Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần học 2

I. Mục tiêu:

- Học sinh nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt và những quy định bảo đảm an toàn giao thông.

- Học sinh biết thực hiện các quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ.

- Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt.

II. Chuẩn bị:

- Biển báo hiệu nơi có đường sắt đi qua.

- Tranh ảnh về đường sắt, nhà ga, tàu hoả.

- Bản đồ đường sắt Việt Nam

III. Các hoạt động dạy học.

 Hoạt động 1:Đặc điểm của giao thông đường sắt.

Giáo viên hỏi:

- Để vận chuyển người và hàng hoá, ngoài các phương tiện ô tô, xe máy, em nào biết còn có loại phương tiện nào? ( tàu hoả ).

 

doc10 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần học 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012 Tiết 1: Toán Luyện tập về phép trừ I. Mục tiêu - Củng cố cách trừ các số có ba chữ số ( Có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm) thông qua các bài tập trong SBT. - Vận dụng giải các bài toán có lời văn về phép trừ. II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập Toán III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Luyện tập (Hướng dẫn HS làm bài tập Toán Trang8) Bài 1: Tính - Học sinh nêu yêu cầu của bài, GV viết yêu cầu lên bảng. - Cho HS làm vào bảng con. - Gọi học sinh lên bảng làm bài và nêu rõ cách tính của mình. Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. - Chữa bài và cho điểm học sinh. Bài 2. Tính HS đọc đầu bài - Bài toán cho biết gì? ( Đoạn dây dài: 650 cm, cắt đi 245 cm) - Bài hỏi gì? ( Đoạn còn lại : ...? cm) Hướng dẫn HS làm bài vào vở rồi chữa. Bài 3. - Gọi học sinh đọc tóm tắt. - Hướng dẫn học sinh giải: + Tổng số tem của hai bạn là bao nhiêu? ( 348) + Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem? (160) + Bài toán yêu cầu ta làm gì ? - Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài, học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Bài 4 HS điền đúng, sai. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Hoạt động tập thể Trò chơi: Rồng rắn lên mây - GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Rồng rắn lên mây. - GV phổ biến cách và luật chơi. HS tự chơi. - GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần). Tiết 3: Luyện đọc Ai có lỗi I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho HS: Đọc đúng từ ngữ, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật. - Hiểu nội dung của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. II. Đồ dùng dạy học Sách Tiếng Việt, Luyện tập TV III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Luyện đọc - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh ) - Đọc từng đoạn trước lớp. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. - GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời của các nhân vật. - Đọc đoạn trong nhóm. + Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, HS nối tiếp nhau đọc đoạn 4 của bài. GV kết hợp hỏi các câu hỏi tìm hiểu nội dung ( theo từng đoạn) chẳng hạn: - Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì ? - Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau? - Vì sao En- ri- cô hối hận, muốn xin lỗi Cô- rét- ti? ( Sau cơn giận, En- ri- cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô- rét- ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn ong vai áo bạn sứt chỉ, cậu ong thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm. ) - Một học sinh đọc to đoạn 4, cả lớp theo dõi trong SGK để trả lời câu hỏi: + Hai bạn đã làm lành với nhau như thế nào? + Học sinh phát biểu ý kiến, học sinh nhận xét GV nhận xét và bổ xung. - Em đoán xem Cô- rét –ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn? - Học sinh đọc thầm đoạn 5 và trả lời câu hỏi: + Bố trách mắng En- ri- cô như thế nào? ( Con là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn lại còn giơ thước doạ đánh bạn.) + Lời bố mắng có đúng không ?Vì sao? ( Đúng vì người có lỗi phảI xin lỗi trước) + Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen? ( Học sinh trả lời, học sinh nhận xét và bổ xung.GV nhận xét và bổ xung nếu cần) - GV chọn đọc mẫu đoạn 1 - Hai tốp học sinh ( mỗi tốp 3 em) đọc phân vai - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. 3. Bài tập HS trả lời các câu hỏi trong sách luyện tập TV (tr5) 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2012 Tiết 1+2: Tiếng Anh (GV Tiếng Anh dạy) Tiết 3: Hoạt động tập thể Trò chơi: Bịt mắt bắt dê - GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Bịt mắt bắt dê. - GV phổ biến cách và luật chơi. HS tự chơi. - GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần). Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2012 Tiết 1: Toán (nâng cao) Viết số có hai chữ số I. Mục tiêu - HS biết viết số có hai chữ số theo điều kiện về các chữ số của nó. - Biết vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia vào làm bài. - Rèn kĩ năng làm bài và trình bày bài cho HS. II. Đồ dùng dạy học Toán bồi dưỡng HS lớp 3 III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm các bài tập (tr12) Bài 1: Tìm số có hai chữ số biết tổng các chữ số của nó bằng 17 - HS đọc đề bài xác định: Đề bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn cách làm: Tìm những chữ số có tổng bằng 7. Những chữ số có tổng bằng 7 là: O + 7 = 7; 1 + 6 = 7; 2 + 5 = 7; 3 + 4 = 7 Vậy ta viết được các số là: 70; 25; 52; 16; 61; 34; 43 * GV chốt cách làm: + B1: Tìm những chữ số có tổng bằng 7. + B2: Từ những chữ số vừa tìm, viết các số có hai chữ số. * Lưu ý: Chữ số là từ 0 đến 9. Hướng dẫn HS làm các bài còn lại tương tự, sau đó chữa chung. Bài 2: Tìm số có hai chữ số biết hiệu các chữ số của nó bằng 3 - HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. GV chữa chung. Bài 3: Có bao nhiêu số có hai chữ số có tích các chữ số bằng 3 HS tự làm rồi chữa. Bài 4: Tìm số có hai chữ số có thương các chữ số của nó bằng 3 và chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị. + Bài yêu cầu làm gì? Viết số theo mấy điều kiện? HS tự làm rồi chữa. Bài 5: Viết các số có hai chữ số biết tổng các chữ số bằng 9 và chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục. -1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở, GV chữa chung. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. Hướng dẫn bài tập về nhà. Bài:46,47,48,49 (tr12) - Toán bồi dưỡng Tiết 2: An toàn giao thông Bài 2: Giao thông đường sắt I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt và những quy định bảo đảm an toàn giao thông. - Học sinh biết thực hiện các quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ. - Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt. II. Chuẩn bị: - Biển báo hiệu nơi có đường sắt đi qua. - Tranh ảnh về đường sắt, nhà ga, tàu hoả. - Bản đồ đường sắt Việt Nam III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1:Đặc điểm của giao thông đường sắt. Giáo viên hỏi: - Để vận chuyển người và hàng hoá, ngoài các phương tiện ô tô, xe máy, em nào biết còn có loại phương tiện nào? ( tàu hoả ). - Tàu hoả đi trên loại đường như thế nào? ( đường sắt ) - Em hiểu thế nào là đường sắt? ( Là loại đường dành riêng cho tàu hoả, có hai thanh sắt nối dài còn gọi là đường ray) - Em nào đã được đi tàu hoả, em hãy nói sự khác biệt giữa tàu hoả và ô tô? ( Tàu hoả gồm có đầu máy và các toa chở hàng, toa chở khách, toa chở được nhiều người và hàng hoá ) - Giáo viên dùng tranh đường sắt nhà ga, tàu hoả để giới thiệu. - Vì sao tàu hoả phải có đường riêng? - Khi gặp tình hướng nguy hiểm, tàu hoả có thể dừng ngay được không? Vì sao ( Không dừng ngay được vì tàu rấ dài, chở nặng, chạy nhanh nên khi dừng phải có thời gian để tàu đi chậm lại ) Hoạt động 2: Giới thiệu hệ thống đường sắt ở nước ta. - Em nào biết nước ta có đường sắt đi từ đâu tới đâu? ( Giáo viên gợi ý cho học sinh dựa trên bản đồ đường sắt Việt Nam. - Giáo viên dùng bản đồ giới thiệu 6 tuyến đường sắt là: - Hà Nội - Hải Phòng - Hà Nội - Thành Phố Hồ Chí Minh - Hà Nội - Lào Cai - Hà Nội - Lạng Sơn - Hà Nội - Thái Nguyên - Kép - Hạ Long Hoạt động 3: Những quy định đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang - Giáo viên hỏi - Các em thấy đường sắt cắt ngang đường bộ chưa? ở đâu? - Khi tàu đến có chuông báo và rào chắn không? - Khi đi đường gặp tàu hoả chạy cắt ngang đường bộ thì em phải tránh như thế nào? ( Tránh ít nhất cách 5 mét ) - Giáo viên giới thiệu biển báo hiệu GTĐB số 210 và 211 - Gọi 2 đến 3 học sinh nêu những tai nạn thường xảy ra trên đường sắt khi tàu chạy qua nếu đùa nghịch ném đất đá lên tàu sẽ như thế nào? - Giáo viên nêu vài ví dụ........ Kết luận: Không đi bộ, ngồi chơi trên đường sắt, không ném đất đá vào toa tàu........ Hoạt động 4: Luyện tâp: Phát phiếu cho học sinh và yêu cầu: Ghi Đ vào chỗ đúng, ghi S vào chỗ sai. 1. Đường sắt là đường dùng chung cho các loại phương tiện giao thông 2. Đường sắt là đường dành riềng cho tàu hoả 3. Khi gặp tàu hoả chạy qua, em cần đứng cách xa đường tàu 5 m 4. Em có thể gồi chơi hoặc đi bộ trên đường sắt. Gọi học sinh nêu kết quả và phân tích lý do em chọn IV. Củng cố dặn dò - Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hoả - Cần nhớ những quy định trên để giữ an toàn cho mình và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. Tiết 3: Tiếng việt (nâng cao) Mở rộng vốn từ: thiếu nhi ôn tập câu ai -là gì ? I. Mục tiêu - Củng cố và mở rộng vốn từ về trẻ em: tìm được các từ chỉ trẻ em, tính nết, tình cảm của trẻ em hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em. - Ôn luyện về kiểu câu Ai ( cái gì, con gì ) - là gì? - Biết tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu Ai- là gì? II. Đồ dùng dạy học TV nâng cao; Luyện tập TV III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (luyện tập TV tr7) Bài 1 (câu 12): Học sinh đọc yêu cầu của bài - Học sinh làm bài trong sách bài tập: Tìm từ và ghi vào nhóm thích hợp. - Học sinh đọc bài làm của mình, lớp nhận xét bổ sung. Bài 2(câu 13): Học sinh đọc yêu cầu của bài - Trao đổi nhóm rồi khoanh vào ý đúng. - Đại diện đọc đáp án, GV chốt ý đúng: ý A; C; D. Bài 3 (câu 13): Học sinh đọc yêu cầu của bài. + Bài yêu cầu gì? (Điền vào chỗ chấm từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh câu Ai- là gì?) - HS suy nghĩ làm bài, sau đó nối tiếp nhau trình bày. - GV cùng cả lớp nhận xét. Bài 4:( Câu 3 TV nâng cao tr82) Giải nghĩa nội dung câu tục ngữ: + Nước mưa là cưa trời: Sức phá hoạicủa nước mưa rất là ghê gớm, làm cho đất sói mòn, các vật bằng kim loại han rỉ. + Gió thổi là chổi trời: Gió thổi cuốn sạch bụi bẩn trên mặt đất. + Người ta là hoa đất: Con người là tinh hoa của tròi đất. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học ở nhà. Thứ năm ngày 20 tháng 9 năm 2012 Tiết 1: Toán Luyện tập về bảng nhân I. Mục tiêu - Luyện tập, củng cố các bảng nhân 2,3,4,5. - Biết thực hiện nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức. - Vận dụng được vào chu vi hình vuông, giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập toán III. Hoạt động dạy học 1. Hướng dẫn học sinh ôn tập bảng nhân đã học. - Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng các bảng nhân 2; 3; 4; 5. 2. Hướng dẫn HS làm các bài tập trong SBT (tr10) Bài1: Tính nhẩm - Hướng dẫn học sinh nhẩm sau đó yêu cầu các em tự làm bài . - Gọi HS lên bảng chữa bài . Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn. - GV chữa bài và cho điểm học sinh. Bài 2: Tính giá trị của biểu thức. - GV viết lên bảng biểu thức: 5 x 3 + 15 và yêu cầu học sinh suy nghĩ để tính giá trị của biểu thức này. - Yêu cầu học sinh cả lớp làm bài 2. - GV chữa bài. HS chữa bài vào vở ( nếu cần) Bài 3: HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn học sinh giải: + Trong phòng có mấy hàng ghế? ( 8) + Mỗi hàng ghế xếp mấy người? (5) + Muốn tính số người trong phòng họp ta làm như thế nào? - Gọi HS lên bảng chữa bài, học sinh nhận xét. Gv nhận xét và chữa bài. Bài 4: Gọi học sinh đọc đề bài. Bài toán yêu cầu gì? ( Tính chu vi hình vuông ABCD) Bài cho biết gì? ( Số đo các cạnh là 200 cm) Lớp làm vào vở. 1 em lên bảng làm. - Học sinh nhận xét, GV nhận xét và bổ xung (nếu cần) Bài5: HS tính rồi nối kết quả thích hợp. 3. Củng cố, dặn dò - Củng cố lại kiến thức vừa ôn tập và hướng dẫn bài tập về nhà - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Hoạt động tập thể Trò chơi: Kết bạn - GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Kết bạn. - GV phổ biến lại cách và luật chơi. HS tự chơi. - GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần). Tiết 3: Luyện viết ôn chữ hoa Ă, Â I. Mục tiêu - Viết đúng chữ hoa ă (1 dòng) â (1 dòng) viết đúng tên riêng Âu Cơ (2 dòng) ; Viết câu ứng dụng: Ăn ngay ở thật mọi tật mọi lành (3 dòng); Ân cha nặng lắm cha ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang - Viết được bài ứng dụng: Cái võng. - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. II. Đồ dùng dạy học: Vở thực hành luyện viết; Bộ mẫu chữ hoa III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con * Luyện viết chữ hoa - HS tìm các chữ hoa có trong bài. - GV viết mẫu và nhắc lại cách viết. - HS luyện viết trên bảng con chữ ă, Â * Luyện viết từ ứng dụng - HS đọc từ ứng dụng. - GV giảng: Theo truyền thuyết Âu Cơ là người mẹ sinh ra bọc 100 trứng, nở ra 100 người con ... nay chúng ta sống trên khắp đất nước VN đều là anh em một nhà. - HS tập viết trên bảng con. * Luyện viết câu ứng dụng HS đọc câu ứng dụng. GV giúp học sinh hiểu câu tục ngữ: Công cha, nghĩa mẹ rất to lớn và sâu nặng. 3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở - GV nêu yêu cầu. HS viết vào vở. - GV bao quát chung. 4. Chấm và chữa bài: - GV chấm khoảng 5 đến 6 bài và chữa cho học sinh. 5. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012 Tiết 1: Toán (nâng cao) Viết số có hai chữ số (Tiếp) I. Mục tiêu - Củng cố cách viết số có hai chữ số theo điều kiện về các chữ số của nó. - Biết vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia vào làm bài. - Rèn kĩ năng làm bài và trình bày bài cho HS. II. Đồ dùng dạy học Toán bồi dưỡng HS lớp 3; Các dạng toán cơ bản. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm các bài tập (tr9 - các DTCB) Bài 1: Viết các số có hai chữ số biết tổng các chữ số bằng 9 và hiệu các chữ số bằng 3. HS đọc đề bài, GV hướng dẫn mẫu: + Những chữ số có tổng bằng 9 là: 9 + 0 = 9; 1 + 8 = 9; 2 + 7 = 9; 3 + 6 = 9; 4 + 5 = 9. + Xét các cặp chữ số trên ta thấy: 9 - 0 = 9 > 3 (loại) 8 - 1 = 7 >3 (loại) 7 - 2 = 5 > 3 (loại) 6 - 3 = 3 (đúng) 5 - 4 = 1 < 3 (loại) Vậy ta tìm được 2 số là: 36 và 63 Bài 2: Tìm số có 2 chữ số có hiệu các chữ số bằng 2 và tích các chữ số bằng 15. HS đọc đề bài - Bài toán cho biết gì? (Hiệu các chữ số bằng 12, tích các chữ số bằng 15) - Bài toán hỏi gì? (tìm số có 2 chữ số) - HS làm tương tự bài 1, sau đó chữ bài. Bài 3: Tìm số có hai chữ số có tích các chữ số là 9, còn tổng các chữ số của số đó là 10. HS tự làm bài, chữa bài, GV chốt lời giải đúng. Bài 4:Tìm số có hai chữ số, biết hai chữ số của nó hơn kém nhau 2 đơn vị và gấp kém nhau 2 lần. Bài 5: Tìm số có hai chữ số có tổng các chữ số bằng 7 và hiệu các chữ số bằng7. HS đọc đề bài, sau đó tự làm, GV chữa chung. Bài 6: Tìm số có hai chữ số có tích các chữ số bằng thương các chữ số. HS đọc đề bài và làm, GV chữa 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. Tiết 2: Tập làm văn (nâng cao) Nói - viết về anh hùng nhỏ tuổi I. Mục tiêu. - Giúp HS hiểu được những hành động, việc làm dũng cảm, quên mình vì Tổ quốc của những người anh hùng nhỏ tuổi để các em học tập và noi gương. - Rèn kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc cho HS. - HS viết được một đoạn văn về tấm gương anh hùng nhỏ tuổi chống ngoại xâm, trình bày sạch, đẹp vào vở. II. Chuẩn bị: Tiếng Việt nâng cao lớp 3. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm Đề 3(Tuần 1 tr 158) - Một HS đọc đề bài. + Đề bài yêu cầu gì? HS trả lời. * GV nhấn mạnh:Các em cần kể về một tấm gương anh hùng trong cuộc kháng chiến chống xâm lược. Nội dung viết về hành động, việc làm chứng tỏ phẩm chất của người anh hùng. + HS kể một số anh hùng nhỏ tuổi mà em biết: Anh Lê Văn Tám; anh Kim Đồng, ..... * GV gợi ý: - Chọn tấm gương anh hùng đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất: + Người anh hừng nhỏ tuổi đó là ai? Sống ở thời kì lịch sử nào? + Em biết gì về người anh hùng đó? + Những hành động nào của người anh hùng để lại ấn tượng sâu sắc cho em? + Em có suy nghĩ gì về người anh hừng đó? - GV chia nhóm, HS thảo luận rồi kể cho nhau nghe về người anh hùng mình chọn viết. - Một số em trình bày trước lớp, GV nhận xét bổ sung. - HS viết bài vào vở. - Sau đó GV chấm, chưa một số bài tại lớp, nhận xét, biểu dương. 3. Củng cố,dặn dò. GV nhận xét tiết học và dặn dò HS. Tiết 3: Sinh hoạt tập thể Văn nghệ: chủ điểm trường lớp I. Mục tiêu - HS sưu tầm và thực hiện được các bài múa, hát ca ngợi trường, lớp. - Giáo dục HS thêm yêu trường, lớp mình; yêu thích văn nghệ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. II. Chuẩn bị HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ như đã dặn ở hôm trước. III. Lên lớp GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học Luyện tập các tiết mục văn nghệ đã chọn. HS trao đổi theo nhóm: - Các nhóm tập hát, chọn bài hay nhất lên biểu diễn. - Sau đó đại diện các nhóm lên trình diễn. - Cả lớp nhận xét: + Bạn hát có hay không, đúng chủ đề chưa? Con thích câu nào trong bài hát của bạn? - HS bình chọn bạn hát hay nhất, GV khen ngợi, biểu dương. - Cuối cùng cho cả lớp hát 1-2 bài đồng thanh. (Em yêu trường em; Lớp chúng ta đoàn kết...) Sinh hoạt lớp - GV nhận xét một số ưu, khuyết điểm trong tuần. + Nề nếp học tập: + Nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ, xếp hàng đầu giờ học và cuối giờ học. - GV nêu phương hướng tuần tới. Ký duyệt: ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... .......................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 2. L3 buoi2.doc
Tài liệu liên quan