I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh biết:
- Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
- Kể với các bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
- Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh của mình.
II. ĐỒ DÙNG: Tranh trong SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
* Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề xã hội
Bước 1: Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm thảo luận
Bước2:Thảo luận nhóm
- Nêu một số hoạt động ở trường
- Nói về gia đình và họ hàng
- Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại.
- Hoạt động bảo vệ môi trường
Bước 3: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm khác nhận xét,bổ sung.
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2013
Tiết 1: Thủ công
(Đ/c Hoàng Anh dạy)
Tiết 2: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố về đọc, viết các số có bốn chữ số.
- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong từng dãy số.
II. Hoạt dộng dạy học: Sách bài tập toán.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
2. Học sinh thực hành làm bài tập trong sách bài tập toán
Bài 1: Viết theo mẫu
- Học sinh nêu yêu cầu của bài
- GV chép yêu cầu và nội dung bài 1 lên bảng, HS lên làm mẫu.
- HS nhắc lại cách viết số. HS làm bài vào vở
- Trong khi học sinh làm bài, GV quan sát và giúp đỡ HS kém
- HS lên bảng chữa bài, HS nhận xét, GV nhận xét và củng cố cách viết số có bốn chữ số.
Bài 2 : Viết theo mẫu
GV hướng dẫn học sinh nêu bài mẫu rồi tự làm và chữa bài.
+Số 1942 là số có mấy chữ số, khi đọc ta đọc như thế nào ?
( đọc từ hàng nghìn rồi đến hàng trăm, hàng chục rồi đến hàng đơn vị. Khi đọc số ta viết bằng chữ. )
+ Khi viết số ta viết như thế nào?
( Ta viết bằng số và viết từ hàng nghìn rồi đến hàng trăm, hàng chục sau đó đến hàng đơn vị )
GV nhận xét và chốt bài làm đúng.
HS nhắc lại cách đọc và viết số có bốn chữ số.
Bài 3: điền số thích hợp vào chỗ trống.
HS nêu yêu cầu của bài và nội dung ý a, GV chép ý a lên bảng và hướng dẫn mẫu.
+ Tìm quy luật của dãy số đã cho (Số thứ nhất là số 8650, số thứ hai là 8651, số thứ ba là 8652.Đây là ba số liên tiếp nhau hơn kém nhau một đơn vị. Chính vì vậy nên số tiếp theo là số 8653.Tương tự hướng dẫn học sinh tìm sác số còn lại)
Bài 4:
HS nêu yêu cầu của bài, GV vẽ tia số lên bảng và hướng dẫn học sinh làm bài.
+ Tìm quy luật của dãy số (là các số tròn nghìn, số ở vạch thứ hai hơn số ở vạch thứ nhất một nghìn. Số ở vạch thứ ba là 2000, hơn số ở vạch thứ hai là 1000. Như vậy đây là dãy số tròn chục mà hai số liên tiếp nhau hơn kém nhau 1000 )
+ Học sinh tự tìm số thích hợp và điền vào chỗ chấm.
GV nhận xét, chữa bài và khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Thể dục
đội hình đội ngũ
I. Mục tiêu
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, triển khai đội hình để luyện tập bài thể dục phát triển chung
- Chơi trò chơi Thỏ nhảy
II. Địa diểm, phương tiện
- Địa điểm: sân trường
- Phương tiện: còi, dụng cụ, kẻ sân
III. Hoạt động dạy học
A. Phần mở đầu
GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học.
- Cả lớp chạy chậm một vòng quanh sân trường.
- Chơi trò chơi ( làm theo hiệu lệnh )
B. Phần cơ bản
- Tiếp tục ôn tập các động tác đội hình đội ngũ: tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
+ HS ôn lại các động tác đội hình đội ngũ. Mỗi động tác tập 2 đến 3 lần.
+ GV đứng ở vị trí khác nhau để quan sát và sửa cho học sinh
+ Chia tổ luyện tập theo khu vực đã phân công. Tổ trưởng điều khiển cho các bạn luyện tập.
- Chơi trò chơi Thỏ nhảy
+ GV nêu tên trò chơi, sau đó giải thích và hướng dẫn lại cách chơi
+ GV làm mẫu, sau đó cho các em bật nhảy thử bằng hai chân bắt chước cách nhảy của con thỏ
+ Từng hàng chơi thử một đến hai lần, sau dó GV nhận xét và sửa cho những học sinh tập sai
+ Cả lớp cùng thực hiện dưới sự điều khiển của GV. Sau đó chia tổ để học sinh luyện tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng
- GV nhắc học sinh khi nhảy phải thẳng hướng, động tác nhảy phải nhanh, mạnh và khéo léo
Cách chơi:
+ Khi có lệnh của thày giáo, các em ở hàng thứ nhất chụm hai chân bật nhảy về phía trước
+ Bật nhảy 2 đến 3 lần liên tục
C. Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học
? Bài học hôm nay gồm những nội dung gì
Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2013
Tiết 1: Toán (nâng cao)
ôn tập
I. Mục tiêu
- Củng cố dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10000.
- Củng cố về số lớn nhất, bé nhất; củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
HS nhắc lại các cách so sánh:
* So sánh hai số có số chữ số khác nhau
* So sánh hai số có số chữ số bằng nhau
Lưu ý HS: Đối với hai số có cùng chữ số, bao giờ cũng bắt đầu so sánh từ cặp chữ số đầu tiên bên trái, nếu chúng bằng nhau thì so sánh chữ số tiếp theo
3. Thực hành
HS làm trong SBT
Bài 1: Điền dấu > ,< , = vào chỗ chấm.
So sánh C và D: C = 28 x 5 x 30 D = 29 x 5
C .... D
HS nêu yêu cầu của bài, nêu các số đã cho.
HS làm bài.
HS chữa bài trên bảng.
GV cùng HS nhận xét, chữa bài và củng cố cách so sánh.
Bài 2: Không tính kết quả cụ thể, em cho biết hai tổng sau có bằng nhau không? Vì sao?
a, A = 123 + 456 + 78 + 90
B = 498 + 76 + 153 + 20
GV hướng dẫn HS nhận xét:
Hàng trăm của 2 tổng đều là: 1 và 4
Hàng chục của 2 tổng đều là: 2, 5, 7, 9.
Hàng đơn vị của 2 tổng đều là: 3, 6, 8, 0.
Vậy A = B
b, A = abc + mn + 352
B = 3bc + 5n + am2
c, A = a x (b + 1)
B = b x (a + 1)
d, A = 28 x 5 x 30
B = 29 x 5 x29
HS làm tương tự, GV chữa bài: Khi chữa bài cho HS nêu cách so sánh.
Bài 3: Điền dấu >, <, = vào ô trống
10m 3cm 10m 10m 3cm 103dm 10m 3cm 1003 cm
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài cá nhân, sau đó lên bảng chữa bài.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng và củng cố kiến thức cần ghi nhớ.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tự nhiên & Xã hội
ôn tập: Xã hội
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh biết:
- Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
- Kể với các bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
- Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh của mình.
II. Đồ dùng: Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
* Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề xã hội
Bước 1: Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm thảo luận
Bước2:Thảo luận nhóm
- Nêu một số hoạt động ở trường
- Nói về gia đình và họ hàng
- Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại.
- Hoạt động bảo vệ môi trường
Bước 3: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm khác nhận xét,bổ sung.
GV chốt ý đúng, học sinh nhắc lại để ghi nhớ kiến thức
* Hoạt động 2: chơi trò chơi: Ô chữ
- Giáo viên phổ biến luật chơi: T đưa ra 10 ô chữ hàng ngang, mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã được học và kèm theo gợi ý của giáo viên.
+ Mỗi nhóm chơi phải giành quyền trả lời bằng cách giơ thẻ nhanh nhất.
+ Nhóm trả lời nhanh, đúng ghi được điểm 10
+ Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi được nhiều điểm nhất
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*Hoạt động 3: Vẽ tranh về gia đình, quê hương em.
GV: Gợi ý nội dung tranh vẽ cho học sinh:
+ Phong cảnh làng
+ Gia đình em ( chân dung hoặc cảnh sinh hoạt )
- HS vẽ tranh theo nhóm, GV quan sát và giúp đỡ những nhóm còn lúng túng. Nếu hết giờ mà học sinh chưa vẽ xong, yêu cầu các nhóm cử đại diện nhóm về nhà hoàn thành tiếp để giờ sau nộp bài
Hoạt động 4: Củng cố,dặn dò
Yêu cầu những nhóm chưa hoàn thành tiếp tục hoàn thành tranh vẽ
Tiết 3: Luyện từ &câu
Ôn:Từ ngữ về tổ quốc. Dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức, mở rộng vốn từ về Tổ quốc.
- Luyện tập về dấu phẩy.
II. Hoạt dộng dạy học: Sách Tiếng Việt nâng cao
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài trong Sách Tiếng Việt nâng cao
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK
- Học sinh làm việc theo cặp, các em viết câu trả lời ra giấy nháp
- Học sinh lên bảng làm bài
- Giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng:
* Những từ cùng nghĩa với từ Tổ Quốc là:
a, giang sơn
b, đất nước
c, nước, nước non
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài.
GV nhắc học sinh:
+ Kể tự do, thoải mái và ngắn gọn những gì em biết về một vị anh hùng (chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước ...)
+ Có thể kể về vị anh hùng mà các em được biết qua các bài tập đọc, sưu tầm ngoài nhà trường,...
HS thi kể. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có hiểu biết nhiều về các vị anh hùng.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài và đọc đoạn văn.
GV nhắc HS đọc kĩ đoạn văn, làm bài cá nhân.
+ HS viết đoạn văn vào vở, đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
HS đọc bài làm của mình.
GV nhận xét và chốt lời giải đúng,cả lớp chữa bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt
Thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2013
Tiết 1: Toán
Xét chữ số tận cùng
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Làm một số bài tập có liên quan chữ số tận cùng.
- Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng.
II. Hoạt dộng dạy học: Sách toán bồi dưỡng
III. Hoạt dộng dạy học
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
2. Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập toán
Bài 1: Tìm chữ số tận xùng của X biết:
a. X chia hết cho 2.
a. X chia hết cho 5.
a. X chia cho 2 có dư là 1.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- GV chép từng ý lên bảng sau đó gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào sách bài tập.
- GV nhận xét và chốt phép tính đúng.
Bài 2: a, Tích của hai số giống nhau có tận cùng là chữ số nào?
b, Tích của một số với 2 có tận cùng là chữ số nào?
c, Tích của một số với 5 có tận cùng là chữ số nào?
HS nêu yêu cầu của bài.
- Bài có mấy yêu cầu?
- Khi đặt tính ta cần chú ý điều gì?
HS tự làm bài, chữa bài, GV chốt lời giải đúng.
HS nêu lại cách dặt tính và thực hiện.
Bài 3: Kết quả dãy tính sau có tận cùng là chữ số nào?
a, 2 x 3 x 4 x 5 b, 5 x 6 + 9 x 10 c, 9 x 9 + 7 x 7
HS đọc đề bài, làm bài cá nhân, chữa bài:
Dãy tính có tận cùng là 0 vì có số chẵn và số 5.
Ta thấy: 5 x 6 có tận cùng là 0
9 x 10 có tận cùng là 0
Mà: 0 + 0 = 0
Vậy dãy tính có tận cùng là 0
Bài 4: Một thửa vườn hình chữ nhật có chiều rộng 30m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Nười ta muốn làm một hàng rào xung quanh thửa vườn đó (có để hai cửa ra vào, mỗi cửa rộng 3m). Hỏi hàng rào đó dài bao nhiêu mét?
- HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Học sinh nhận xét. GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
- Học sinh nêu lại bài giải.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học .Hướng dẫn bài tập về nhà ( Làm bài tập 1, 3 SGK )
Tiết 2: Tập làm văn (nâng cao)
Kể về gương chiến đấu bảo vệ tổ quốc
I. Mục tiêu
- Nghe – kể lại được câu chuyện Bóp nát quả cam với giọng kể tự nhiên.
- Trả lời được một số câu hỏi tìm hiểu nội dung câu chuyện.
- HS biết mượn lời nhân vật để kể lại câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Đề 3 (tuần 19)
- 1 HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
- Tìm hiểu nội dung đề bài.
- GV kể cho HS nghe lần 1.
- GV gợi ý học sinh:
Sau khi nghe cô giáo kể chuyện “Bóp nát quả cam” em cần trả lời các câu hỏi sau:
- Câu chuyện này nói về ai?
- Tại sao Trần Quốc Toản lại không được tham giự bàn việc nước?
- Trần Quốc Toản đã làm gì để nói được ý kiến của mình với nhà vua?
- Sau khi nghe Trần Quốc Toản nói nhà vua đã làm gì?
- Tại sao phần thưởng vua ban lại bị nát như vậy?
* Học sinh thực hành kể chuyện.
- Cả lớp chia nhóm (theo nhóm bàn để tập kể chuyện). GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét các kể của mỗi học sinh.
* HD HS kể thao lời nhân vật.
- Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về nhân vật Trần Quốc Toản.
- Em mượn lời Trần Quốc Toản kể lại câu chuyện.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
Họp lớp
I. Mục tiêu
- Tổng kết các hoạt động của tháng 1, nêu những ưu- nhược điểm trong tháng.
- Đề ra phương hướng và kế hoạch hoạt động cho tháng tới.
II. Lên lớp
1. GV nêu mục đích - yêu cầu tiết học.
2. Nội dung.
a. Lớp trưởng báo cáo kết quả các mặt hoạt động trong tháng1.
- Về chuyên cần: Đi học đúng giờ; Những bạn nào hay đi muộn?
- Nề nếp xếp hàng ra vào lớp: Đã thực hiện nghiêm túc chưa? Bạn nào hay xô đẩy nhau?
- Truy bài: Đã thực hiện tốt chưa? Bạn nào hay nói chuyện?
- Lao động, vệ sinh: Trực nhật trong lớp, ngoài sân trường? Các bạn đã có ý thức giữ gìn vệ sinh chung chưa hay còn vất giấy bừa bãi?
- Hiện tượng ăn quà vặt?
- Thể dục và múa hát giữa giờ: Xếp hàng...
b. GV nhận xét chung.
- Đồ dùng học tập:.....
- Vệ sinh: ......
- Học bài và làm bài: ......
- Tuyên dương những thành tích HS đã đạt được, ghi nhận sự cố gắng của các em. Rút kinh nghiệm những việc chưa đạt được để cố gắng tháng sau.
c. Nêu phương hướng và kế hoạch hoạt động cho tháng sau: Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp học tập và những quy định chung của nhà trường.
- Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, chuẩn bị bài ở nhà cho tốt.
BGH kí duyệt:
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 20 -buoi2.doc