ÔN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE- ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU
- HSnhớ và kể lại những câu chuyện đã nghe và đọc qua sách báo, HS có kĩ năng kể chuyện đúng chủ đề, diễn cảm.
- HS chăm chỉ đọc sách, biết lắng nghe, chia sẻ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ, các tiêu chí đánh giá.
- HS: Sách, truyện ngắn với chủ điểm hòa bình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
28 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 5, kì I - Tuần 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS kể chuyện trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét
- HS ghi đầu bài vào vở .
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- HS luyện kể chuyện theo nhóm.
- 7-10 HS tham gia kể chuyện.
- Nhận xét nội dung chuyện và cách kể chuyện của bạn.
- HS lắng nghe và thực hiện
Đạo đức
CÓ CHÍ THÌ NÊN (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- HS biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí, biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống. Rèn kĩ năng diễn đạt.
- HS cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ, phiếu học tập
- HS: Bút chì, thẻ màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (2’)
Gọi HS kể lại câu chuyện Trần Bảo Đồng
2. Bài mới
a)Giới thiệu bài (1’)
- Giới thiệu, nêu yêu cầu
b) Các hoạt động
HĐ1. Bày tỏ ý kiến BT2 (9’)
- Gọi HS đọc bài tập
- Mời HS phát biểu, bày tỏ ý kiến
- Nhận xét, chốt lại.
HĐ2. Kể chuyện (12’)
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, kể cho nhau nghe câu chuyện về tấm gương có chí thì nên.
- GV khen ngợi, tuyên dương HS có câu chuyện hay, ý nghĩa.
HĐ3. Lập kế hoạch (8’)
- Tổ chức cho HS phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu trong PHT.
STT
Khó khăn
Những biện pháp khắc phục
- Gọi một số trình bày trước lớp.
- Kết luận: trong cuộc sống mỗi người đều có thể gặp những khó khăn nhưng phải có ý chí vuợt qua những khó khăn đó.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Củng cố, hệ thống bài.
- Dặn HS thực hành theo các tấm gương vượt khó.
Nhận xét tiết học.
- HS kể lại câu chuyện, HS khác lắng nghe.
HS đọc bài tập
HS phát biểu, bày tỏ ý kiến. HS khác bổ sung
HS hoạt động nhóm 4, kể cho nhau nghe câu chuyện mình sưu tầm được về người có chí thì nên.
HS kể trước lớp
HS trao đổi về nhân vật, nội dung câu chuyện.
- HS nêu những thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống, lập kế hoạch để vượt qua những khó khăn đó.
HS trình bày kế hoạch
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ ba ngày 02 tháng 10 năm 2018
Buổi chiều:
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, nội dung, HS biết vận dụng bài học để viết đơn với nguyện vọng chính đáng.
- HS cảm thông, chia sẻ với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc da cam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Một số mẫu đơn in; bảng phụ.
- HS: Nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (4’)
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Hướng dẫn luyện tập (29’)
Bài 1
- Gọi HS đọc đầu bài, đặt câu hỏi, gợi ý trả lời:
- Cho HS quan sát tranh.
+ Chất độc màu da cam gây ra hậu quả gì đối với con người?
+ Chúng ta có thể làm gì để làm giảm bớt đi nỗi đau cho những nạn nhân?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gắn bảng phụ đã viết chú ý
- Hướng dẫn nhận xét: Đơn viết có đúng thể thức không? trình bày có rõ không?
- Chấm một số đơn, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò (2’)
- Gọi HS nêu những chú ý khi viết đơn
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp đọc bài thơ “Bài ca về trái đất”
- 1 HS đọc bài “Thần chết mang tên bẩy sắc cầu vồng”.
- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi.
- HS tiếp nối phát biểu ý kiến.
+ ...phá huỷ hơn hai triệu héc- ta rừng, diệt chủng nhiều loại muông thú, nhiều người nhiễm độc.
+ Thăm hỏi, động viên, giúp đỡ.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc to những điểm cần chú ý về thể thức viết đơn.
- HS cả lớp làm vào vở.
- 2- 3 HS làm bảng nhóm.
- 3- 4 HS đọc đơn đã hoàn chỉnh.
- HS gắn kết quả, nhận xét.
- HS sửa lại bài của mình...
- HS nêu lại những chú ý...
- 1 HS nêu.
Toán
HÉC-TA
I. MỤC TIÊU
- HS biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta; quan hệ giữa héc-ta và mét vuông. Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc-ta) và vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
- HS có ý thức học bài và làm bài, biết lắng nghe, chia sẻ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (2’)
- Yêu cầu HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học.
- GV nhận xét.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động (28’)
HĐ1. Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta (6’)
- Khi đo diện tích một thửa ruộng, khu đất, khu rừng, ta thường dùng đơn vị là héc-ta.
- GV nêu 1 héc-ta = 1 héc-tô-mét vuông và viết tắt là ha. Viết: 1ha
- Gọi HS nêu mối quan hệ giữa héc-ta và mét vuông.
HĐ2. Thực hành, luyện tập (22’)
Bài 1(9’)
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm vở.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2 (5’)
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm miệng .
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 4 (8’)
- Gọi HS đọc đầu bài
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Nhận xét, kết luận bài giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò (4’)
- Yêu cầu HS so sánh, viết ra bảng con:
a) 85km2 850ha
b) 51ha 60 000m2
c) 4dm27cm2 4dm2
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- Dặn dò HS: Chuẩn bị tiết sau luyện tập.
- 1-2 HS nêu
- HS lắng nghe và theo dõi.
- 1 - 2 HS nhắc lại: “1héc-ta bằng 1 héc-tô-mét vuông”.
- 1 vài HS tự nêu:
1ha = 10000m2
- HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào vở, 4 HS lên bảng.
- Cả lớp chữa bài nhận xét.
a) 4ha = 40000m2 ha = 5000m2
1km2 = 100 ha km2 = 10ha
b) 60000 m2 = 6ha 27000ha = 270km2
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận theo nhóm đôi sau đó phát biểu, giải thích.
- Cả lớp chữa bài nhận xét.
Kết quả : 22200 ha = 222km2
- HS đọc đề bài, phân tích đề, nêu cách làm.
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
- Nhận xét, chữa bài.
- HS làm bài ra bảng con, chỉ viết dấu cần điền ở từng ý.
- HS giơ bảng, chia sẻ, nhận xét
Luyện Tiếng việt:
LUYỆN ĐỌC
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết cách đọc các bài đã học, đọc trôi chảy, đúng tốc độ, thuộc lòng các bài thơ đã học, rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm.
- Hự giác học bài, có ý thức tự học, tự rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức (2’)
2. Bài mới (30’)
a) Giới thiệu tiết học
b) Luyện đọc (16’)
- Giáo viên đọc mẫu một số bài
- Nhận xét, khen ngợi HS đọc tốt
c) Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng (14’)
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS ôn các bài có yêu cầu đọc thuộc lòng.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương HS đọc hay, thuộc.
3, Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học, dặn HS về tiếp tục luyện đọc, đặc biệt là các em đọc còn chậm, sai.
- HS lắng nghe
- Luyện đọc nhóm đôi
- HS đọc bài
- Chia sẻ, nhận xét bạn đọc
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS xung phong đọc diễn cảm trước lớp.
- Bình chọn bạn đọc hay
- HS luyện đọc thuộc lòng.
Một số HS lên bảng đọc thuộc lòng.
- HS lắng nghe.
Thứ tư ngày 03 tháng 10 năm 2018
Tập đọc
TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I. MỤC TIÊU
- HS đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tên riêng (Si-le, Pa-ri, Hít- le) , biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và tính cách nhân vật; hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc
- HS khiêm tốn, không kiêu ngạo, không coi thường người khác, yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Tranh minh họa
- HS: Bút chì, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (3’)
- Gọi HS đọc bài, nhận xét
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Luyện đọc (12’)
- Gọi 1 HS đọc, giới thiệu tranh.
- Gọi HS chia đoạn.
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi khi đọc.
- Hướng dẫn HS hiểu từ khó trong bài (SGK).
HĐ2. Tìm hiểu nội dung bài (10’)
- GV hướng dẫn đọc, trả lời câu hỏi
+ Chuyện xảy ra ở đâu, bao giờ? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu?
+ Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp ?
- Nhà văn Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào?
- Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?
- Lời đáp của ông cụ cuối truyện ngụ ý gì ?
HĐ3. Luyện đọc diễn cảm (7’)
- GV hướng dẫn HS luyện diễn cảm
(Lưu ý đọc đúng lời ông cụ)
- Nhận xét, khen ngợi HS đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- Liên hệ giáo dục HS
Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc diễn cảm bài “ Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai”
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn (3 đoạn)
- 6 HS đọc nối tiếp (hai lượt bài).
+ Luyện từ: Si-le; phát xít, Hít-le...
+ Giải nghĩa từ khó SGK.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1-2 HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm, trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi SGK.
+ Chuyện xảy ra trên một chuyến tàu ở Pa-ri Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng. Tên sĩ quan bước lên tàu giơ thẳng tay hô to: Hit-le muôn năm
+ Vì cụ đáp lại hắn một cách lạnh lùng nhưng không trả lời bằng tiếng Đức
- Ông cụ ngưỡng mộ nhà văn Đức.
- HS bình luận:... cách nói ngụ ý tế nhị mà sâu cay.
- HS rút ra nội dung: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, đã dạy cho tên sĩ quan phát xít một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.
- 3 HS đọc diễn cảm bài văn.
- HS luyện đoạn “Nhận thấy vẻ ngạc nhiên của tên sĩ quan... hết”
- HS thi đọc trước lớp.
Bình chọn bạn đọc hay.
- HS nêu lại ý nghĩa của câu chuyện, liên hệ rút ra bài học cho bản thân.
Chính tả ( nhớ - viết)
Ê- MI-LI, CON
I. MỤC TIÊU
- HS nhớ - viết đúng, trình bày đúng chính tả khổ thơ 3 và 4 bài “ Ê-mi-li, con”. HS biết đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ.
- HS có ý thức tự rèn chữ cho đẹp, giữ vở sạch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn mầu, bảng phụ, phiếu học tập
- HS: Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- GV đọc cho HS viết
- Nhận xét, củng cố lại quy tắc đánh dấu thanh.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động (29’)
HĐ1. Hướng dẫn HS nhớ - viết (20’)
- Gọi HS đọc thuộc lòng
- Hãy nêu nội dung đoạn viết
- GV nhắc HS chú ý những chữ dễ viết sai, những chữ cần viết hoa, viết chữ số
- Yêu cầu HS nhớ - viết bài.
- GV chấm bài, nêu nhận xét chung.
HĐ2. Làm bài tập (9’)
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2
- Ghi những tiếng chứa ưa, ươ
- Nhận xét đánh giá, kết luận bài làm đúng.
- Hướng dẫn HS rút ra quy tắc đánh dấu thanh.
Bài 3
- Hướng dẫn HS làm bài 3.
- GV giúp HS hoàn chỉnh bài tập, hiểu nội dung các thành ngữ, tục ngữ.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Gọi HS nêu lại quy tắc đánh dấu thanh.
- Yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh, học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 3.
- HS viết bảng: suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa, lụa...
- 2 HS nêu quy tắc đánh dấu thanh.
- 2 HS đọc hai khổ thơ 3 và 4.
- Cả lớp đọc thầm lại 1 lần.
- HS trả lời
- Viết bảng con từ khó: Giôn-xơn; na pan. Ê-mi-li...
- HS nhớ lại 2 khổ thơ và tự viết bài vào vở.
- Soát lại bài, chữa lỗi.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm SGK.
- Làm nháp bài 2; 2 HS làm bài trên 2 bảng phụ.
- Nhận xét, sửa sai.
- Chốt lại quy tắc đánh dấu thanh:
+ Tiếng giữa (không có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính
+ Tiếng tưởng, nước, ngược (có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính. Tiếng tươi không có dấu thanh vì nó mang thanh ngang.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3
- HS làm bài vào nháp, nhận xét, chữa bài
(1HS làm trên bảng phụ)
- Đọc lại các câu thành ngữ, tục ngữ, tập giải nghĩa.
- 2 HS lên bảng viết theo yêu cầu của GV.
- 1 HS nhắc lại quy tắc.
- HS lắng nghe.
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- HS biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích, vận dụng để chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.
- HS làm bài tự giác, chăm chỉ, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng nhóm, phấn màu.
- HS: Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích tiếp liền.
- GV nhận xét.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Thực hành, luyện tập (29’)
Bài 1
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bảng con.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bảng con, 1 HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét, kết luận bài giải đúng.
Baì 4 (Nếu còn thời gian)
- Lưu ý HS đọc kĩ câu hỏi bài toán để thấy phải tính diện tích khu đất đó theo m2 và ha.
- Gọi HS trình bày bài làm.
- Nhận xét, bổ sung, chốt bài giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích
- Dặn HS chuẩn bị tiết luyện tập chung.
- 1-2 HS nêu
- Viết bảng con 1ha = ...hm2 1ha = ... m2
- HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào vở
- Cả lớp chữa bài nhận xét.
a) 5ha = 50000m2 2km2 = 2000000m2
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS làm bảng phụ, HS khác làm vào bảng con.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- 1 HS đọc đề bài, phân tích đề.
- HS làm vở, 1 HS làm vào bảng phụ.
- Một số HS trình bày bài làm.
- Nhận xét chữa bài.
- HS đọc đề, phân tích đề và làm bài vào vở.
- 1 HS làm trên bảng lớp.
- HS trình bày bài làm.
Nhận xét, chữa bài.
- 1 HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích
Khoa học
DÙNG THUỐC AN TOÀN
I. MỤC TIÊU
- HS nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn: xác định khi nào nên dùng thuốc, nêu những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc; có kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng, kĩ năng xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn.
- HS biết lắng nghe, chia sẻ, tụ giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Một số vỉ thuốc thường gặp, phiếu bài tập
- HS: Vỏ hộp, lọ thuốc
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Thuốc lá, rượu, bia, ma tuý có tác hại như thế nào?
- Nhận xét
2. Bài mới (30’)
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Một số loại thuốc thường dùng (12’)
- Y/c HS sưu tầm vỏ hộp, lọ thuốc.,
- Hàng ngày, các em có thể sử dụng thuốc trong một số trường hợp. Hãy giới thiệu cho các bạn biết về loại thuốc mà em đã mang đến lớp: Tên thuốc là gì? Thuốc có tác dụng gì? Thuốc được dùng trong những trường hợp nào?
- Nhận xét, khen ngợi những HS có kiến thức cơ bản về cách sử dụng thuốc.
- Hỏi:
+ Em đã sử dụng những loại thuốc nào? Em dùng thuốc đó trong trường hợp nào?
+ Ai mua thuốc cho em và mua ở đâu?
HĐ2. Sử dụng thuốc an toàn (9’)
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp để cùng giải quyết vấn đề sau:
+ Đọc kĩ các câu hỏi và làm bài tập trang 24.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Hỏi: Theo em, thế nào là sử dụng thuốc an toàn.
- Kết luận: Chúng ta chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết. Dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng. Để đảm bảo an toàn, chúng ta chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi mua thuốc, chúng ta phải đọc kĩ thông tin trên vỏ đựng thuốc để biết được nơi sản xuất, hạn sử dụng, tác dụng của thuốc và cách dùng thuốc.
d) HĐ3. Trò chơi “Ai nhanh ai đúng” (8’)
- GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi.
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
+ Y/c HS đọc kĩ từng câu hỏi trong sgk sau đó sắp xếp các thẻ chữ ở câu 2 theo trình tự ưu tiên từ 1 đến 3.
- Tổ chức cho HS thi dán nhanh.
+ Để cung cấp vi ta min cho cơ thể bạn chọn cách nào dưới đây hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
a) Tiêm can-xi.
b) Uống can-xi và vi-ta-min D.
c) Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có chứa can-xi và vi-ta-min D.
3. Củng cố - dặn dò (2’)
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chú ý thận trọng khi dùng thuốc.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- Một số HS nêu trước lớp tên các loại thuốc mình chuẩn bị được và tác dụng của chúng.
- Một số HS nêu ý kiến trước lớp:
+ Em sử dụng thuốc cảm khi bị cảm, sốt, đau họng....
+ HS kể
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, tìm câu trả lời tương ứng với câu hỏi.
- Đáp án đúng: 1.d, 2.c, 3.a, 4.b.
- Sử dụng thuốc an toàn là dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- HS lắng nghe.
- Hoạt động trong nhóm.
- Phiếu đúng:
- Để cung cấp vitamin cho cơ thể cần:
+ Ăn thức ăn chứa nhiều vitamin.
+ Uống vi-ta-min.
+ Tiêm vi-ta-min.
- 2 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Buổi chiều:
Lịch sử
QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
I. MỤC TIÊU
- HS biết ngày 5/6/1911, tại bến Nhà Rồng (Tp.HCM), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước, biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước: không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó. HS có kĩ năng trình bày.
- HS yêu quê hương, kính yêu Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Một số ảnh tư liệu về Bác như: phong cảnh quê hương Bác, cảng Nhà Rồng, tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin... Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập.
- HS: Bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ (4’)
- Phong trào Đông Du có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới (28’)
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành (10’)
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
+ Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu em tìm hiểu được về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
+ Cả nhóm thảo luận, chọn lọc thông tin để viết vào phiếu thảo luận.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
GV cho HS xem một số hình ảnh về quê hương của Bác Hồ.
HĐ2. Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành (8’)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?
+ Nguyễn Tất Thành chọn con đường nào? Vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh?
HĐ3. Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (9’)
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài?
+ Người đã định hướng giải quyết các khó khăn như thế nào?
+ Những điều đó cho thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Người như thế nào? Theo em, vì sao Người có được quyết tâm đó?
+ Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, trên con tàu nào, vào ngày nào?
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Giáo dục lòng yêu nước, kính yêu Bác Hồ.
- Nhận xét tiết học
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời, HS khác nhận xét .
- HS làm việc theo nhóm
- Lần lượt HS trình bày thông tin của mình trước nhóm.
- Các thành viên trong nhóm thảo luận để lựa chọn thông tin ghi vào phiếu bài tập của nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung.
- HS làm việc cá nhân, đọc thầm thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.
+ Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước phù hợp.
+ Nguyễn Tất Thành chọn con đường đi về phương Tây, Người không đi theo các con đường của sĩ phu yêu nước trước đó vì con đường này đều thất bại.
- HS thảo luận theo nhóm.
+ Người biết trước khi ở nước ngoài một mình là mạo hiểm, nhất là lúc ốm đau. Bên cạnh đó, Người cũng không có tiền.
+ Người rủ Tư Lê cùng đi nhưng Tư Lê không đủ can đảm đi cùng Người. Người quyết tâm làm bất cứ việc gì để sống và đi ra nước ngoài.
+ Người có quyết tâm cao, ý chí kiên định con đường ra đi tìm đường cứu nước bởi Người rất dũng cảm sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách và hơn tất cả Người có một tấm lòng yêu nước, yêu đồng bào sâu sắc
+ Ngày 5/6/1911,Nguyễn Tất
Thành với cái tên Văn Ba đã ra đi tìm
đường cứu nước mới trên tàu đô
đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết đọc thư viện:
Kĩ thuật
CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn, biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
- HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Tranh ảnh một số loại thực phẩm thông thường, dao thái, dao gọt.
- HS: Một số loại rau còn tươi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Y/c HS kể tên một số dụng cụ đun nấu, ăn uống trong gia đình.
- Khi sử dụng cụ đun nấu, ăn uống trong gia đình.
GV nhận xét tuyên dương HS nắm được kiến thức
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
b) Các hoạt động
HĐ1. Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn (8’)
- Y/c HS xem tranh và trả câu hỏi: Nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
-1 HS nêu – Nhận xét
- 1 HS nêu – Nhận xét
- Chọn thực phẩm cho bữa ăn
- Sơ chế thực phẩm
- GV tóm tắt lại nội dung chính của hoạt động 1(SGV trang 34)
HĐ2. Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn (14’)
- Chọn thực phẩm cho bữa ăn
+ Yêu cầu HS quan sát các tranh để trả lời câu hỏi: Yêu cầu của việc chọn thực phẩm?
+ Em hãy nêu tên các chất dinh dưỡng cần cho con người.
-Dự kiến những thực phẩm cần có cho bữa ăn của gia đình như thế nào?
-Lựa chọn thực phẩm theo dự kiến như thế nào?
- Cho HS nêu lựa chọn những thực phẩm đã chuẩn bị
- Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm.
+ Y/c HS nêu mục đích sơ chế
+ Cách thực hiện:
- Y/c HS đọc mục b) và nêu cách thực hiện
- Thảo luận nhóm :Yêu cầu giới thiệu thực phẩm mang theo và nêu cách sơ chế nó.
GV nhận xét và kết luận
HĐ3. Đánh giá kết quả học tập
- Em hãy nêu những công việc cần thực hiện khi nấu ăn?
- Chuẩn bị nấu ăn giúp người nội trợ thực hiện điều gì?
- Qua tìm hiểu việc chuẩn bị nấu ăn, chúng ta cần ghi nhớ điều gì?
3.Củng cố, dặn dò (3’)
- Liên hệ về nhà bằng kiến thức đã học phụ giúp cha mẹ trong công việc náu ăn của gia đình
- Chuẩn bị cho tiết sau: Nấu cơm.
- Nghe
- Quan sát và trả lời
- Liên hệ kiến thức lớp 4 trả lời.
-HS nêu .
-HS nêu.
- HS giới thiệu thực phẩm và cách chọn
- HS đọc nội dung mục 2 SGK và nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm.
- HS đọc mục b) SGK và nêu
- Thảo luận và trình bày
- Chọn thực phẩm cho bữa ăn và sơ chế thực phẩm
- Giúp người nội trợ thực hiện công việc nấu ăn, thuận tiện, chủ động
- 1-2 HS nêu ghi nhớ
- Lắng nghe
Thứ năm ngày 04 tháng 10 năm 2018
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong 2 đoạn trích, biết cách lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cảnh sông nước.
- HS yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Tranh ảnh minh họa cảnh sông nước
- HS: Nháp, bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (2’)
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Luyện tập (29’)
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề.
- GV gợi ý trả lời câu hỏi phần a
+ Bài văn tả đặc điểm gì của biển?
+ Để tả được các đặc điểm đó, tác giả phải quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
+ Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị gì?...
- GV nhận xét, đánh giá chung.
Bài 2
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gợi ý
- Yêu cầu HS viết bài
- GV nhận xét.
- Chấm một số bài.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Gọi HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Chơi trò chơi “Du lịch trên sông”, trả lời các câu đố về tên sông.
- HS đọc yêu cầu bài tập. HS quan sát tranh 1
- Làm việc theo cặp; trình bày kết quả.
- HS nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp viết bài, một số HS viết ra bảng nhóm.
- 4-5 HS tiếp nối nhau đọc bài viết.
Chia sẻ, nhận xét.
- HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM
I. MỤC TIÊU
- HS nắm được thế nào là từ đồng âm, nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp, biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm, có kĩ năng nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp và phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
- HS biết lắng nghe, chia sẻ, chăm chỉ học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ, bút dạ
- HS: Bút, nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
+ Em hiểu thế nào là từ đồng âm ?
+ Nêu ví dụ về từ đồng âm?cho ví dụ ?
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 (14’)
Cho biết nghĩa của mỗi từ đồng âm in đậm trong các câu sau:
a ) Canh cá nấu chua rất ngon.
b) Bác bảo vệ canh không cho bọn trộm vào lấy đồ đạc của nhà trường.
c) Một đêm có năm canh.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- GV gọi HS nêu kết quả làm việc.
- GV nhận xét.
Bài 2 (12’)
Gạch dưới những từ đồng âm trong các câu sau:
a) Bố tôi chèo đò chở đoàn chèo sang biểu diễn.
b) Nhà văn về thăm nhà.
c) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS làm vào vở, 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS nêu nghĩa của các từ.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 H nêu khái niệm. Học sinh khác nêu ví dụ.
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm nêu nghĩa của từ in đậm
- Lớp chữa bài nhận xét.
- 1 H đọc đề bài.
- 3 HS lên bảng làm bài. Mỗi HS làm 1 câu, cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài nhận xét .
- H
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 6.doc