ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy)
I.MỤC TIÊU:
- Sử dụng đúng dấu chấm, phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1).
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy (BT2).
II.CHUẨN BỊ: Phiếu học tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
28 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Trường TH Dang Kang I - Tuần 32, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn (BT1).
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy (BT2).
II.CHUẨN BỊ: Phiếu học tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- Nêu tác dụng của dấu phẩy?
- Điền dấu phẩy trong đoạn văn sau cho phù hợp: Mươi mười lăm năm nữa thôi các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện ở giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
- Nhận xét.
- HS nêu.
- HS nêu.
- KQ: Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài :Tiết học hôm nay giúp các em ôn luyện về dấu phẩy, nắm vững các tác dụng của dấu phẩy, biết thực hành điền đúng dấu phẩy trong câu văn.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:
- YCHS thảo luận nhóm 4, có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẫu chuyện vui sau :
- Bức thư đầu là của ai ?
- Bức thư thứ hai là của ai ?
- Qua câu chuyện em thấy tính khôi hài của mẫu chuyện như thế nào?
Bài 2:
- YCHS viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường và nêu tác dụng của từng dấu phẩy.
- YCHS trình bày,nhận xét.
- GV đánh giá.
- Nghe.
- HS thảo luận nhóm 4 , nối tiếp nhau sửa bài .
- Đại diện nhóm trình bày
- Bức thư đầu là của anh chàng đang tập viết văn.
- Bức thư thứ hai là thư trả lời của Bớc-na Sô
+ Bức thư 1:
“ Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài . “
+ Bức thư 2:
“ Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh “
- Lao động viết văn rất vất vả, gian khổ.Anh chàng nọ muốn trở thành nhà văn nhưng không biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy hoặc lười biếng đến nổi không viết dấu câu, nhờ nhà văn nổi tiếng làm cho việc ấy, đã nhận được từ Bớt-na Sô một bức thư trả lời hài hước, có tính giáo dục.
- HS viết đoạn văn.
- HS trình bày.
- Tuyên dương.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập về dấu câu (dấu hai chấm).
*************************
Tiết 3: Kể chuyện
NHÀ VÔ ĐỊCH
I.MỤC TIÊU:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.
- Biết trao đổi về ND, ý nghĩa câu chuyện.
II.CHUẨN BỊ: Bộ tranh phóng to trong SGK.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- YCHS Kể về một việc làm tốt của bạn em.
- Nhận xét.
- HS kể.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài : Câu chuyện Nhà vô địch các em học hôm nay kể về một bạn học sinh bé nhất lớp, tính tình rụt rè đến mức ai cũng tưởng bạn không dám tham dự một cuộc thi nhảy xa. Không ngờ, cậu học trò bé nhỏ, nhút nhát ấy lại đoạt giải Nhà vô địch của cuộc thi. Vì sao có chuyện lạ như vậy, các em cùng nghe câu chuyện để hiểu được điều đó.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
+ GV kể chuyện:
- GV kể lần 1 không sử dụng tranh.
- GV kể lần 2,vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa.
-YC hs nêu nội dung từng tranh.
+ HD HS kể chuyện:
- GV nêu YC:Dựa vào ND câu chuyện và tranh minh họa trong SGK,các hãy thảo luận nhóm đôi về ý nghĩa của câu chuyện và bài học mà mỗi em tự rút ra sau khi nghe câu chuyện .
Hoạt động 2: Học sinh kể toàn bộ câu chuyện. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* KC trong nhóm:
- Trong câu chuyện gồm 4 tranh HS thảo luận nhóm 4 kể cho nhau nghe nội dung của từng tranh và trao đổi với nhau nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Gợi ý nội dung của từng tranh:
+ Tranh 1: Các bạn trong làng tổ chức thi nhảy xa.Chị Hà làm trọng tài. Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt đều nhảy qua hố cát thành công .
+ Tranh 2: Chị Hà gọi đến Tôm Chíp.Cậu rụt rè, bối rối. Bị các bạn trêu chọc, cậu quyết định vào vị trí nhưng đến gần điểm đệm nhảy thì đứng sựng lại.
+ Tranh 3: Tôm Chíp quyết định nhảy lần thứ 2. Nhưng đến gần hố nhảy, cậu bỗng quặt sang bên, tiếp tục lao lên khiến mọi người cười ồ. Thì ra Tôm Chíp đã nhìn thấy một bé trai đang lăn theo bờ mương nên lao đến, vọt qua con mương, kịp cứu đứa bé sắp rơi xuống nước.
+ Tranh 4: Các bạn ngạc nhiên vì Tôm Chíp đã nhảy qua được con mương rộng; thán phục tuyên bố chức vô địch thuộc về Tôm Chíp.
* KC trước lớp :
- YC 1HS trong nhóm kể nội dung tranh 1,2
- YC 1HS trong nhóm kể nội dung tranh 3,4
- YC 2HS kể toàn bộ câu chuyện và nêu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Cả lớp và GV nhận xét,bình chọn.
- HS lắng nghe.
- HS vừa nghe vừa quan sát tranh trong SGK.
- HS trao đổi theo nhóm 2.Đại diện trình bày KQ.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện 1 nhóm 4 em kể nội dung 6 bức tranh .
- 1HS kể
- 1HS kể
- 2HS kể trước lớp .
- Nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp, khen Tôm Chíp dũng cảm, cứu người.
- HS nêu.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
***********************
Tiết 4: Địa lí
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
TÌM HIỂU VỀ DANG KANG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nắm đươc vị trí, diện tích, dân cư, hoạt động kinh tế
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Vị trí, diện tích, địa hình
- Chỉ trên lược đồ
- Nêu diện tích
2. Dân số, hoạt động kinh tế
- Yêu câu HS kể tên các dân tộc sinh sống trên địa bàn DK
- Năm 1999 Xã Dang Kang co bao nhiêu dân ? Mật độ ?
- Hoạt động kinh tế chính ở đây là gì ?
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- HS chỉ
- Nêu
Dang Kang là một xã thuộc huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk, Việt Nam. Xã Dang Kang có diện tích 27,51 km²,
- HS kể: Kinh, Êđê, ......
- Dân số năm 1999 là 5068 người, mật độ dân số đạt 184 người/km².
- HS tự trình bày vốn hiểu biết của mình
- Lắng nghe
****************************************
Thứ tư ngày 25 tháng 4 năm 2018
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI
SỐ ĐO THỜI GIAN
I.MỤC TIÊU:
- Biết thực hành tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải bài toán (Bài 1,2,3).
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- YCHS tính: 2 giờ 30 phút + 5 giờ 15 phút
- YCHS tìm tỉ số phần trăm của 10 và 6.
- Nhận xét.
- 7 giờ 45 phút
- 10 : 6 = 1,6666.= 16,66 %
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong tiết toán hôm nay, chúng ta cùng làm các bài toán ôn tập về số đo thời gian.
2.Luyện tập:
Bài 1:
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS làm bảng con.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- YCHS đọc yc bài .
- YCHS làm cá nhân.
38 phút 18 giây 6
2 phút = 120 giây 6 phút 23 giây
138 giây
18
0
37,2 phút 3
07 12,4 phút
12
0
Bài 3 :
- YCHS đọc đề.
- YCHS tóm tắt, giải.
Tóm tắt:
Quãng đường: 18 km.
Vận tốc : 10 km/giờ
Thời gian :.........giờ?
Bài 4 :
- YChs đọc đề.
- Gợi ý:
.Thời gian từ 6 giờ 15 phút đến 8 giờ 56 phút ô tô làm việc gì? (TB-K)
.Thời gian ô tô đi trên đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là bao lâu? (K-G)
.Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là bao nhiêu km? (TB-K)
- YCHS làm vở.
- YCHS nhận xét.
Tóm tắt:
T 1 :6 giờ 15phút 25 Phút T 2: 8 giờ 56 phút
______________________________________
Hà Nội Nghỉ Hải Phòng
...?km
- Nghe.
- HS đọc.
- HS làm bảng con.
- KQ:
a) 15 giờ 42 phút ; 8 giờ 44 phút
b) 16,6 giờ ; 7,6 giờ
- HS đọc.
- HS làm bài vào nháp.
- KQ:
a) 17 phút 48 giây ; 6 phút 23 giây
b) 8,4 giờ ; 12,4 phút
- HS đđọc đề.
- HS trình bày KQ
Bài giải
Thời gian người đó đi hết quãng đường là:
18 : 10 = 1,8 (giờ)
= 1 giờ 48 phút
Đáp số : 1 giờ 48 phút
- HS đọc.
- Đi Hà Nội đến Hải Phòng,nghỉ giữa đường.
- 8 giờ 56 phút – 6 giờ 15 phút – 25 phút.
- 45 x t
- HS làm bài.
Bài giải
Thời gian ô tô đi trên đường là:
8 giờ 56 phút – (6 giờ 15 phút+25 phút)
= 2 giờ 16 phút = giờ
Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
45 x = 102 (km)
Đáp số : 102 km
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập về tính chu vi, diện tích của một số hình.
**************************
Tiết 2: Tập đọc
NHỮNG CÁNH BUỒM
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ.
- Hiểu ND, ý nghĩa:Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài ).
- Học thuộc bài thơ.
II.CHUẨN BỊ: Tranh minh họa phóng to, bảng phụ viết rèn đọc.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
- Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
- Nhận xét.
- Lúc thì đi qua .
- Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em: nhận việc thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy trên tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Bài thơ Những cánh buồm thể hiện cảm xúc của một người cha trước những câu hỏi, những lời nói ngây thơ của con khi cùng mình đi ra biển .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc:
- YCHS đọc bài.
- YC 5HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
.L1:Luyện phát âm :lênh khênh, khẽ, chắc nịch, rực rỡ.
.L2:Giải nghĩa từ ở cuối bài.
- YCHS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu:
Giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng.
Lời cha : ấm áp, dịu dàng.
Lời con : ngây thơ, hồn nhiên.
Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: rực rỡ, lênh khênh, chảy đầy vai, trầm ngâm, chắc nịch.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
+ Dựa vào những hình ảnh đã được gợi nhớ trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con đang dạo trên bãi biển?
- YCHS đọc đoạn 2,3, 4,5. HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi: Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con?
+ Những câu hỏi thơ ngây cho thấy con ước mơ gì?
+ Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì ?
+ Hãy nêu nội dung của bài ?
- Lắng nghe.
- 1HS đọc.
- 5HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ của bài.
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo nhóm 2.
+ Sau trận mưa đêm, bầu trời và bãi biển như được gọt rửa sạch bong. Mặt trời nhuộm hồng cả không gian bằng những tia nắng rực rỡ, cát như càng mịn, biển càng như trong hơn. Cả hai cha con dạo chơi trên bãi biển. Bóng họ rải trên cát. Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Cậu con trai bụ bẫm, lon ton bước bên cha làm một cái bóng tròn chắc nịch.
- Hai cha con bước đi trong nắng hồng. Bỗng cậu bé lắc tay cha khẽ hỏi :“Sao ở xa kia chỉ thấy nước, thấy trời, không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người? “Người cha mỉm cười bảo: “Cứ theo cánh buồm kia đi mãi sẽ thấy cây, thấy nhà cửa. Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến. Người cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời, cậu bé lại trỏ cánh buồm bảo: “ Cha hãy mượn cho con những cánh buồm trắng nhé, để con đi ..”.Lời đứa con làm người cha bồi hồi, cảm động - đó là lời của người cha, là ước mơ của ông thời còn là một cậu bé như con trai ông bây giờ, lần đầu được đứng trước biển khơi vô tận. Người cha gặp lại chính mình trong ước mơ của con trai.
+ Nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ở phía chân trời xa.
+ Ước mơ thuở nhỏ của mình.
+ Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- YCHS tiếp nối nhau đọc.
- GV đọc mẫu khổ 2, 3.
- YCHS luyện đọc theo cặp và nhẩm học thuộc lòng.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng.
- Nhận xét, đánh giá.
- 4HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài thơ.
- Luyện đọc nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng trước lớp.
- Nhận xét kết quả đọc của bạn.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
****************************
Tiết 3: Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT
I.MỤC TIÊU:
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sữa được lỗi trong bài.
- Viết lại 1 đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi lỗi điển hình cần sửa chung trước lớp.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra :
- YChs đọc dàn ý tả con vật.
- YChs nhận xét .
- HS đọc.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trả bài văn tả con vật.
2.Nhận xét bài làm của lớp:
- Đề bài thuộc kiểu bài gì ?
- Đối tượng miêu tả ?
- GV nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp.
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề bài, kiểu bài, trình bày đúng, bố cục hợp lý, một số bài có hình ảnh miêu tả sinh động, thể hiện được sự quan sát riêng, diễn đạt mạch lạc.
+ Khuyết: Còn một số bài chưa đi trọng tâm miêu tả con vật. Viết câu dài, chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều, thiếu ý, tả chung chung, dùng từ chưa chính xác, sử dụng nhiều văn nói, sắp xếp ý chưa lôgic. Một số bài chưa có câu kết thúc.
b)Hướng dẫn HS sửa lỗi:
- GV trả bài cho HS.
-GV hướng dẫn hs sửa lỗi.
* Chính tả :
- Rược đưởi, chú lại sửa, cái lữi, dận dữ, lỗ muỗi, bỏ vịt, hạt nhản, nhỏ siu .
* Từ :
- chiếc gâu ở mép
- con mắt xoa tròn
- chú có bộ râu ngọ nguậy
* Câu:
Hằng ngày nó là một con chó. Người hàng xóm rất thích.
- GV theo dõi, nhắc nhở HS sửa bài.
- GV hướng dẫn HS sửa lỗi.
- Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay.
c)Hướng dẫn hs viết đoạn văn:
- YCHS chọn đoạn văn viết lại cho hay hơn.
- Gợi ý: HS chọn đoạn văn tả hình dáng,hoạt động của con vật.
- GV đọc những đoạn văn hay.
- Tả con vật.
- Những đặc điểm tiêu biểu về hình dáng bên ngoài, về hoạt động.
- Lắng nghe.
- HS đọc lời nhận xét của thầy cô, học sinh tự sửa lỗi sai. Tự xác định lỗi sai về mặt nào (chính tả, câu, từ, diễn đạt, ý)
- rượt đuổi, chú lại sủa, cái lưỡi, giận dữ, lổ mũi, mỏ vịt, hạt nhãn, nhỏ xíu.
- bộ ria mép.
- đôi mắt tròn xoe.
- bộ ria của chú cử ngọ nguậy mỗi khi ngửi thấy mùi thức ăn.
- HS sửa lỗi.
- Theo dõi.
- HS trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học và rút ra kinh nghiệm cho mình.
- HS chọn và viết lại đoạn văn.
- Nghe, nhận xét.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tả cảnh (kiểm tra viết) .
**************************
Tiêt 4: Thư viện
****************************************
Tiết 5: Kĩ thuật
LẮP RÔ-BỐT (Tiết 3)
I.MỤC TIÊU:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô-bốt.
- Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu.Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
* Với HS khéo tay :Lắp được rô-bốt theo mẫu .Rô-bốt lắp chắc chắn.Tay rô-bốt có thể nâng lên hạ xuống được.
II.CHUẨN BỊ: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- YCHS nêu cách tháo rời các chi tiết.
- GV nhận xét chung.
- HS nêu.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết kĩ thuật hôm nay, các em sẽ tiếp tục lắp Rô-bốt ( Tiết 3).
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: HS thực hành lắp ghép và hoàn thành rô-bốt.
* Lắp ráp rô-bốt:
- Lưu ý: khi lắp thân rô-bốt và giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác.
- Kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của tay rô-bốt.
Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm:.
- GV treo bảng viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá SP như SGK.
- Đánh giá theo hai mức:
+ Hoàn thành A.
+ Hoàn thành tốt A+.
+ Chưa hoàn thành B.
- HD tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Nghe.
+ HS tiến hành lắp ghép và hoàn thành rô-bốt.
- HS đọc tiêu chuẩn đánh giá SP.
- HS nhận xét các sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo tiêu chuẩn.
- HS tiến hành tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Lắp mô hình tự chọn.
**************************************
Thứ năm ngày 26 tháng 04 năm 2017
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH
MỘT SỐ HÌNH
I.MỤC TIÊU:
- Thuộc công thức tính chu vi, diện tích của một số hình đã học và biết vận dụng vào giải toán.(Bài 1,3)
II.HOẠT ĐỘNG DAỴ HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- Nhắc lại công thức tính chu vi, diện tích của HCN, HV, Hình tam giác.
- Nhắc lại công thức tính chu vi, diện tích của Hình bình hành, Hình thoi, Hình thang, Hình tròn.
- Nhận xét.
- HS trả lời
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong tiết toán hôm nay chúng ta cùng ôn tập về tính chu vi, diện tích của một số hình đã học.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ôn tập về tính chu vi, diện tích của một số hình:
- GV chia nhóm 4 và phát phiếu có ND dung như phần nền xanh trong SGK/166 nhưng để trống phần công thức.
- YCHS làm việc theo nhóm 4 điền các công thức tính chu vi, diện tích của từng hình vào chỗ trống trong bảng.
1).Hình chữ nhật. 2).Hình vuông.
b
a a
3).Hình bình hành. 4).Hình thoi.
h n
a
m
5).Hình tam giác. 6).Hình thang.
b
h h
a a
7).Hình tròn.
O
r
Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
- YCHS đọc đề
- YCHS làm bài.
Tóm tắt:
Chiều dài : ___________
Chiều rộng:_______
Chu vi :..m?
Diện tích :..m2 =.ha?
Bài 2:
- YCHS đọc đề
- Nêu kích thước của hình thang trên bản đồ.
- Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào?
- GV: Khoảng cách 1cm trên bản đồ bằng 1000 cm trên thực tế.
- Để tính diện tích mảnh đất em cần tính gì? (K-G)
Bài 3:
- YCHS đọc đề
+ Ta làm thế nào để tính được diện tích phần tô màu?
+ Để tính được diện tích hình vuông ABCD ta làm sao?
- Nghe.
- HS thảo luận nhóm 4 điền các công thức tính chu vi, diện tích của từng hình vào chỗ trống trong bảng.
- 1 nhóm làm bảng phụ. Các nhóm khác nhận xét, thống nhất.
1). Hình chữ nhật. 2).Hình vuông.
P = ( a + b) x 2 P = a x 4
S = a x b S = a x a
3). Hình bình hành. 4). Hình thoi.
S = a x h S =
5).Hình tam giác. 6).Hình thang.
S = a x h : 2 S = (a + b) x h : 2
7).Hình tròn.
C = r x 2 x 3,14
S = r x r x 3,14
- HS đọc đề.
- HS làm bài, trình bày KQ
Bài giải
Chiều rộng khu vườn hình chữ nhật là:
120 x = 80 (m)
Chu vi khu vườn hình chữ nhật là:
(120 + 80) x 2 = 400 (m)
Diện tích khu vườn hình CN là:
120 x 80 = 9600 (m2) = 0,96 ha
Đáp số : a) 400 m
b) 9600 m2 , 0,96 ha
- HS đọc đề.
- Chiều cao 2 cm,chiều rộng 3 cm,chiều dài 5 cm.
- 1:1000
- Đáy lớn, đáy bé, chiều cao trên thực tế.
Bài giải
Đáy lớn của mảnh đất đó là:
5 x 1000 = 5000 ( cm) = 50 (m)
Đáy bé của mảnh đất đó là:
3 x 1000 = 3000 ( cm) = 30 (m)
Chiều cao của mảnh đất đó là:
2 x 1000 = 2000 ( cm) = 20 (m)
Diện tích của mảnh đất đó là:
(50 + 30) x 20 : 2 = 800 (m2)
Đáp số : 800 m2
- HS đọc đề.
+ Ta lấy diện tích hình tròn trừ đi diện tích hình vuông ABCD.
+ Diện tích hình vuông ABCD = 4 lần diện tích hình tam giác BOC mà diện tích hình tam giác BOC = 4 x 4 : 2.
Bài giải
Diện tích hình vuông ABCD là:
(4 x 4 : 2) x 4 = 32 (cm2)
Diện tích hình tròn tâm O là:
4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm2)
Diện tích phần hình thoi đã tô màu là:
50,24 -32 = 18,24 (cm2)
Đáp số : 18,24 cm2
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Luyện tập
**************************
Tiết 2: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu hai chấm)
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1).
- Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT2,3).
II.CHUẨN BỊ: Phiếu học tập .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- YCHS đọc đoạn văn nói về hoạt động trong giờ chơi ở sân trường và nêu tác dụng của dấu phẩy.
- Nhận xét.
- 2HS nêu.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Tiết học hôm nay giúp các em ôn luyện về dấu hai chấm, nắm vững các tác dụng của dấu hai chấm, biết thực hành điền đúng dấu hai chấm trong câu văn.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:
+ Dấu hai chấm dùng để làm gì?
+ Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu gì?
- YCHS làm cá nhân cho biết trong mỗi trường hợp dưới đây:
a) Một chú công an vỗ vai em:
- Cháu quả là người gác rừng dũng cảm !
b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Bài 2:
- YCHS thảo luận nhóm cặp trả lời các câu hỏi sau :
Bài 3:
- YC cả lớp đọc thầm bài, thảo luận nhóm 4, đặt lại dấu hai chấm sau chữ nào?
+ Tin nhắn của ông khách.
+ Người bán hàng hiểu lầm ý của khác nên ghi trên dải băng tang
+ Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn, dấu đó đặt sau chữ nào?
-YC hs trình bày.
- Nghe.
+ Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
+ Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng .
- HS nêu.
- KQ:
a) Đặt ở cuối câu đề dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b) Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nói là lời giải thích cho bộ phận đứng trước .
- HS thảo luận nhóm 2, nối tiếp nhau sửa bài .
a) Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít :
Đồng ý là tao chết.(dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật ).
b) Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi khi tha thiết cầu xin: “ Bay đi, diều ơi! Bay đi !” (dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật).
c) Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ:phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là(dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước)
-HS thảo luận nhóm 4.Đại diện nhóm trình bày.
+Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng (hiểu nếu còn chỗ viết trên băng tang).
+ Kính viếng bác X.Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.(hiểu là nếu còn chỗ trên thiên đàng)
+ Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sĩ được lên thiên đàng .
- 2 HS nhắc lại.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Mở rộng vốn từ: Trẻ em
*****************************
Tiết 3: Khoa học
VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được VD: môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
- Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
* KNS: Tự nhận thức hành động của con người và bản thân đã tác động vào mơi trường những gì.
* SDNLTK&HQ: Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và mơi trường.
II.CHUẨN BỊ:
- Các hình trong SGK/132,133.
- Bảng phụ để các nhóm thảo luận.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- Tài nguyên thiên nhiên là gì ?
- Kể tên một số tài nguyên ở địa phương?
- Nhận xét.
º Là những của cải do con người làm ra để sử dụng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
º Là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. Con người khai thác, SD chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
º Gió, động vật, thực vật, nước.
- HS nêu.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Trong cuộc sống, con người và môi trường tự nhiên là hai nhân tố không thể tách rời nhau. Vậy môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống của con người như thế nào và con người đã tác động trở lại đối với môi trường tự nhiên ra sao? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời qua bài học hôm nay.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Môi trường có ảnh hưởng đến đời sống của con người
- YCHS thảo luận nhóm cặp.
- YCHS quan sát các hình minh họa trong SGK/132 và trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu nội dung hình vẽ.
+ Trong hình vẽ môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì?
+ Trong hình vẽ môi trường tự nhiên đã nhận từ các hoạt động của con người những gì?
* Kết luận: MTTN cung cấp cho con người:
+ Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, làm việc, khu vui chơi, giải trí.
+ Các nguyên liệu và nhiên liệu dùng trong SX làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn.
+ MT còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình SX và trong các hoạt động khác của con người.
Hoạt động 2: Tác động của con người đối với TNTN và môi trường .
- Chia HS thành nhóm,mỗi nhóm 4 HS.
- Phát phiếu học tập cho từng nhóm.
- YCHS trao đổi thảo luận và hoàn thành phiếu.
- Điều gì xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải vào môi trường nhiều chất độc hại?
* GDBVMT: MT cung cấp cho con người nhiều TNTN chúng ta cần khai thác sử dụng tiết kiệm hợp lí, BV TNTN không bị ô nhiễm.
- YCHS đọc lại mục Bạn cần biết.
- Nghe.
- HS làm việc theo nhóm 2.
- HS quan sát các hình minh họa trong SGK và trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- KQ:
- HS trao đổi thảo luận và hoàn thành phiếu.
- Nhóm làm bảng phụ trình bày.
+ Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt.
+ Môi trường bị ô nhiễm.
+ Suy thoái đất.
+ Môi trường bị phá hủy
- HS đọc.
C.Củng cố-dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Bài sau:Tác dụng của con người đến môi trường rừng.
*KQ HĐ 1:
Hình
Môi trường tự nhiên
Cung cấp cho con người
Nhận từ các hoạt động của con người
1
Chất đốt (than)
Khí thải
2
Đất đai để xây dựng nhà ở, khu vui chơi giải trí (bể bơi).
Chiếm diện tích đất, thu hẹp diện tích trồng trọt, chăn nuôi.
3
Bãi cỏ để chăn nuôi gia súc.
Hạn chế sự phát triển của những thực vật và động vật khác
4
Nước uống
Nước thải
5
Đất đai để xây dựng đô thị
Khí thải của nhà máy và của các phương tiên giao thông...
6
Thức ăn
Chất thải
*KQ HĐ 2:
Môi trường cho
Môi trường nhận
- Thức ăn
- Nước uống
- Không khí để thở
- Đất
- Nước dùng trong sinh hoạt, công nghiệp.
- Chất đốt
- Gió
- Vàng
- Dầu mỏ
- Phân
- Nước tiểu
- Các chất gây ô nhiễm
- Rác thải
- Nước thải sinh hoạt,nước thải CN
- Khói
- Bụi
- Chất hóa học
- Khí thải
****************************
Tiết 4: Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
CHỦ ĐỀ “ AN TOÀN GIAO THÔNG ”
BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (Tiết 1)
I.MỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 32.doc