I. MỤC TIÊU
- Ôn 3 kiểu câu Ai - thế nào? Ai - là gì? Ai - làm gì?
- Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? - thế nào? làm gì? là gì?
- Đặt được câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) - là gì? Ai - làm gì? Ai - thế nào?
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: HS đọc đề bài. Nêu các câu thuộc mẫu câu nào? ( Ai thế nào?)
- HS tự làm bài và chữa bài.
- GV gọi HS đọc lời giải và chốt lời giải đúng.
Bài 2: HS đọc thầm và nêu yêu cầu.
- Làm mẫu câu 1:
- Đoạn văn này có mấy câu? Xác định từng câu thuộc mẫu câu gì? Sau đó chỉ rõ bộ phận trả lời câu hỏi Ai? hoặc làm gì?
Bài 3: HS đọc SGK nêu yêu cầu của bài tập.
- GV nêu với các cụm từ đã cho, có thể đặt nhiều câu "Ai làm gì?"
- HS làm bài - Chữa bài
9 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Thứ hai ngày 29 tháng 4 năm 2013
Tiết 1: Thủ công
(Đ/c Hoàng Anh dạy)
Tiết 2: Đạo đức
Dành cho địa phương
Tìm hiểu về luật an toàn giao thông
I. Mục tiêu
HS biết đi đường đúng luật an toàn giao thông.
Các em tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia giao thông.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Hàng ngày em đi đến trường bằng phương tiện gì?
- HS tự kể: đi bộ, đi xe đạp, bố mẹ đưa đi bằng xe máy, ....
GV chia lớp làm 3 nhóm , thảo luận theo câu hỏi sau:
GV: Em và các bạn đã làm gì để đảm bảo luật an toàn giao thông?
GV : Em đã tham gia giao thông như thế nào?
HS báo cáo kết quả thảo luận.
GV kết luận: Cần chấp hành đúng luật giao thông, đi đúng phần đường của mình, không đi hàng đôi, hàng ba, không đùa nghịch trên đường đi, ...
Hoạt động 2: HS đóng vai.
GV chia nhóm. Nêu yêu cầu, đưa ra các tình huống đang đi trên đường, các em tham gia giao thông, HS xử lý tình huống. GV nhận xét khen ngợi HS.
Hoạt động 3: Vẽ tranh, hát, đọc thơ?
Nội dung tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia giao thông.
Hướng dẫn HS thực hành.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà vận động mọi người cùng tham gia giao thông.
Tiết 3: Tiếng Anh
(GV Tiếng Anh dạy)
Thứ ba ngày 30 tháng 4 năm 2013
Tiết 1: Tiếng việt
Ôn các bài tập đọc tuần 31
I. Mục tiêu.
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch bài văn, bài thơ đã học ở tuần 31.
- Trả lời được các câu hỏi về nội dung bàiđọc và học thuộc lòng 2- 3 đoạn bài thơ đã học.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài học.
2. Ôn tập
- GV nêu tên 3 bài tập đọc: + Bác sĩ Y-éc-xanh.
+ Bài hát trồng cây.
+ Con cò.
- Cho HS ôn lại lần lượt từng bài theo các bước sau:
GV hoặc HS khá giỏi đọc toàn bài.
HS luyện đọc và giải nghĩa lại các từ ở SGK.
- HS đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.
- HS đọc tiếp nối từng đoạn trong nhóm
- Một số em đọc trước lớp kết hợp trả lời câu hỏi ở cuối SGK.
- Cả lớp đọc to toàn bài.
Sau mỗi bài giáo viên cho HS nhắc lại nội dung bài đọc.
3. Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học và dặn HS về tập đọc ở nhà.
Tiết2: Thể dục
(GV chuyên dạy)
Tiết 3: Toán
ôn cách đọc, viết các số trong phạm vi 100 000
I. Mục tiêu
- HS luyện đọc, viết số và nắm thứ tự các số trong phạm vi 100 000
- Tìm thành phần chưa biết.
- Luyện giải toán có văn.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. Đọc các số sau.
GV hướng dẫn cách làm, HS tự làm.
GV chữa bài. Lớp đọc đồng thanh.
10 250 15 003 13 428 20 005
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài
1204 : x = 4 x : 5 = 524 240 – x = 96 924 + x = 8209
Cho HS nêu cách tìm x.
HS làm bài. GV chữa bài.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài
GV chữa bài
Bước 1: đào một ngày được
315 : 3 = 105( m )
Bước 2: đào 8 ngày được:
105 x 8 = 864 ( m )
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài
HS nhận xét để rút ra quy luật. HS làm bài.
GV chữa bài
99600, 99601, 99602, 99603, 99604, 99605
18200, 18300, 18400, 18500, 18600, 18700
Bài 5: HS ôn lại
Số lớn nhất có 5 chữ số là:
Số nhỏ nhất có 5 chữ số là:
3. Củng cố, dăn dò:
Nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Thứ tư ngày 1 tháng 5 năm 2013
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết tính giá trị của biểu thức số.
II. Đồ dùng: Sử dụng vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Thực hành
Bài 1: Gọi 1-2 HS đọc đề bài. HD tóm tắt đề bài.
- Cho HS lên bảng thực hiện.
- HS dưới lớp làm vào vở. GV chữa bài
Số đĩa 1 hộp: 48 : 8 = 6 (cái)
Số hộp xếp 30 đĩa: 30 : 6 = 5 (hộp)
Bài 2. Gọi 1-2 HS đọc đề bài. HD tóm tắt đề bài.
Cho 2 HS lên bảng thực hiện. HS dưới lớp làm vào vở. GV chữa bài.
B1: HS tính số HS một hàng: 45 : 9 = 5 (hàng)
B2: Số hàng xếp 60 HS : 60 : 5 = 12 (HS)
Bài 3: HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài.
- HS tính giá trị của mỗi biểu thức ra giấy nháp sau đó nối cho đúng.
GV chữa bài:
56 : 7 : 2 = 4 36 : 3 x 3 = 36 4 x 8 : 4 = 8 48 : 8 x 2 = 12
3. Dặn dò :
Nhận xét giờ học.
Cho HS làm bài về nhà ở vở BTT.
Tiết 2: Luyện từ và câu
ôn về 3 mẫu câu đã học
I. Mục tiêu
- Ôn 3 kiểu câu Ai - thế nào? Ai - là gì? Ai - làm gì?
- Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? - thế nào? làm gì? là gì?
- Đặt được câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) - là gì? Ai - làm gì? Ai - thế nào?
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: HS đọc đề bài. Nêu các câu thuộc mẫu câu nào? ( Ai thế nào?)
HS tự làm bài và chữa bài.
GV gọi HS đọc lời giải và chốt lời giải đúng.
Bài 2: HS đọc thầm và nêu yêu cầu.
Làm mẫu câu 1:
Đoạn văn này có mấy câu? Xác định từng câu thuộc mẫu câu gì? Sau đó chỉ rõ bộ phận trả lời câu hỏi Ai? hoặc làm gì?
Bài 3: HS đọc SGK nêu yêu cầu của bài tập.
GV nêu với các cụm từ đã cho, có thể đặt nhiều câu "Ai làm gì?"
HS làm bài - Chữa bài
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài. Đặt câu theo mẫu Ai là gì?
- HS làm mẫu: nói về mẹ em. GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán
ôn tập về đại lượng
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập và củng cố cách đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
- Củng cố cách so sánh các dài dựa vào số đo của chúng.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: Nêu số đo có hai đơn vị đo.
GV vẽ Đoạn thẳng AB như SGK và yêu cầu HS đo độ dài đoạn thẳng Đoạn thẳng AB dài 1m và 9cm viết tắt như sau 1m 9cm và đọc là 1mét 9 cm
Viết bảng 3m 2dm = ...dm và yêu cầu HS đọc
Muốn đổi 3m 2dm thành dm ta thực hiện như thế nào ?
Vậy muốn đổi số đo có hai đơn vị thành số đo có một đơn vị ta đổi từng thành phần, sau đó cộng lại.
HS làm tiếp các phần còn lại của bài - thực hành làm bài và chữa bài.
Bài tập 2: Cộng trừ, nhân, chia các số đo độ dài.
2HS lên bảng và cả lớp làm bài rồi chữa bài
GV gọi HS lên bảng viết phép tính rồi làm bài và nêu cách làm.
GV củng cố bài: Ta thực hiện bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
Bài tập 3: So sánh các số đo độ dài. HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu.
GV viết phép tính 6m 3cm .... 7m, yêu cầu HS suy nghĩ và cho kết quả so sánh. (6m 3cm = 603 cm , 7m = 700cm)
HS 2em lên bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét chữa bài.
GV củng cố bài toán: Muốn điền đúng ta cần đổi thành đơn vị giống nhau, sau đó so sánh và điền dấu.
3. Củng cố dặn dò.
GV nhận xét giờ học. Cho HS về làm ở vở BTT.
Thứ sáu ngày 3 tháng 5 năm 2013
Tiết 1: Tập làm văn
Ôn các bài tập làm văn tuần 30 - 31
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng viết : Biết viết một bức thư ngắn cho cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
- Lá thư trình bày đúng thể thức ;đủ ý ;dùng từ đặt câu đúng; thể hiện tình cảm với người nhận thơ.
- HS viết được đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng lớp viết câu gợi ý Viết thư như SGK
- Bảng phụ viết trình tự lá thư .
- Phong bì thư, tem thư ,giấy rời để viết thư .
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu đề bài và nội dung tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: GV Y/C HS đọc Y/C của bài .
Nội dung thư phải thể hiện được:
*Mong muốn được làm quen với bạn ( để làm quen với bạn,Khi viết các em cần tự giới thiệu tên mình ,mình là người Việt nam..)bày tỏ tình thân ái,mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới được sống trong hạnh phúc...
Cho HS đọc lại hình thức trình bày một lá thư.
GV treo bảng phụ có trình bày sẵn bố cục của lá thư .
- GV chốt lại :Khi viết các em cần nhớ viết theo trình tự:
+ Dòng đầu thư: các em phải ghi rõ địa điểm thời gian viết thư .
+ Lời xưng hô: viết cho bạn nên xưng hô bạn thân mến...
+Nội dung thư làm quen thăm hỏi ,bày tỏ tình thân ái, lời chúc lời hứa hẹn
+ Cuối thư ; Lời chào chữ kí và kí tên .
* Cho HS viết bài vào giấy rời đã chuẩn bị .
* Cho HS đọc thư.
GV nhận xét chấm 3 bài viết hay.
Bài 2: Hướng dẫn HS kể miệng
HS đọc yêu cầu và gợi ý
GV chốt lại 5 bước tổ chức cuộc họp
+ Nắm nội dung: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Không vứt rác bừa bãi.
- Không xả nước bẩn xuống ao hồ.
Chăm quét don nhà cửa.
+ HS thi tổ chức cuộc họp.
Bài 3: Hướng dẫn HS viết
GV lưu ý HS: Viết vào giấy rời.
HS viết bài.
GV nêu yêu cầu: Nhớ và thuật lại các ý kiến trong cuộc họp.
- HS đọc bài viết.
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Về nhà quan sát, tuyên truyền về bảo vệ môi trường
Về nhà hoàn thiện bài văn.
Tiết 2: Tự nhiên - Xã hội:
NăM - tháng và mùa
I. Mục tiêu
- HS biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.
II. Đồ dùng dạy học: Sử dụng hình SGK
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Thảo luận nhóm đôi.
- HS quan sát hình 1 SGK, và trả lời câu hỏi:
+ HS chỉ Trái đất, mặt trời, mặt trăng?
+ Nhận biết chiều quay của trái đất quanh Mặt trời?
+ Nhận xét độ lớn của Trái đất, Mặt trời, Mặt trăng.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- HS khác lên nhận xét. GV kết luận: như SGV.
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ.
- GV: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.
- GV hỏi: Tạii sao Mặt trăng được gọi là vệ tinh của Trái đất?
- GV: Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Ngoài ra chuyển động quanh Trái đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.
*Cho HS vẽ sơ đồ Mặt trăng quay xung quanh Trái đất.
- GV kết luận: Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất, là vệ tinh của Trái đất.
Hoạt động3: Chơi trò chơi.
- GV nêu tên trò chơi: Trái đất quay.
- GV hướng dẫn cách chơi. Một số nhóm lên biểu diễn.
- GV: Trên Mặt trăng không có không khí, nước và sự sống. Đó là 1 nơi tĩnh lặng.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài hôm sau.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
trang trí lớp học
I. Mục tiêu
- HS biết trang trí lớp học của mình cho đẹp, thân thiện với môi trường.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Thường xuyên trồng và chăm sóc cây trồng trong lớp, gần gũi với thiên nhiên hơn.
II. chuẩn bị
Một số cây xanh, cây hoa, giấy bọc, lọ cắm hoa và một số phụ liệu để trang trí.
III. lên lớp
1. GV nêu mục đích - yêu cầu tiết học.
2. Nội dung.
a. Sinh hoạt theo chủ đề: HS trang trí lớp học.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nêu tác dụng của việc trang trí lớp học: Làm cho lớp học thêm đẹp, con người sống gần gũi với thiên nhiên....
- GV chia lớp thành 5 nhóm, phân công mỗi trang trí một cửa cửa sổ.
- GV hướng dẫn cách trang trí, HS tự trang trí khu vực của mình được phân công. GV bao quát chung.
- Sau đó GV cùng cả lớp nhận xét, biểu dương.
b. Sinh hoạt lớp.
- Ban caựn sửù lụựp baựo caựo tỡnh hỡnh chung cuỷa lụựp veà caực maởt : hoùc taọp, neà neỏp, lao ủoọng trong tuaàn qua.
- Caực toồ trửụỷng ủoùc keỏt quaỷ theo doừi caực baùn trong toồ vaứ phaõn coõng trửùc nhaọt.
- GV nhận xét chung.
- Tuyên dương những thành tích HS đã đạt được, ghi nhận sự cố gắng của các em. Rút kinh nghiệm những việc chưa đạt được để cố gắng tháng sau.
c. Nhieọm vuù tuaàn tụựi :
- ẹi hoùc ủeàu, ủuựng giụứ, an toaứn.
- Hoùc baứi vaứ laứm baứi ủaày ủuỷ trửụực khi ủeỏn lụựp.
- Trang phuùc goùn gaứng, veọ sinh caự nhaõn saùch seừ.
- OÂn taọp toỏt ủeồ chuaồn bũ thi HSG.
BGH ký duyệt:
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA chieu Tuan32.doc