Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 6

I.Mục tiêu

- Củng cố các kĩ năng thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Chia hết ở các lượt chia); tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

II. Luyện tập

 1. Giới thiệu bài

 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

 2. GV hướng dẫn HS làm bài trong sách bài tập rồi chữa.

 Bài tập 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài và chữa bài

- 4HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Yêu cầu từng HS lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.

 

doc9 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011 Toán luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS thực hành tìm một trong các phần bằng nhau của một súaH làm các bài tập trong sách bài tập. Củng cố cách giải toán có lời văn (liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau củat một số.) II. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2.Luyện tập. Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập Toán (tr32) Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. GV hướng dẫn mẫu: của 6 kg là: 6 : 2 = 3 (kg) HS làm bài và chữa bài.VD: của 25 km là: 25: 5 = 5 (km) của 18 lít là: 18 : 3 = 6 (l) Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài. Chẳng hạn: Tóm tắt Có : 16 kg nho. Đã bán: 1/4 số mho. Đã bán: ...? kg Bài giải Số nho cửa hàng đã bán là: 16 : 4 = 4 (kg) Đáp số : 4kg. Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Bài 3: HS đọc bài toán. Cho HS làm bài vào vở. Chữa bài: Bài giải số con gà trong hình trên là: 18 : 6 = 3 ( con) số con gà trong hình trên là: 18 : 3 = 6 ( con) Đáp số: a, 3 con b, 6 con 3. Củng cố, dặn dò. Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thể dục ôn đi vượt chướng ngại vật thấp I. Mục tiêu - Tiếp tục ôn tập tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác. - Ôn động tác vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng. - Học trò chơi "Thi xếp hàng". Biết cách chơi và biết tham gia chơi một cách chủ động. II. Địa điểm, phương tiện: Còi, sân bãi III. Nội dung và phương pháp A. Phần mở đầu - GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - Giậm chân, đếm theo nhịp. - Trò chơi “ Có chúng em” B. Phần cơ bản * Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. - GV hô cho HS tập, sau đó cho cán sự hô . Sau đó chia tổ tập luyện. GV đi đến các hàng uốn nắn hoặc nhắc nhở các em thực hiện chưa tốt. * Ôn vượt chướng ngại vật - Cả lớp thực hiện theo hàng ngang. Mỗi động tác vượt chướng ngại vật thực hiện 2 – 3 lần. Sau đó mới cho tập theo 2 – 4 hàng dọc, cách tập theo dòng nước chảy, em nọ cách em kia 2 – 3m. * Chơi trò chơi "Thi xếp hàng". - GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi sau đó cho HS đọc thuộc vần, điệu của trò chơi và cho HS chơi. Nghe hiệu lệnh HS nhanh chóng xếp vào hàng và đọc những vần điệu trên. Khi tập luyện chia lớp thành các đội đều nhau và chú ý đảm bảo trật tự, kỉ luật và phòng tránh chấn thương. C. Phần kết thúc (4 phút) - Tập một số động tác hồi tĩnh, đi vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài. + Bài hôm nay gồm những nội dung gì? + Yêu cầu học sinh nhắc lại cách chơi trò chơi '' Thi xếp hàng'' - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Luyện đọc bài tập làm văn I. Mục tiêu Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hay cho HS. Hiểu nội dung của câu chuyện: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói. II Bài mới : 1. Giới thiệu bài : GV nêu tên bài và ghi bảng. 2. Luyện đọc a) GV đọc diễn cảm toàn bài. Giọng tâm sự nhẹ nhàng. HS quan sát tranh minh hoạ.GV giảng nội dung tranh. b) Hướng dẫn luyện đọc. - Đọc đoạn: Học sinh tiếp nối đọc 4 đoạn , kết hợp nhắc nhở cách nghỉ hơi, đọc đúng câu kể, câu hỏi. Đọc từng đoạn trong nhóm. Đọc trước lớp : Gọi các nhóm nối tiếp nhau đọc. GV kết hợp hỏi nội dung từng đoạn. *Đoạn 1- 2: Nhân vật xưng “tôi” trong truyện này tên là gì ? (Cô-li-a) Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào ? (Em đã làm gì để giúp mẹ) Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn này ? HS trao đổi nhóm và trả lời: Vì thỉnh thoảng Cô-li-a mới làm một vài việc lặt vặt...) GV chốt lại. *Đoạn 3: - Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a làm cách gì để bài văn viết dài ra ? *Đoạn 4: cả lớp đọc thầm theo để trả lời câu hỏi: Vì sao mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo, lúc đầu cô-li-a ngạc nhiên ? ( Cô-li-a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo, lần đầu mẹ bảo, làm việc này) Vì sao sau lúc đó, Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ ? (Vì nhớ ra việc mình đã nói đến trong bài TLV). - Một vài HS thi đọc diễn cảm bài văn. - 4 HS tiếp nối thi đọc 4 đoạn. - Nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất. - Một HS đọc cả bài. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn dò về nhà các em về nhà kể lại chuyện cho mọi người nghe. Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011 Toán luyện tập về phép chia I.Mục tiêu Củng cố các kĩ năng thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Chia hết ở các lượt chia); tìm một trong các phần bằng nhau của một số. II. Luyện tập 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. GV hướng dẫn HS làm bài trong sách bài tập rồi chữa. Bài tập 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài và chữa bài 4HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Yêu cầu từng HS lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. Chú ý: Phần b: 45 5 45 0 9 36 4 36 9 0 Bài tập 2: Yêu cầu HS nêu bài toán. HS nêu cách tìm một phần sáu của một số rồi giải bài toán. Chẳng hạn: của 24m là: 24 : 6 = 4 (m) 4 HS lên bảng. HS cả lớp làm vào vở bài tập. Chữa bài và cho điểm HS. 2HS ngồi cạnh nhau đối chéo vở để kiểm tra bài của nhau Bài tập 3: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS suy nghĩ tự làm bài và chữa bài. Bài giải My đi từ nhà đến trường hết số phút là: 60 : 3 = 20 (phút) Đáp số: 2 0 phút Củng cố bài toán tìm một phần mấy của một số. Bài tập 4: Tìm x: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS suy nghĩ tự làm bài và chữa bài. - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào? 3. Củng cố, dặn dò Tự nhiên và xã hội ôn: vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu A. Mục tiêu Củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng. HS biết nêu lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu. B. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập C. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập. Bài tập 1:HS đọc yêu cầu. GVyêu cầu HS từng cặp thảo luận theo câu hỏi: Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu ? GV gợi ý: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không hôi hám, không ngứa ngáy, không bị nhiễm trùng, ... GV yêu cầu một số cặp lên trình bày kết quả thảo luận. Kết luận: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng. Bài tập 2: Quan sát và thảo luận GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát các trang 25 và nói xem các bạn trong hình đang làm gì ? Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu ? Làm bài vào vở. GV gọi một số HS lên trình bày. HS và GV bổ sung theo các hình SGK. GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận một số câu hỏi: + Chúng ta cần phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài cơ quan bài tiết nước tiểu ? (Tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo; hằng ngày thay quần áo, đặc biệt là quần áo lót). + Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước ? (Chúng ta cần uống đủ nước để nước cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra hằng ngày; để tránh bệnh sỏi thận, ...) 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Luyện từ và câu ôn so sánh I. Mục tiêu - Nắm được một số kiểu so sánh. (so sánh hơn kém, so sánh ngang bằng) - Nêu được các từ có ý nghĩa so sánh. - Biết cách thêm các từ so sánh vào các câu chưa có từ so sánh. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập trắc nghiệm (tr.19) III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2 Hướng dẫn làm bài tập Bài1: HS đọc yêu cầu. Đọc thầm từng khổ thơ, làm bài ra nháp. - Gọi 3 HS lên bảng. Cả lớp chốt lời giải đúng. GV giúp HS phân biết 2 loại so sánh : so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. Lời giải: Hình ảnh so sánh Kiểu so sánh a) Mẹ về như nắng mới. ngang bằng b) Bốn cái chân chú chuồn chuồn nước mỏng như giây bóng. ngang bằng c, ở thành phố xe cộ đi lại tấp lập hơn nông thôn. hơn kém Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm. HS tìm những từ so sánh trong các khổ thơ. 2HS lên bảng. Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: như; hơn. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại các câu thơ để tìm hình ảnh so sánh HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau. Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài và làm bài. - HS làm vào vở và 2 HS lên bảng điền nhanh các sự vật so sánh, đọc kết quả. - Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: a, Đọc như ..... b, Học thầy không tày ...... c, Tốt gỗ hơn ...... 3. Củng cố, dặn dò Một số HS nhắc lại nội dung vừa học GV nhận xét giờ học. Yêu cầu đọc lại các bài tập. Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011 Toán luyện tập A. Mục tiêu Giúp HS: Củng cố nhận biết về chia hết, chia có dư và đặc điểm của số dư. B. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập C. Luyện tập 1. Giới thiệu bài 2 Thực hành.( Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập, tr38) Bài tập 1: HS đọc yêu cầu GV hướng dẫn mẫu: 48 2 08 0 24 * 4 chia 2 được 2, viết 2. - 2 nhân 2 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0. * Hạ8, 8 chia 2 bằng 4, viết 4. - 4 nhân 2 bằng 8, 8 trừ 8 bằng 0. Sau đó yêu cầu HS tự làm bài 4 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở bài tập. HS lên bảng nêu lại cách làm. HS nhận xét. Bài tập 2: HS đọc đề bài. Yêu cầu suy nghĩ, tự làm và chữa bài. Điền dúng, sai. Bài tập 3: Yêu cầu HS đọc đề bài, yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập. Chữa chung: Trong phép chia có dư với số chia là 5, số dư lớn nhất là 4. Bài tập 4: HS đọc đề bài. Vậy trong các phép chia, số chia là 5 thì số dư lớn nhất là số nào ? (Số dư lớn nhất là 4) . Vậy khoanh vào chữ B. Yêu cầu HS tìm số dư lớn nhất trong các phép chia có số chia là 6. 3. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tập Làm văn kể lại buổi đầu đi học ( Viết bài) A. Mục tiêu Rèn kỹ năng viết bài cho HS. HS kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học buổi đầu đi học của mình. Biết viết lại được những điều mình vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu, diễn đạt rõ ràng. B. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập HS đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý. GV nêu yêu cầu: Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật có cái riêng. Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, GV gợi ý: Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều ? Thời tiết thế nào ? Ai dẫn em đến trường ? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao ? Buổi học đã kết thúc như thế nào ? Cảm xúc của em về buổi học đó HS khá kể mẫu. GV nhận xét. Từng cặp HS kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình. 3 HS thi kể trước lớp. Cả lớp nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất: kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật. * HS viết bài vào vở. GV nhắc các em chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể. Có thể viết 5 đến 7 câu hoặc nhiều hơn. HS chỉ cần viết những đoạn văn ngắn chân thật, đúng đề tài, đúng ngữ pháp, đúng chính tả là đạt yêu cầu. HS làm bài. GV mời 5 đến 7 em đọc bài. Cả lớp nhận xét, rút kinh ngiệm, bình chọn những người viết tốt nhất. 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. An toàn giao thông An toàn khi đi ô tô, xe buýt I. Mục tiêu: - HS biết nơi chờ xe buýt (xe khách, xe đò) ghi nhớ những quy định khi lên xe, xuống xe, nhận xét những hành vi an toàn, không an toàn khi ngồi trên xe buýt - HS biết thực hiện đúng các hành vi khi đi ô tô, xe buýt. - Có thái độ, thói quen thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện GT II. Chuẩn bị: - Các tranh ảnh như SGK. III. Các hoạt động dạy học *Hoạt động 1: An toàn lên, xuống xe buýt - GV hỏi: Em nào đã được đi xe buýt, xe khách? Xe buýt đỗ ở đau để đón khách (bến xe buýt) - GV cho HS xem 2 tranh ở SGK, nêu đặc điểm dễ nhận ra ở tranh đó. - Giới thiệu biển số 434 (bến xe buýt) - Xe buýt có chạy qua tất cả các phố không? (xe buýt thường chạy theo các tuyến nhất định và chỉ đỗ ở các điểm quy định để đón khách) - Khi đi xe buýt lúc lên xuống xe phải như thế nào? GV mô tả cách lên xuống xe an toàn. + Chỉ lên xuống xe khi đã dừng hẳn. + Khi lên xuống phải theo thứ tự không chen lấn xô đẩy + Khi đặt chân lên bậc phải bám vào tay vịm của xe + Khi xuống xe không được chạy ngay qua đường - HS nhắc lại các ý trên * Hoạt động 2: Hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt - Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nnhóm nhận 1 bức tranh thảo luận và ghi lại những điều tốt hay không tốt trong bức tranh đó và cho biết hành động vẽ trong bức tranh là đúng hay sai - Các nhóm trình bày ý kiến của mình, GV ghi lên bảng hành vi gây nguy hiểm chủ yếu như: đứng, ngồi ở cửa xe khi xe đang chạy, đứng không vịm tay, ngồi trên xe thò đầu, thò tay ra ngoài. - HS có thể nêu hành vi không co chân lên ghế, không ăn quà, ném rác ra xe. - GV nhấn mạnh: Khi đi xe buýt ta cần thực hiện nếp sống văn minh để không ảnh hưởng đến người khác * Hoạt động 3: Thực hành - GV chọn 4 tổ mỗi tổ thảo luận và chuẩn bị diễn lại 1 trong các tình huống sau: + Tình huống 1: Một nhóm học sinh chen nhau lên xe sau đó tranh nhau ghế ngồi, một bạn nhác các bạn trật tự. Bạn đó sẽ nói như thế nào? + Tình huống 2: Một cụ già tay mang túi to mãi chưa lên được xe, hai bạn HS vừa đến để chuẩn bị lên xe. Hai bạn đó sẽ làm gì? + Tình huống 3: Hai HS đùa nghịch trên xe ô tô buýt, một bạn khác nhắc nhở. Bạn HS ấy nhắc như thế nào? + Tình huống 4: Một hành khách xách đồ nặng để ngay nối đi, một HS nhắc nhở và giúp người đó để vào đúng chỗ. Bạn đó nói như thế nào? - Khi mỗi tổ htực hiện xong các HS khác nhận xét hành vi tốt, xấu, đúng sai trong tình huống đó. - GV nhận xét, đánh giá các ý kiến IV. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học và nhác nhở HS cần thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi ô tô * Sinh hoạt lớp. I. Nhận xét các mặt hoạt động của tuần 6 - Về đồ dùng học tập. - Vệ sinh lớp học. - Chuyên cần..... Học bài và làm bài.... II. Triển khai công việc tuần 7: - Phát động phong trào thi đua học tập. - Nề nếp học tập, truy bài đầu giờ. BGH kí duyệt: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. .................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN6- buoi2.doc
Tài liệu liên quan