I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết hình dáng, màu sắcvà hiểu được nội dung 2 nhóm biển báo hiệu giao thông: Biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn.
- HS giải thích được ý nghĩa của các biển báo hiệu : 204,210,211, 423,(a,b) 434, 443, 424.
- HS nhận dạng và vận dụng, hiểu biết về biển báo hiệu khi đi đường để làm theo lệnh của biển báo hiệu.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Ba biển báo đã học ở lớp 2: Số 101, 112, 102.
- Các biển báo có kích cỡ to: Số 204, 210, 211, 423(a,b), 424, 434, 443 và bảng tên của mỗi biển.
- Các biển chữ số 1,2,3 ( dùng chia nhóm).
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần học 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3:
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012
Tiết 1: Toán
ôn tập về hình học
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác, tứ giác.
- Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập Toán.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách bài tập toán
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (tr.13)
Bài 1: a, Cho học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh tự làm bài vào vở .Gọi học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
42 + 26 + 34 = 102 ( cm )
Đáp số: 102 cm
b, Học sinh nêu yêu cầu của ý b.
- Học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
Chu vi hình tam giác MNP là:
26 + 34 + 42 = 102 (cm)
Đáp số: 102cm
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài, GV vẽ hình như SGK lên bảng.
- Học sinh đo, nêu số đo của hình vẽ trong SGK .
- Học sinh làm bài, đọc kết quả và nêu cách làm.
a. Chu vi hình tứ giác là: 3 +2 + 3+ 2 = 10 (cm)
b. Chu vi hình chữ nhật là: 3 +2 + 3+ 2 = 10 (cm)
Bài 3 : Học sinh nêu yêu cầu, GV vẽ hình như SGK lên bảng.
- Học sinh quan sát, đếm hình ( như yêu cầu )
- HS làm bài trong sách bài tập.
- Học sinh nêu kết quả mình tìm được. GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 4 - Học sinh đọc yêu cầu và quan sát hình trong SGK
- Làm bài trong SBT. GV nhận xét và chốt ý đúng
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Hoạt động tập thể
Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
- GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
- GV phổ biến cách và luật chơi. HS tự chơi.
- GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần).
Tiết 3: Luyện đọc
Chiếc áo len
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng đọc đúng,đọc hay cho học sinh, HS biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật.
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Khuyên các em cần biết yêu thương, nhường nhịn anh, chị, em trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách bài tập TV; luyện tập TV
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của giờ học.
2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Đọc từng đoạn trước lớp (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh )
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời kể của các nhân vật.
- Đọc đoạn trong nhóm:
+ Chia nhóm và giao nhiện vụ
+ Học sinh hoạt động trong nhóm. GV hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- Gọi đại diện 4 nhóm nối nhau đọc, GV kết hợp hỏi câu hỏi tìm hiểu nội dung đoạn đó. Chẳng hạn:
- Mùa đông năm nay như thế nào ?
- Vì sao Lan dỗi mẹ ?
- Học sinh đọc đoạn 3.
- Khi biết em muốn có chiếc áo len đẹp mà mẹ lại không có tiền mua, Tuấn đã nói với mẹ điều gì ?
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
3. Bài tập:
HS làm bài tập ở phần Tập đọc - Sách luyện tập TV (tr9)
- GV chữa chung.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012
Tiết 1+2: Tiếng Anh
(GV Tiếng Anh dạy)
Tiết 3: Hoạt động tập thể
Trò chơi: Hát xì điện
- GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Hát xì điện.
- GV cho HS xếp hàng thành vòng tròn, phổ biến cách và luật chơi.
- HS tự chơi: Mỗi bạn có thể hát 1 câu, 1 đoạn hoặc cả bài hát.
- GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần).
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2012
Tiết 1: Toán (nâng cao)
Viết số có ba chữ số
I. Mục tiêu
- HS biết viết các số có ba chữ số từ những chữ số đã cho và theo điều kiện của nó.
- Rèn kĩ năng làm bài và trình bày bài cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
Toán bồi dưỡng HS lớp 3
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn làm các bài tập (tr13)
Bài 1: Từ 3 chữ số 2, 5, 7 hãy lập tất cả các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau
- HS đọc đề bài và xác định: Đề bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn cách làm:
+ Chọn chữ số hàng trăm là 2 ta được các số: 257, 275.
+ Chọn chữ số hàng trăm là 5 ta được các số: 527, 572.
+ Chọn chữ số hàng trăm là 7 ta được các số: 725, 752.
Vậy ta viết được tất cả 6 số là: 257, 275, 527, 572, 725, 752
- HS làm bài vào vở. GV chữa chung.
Bài 2: Từ 3 chữ số 0, 5, 8 hãy lập tất cả các số tự nhiên có ba chữ số.
- HS đọc đề bài.
* Lưu ý HS: Các chữ số trong mỗi số có thể giống nhau.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. GV chữa chung.
Bài 3:
Với 4 chữ số 5, 6, 8, 9 hãy lập tất cả các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau
HS tự làm rồi chữa. GV chữa chung.
Bài 4: (Bài 54- toán BD):
- HS đọc đề bài và xác định:
+ Bài cho biết gì? (hàng trăm và hàng đơn vị gấp, kém nhau 4 lần, hàng chục hơn hàng trăm là 8)
+ Đề bài yêu cầu làm gì? Tìm số có 3 chữ số)
HD: Vì c/s hàng chục hơn hàng trăm là 8 thì hàng trăm chỉ có thể là 0 hoặc1.
Mà hàng trăm khác không nên hàng trăm là 1
Hàng chục là: 1 + 8 = 9
Hàng đơn vị là: 1 x 4 = 4
Số phải tìm là: 194.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học. Hướng dẫn bài tập về nhà.
Bài: 56, 51, 50, (tr12 - Toán bồi dưỡng)
Tiết 2: An toàn giao thông
bài 3: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I. Mục tiêu
- HS nhận biết hình dáng, màu sắcvà hiểu được nội dung 2 nhóm biển báo hiệu giao thông: Biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn.
- HS giải thích được ý nghĩa của các biển báo hiệu : 204,210,211, 423,(a,b) 434, 443, 424.
- HS nhận dạng và vận dụng, hiểu biết về biển báo hiệu khi đi đường để làm theo lệnh của biển báo hiệu.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Ba biển báo đã học ở lớp 2: Số 101, 112, 102.
- Các biển báo có kích cỡ to: Số 204, 210, 211, 423(a,b), 424, 434, 443 và bảng tên của mỗi biển.
- Các biển chữ số 1,2,3 ( dùng chia nhóm).
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Ôn bài cũ, giới thiệu bài mới
- Giáo viên chia lớp thành ba nhóm
- Giáo viên yêu cầu HS từng nhóm đọc đúng tên các biển báo, số của nhóm mình.
+ Nhóm 1 tên gì? (Đường cấm).
+ Nhóm 2 tên gì? (Đường rành riêng cho người đi bộ).
+ Nhóm 3 tên gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu các biển báo hiệu giao thông mới
-Giáo viên chia lớp thnàh 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm 2 loại biển. Yêu cầu HS nhận xét, nêu đặc điểm của loại biển đó về:
+ Hình dáng
+ Màu sắc
+ Hình vẽ bên trong
- Đạidiện nhóm trình bày.
- Giáo viên viết lại các ý kiến trên bảng:
+ Hình dáng: Hình tam giác
+ Màu sắc: Nền vàng, xung quanh viền màu đỏ
+ Hình vẽ: Màu đen thể hiện nội dung
- Giáo viên yêu cầu HS nêu nội dung của biển và tên biển:
+ Biển số 204: Có vẽ 2 mũi tên màu đen ngượic chiều nhau để báo hiệu đường có 2 làn xe chạy ngược chiều gọi là biển báo đường 2 chiều.
+ Biển số 210: Biển báo đường giao nhau với đường sắt có rào chắn
+ Biển báo số 211: Biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn
- Giáo viên giảng từ, sau đó hỏi:
+ Các em nhìn thấy những biển này ở đoạn đường nào? Tác dụng của biển báo hiệu nguy hiểm là gì?
- Giáo viên tóm tắt: Biển báo nguy hiểm có hình tam giác, viền đỏ, nền vàng.
- Một em đại diện nhóm biển hình vuông trình bày, giáo viên tóm tắt và nêu: Đây là biển chỉ dẫn giao thông
- Nội dung của biển số 423(a,b): Đường dành cho người đi bộ qua đường
- Biển số 434: Hình chữ nhật, nền trắng có vẽ hình xe ô tô buýt gọi là biển chỉ dẫn bến xe buýt.
- Biển số 443: Hình vuông, có hình tam giác màu vàng, dưới có chữ " Chợ" gọi là biển chỉ dẫn có chợ.
- HS nhác lại tên các biển báo đó
- Giáo viên kết luận: Biển chỉ dẫn có hình vuông hoặc hình chữ nhật nền màu xanh, bên trong có ký hiệu hoặc chữ màu trắng hoặc màu vàng
Hoạt động 3 Nhận biết đúng biển báo
- Cho HS chơi trò chơi tiếp sức: Điền tên vào biển có sẵn
- Cử 2 đội, mỗi đội 5 em, lần lượt từng em điền tên biển vào hình vẽ sẵn trên giấy. Đội nào xong trước sẽ thắng.
IV. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại đặc điểm nội dung của 2 nhóm biển báo vừa học
- Giáo viên nhận xét giờ học và dặn dò HS
Tiết 3: Tiếng Việt (nâng cao)
ôn So sánh - dấu chấm
I. Mục tiêu
Củng cố nâng cao những kiến thức đã học ở buổi sáng:
- Tìm được hình ảnh so sánh trong câu thơ, câu văn.
- Nhận biết được các từ chỉ sự vật so sánh.
- HS biết phát hiện nhữ chỗ chấm sai và sửa lại cho đúng trong1 đoạn văn .
II. Đồ dùng dạy học:
Sách TV nâng cao
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. ( Sách TV nâng cao - tr 82)
Bài 1: Tìm hình ảnh so sánh trong các câu thơ dưới đây.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong.
- Gọi học sinh đọc lần lượt từng câu thơ
- Một học sinh lên làm mẫu ý a
- Cả lớp làm bài vào vở: Tán bàng xoè ra như cái ô to.
Bóng bàng tròn như cái nong.
Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng tìm hình ảnh so sánh trong câu b.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét , GV chốt lời giải đúng.
- Cả lớp chữa bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong.
- Ghi lại những sự vật được so sánh trong đoạn văn.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng:
+ da đỏ như lim, bắp chân, bắp tay rắn như trắc gụ.
+ người đứng thẳng như cột đá trời trông.
+ thân hình nhoài thành một đường công mềm mại giống một vành trăng lưỡi liềm.
+ áo sao khoả khoác trên cành cây mua như con bướm ngủ.
+ Tấm lưng trần của anh đỏ như đồng nấu chảy.
Bài 3: Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
- GV:+ Các em cần đọc kĩ đoạn văn để chấm câu cho đúng.
+ Nhớ viết hoa lại ở những chữ đầu câu.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Gọi một học sinh đọc to bài của mình.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2012
Tiết 1: Toán
Luyện tập về cách xem đồng hồ
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng về thời gian.
- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong thực tế đời sống hằng ngày; HS làm các bài tập ở sách bài tập (tr. 17).
II. Đồ dùng dạy học:
Sách bài tập toán.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của giờ học.
2. Luyện tập (HD làm trong sách bài tập)
Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài, GV yêu cầu học sinh quan sát hình ở bài 1 trang 17 để trả lời câu hỏi:
+ Hình 1 thời điểm lúc đó là mấy giờ? ( 9 giờ 5 phút).Vì sao em biết ? ( Kim giờ chỉ vào số 9, kim phút chỉ vào số 1)
+ Tương tự GV cho học sinh trả lời ở những trường hợp khác, sau đó HS làm vào vở bài tập.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài, lên bảng thực hành.
- GV hỏi : ở đồng hồ 1 vẽ kim phút chỉ vào đâu? ( chỉ vào số1 vì là 2giờ 5phút)
- HS làm tương tự với đồng hồ 2,3.
GV chấm điểm, nhận xét.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài
Viết vào chỗ chấm theo mẫu. Mẫu: 4giờ 15 phút.
Một HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở, sau đó chữa chung.
7giờ30phút, 11giờ30phút, 13giờ25phút, 16giờ10phút.
Bài 4 : HS làm rồi chữa chung.
Nối theo mẫu.
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS
Tiết 2: Hoạt động tập thể
Chăm sóc bồn hoa của lớp
- GV tổ chức cho HS ra sân chăm sóc bồn hoa của lớp.
- GV hướng dẫn cách làm: nhổ cỏ, nhặt lá sâu, lá già, xới đất, tưới nước, ...
- HS tự làm theo tổ.
- GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần).
Tiết 3: Luyện chữ
Quạt cho bà ngủ
I. Mục tiêu
- Nghe viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài thơ Quạt cho bà ngủ.
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có vần, âm dễ lẫn: tr/ch, ăc/oăc
II. Đồ dùng dạy học:
Sách luyện tập TV
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết
- GV đọc 1 lần cho học sinh nghe.
- Một em đọc lại bài chính tả, cả lớp theo dõi trong SGK
a, Giúp học sinh nắm nội dung bài thơ:
- Bạn nhỏ trong bài thơ làm gì? ( Quạt cho bà ngủ)
- Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
- Bà mơ thấy gì? ( Bà mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới )
b, Hướng dẫn học sinh về cách trình bày bài:
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì?
+ Cách trình bày bài thơ như thế nào?
+ Những chữ nào viết hoa?
HS đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ
c, Học sinh viết bài
GV đọc cho học sinh viết bài
Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả
d, Chấm và chữa bài: chấm 5-7 bài nhận xét.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả (tr12 - sách luyện tập TV)
Câu 16: HS đọc yêu cầu của bài.
- Đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân
- GV gọi HS lên bảng điền chỗ trống.
- Sau đó từng em đọc kết quả của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng.
- Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng.
- Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng.
* HS đọc yêu cầu của câu 16 - 17
- Cả lớp tự làm bài vào vở luyện tập TV. Sau thời gian quy định, GV yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình. GV nhận xét và chữa bài. Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học,dặn dò HS.
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2011
Tiết 1: Toán (nâng cao)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Củng cố những kiến thức đã học về viết số theo điều kiện.
- Rèn kĩ năng làm và trình bày bài cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách toán bồi dưỡng.
III. Hoạt dộng dạy học
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Tìm số có hai chữ số, biết hai chữ số của nó hơn kém nhau hai đơn vị và gấp kém nhau hai lần.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn làm:
+ Những chữ số hơn kém nhau 2 đơn vị là: (2,4), (6,4), (8,6)
+ Xét các cặp chữ số trên ta thấy: 4 : 2 = 2 (đúng); 6 : 4 (loại); 8 : 6 (loại)
Vậy ta viết được các số là: 24, 42
- Sau đó học sinh làm, GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
Bài 2: Tìm số có 2 chữ số có tổng các chữ số bằng 7 và hiệu các chữ số cũng bằng 7.
- Học sinh đọc đè bài.
- Học sinh làm tương tự bài trên.
GV hướng dẫn cách khác: Để 2 chữ số có tổng các chữ số bằng 7 và hiệu các chữ số cũng bằng 7 thì một trong 2 chữ số phải bằng 0.
Chữ số còn lại là: 7 - 0 = 7
Số phải tìm là: 70
- Học sinh chữa bài vào vở.
Bài 3: Tìm số có 2 chữ số có tích các chữ số bằng thương các chữ số.
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Hướng dẫn: Vì tích các chữ số bằng thương các chữ số nên phải có một chữ số bằng 1, chữ số còn lại là các chữ số từ 1 đến 9.
Ta viết được các số là: 11,12, 21, 13, 31, 14, 41, 15, 51, 16, 61, 17,71, 18, 81, 19, 91.
Bài 5: (Bài 62- Toán BD): HS giải bằng phương pháp thử chọn.
-1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở, GV chữa chung.
Số phải tìm là: 482
3.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn bài tập về nhà: Bài 60, 64, 65 (tr13 - Toán bồi dưỡng)
Tiết 2: Tiếng việt (nâng cao)
Ôn tập làm văn: Nói - viết về gia đình
I. Mục tiêu
- Học sinh biết viết một đoạn văn giới thiệu những người thân trong gia đình mình.
- Giáo dục HS có ý thức thương yêu, quý trọng gia đình mình.
- Rèn kĩ năng làm bài văn cho HS.
II. Chuẩn bị: Sách TV nâng cao
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Bài học
* HS làm đề 2 TV nâng cao (Tuần 3)
- HS đọc đề bài.
+ Bài yêu cầu làm gì? (Giới thiệu về những người thân trong gia đình em)
GV nêu yêu cầu của đề:
Em có thể giới thiệu về một người thân trong gia đình hoặc có thể giới thiệu những người thân của mình.
Lời giới thiệu phải làm rõ đặc điwmr về ngoại hình, tính tình, phẩm chất của người thân đó cho người đọc thấy rõ sự gắn bó của em voéi người thân.
Gợi ý:
- Người thân đó là ai?
- Hình dáng, vẻ ngoài của người đó có đặc điểm gì?
- Tình cảm của người đó như thế nào?
- Em có kỉ niệm gì khó quên về người đó?
- Tình cảm của em với người thân đó ra sao?
* HS làm bài
- Sau đó trình bày bài làm của mình. GV nhận xét, sửa câu, từ cho HS.
3.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
hoạt động làm sạch đẹp trường lớp
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu được những công việc làm sạch đẹp trường lớp.
- Giáo dục ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. Lên lớp
a. Sinh hoạt theo chủ đề.
Hoạt động 1: Kể những việc làm sạch đẹp trường lớp
Học sinh làm việc nhóm đôi.
Đại diên các nhóm báo cáo kết quả.
Các nhóm nhận xét bổ sung.
Giáo viên kết luận: Các công việc làm sạch đẹp trường lớp là:vệ sinh xung quanh lớp học hàng ngày, Không ăn quà vặt vứt giấy rác bừa bãi, không bẻ cành cây, vẽ lên tường,...Ngoài ra còn phải thường xuyên chăm sóc cây xanh.
Hoạt động 2: .Làm việc cả lớp.
- Hàng ngày em đã làm gì để làm sạch đẹp trường lớp?
- Những việc gì em chưa làm được? Vì sao?
- Khi làm được những việc đó em cảm thấy thế nào?
- Thái độ của thầy cô và bạn bè lúc đó ra sao?
Giáo viên chốt ý: Phải có ý thức làm sạch đẹp trường lớp, đồng tình với những việc làm đúng, phê phán những việc làm mất vệ sinh trường lớp.
- GV nhắc nhở những ai cha có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
b. Sinh hoạt lớp.
1. Nhận xét các mặt hoạt động trong tuần 3:
- Sách vở, đồ dùng học tập:
- Vệ sinh trong, ngoài lớp:
- Học bài và làm bài:
- Nề nếp xếp hàng ra, vào lớp.
2. Triển khai công tác tuần 4.
- Chỉnh đốn nề nếp xếp hàng đầu giờ, cuối giờ, múa hát, thể dục giữa giờ.
- Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, nhắc HS chuẩn bị bài ở nhà cho tốt.
- Phát động phong trào thi đua học tập.
Ký duyệt:
........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN3.L3. buoi2.doc