VIẾT CÁC SỐ ĐO KỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
- HS nắm được bảng đơn vị đo khối lượng, quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng thông dụng, viết được số đo khối lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị khác nhau.
- HS biết tự học, tự giải quyết vấn đề, biết hợp tác, giúp đỡ bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn màu, bảng phụ, bút dạ
- HS: Bảng con, nháp, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
24 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 5, kì I - Tuần 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u ai cũng cần phải có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, HS có kĩ năng diễn đạt.
- HS yêu quý bạn bè, thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày, thân ái đoàn kết với bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Tranh minh họa, bảng phụ ghi BT1
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
HS lên bảng kể về những hiểu biết của em về đền Hùng
2. Dạy bài mới (30’)
a) Giới thiệu bài (1p)
b) Các hoạt động
HĐ1: thảo luận cả lớp (7’)
+ Bài hát nói nên điều gì? Lớp chúng ta có vui như vậy không? Điều gì xảy ra nếu chúng ta không có bạn bè?
+ Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
- GV kết luận: Trẻ em có quyền..
HĐ2: Tìm hiểu truyện “Đôi bạn” SGK (8’)
- GV kể câu chuyện “ Đôi bạn” (1 lần)
- Cho HS đọc SGK, chuẩn bị đóng vai.
- Cho trả lời câu hỏi SGK.
.- GV chốt ý: Bạn bè cần phải..
- Rút (Ghi nhớ SGK)
HĐ 3: Làm BT2 SGK (5’)
- Cho làm việc cá nhân, trình bày ý kiến.
- Chốt lại các tình huống.
HĐ 4: Liên hệ thực tế (6’)
- YC HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp.
- GV ghi nhanh các ý kiến.
- GV kết luận: Tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau
3. Củng cố, dặn dò(3p)
- Liên hệ tình bạn đẹp mà em biết.
- Về chuẩn bị cho tiết 2.
- HS lên kể.
- Lớp nghe, nhận xét
HS lắng nghe.
- Cả lớp hát bài “lớp chúng ta đoàn kết”.
- Vài HS đưa ra ý kiến, nhận xét, bổ sung.
- 1HS đọc lại truyện SGK.
- HS đóng vai theo truyện.
- HS tự trả lời câu hỏi SGK
- Nhận xét, bổ sung.
1-2 HS nhắc lại ghi nhớ.
- HS tự làm rồi trao đổi với bạn bên cạnh.
- Lần lượt HS trình bày ý kiến, giải thích lí do. Nhận xét, bổ sung.
- 1HS nhắc lại.
- HS tự liên hệ.
Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2018
Buổi chiều:
Tập làm văn
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được lí lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
- HS có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác khi tranh luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn mầu, bảng phụ.
- HS : Nháp, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- GV phân lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử một bạn đại diện nêu ý kến của mình cuộc trao đổi tranh luận .
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- H: Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và đảm bảo phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?
- GV nhận xét, chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò (2p)
- Gọi HS nêu các điều kiện thuyết trình tranh luận.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp đọc thầm bài “Cái gì quý nhất?”
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2
- 3 HS nối tiếp phát biểu ý kiến trước lớp.
- 1HS đọc to nội dung
- HS các nhóm đại diện nêu ý kiến thảo luận.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS trao đỏi bài theo nhóm đôi sau đó phát biểu.
- HS bổ sung cho nhau.
- HS phát biểu
- HS khác chai sẻ.
- 2 - 3 HS nêu.
Toán
VIẾT CÁC SỐ ĐO KỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
- HS nắm được bảng đơn vị đo khối lượng, quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng thông dụng, viết được số đo khối lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị khác nhau.
- HS biết tự học, tự giải quyết vấn đề, biết hợp tác, giúp đỡ bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn màu, bảng phụ, bút dạ
- HS: Bảng con, nháp, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Các hoạt động
HĐ1. Bảng đơn vị đơn vị đo khối lượng (8’)
- Yêu cầu HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã học.
- Gọi HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Yêu cầu HS làm vào bảng con, viết số thập phân vào chỗ chấm:
5 tấn 132kg = tấn
6kg 23g = kg
35 tạ 98kg = tạ
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ2. Luyện tập
Bài 1. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 5 tấn 625kg = tấn
b) 23 tấn 29kg = tấn
c) 15kg 3g = kg
d) 600kg = tấn
e) 15 yến 9kg = yến
g) 3 tạ 60kg = tạ
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3. Trong vườn thú có 4 con sư tử. Trung bình mỗi ngày một con ăn hết 9kg thịt. Hỏi cần bao nhiêu tấn thịt để nuôi số sư tử đó trong 35 ngày?
- Gọi HS trình bày bài làm, cách làm.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS nêu lại cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học.
- HS nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo khối lượng liền kề.
- HS nêu:
1 tấn = 10 tạ
1 tạ = tấn = 0,1 tấn
1 tấn = 1000kg
1kg = tấn = 0,001tấn
- HS làm vào bảng con, 3 HS lên bảng làm.
- HS đọc đầu bài.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chia sẻ.
- HS đọc đề bài, phân tích đề
- HS thảo luận nhóm đôi và làm ra nháp, 1 nhóm làm bảng phụ.
- HS trình bày, HS khác chia sẻ, nhận xét.
- HS nêu
- HS lắng nghe.
Luyện Tiếng việt:
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA.
I. MỤC TIÊU
- HS biết phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. HS hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa ( nghĩa gốc, nghĩa chuyển) và mối quan hệ giữa chúng, biết đặt câu phân biệt từ nhiều nghĩa.
- HS biết đặt câu hỏi thắc mắc khi không hiểu bài, biết hợp tác, chia sẻ với bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Bảng phụ, phấn màu
- HS : Vở , bút, nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Yêu cầu HS đặt 2 câu để phân biệt nghĩa của từ ngọt.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu của tiết học
b) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1. Trong các từ gạch chân dưới đây từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa.
Con dao này rất săc.
Cái cuố này sắc thật.
Biển luôn thay đổi tùy theo sắc mây trời.
Em đã học thuộc lòng bài “Săc màu em yêu”
Săc mặt bạn hôm nay không tốt lắm.
g) Chị ấy trang điểm nhìn sắc thật.
-Lưu ý HS đọc kĩ các từ xác định rõ nghĩa của từng từ trong mỗi câu rồi xác định.
- GV nhận xét, chốt lại.
- GV giúp HS nắm được cách phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
Bài 2. Đặt câu phân biệt nghĩa từ xuân:
a) Đầu mùa của 1 năm.( danh từ)
b) Chỉ tuổi trẻ.( tính từ)
c) Chỉ 1 năm. ( danh từ)
-Y/c HS đọc kĩ đề bài và xác định từng nghĩa sau đó đặt câu cho đúng y/c.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Hỏi: Thế nào là từ đồng âm, từ nhiều nghĩa?
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- Giao bài tập về nhà.
- 2 HS lên bảng đặt câu, HS khác làm ra nháp.
- HS nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS làm bài vào vở.
- Một số HS trình bày bài làm.
- HS khác chia sẻ, nhận xét.
- HS trao đổi cặp, làm vở, nối tiếp đọc câu, nhận xét.
VD:
+ Mùa xuân là tết trồng cây.
+ Chị ấy trông vẫn còn xuân chán.
+ Năm nay, ông mấy xuân rồi.
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Thứ tư ngày 24 tháng 10 năm 2018
Tập đọc
ĐẤT CÀ MAU
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu nội dung bài: Sự khắc nghiệt của nhiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau. (Trả lời được các CH trong SGK); đọc diễn cảm được bài văn, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, phát triển kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng diễn đạt.
- HS yêu quý con người, thiên nhiên; biết lắng nghe, chia sẻ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Bản đồ Việt Nam
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về thiên nhiên, con người Cà Mau
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Cho HS đọc bài Cái gì quý nhất và trả lời câu hỏi
+ Theo Hùng, Quý Nam cái gì quý nhất trên đời ?
+ Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất ?
- GV nhận xét
2. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Luyện đọc (12’)
- GV đọc toàn bài.
- Gọi 1 HS đọc cả bài
- Cho HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn.
b) Tìm hiểu bài (9’)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1và trả lời câu hỏi:
+ Mưa ở Cà Mau có gì khác thường ?
+ Hãy đặt tên cho đoạn văn này ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 , đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt lại.
- Gọi HS nêu nội dung chính của bài.
c) Luyện đọc diễn cảm (9’)
- Hướng dẫn học sinh cách nhấn giọng.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn mà mình thích.
- Gọi một số HS lên bảng đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS chú ý lắng nghe
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc cả lớp đọc thầm.
- HS chia đoạn
- HS đọc nối tiếp nhau +luyện từ khó đọc
- HS đọc cặp đôi
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu, HS khác chia sẻ.
- HS đọc thầm đoạn 2, đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
- HS nêu nội dung chính của bài
- HS khác nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS tự luyện đọc diễn cảm đoạn mà mình thích.
- 3 - 5 HS lên bảng đọc
- Bình chọn bạn đọc hay, diễn cảm.
- HS lắng nghe.
Chính tả (nhớ - viết)
TIẾNG ĐÀN BA – LA – LAI – CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. MỤC TIÊU
- HS viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể tự do, làm được bài tập 2, bài 3 về các từ có chứa âm l/ n, HS có kĩ năng viết liền mạch, kĩ năng tìm từ.
- HS biết tự học, giải quyết vấn đề, biết chia sẻ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn mầu, bảng phụ.
- HS: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- GV đọc cho cả lớp viết: tuyên truyền, quyết tâm, thuyết trình, quyên góp.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Viết chính tả (19’)
- GV gọi 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ .
- Y/ cầu HS nêu từ ngữ khó viết, dễ lẫn trong khi viết chính tả.
- Y/ cầu HS viết các từ vừa tìm được.
- Bài thơ có mấy khổ? Cách trình bày mỗi khổ?
- Trong bài có chữ nào phải viết hoa?
- Yêu cầu HS viết bài.
- GV đọc toàn bài thơ cho HS soát lỗi.
- Thu chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
HĐ2. Luyện tập (9’)
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Nhận xét.
Bài 3. Cá nhân
1 HS đọc yêu cầu, HS tự làm bài trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Yêu cầu đặt câu với 1 số từ ngữ ở bài 3
- Dặn HS chuẩn bị bài: Ôn tập
- 1 HS lên bảng , cả lớp viết ra nháp
- HS nhận xét về cách đánh dấu thanh cho từng tiếng.
- 1 HS.
- HS nêu trước lớp
-2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vở nháp.
- HS trả lời.
- HS viết bài.
- Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để kiểm tra, soát lỗi, chữa bài, ghi số lỗi ra lề.
- HS đọc đề bài.
- 1 HS làm bảng nhóm, HS khác làm vào vở.
- HS làm vào nháp.
- 2 HS nêu.
- Lắng nghe.
Toán
VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
- HS nắm được bảng đơn vị đo diện tích, quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, viết được số đo diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
- HS biết tự học, giải quyết vấn đề, chăm chỉ học bài và làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Dạy bài mới (30’)
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Hệ thống bảng đơn vị đo diện tích và quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thông dụng (8’)
- Gọi HS kể tên các đơn vị đo diện tích
- Yêu cầu HS nêu quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề.
- Đưa ví dụ, yêu cầu HS làm vào bảng con:
2m2 5dm2 = m2
53dm2 = m2
HĐ2. Luyện tập (21’)
Bài 1
- Cho HS làm vào nháp.
- Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 2984m2 = ha
b) 80000m2 =ha
c) 2ha = km2
d)350ha = km2
- Cho HS làm vào vở.
- Nhận xét, sửa chữa.
Bài 3
- Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- Quan sát, giúp đỡ HS yếu
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS nêu cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về tự ôn tập, lấy ví dụ và tự làm bài.
- Một số HS nêu.
- HS phát biểu, HS khác chia sẻ, bổ sung.
- HS làm vào bảng con, 2 HS lên bảng làm.
- Chia sẻ, nhận xét.
- HS làm bài vào nháp, 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chia sẻ.
- HS làm bài vào vở sau đó đổi vở kiểm tra cho nhau.
- HS trình bày bài làm, HS khác chia sẻ, nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm, HS khác làm.
- Trình bày bài làm, cách làm
- HS chia sẻ, nhận xét bài của bạn.
- Một số HS nêu
Khoa học
THÁI ĐỘ VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
I. MỤC TIÊU
- HS xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV, có kĩ năng diễn đạt
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Phấn màu, phiếu bài tập.
- HS: Sách, vở, bút màu...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (3')
- HIV là gì ? nêu các đường lây truyền của HIV ?
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1')
b) Các hoạt động
HĐ1. Trò chơi tiếp sức " HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua ... " (9’)
- Kẻ sẵn trên bảng hoặc trên giấy khổ to 2 bảng có nội dung giống nhau như sau :
Bảng " HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua ... "
Các hành vi có nguy cơ bị nhiễm HIV
Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV
- Kết luận :
HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như bắt tay , ăn cơm cùng mâm ,...
HĐ2. Không phân biệt đối xử đối với người bị nhiễm HIV (10’)
GV hướng dẫn cả lớp thảo luận các câu hỏi sau :
- Các em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử ?
- Các em nghĩ người bị nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống?
HĐ3. Quan sát và thảo luận (10’)
- Yêu cầu HS quan sát, làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời.
GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Liên hệ giáo dục HS
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị trước bài sau.
- HS lắng nghe, trả lời.
- Các đội cử đại diện lên chơi : lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội lên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng .
- HS trả lời
- HS trao đổi nhóm đôi.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình ; các nhóm khác nhận xét bổ sung .
- HS quan sát tranh, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- Một số HS trình bày, HS khác chia sẻ, bổ sung.
- HS lắng nghe.
Buổi chiều:
Lịch sử
CÁCH MẠNG MÙA THU
I. MỤC TIÊU
- HS biết kể lại một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội: Ngày 19 – 8 – 1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, ... Chiều ngày 19 – 8 – 1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HN toàn thắng, biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
- HS tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc, yêu hòa bình, đoàn kết, yêu thương bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Bản đồ, phiếu học tập
- HS: Nháp, bút chì
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1.Thời cơ cách mạng (7’)
- GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài Cách mạng mùa thu.
- GV nêu vấn đề: Tháng 3-1945, phát xít Nhật hất cẳng Pháp, giành quyền đô hộ nước ta. Giữa tháng 8-1945 quân Phiệt Nhật ở châu Á đầu hàng đồng minh.
- GV gơi ý: Tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này như thế nào?
- GV giảng thêm cho HS hiểu.
HĐ2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở HN ngày 19-8-1945 (9’)
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 10-8-1945.
- GV yêu cầu 1 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HS.
HĐ3. Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội với cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương. (7’)
- GV nếu vấn đề: Nếu cuộc khởi nghĩa này không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao?
- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác dụng như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước?
- GV chốt ý.
+ Tiếp sau Hà Nội, những nơi nào đã giành được chính quyền?
- GV yêu cầu HS liên hệ: Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương ta năm 1945?
- GV kể về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương năm 1945, dựa theo lịch sử địa phương.
HĐ4. Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng 8 (7’)
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng 8. Các câu hỏi gợi ý.
+ Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng 8?
+ Thắng lợi đó có ý nghĩa như thế nào?
- GV kết luận về nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng tám.
+ Vì sao mùa thu 1945 được gọi là Mùa thu cách mạng?
+ Vì sao ngày 19-8 được lấy làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở nước ta?
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và tìm hiểu về ngày Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hoà 2-9-1945.
- 2-3 HS lên.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc thành tiếng phần cuối năm 1940.
- HS thảo luận tìm câu trả lời.
- Dựa vào gợi ý của HS để giải thích thời cơ cách mạng.
Đảng ta xác định đây là thời cơ cách mạng ngàn năm có một vì: Từ năm 1940 Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta nhưng tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS thuật lại trước nhóm cuộc khởi nghĩa 19-8-1945 ở Hà Nội, các HS cùng nhóm theo dõi, bổ sung ý kiến cho nhau.
- 1 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến thống nhất như sau.
- Chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
- HS trao đổi nhóm.
+ Hà Nội là nơi có cơ quan đầu não của giăc, nếu Hà Nội không giành được chính quyền thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ gặp khó khăn rất nhiều.
- Đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền.
- Theo dõi .
- Đọc SGK và nêu: Tiếp sau HN lần lượt đến Huế (23-8) Sài Gòn (25-8), Và đến 28-8-1945 cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công.
- Một số HS nêu trước lớp.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi gợi ý để rút ra nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của Cách mạng tháng 8.
- HS suy nghĩ và nêu ý kiến.
- HS cùng nhận xét.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Tiết đọc thư viện:
Kĩ thuật
LUỘC RAU
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách thực hiện các công việc luộc rau, biết vận dụng vào giúp gia đình nấu ăn, phát triển kĩ năng tự phục vụ.
- HS biết tự phục vụ, chăm chỉ làm việc nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Rau muống
- HS: Rau muống, rau cải, rổ, rá, chậu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Dạy bài mới
HĐ1. Các công việc chuẩn bị luộc rau (7’)
- Gọi HS kể tên một số loại rau mà mình biết
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi, nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ chuẩn bị để luộc rau.
- Gọi HS nêu cách sơ chế rau.
- GV nhận xét, chốt lại.
HĐ2. Cách luộc rau (8’)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi cách luộc rau.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, kết luận
- H: Để rau ngon, khi luộc cần chú ý điều gì?
HĐ3. Thực hành nhặt rau, rửa rau (15’)
- Cho HS hoạt động nhóm 3, thực hành nhặt rau, rửa rau.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách luộc rau.
- Liên hệ giáo dục HS về giúp đỡ gia đình.
- Dặn HS chuẩn bì bài sau “Rán đậu phụ”
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
HS khác bổ sung.
- HS trao đổi nhóm đôi, nói cho nhau nghe.
- Một số HS phát biểu trước lớp.
- HS nêu cách sơ chế rau (nhặt rau, rửa rau,)
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận cách luộc rau.
- Đại diện một số nhóm báo cáo:
+ Cho nhiều nước khi luộc rau.
+ Cho một ít muối hoặc bột canh vào nước luộc rau để rau được xanh.
+ Nước sôi mới cho rau vào.
- HS trả lời, HS khác chia sẻ, bổ sung.
- HS thực hành nhặt rau, rửa rau.
- Một số HS chia sẻ cách nhặt rau, rửa rau.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2018
Tập làm văn
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận nhằm thuyết phục người nghe. Biết trình bày diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, rành mạch, thái độ bình tĩnh tự tin, tôn trọng người khác khi tranh luận.
- Rèn kỹ năng trình bày ý kiến tranh luận cho HS.
- Giáo dục ý thức trong khi tranh luận và tinh thần học tập tốt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (3’)
- Hỏi HS: Khi thuyết trình tranh luận các em cần nêu được những gì?.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: (1’)
b) Nội dung: (29’)
Bài 1:
- Gọi HS đọc bài
- Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài.
- Chia nhóm.
nhắc HS 1 số chú ý khi tranh luận, mỗi HS phải nhập vai nhân vật, xưng “tôi”. Có thể kèm theo tên nhân vật..... cuối cùng đi đến thống nhất: Cây xanh cần cả đất, nước, không khí và ánh sáng để bảo tồn sự sống.
- Mời các nhóm tranh luận trước lớp.
- Ghi tóm tắt ý kiến vào bảng tổng hợp.
- Nhận xét, đánh giá các nhóm.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV phân tích giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài.
- GV cho làm vở, 1 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nêu ý kiến của mình.
- Nhận xét, kết luận
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Hãy cho biết: ý kiến mình đưa ra cần phải đảm bảo yêu cầu gì?
- 3 HS nêu.
- HS nghe
Bài 1:
- Một HS nêu yêu cầu.
- Làm việc theo nhóm tổ, mỗi HS đóng vai một nhân vật, dựa vào ý kiến của nhân vật, mở rộng, phát triển lí lẽ và dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến ấy.
- Các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp. (HS tham gia tranh luận bốc thăm để nhận vai tranh luận).
- Nhận xét đánh giá ý kiến tranh luận của các tổ.
Bài 2:
- 1 HS đọc to yêu cầu bài tập.
- HS làm vở, 1 em làm bảng phụ.
- Một số HS phát biểu ý kiến của mình.
+ Trong cuộc sống cả trăng lẫn đèn đều cần thiết. Đèn ở gần nên soi rõ hơn, giúp người ta đọc sách, làm việc lúc trời tối.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- 3 - 4 HS nêu.
Luyện từ và câu
ĐẠI TỪ
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp, nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT1; BT2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần (BT3).
- HS có ý thức tự giác làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ, phấn màu
- HS: Bút chì, nháp
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Nhận xét (12’)
- Cho HS đọc bài 1.
- Em hãy chỉ rõ từ tớ, cậu trong câu a, từ nó trong câu b, được dùng làm gì?
- Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV chốt lại ý đúng.
-Hướng dẫn HS làm bài 2.
- GV: Những từ trên thay thế cho danh từ cho khỏi lặp lại. Những từ đó gọi là đại từ.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
HĐ2. Luyện tập (18’)
Bài 1
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Chỉ rõ những từ in đậm trong đoạn thơ chỉ ai?
- Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
Bài 2
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 3
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm đại từ thích hợp cho danh từ chuột, GV dán lên bảng lớp tờ giấy khổ to đã viết sẵn câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi 2 nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS làm theo nhóm 2.
- 2-3 HS nêu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 4-5 HS đọc.
- 2 HS nhắc lại không nhìn SGK.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- HS nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày
- HS theo dõi nhận xét.
- HS đọc bài tập.
- Tìm đại từ thích hợp thay cho danh từ chuột.
- Đọc lại câu chuyện vui.
- 2 HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- HS biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân. Làm thêm bài tập 4, HS có kĩ năng làm các dạng toán.
- HS chăm chỉ, tự giác học bài và làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Dạy bài mới (30’)
Bài 1
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng làm.
- Gv nhận xét, sửa chữa
Bài 2
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi vài HS nêu miệng cách làm và kết quả.
- Nhận xét, sửa chữa.
Bài 3
- Yêu cầu học sinh làm bảng nhóm.
- Cho đại diện nhóm trình bày kết quả.
-Nhận xét, sửa chữa.
Cho HS so sánh sự khác nhau giữa việc đổi đơn vị đo diện tích và đổi đơn vị đo độ dài
Bài 4
- Cho HS đọc đề toán nêu yêu cầu bài toán
- Gọi 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét, sửa chữa.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu về nhà xem trước bài sau.
- HS đọc yêu cầu của bài.
HS làm bài.
HS nhận xét
- HS làm bài.
- HS nhận xét kết quả.
- HS làm bảng nhóm.
- HS tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 9.doc