ đề đoàn- đội.
- GV nêu qua cho HS biếtíy nghĩa của Đoàn - Đội.
-Tổ chức văn nghệ.
- Lần lượt HS trình diễn cá bài múa, hát mà mình đã sưu tầm.
Cả lớp nhận xét: + Đã đúng chủ đề chưa?
+ Thể hiện có hay không?
GV nhận xét chung và biểu dương HS.
3. Sinh hoạt lớp.
a,GV yêu cầu tổ trưởng tổ theo dõi nhận xét các mặt hoạt động của cá nhân- tổ.
Nội dung nhận xét:
-Việc thực hiện nội quy của trường, lớp.
-Nề nếp học tập, làm bài tập.
-Nề nếp ra vào lớp, truy bài đầu giờ.
-Nề nếp thể dục vệ sinh, hát đầu giờ.
b, GV nhận xét tổng hợp chung các mặt hoạt động của lớp, của cá nhân , của tổ.
* Ưu điểm:
Thực hiện tốt các quy định của nhà trường, của lớp.
Tích cực học tập tốt.
* Tồn tại :
Một số em còn thiếu đồ dùng dụng cụ học tập.
Một số em còn đi muộn
Đặc biệt một số em chưa tích cực trong học tập.
c, Xếp loại chung các tổ
Tổ 1: Xếp thứ :
Tổ 3: Xếp thứ :
Tổ 2: Xếp thứ :
Tổ 4: Xếp thứ :
d, Công tác tuần tới
Tiếp tục duy trì và phát huy nề nếp đã đạt được.
Phát động phong trào thi đua học tập.
Thực hiện nề nếp VSCĐ.
* Kết thúc:
Cả lớp cùng hát bài "Em yêu trường em"
BGH kí duyệt:
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA Tuan 28 buoi2.doc