Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 6

I. MỤC TIÊU

 - Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia).

- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Sách bài tập Toán.

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài: 69 : 3 48 : 2

 Cả lớp làm ra nháp sau đó nhận xét, chữa bài.

B. Bài mới

 1. Giới thiệu bài.

 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

 2. Luyện tập

 GV hướng dẫn, tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài.

 Bài tập 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài và chữa bài.

- 4HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Yêu cầu từng HS lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.

 

doc16 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Thứ hai ngày 14 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: Toán chia số có hai chữ số cho số ncó một chữ số I. Mục tiêu Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết ở tất cả các lượt chia). - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài: 53 x 3 12 x 6 Cả lớp làm ra nháp sau đó nhận xét, chữa bài. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn thực hiện phép chia 96 : 3 GV viết phép chia 96 : 3. HS nhận xét để biết đây là phép chia số có hai chữ số (96) cho số có một chữ số (3). GV hướng dẫn ta tiến hành theo hai bước: Bước 1: Đặt tính (GV hướng dẫn HS đặt tính) Bước 2: Tính (chia từ trái sang phải). 96 3 9 06 32 6 0 * 9chia3 bằng3,viết3. Lấy 3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0. * Hạ 6, 6 chia 3 bằng 2,viết 2. Lấy 2 nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0. 3. Thực hành Bài 1: Cho HS tự thực hiện lần lượt từng phép chia rồi chữa bài. Khi chữa bài nên yêu cầu HS nêu như SGK. Bài 2: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi thực hiện phép chia HS có thể làm ra nháp rồi trả lời miệng và viết vào vở từng phần : Bài 3: HS đọc đề toán. Mẹ hái được bao nhiêu quả cam? Mẹ biếu bà một phần mấy số cam? Bài toán hỏi gì? Muốn biết mẹ đã biếu bà bao nhiêu quả cam ta phải làm gì? (Ta phải tìm 1/3 của 36). 4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2: Tự nhiên và xã hội vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu I. Mục tiêu - Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu. - Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu. - Nêu cách phòng tránh bệnh kể trên. * GDKNS: KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc bảo vệ và giữ vệ sinh coqư quan bài tiết nước tiểu. II. Đồ dùng dạy học Tranh + Sách bài tập TNXH. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ HS nêu tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. GV nhận xét biểu dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Bài học Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp Bước 1: Làm việc cả lớp GVyêu cầu HS từng cặp thảo luận theo câu hỏi: Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu ? GV gợi ý: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không hôi hám, không ngứa ngáy, không bị nhiễm trùng, ... Bước 2: GV yêu cầu một số cặp lên trình bày kết quả thảo luận. Kết luận: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận Bước 1: Làm việc theo cặp GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát các trang 25 và nói xem các bạn trong hình đang làm gì ? Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu ? Bước 2: Làm việc cả lớp GV gọi một số HS lên trình bày. HS và GV bổ sung theo các hình SGK. GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận một số câu hỏi: + Chúng ta cần phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài cơ quan bài tiết nước tiểu ? (Tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo; hằng ngày thay quần áo, đặc biệt là quần áo lót). + Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước ? (Chúng ta cần uống đủ nước để nước cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra hằng ngày; để tránh bệnh sỏi thận, ...) * Kết luận: SGK trang 25. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Chính tả (nghe – viết) bài tập làm văn I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng các bài tập điền tiếng có vần eo/oeo (BT2) - Làm đúng bài tập 3 phân biệt cách viết các phụ âm đầu dễ lẫn (s/x). II. Đồ dùng: Sách bài tập TV. III . Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ: HS lên bảng viết: hân hoan, ngoan ngoãn, cây xoan. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết a) Hướng dẫn chuẩn bị: GV: đọc đoạn văn của bài. 2 HS đọc lại. Nhận xét chính tả: + Đoạn văn trên có mấy câu? (4 câu) + Tìm các tên riêng có trong bài chính tả? + Những dấu nào được dùng trong đoạn văn? (dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy). Học sinh tự viết chữ ghi tiếng khó. - GV đọc lại cho HS nghe. b) Đọc cho HS viết bài. Học sinh nghe, viết vào vở. c) Chấm chữa bài: Chấm 5 – 7 bài nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 2. Cả lớp đọc thầm bài, GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài - GV cho HS làm BT , 3HS lên bảng ; GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. Học sinh đọc trên bảng . Cả lớp làm vào vở bài tập. Lời giải: khoeo chân, người lẻo khoẻo, ngoéo tay. Bài tập 3. a, GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 4 HS lên bảng thi viết nhanh lên bảng, sau đó đọc kết quả. HS làm bài vào vở. Chốt lại lời giải đúng. 4. Củng cố dặn dò. GV nhận xét tiết học và dặn dò HS. Thứ ba ngày 15 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: Toán luyện tập I. Mục tiêu - Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia). Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán. II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập Toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài: 69 : 3 48 : 2 Cả lớp làm ra nháp sau đó nhận xét, chữa bài. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Luyện tập GV hướng dẫn, tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài. Bài tập 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài và chữa bài. 4HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Yêu cầu từng HS lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. Chú ý: Phần b: 42 6 42 0 7 Bài tập 2: Yêu cầu HS nêu bài toán. HS nêu cách tìm một phần tư của một số rồi giải bài toán. 3 HS lên bảng. HS cả lớp làm vào vở bài tập. Chữa bài và cho điểm HS. 2HS ngồi cạnh nhau đối chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Bài tập 3: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS suy nghĩ tự làm bài và chữa bài. Bài giải My đã đọc được số trang sách là: 84 : 2 = 42 (trang) Đáp số: 42 trang Củng cố bài toán tìm một phần mấy của một số. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết2: Mĩ thuật (ôn) Thực hành: vẽ trang trí đường diềm I.Mục tiêu - HS biết vẽ trang trí hình vuông. - Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông. - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình vuông khi được trang trí. II. Chuẩn bị. - GV: Sưu tầm một vài vật có dạng hình vuông đã được trang trí: khăn tay,gạch hoa... - Hình gợi ý cách vẽ. - HS: Vở vẽ,bút chì,màu vẽ. III.Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Thực hành Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. GV cho HS xem một số vật có dạng hình vuông được trang trí để HS nhận xét. + Sự khác nhau về cách sắp xếp các hoạ tiết và màu sắc. + Hoạ tiết chính hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ. + Độ đậm nhạt và màu sắc. + Hoạ tiết thường dùng để trang trí: hoa lá, chim thú... Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu. - HS nêu lại cách vẽ: + Quan sát hình a để nhận ra các hoạ tiết và tìm cách vẽ. + Vẽ hoạ tiết ở giữa hình vuông trước: Dựa vào các đường trụ để vẽ cho đều. + Vẽ hoạ tiết vào các góc xung quanh để hoàn thành bài vẽ. Gợi ý HS vẽ màu: Chọn màu cho hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ và màu nền. Hoạt động 3: HS thực hành vẽ. - HS vẽ trang trí vào vở vẽ, GV theo dõi hướng dẫn thêm. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV thu một số bài vẽ của HS cho cả lớp nhận xét. +Vẽ hoạ tiết: đều hay chưa đều? +Vẽ màu: có đậm,có nhạt không? +Vẽ màu nền có hài hoà với màu hoạ tiết không? HS tìm ra bài vẽ đẹp theo ý mình và xếp loại. GV nhận xét chung. 3. Dặn dò. Quan sát hình dáng một số cái chai để chuẩn bị cho bài học sau. Tiết 3: Tập đọc nhớ lại buổi đầu đi học I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ ngữ: nhớ lại, hằng năm, nao nức, tựu trường, nảy nở, gió lạnh, nắm tay, bỡ ngỡ, ... - Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu nội dung: Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) - HS khá giỏi học thuộc lòng một đoạn. II. Đồ dùng dạy học Sách giáo khoa TV III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài tập đọc: Bài tập làm văn. - GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu tên bài và ghi đề bài lên bảng. 2. Luyện đọc a) GV mẫu cả bài đọc bài. b) GV hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ. Đọc từng câu: Cả lớp nối nhau mỗi HS một câu. Đọc từng đoạn trước lớp. + HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn. + HS hiểu nghĩa từ mới. Nói thêm về ngày tựu trường. - Đọc từng đoạn trong nhóm: 3 nhóm đọc 3 đoạn trước lớp. - 1HS đọc cả bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - HS đọc thầm Đoạn 1: GV hỏi: Điều gì gợi tác giả nhớ kỉ niệm của buổi tựu trường? (Lá rụng nhiều vào cuối thu làm tác giả nao nức nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường). - HS đọc thầm Đoạn 2: trả lời: Trong ngày đến trường đầu tiên, vì sao tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn? - HS đọc to Đoạn 3, cả lớp đọc thầm theo, trả lời: Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ rụt rè của đám học trò mới tựu trường? ( Bỡ ngỡ, đi từng bước nhẹ ...) 4. Học thuộc lòng một đoạn văn GV hướng dẫn HS đọc đoạn 1, hoặc đoạn 3. 3 HS đọc đoạn văn. 5. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ tư ngày 16 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: Toán (nâng cao) Dãy số - Dạng 2: Tìm số số hạng I. Mục tiêu: - Giúp HS biết cách tìm số số hạng của dãy số. - Rèn kĩ năng làm bài cho HS. II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. (tr10) Bài 1: (Bài 35-tr10) GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài. Hướng dẫn: Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1 và kết thúc là 60. Dãy số có 60 số. - Bắt đầu là số lẻ, kết thúc là số chẵn nên số số lẻ bằng số số chẵn. a, Số số lẻ là: 60 : 2 = 30 (số) b, Số số chẵn là: 60 -30 = 30 (số) c, Các số có tận cùng là 5 là: 5, 15, 25, 35, 45, 55. Bài 2: Cho dãy số: 1, 3, 5, 7, ..., 25, 27. Hỏi dãy số có bao nhiêu số? HS đọc đề bài. Yêu cầu suy nghĩ, tự làm và chữa bài. Số số hạng của dãy số là: (27 - 1) : 2 + 1 = 14 (số) Bài 3: Cho dãy số: 1, 4, 7, 10, ..., 46, 49. Hỏi dãy số có bao nhiêu số? HS đọc đề bài. Yêu cầu suy nghĩ, tự làm vào, GV chữa bài. Số số hạng của dãy số là: (49 - 1) : 3 + 1 = 17 (số) Bài 4: (Bài 36- 37, tr10) - HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. - HS suy nghĩ tự làm bài và chữa bài. *Bài 36 a, Có 10 số có 1 chữ số. b, Có 90 số có 2 chữ số. c, Có 900 số có 3 chữ số. *Bài 37 a, Có 5 số chẵn có 1 chữ số. b, Có 45 số chẵn có 2 chữ số. c, Có 450 số chẵn có 3 chữ số. - HS làm tương tự với số lẻ. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học và dặn dò HS. Tiết 2: Âm nhạc (ôn) Ôn bài hát: Đếm sao I. Mục tiêu: - Ôn tập củng cố bài hát đã học cho HS. Yêu cầu HS: + Biết hát theo giai điệu và lời ca bài hát. + Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Giáo dục HS tình cảm yêu thiên nhiên. II. Chuẩn bị: - Băng nhạc và máy nghe. - Nhạc cụ gõ quen dùng. - Chuẩn bị một vài động tác phụ hoạ cho bài hát. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Gọi 2 HS hát bài Bài ca đi học GV nhận xét, biểu dương. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Bài học Hoạt động1: Ôn hát bài Đếm sao a, GV giới thiệu bài hát: - Cho HS xem tranh minh hoạ và nghe hát mẫu. - Cho HS nghe băng bài hát. + Nội dung bài hát nói về điều gì? (cảnh buổi tối ở thôn quê, các bạn nhỏ ngồi thi nhau đếm sao trên bầu trời) - HS hát đồng thanh cả lớp 2 – 3 lần. GV theo dõi chung. - HS hát nối tiếp đến hết lời bài. - GV cấn chú ý những tiếng ngân, nghỉ, dấu chấm dôi trong nhịp 3- 4, GV đếm phách cho HS hát đều. Cho HS hát lại 3 - 4 lần, sau đó chia thành 4 nhóm, lần lượt mỗi nhóm hát 1 câu nối tiếp nhau chính xác, nhịp nhàng. - HS vừa hát, vừa gõ đệm theo phách. - GV bao quát chung. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - HS tìm động tác phụ hoạ thích hợp. - Từng nhóm 5-6 em tập biểu diễn trước lớp. - Sau mỗi lần hát GV nhận xét chung. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Luyện từ và câu (nâng cao) ôn so sánh I. Mục tiêu - Nắm được một số kiểu so sánh. (so sánh hơn kém, so sánh ngang bằng) - Nêu được các từ có ý nghĩa so sánh. - Biết cách thêm các từ so sánh vào các câu chưa có từ so sánh. II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao; bài tập trắc nghiệm (tr.19) III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2 Hướng dẫn làm bài tập Bài1: HS đọc yêu cầu. Đọc thầm từng khổ thơ, làm bài ra nháp. - Gọi 3 HS lên bảng. Cả lớp chốt lời giải đúng. GV giúp HS phân biết 2 loại so sánh : so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. Lời giải: Hình ảnh so sánh Kiểu so sánh a) Mẹ về như nắng mới. ngang bằng b) Bốn cái chân chú chuồn chuồn nước mỏng như giây bóng. ngang bằng c, ở thành phố xe cộ đi lại tấp lập hơn nông thôn. hơn kém Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm. Gạch dưới các sự vật được so sánh với nhau trong các câu sau: a) Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng chiếu xuống mặt biển. b) Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những hạt pha lê. c) Tiếng ve đồng loạt cất lên tựa một dàn đồng ca. d) Ông trời ngoi lên mặt biển Tròn như quả bóng em chơi. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại các câu thơ để tìm hình ảnh so sánh nhưng không sử dụng từ so sánh. HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau. Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: Một chị gà mái áo trắng như bông Yếm đỏ hoa vông Cánh phồng bắp chuối. Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài và làm bài. - HS làm vào vở và 2 HS lên bảng điền nhanh các sự vật so sánh, đọc kết quả. - Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: a, Đọc như ..... b, Học thầy không tày ...... c, Tốt gỗ hơn ...... 3. Củng cố, dặn dò Một số HS nhắc lại nội dung vừa học GV nhận xét giờ học. Yêu cầu đọc lại các bài tập. Thứ năm ngày 17 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: Toán (ôn) luyện tập về phép chia I. Mục tiêu Củng cố các kĩ năng thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Chia hết ở các lượt chia); tìm một trong các phần bằng nhau của một số. II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập toán. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. GV hướng dẫn HS làm bài trong sách bài tập rồi chữa. Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài và chữa bài 4HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Yêu cầu từng HS lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. Chú ý: Phần b: 45 5 45 0 9 36 4 36 9 0 Bài 2: Yêu cầu HS nêu bài toán. HS nêu cách tìm một phần sáu của một số rồi giải bài toán. Chẳng hạn: của 24m là: 24 : 6 = 4 (m) 4 HS lên bảng. HS cả lớp làm vào vở bài tập. Chữa bài và cho điểm HS. 2HS ngồi cạnh nhau đối chéo vở để kiểm tra bài của nhau Bài 3: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS suy nghĩ tự làm bài và chữa bài. Bài giải My đi từ nhà đến trường hết số phút là: 60 : 3 = 20 (phút) Đáp số: 2 0 phút Củng cố bài toán tìm một phần mấy của một số. Bài 4: Tìm x: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS suy nghĩ tự làm bài và chữa bài. - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào? 3. Củng cố, dặn dò Tiết 2: Thể dục (ôn) Đội hình đội ngũ. Trò chơi: mèo đuổi chuột I. Mục tiêu Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động. II. Đồ dùng dạy học: Sân bãi sạch sẽ, còi. III. Hoạt động dạy học A. Phần mở đầu GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. Đứng tại chỗ vỗ tay, hát. Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp. - Chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”. Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên 100 – 120 m. B. Phần cơ bản * Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. - GV hô cho HS tập. Sau đó chia tổ tập luyện, các em thay nhau hô, lần cuối thi đua giữa các tổ, tổ nào đúng được biểu dương, tổ nào sai sót nhiều sẽ phải nắm tay nhau vừa đi vừa hát xung quanh lớp. GV đi đến các hàng uốn nắn hoặc nhắc nhở các em thực hiện chưa tốt. * Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột” - GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi sau đó cho HS đọc thuộc vần, mới chơi chính thức. HS cả lớp chơi. GV bao quát chung. C. Phần kết thúc: (5 phút) Tập một số động tác hồi tĩnh, đi vòng tròn, vỗ tay và hát. GV cùng HS hệ thống bài. GV nhận xét giờ học. Tiết 3: Luyện viết Bài 6: chữ hoa D, Đ I. Mục tiêu - Viết đúng chữ hoa D (1dòng), chữ Đ (1dòng) viết đúng tên riêng Kim Đồng (2 dòng) ; Viết câu ứng dụng: 3 dòng; Viết đúng đoạn thơ trong vở luyện viết. - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. II. Đồ dùng dạy học: Vở thực hành luyện viết; Bộ mẫu chữ hoa III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con * Luyện viết chữ hoa - HS tìm các chữ hoa có trong bài. - GV viết mẫu và nhắc lại cách viết. - HS luyện viết trên bảng con chữ D, Đ * Luyện viết từ ứng dụng - HS đọc từ ứng dụng. - GV giảng nghĩa câu ứng dụng. - HS tập viết trên bảng con. * Luyện viết câu ứng dụng HS đọc câu ứng dụng. GV giúp học sinh hiểu câu tục ngữ: 3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở - GV nêu yêu cầu. HS viết vào vở. - GV bao quát chung. 4. Chấm và chữa bài: - GV chấm khoảng 5 đến 6 bài và chữa cho học sinh. 5. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ sáu ngày 18 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: Toán (nâng cao) Dãy số (tiếp) I. Mục tiêu: - HS biết cách tính tổng của dãy số cách đều. - Rèn kĩ năng làm bài cho HS. II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng; các dạng toán cơ bản. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: (Bài122-tr18) HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn mẫu: a, 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 = (1 +10) + (2 + 9) + (3 + 8) + (4 + 7) + ( 5 + 6) = 11 + 11 + 11 + 11 + 11 = 11 x 5 = 55 Sau đó yêu cầu HS tự làm bài 2 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở bài tập. b, 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 c, 12 + 14 + 16 + 18 + 20 + 22 + 24 + 26 + 28 HS lên bảng nêu lại cách làm. HS nhận xét. Bài tập 2: Tính tổng của 15 số chẵn liên tiếp đầu tiên. HS đọc đề bài. Yêu cầu suy nghĩ, tự làm và chữa bài. DH: 0 + 2 + 4 + 6 + .... - 15 số có 14 khoảng cách, mỗi khoảng cách 2 đơn vị. Số thứ 15 hơn số đầu là: 14 x 2 = 28 (đơn vị) Số thứ 15 là: 0 + 28 = 28 Ta có dãy số: 0 + 2 + 4 + 6 + .... + 26 + 28 Số cặp số có tổng bằng 28 là: 15 : 2 = 7 (cặp) (dư 1số) Số dư là: 28 : 2 = 14 Tổng của dãy số là: 28 x 7 + 14 = 210 Bài 3: Cho dãy số: 1, 3, 5, 7, ..., 25, 27. Tính tổng của dãy số trên. HS đọc đề bài. Yêu cầu suy nghĩ, tự làm và chữa bài. Bài 4: Cho dãy số: 1, 4, 7, 10, ..., 46, 49. Tính tổng của dãy số trên. HS đọc đề bài. Yêu cầu suy nghĩ, tự làm vào, GV chữa bài. 3. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2: Tập Làm văn (nâng cao) kể lại buổi đầu đi học I. Mục tiêu Rèn kỹ năng viết bài cho HS. HS kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học buổi đầu đi học của mình. Biết viết lại được những điều mình vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu, diễn đạt rõ ràng. II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Đề 1 (tuần 6 - tr161) - HS đọc yêu cầu và nội dung của bài. - GV nêu yêu cầu: Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật có cái riêng. Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, GV gợi ý: Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết thế nào? Ai dẫn em đến trường? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học đã kết thúc như thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó HS khá kể mẫu. GV nhận xét. Từng cặp HS kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình. 3 HS thi kể trước lớp. Cả lớp nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất: kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật. * HS viết bài vào vở. GV nhắc các em chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể. Có thể viết 5 đến 7 câu hoặc nhiều hơn. HS chỉ cần viết những đoạn văn ngắn chân thật, đúng đề tài, đúng ngữ pháp, đúng chính tả là đạt yêu cầu. HS làm bài. GV mời 5 đến 7 em đọc bài. Cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những người viết tốt nhất. 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: An toàn giao thông An toàn khi đi ô tô, xe buýt I. Mục tiêu: - HS biết nơi chờ xe buýt (xe khách, xe đò) ghi nhớ những quy định khi lên xe, xuống xe, nhận xét những hành vi an toàn, không an toàn khi ngồi trên xe buýt - HS biết thực hiện đúng các hành vi khi đi ô tô, xe buýt. - Có thái độ, thói quen thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện GT II. Chuẩn bị: - Các tranh ảnh như SGK. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. *Hoạt động 1: An toàn lên, xuống xe buýt - GV hỏi: Em nào đã được đi xe buýt, xe khách? Xe buýt đỗ ở đau để đón khách (bến xe buýt). - GV cho HS xem 2 tranh ở SGK, nêu đặc điểm dễ nhận ra ở tranh đó. - Giới thiệu biển số 434 (bến xe buýt). - Xe buýt có chạy qua tất cả các phố không? (xe buýt thường chạy theo các tuyến nhất định và chỉ đỗ ở các điểm quy định để đón khách). - Khi đi xe buýt lúc lên xuống xe phải như thế nào? GV mô tả cách lên xuống xe an toàn. + Chỉ lên xuống xe khi đã dừng hẳn. + Khi lên xuống phải theo thứ tự không chen lấn xô đẩy. + Khi đặt chân lên bậc phải bám vào tay vịm của xe. + Khi xuống xe không được chạy ngay qua đường. - HS nhắc lại các ý trên. * Hoạt động 2: Hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt - Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nnhóm nhận 1 bức tranh thảo luận và ghi lại những điều tốt hay không tốt trong bức tranh đó và cho biết hành động vẽ trong bức tranh là đúng hay sai. - Các nhóm trình bày ý kiến của mình, GV ghi lên bảng hành vi gây nguy hiểm chủ yếu như: đứng, ngồi ở cửa xe khi xe đang chạy, đứng không vịm tay, ngồi trên xe thò đầu, thò tay ra ngoài. - HS có thể nêu hành vi không co chân lên ghế, không ăn quà, ném rác ra xe. - GV nhấn mạnh: Khi đi xe buýt ta cần thực hiện nếp sống văn minh để không ảnh hưởng đến người khác. * Hoạt động 3: Thực hành - GV chọn 4 tổ mỗi tổ thảo luận và chuẩn bị diễn lại 1 trong các tình huống sau: + Tình huống 1: Một nhóm học sinh chen nhau lên xe sau đó tranh nhau ghế ngồi, một bạn nhác các bạn trật tự. Bạn đó sẽ nói như thế nào? + Tình huống 2: Một cụ già tay mang túi to mãi chưa lên được xe, hai bạn HS vừa đến để chuẩn bị lên xe. Hai bạn đó sẽ làm gì? + Tình huống 3: Hai HS đùa nghịch trên xe ô tô buýt, một bạn khác nhắc nhở. Bạn HS ấy nhắc như thế nào? + Tình huống 4: Một hành khách xách đồ nặng để ngay nối đi, một HS nhắc nhở và giúp người đó để vào đúng chỗ. Bạn đó nói như thế nào? - Khi mỗi tổ htực hiện xong các HS khác nhận xét hành vi tốt, xấu, đúng sai trong tình huống đó. - GV nhận xét, đánh giá các ý kiến. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học và nhác nhở HS cần thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi ô tô. * Sinh hoạt lớp. 1. Nhận xét các mặt hoạt động của tuần 6. - Về đồ dùng học tập... - Vệ sinh lớp học.... - Chuyên cần..... - Học bài và làm bài.... 2. Xếp loại thi đua của từng tổ: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3 Tổ 4: 3. Triển khai công việc tuần 7: - Phát động phong trào thi đua học tập. - Nề nếp học tập, truy bài đầu giờ. - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Tích cực tham gia các trò chơi dân gian. Ký duyệt: ........................................................................ ........................................................................ ........................................................................ .......................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN6- buoi2.doc