HDTH:
LUYỆN VIẾT: HẠT GẠO LÀNG TA
I. Mục tiêu:
- HS luyện viết đúng, đẹp hai 3 khổ thơ cuối của bài thơ “Hạt gạo làng ta”
- Giáo dục cho HS ý thức cẩn thận, trình bày vở sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở luyện viết
III. Các hoạt động dạy học
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ ba ngày 16 tháng 12 năm 2014
Luyện Toán:
LUYỆN TẬP BỐN PHÉP TÍNH CỦA SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
- Rèn cho HS kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân
- Vận dụng vào làm tính và giải toán
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Củng cố kiến thức
- GV chốt kiến thức
HĐ2. Hướng dẫn luyện tập
- Gv nêu bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
342,57 + 364 ; 638,3 – 38,94
73,4 x 7,2 ; 683,47 : 4,5
Bài 2: Tính:
a. (17,125 + 8,075) : 1,575 - 14,65
b. 467,823 : 100 + 24,628 : 10
c. 9,6 : 0,08 x 1,2 x 6 x 40 :0,2
Bài 3: Có ba đội công nhân trồng rừng,đội I và đội II trồng được 1,8 ha; đội II và đội III trồng được 1,3 ha; đội 3 III và đội I trồng được 1,5 ha. Hỏi mỗi đội trồng rừng được bao nhiêu ha?
- GV nhận xét, chấm một số bài
- HS nối tiếp nhau nhắc lại các bài học liên quan đến bốn phép tính : cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
- HS nêu lại các quy tắc thực hiện các phép tính đó
- HS thực hiện các bài tập vào vở theo sự hướng dẫn của GV
Bài 1: HS làm bài cá nhân, 1 HS làm vào bảng phụ
Bài 2: Thảo luận nhóm đôi
Bài 3: Hỏi đáp phân tích đề và tìm cách giải
- Từng HS lần lượt trình bày bài làm của mình. Cả lớp nhận xét, bổ sung
Khoa học:
CAO SU
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của cao su.
- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình ở SGK , một số đồ dùng bằng cao su.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Nêu một số tính chất và công dụng của thủy tinh?
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh?
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu một số đồ dùng làm bằng cao su
+ Kể tên các đồ dùng làm bằng cao su mà em biết?
+ Khi sử những đồ dùng bằng cao su, em thấy cao su có những tính chất gì?
- Kết luận
HĐ3: Tìm hiểu tính chất của cao su
- Hướng dẫn HS làm các thí nghiệm
- Bật lửa đốt đầu kia và hỏi: Em có thấy nóng tay không, điều đó chứng tỏ gì?
- Qua các thí nhiệm trên, em thây cao su có những tính chất gì?
- GV kêt luận.
HĐ4: Cách bảo quản các đồ dùng làm bằng cao su
- Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
+ Khi sử dụng đồ dùng bằng cao su cần lưu ý điều gì?
- GV kết luận.
3. Củng cố - dặn dò
- Nêu một số tính chất và công dụng của cao su?
- Nhận xét tiết học
- 2 HS trả lời
- HS thi kể: Ủng, tẩy, đệm, săm xe, lốp xe, găng tay, bóng đá, bóng chuyền, dây giun, dép, ...
- Dẻo, bền, cũng bị mòn
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS hoạt động nhóm 4
- Các nhóm làm thí nghiệm, quan sát và mô tả hiện tượng và kết quả quan sát.
+ TN1: Ném quả bóng cao su xuống nền nhà
+ TN2: Kéo căng sợi dây chun hoặc cao su rồi thả ra.
+ TN3: Thả một đoạn dây chun vào bát có nước
- 3 nhóm lên mô tả hiện tượng và kết quả của từng thí nghiệm
- Làm thí nghiệm 4 trước lớp.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- 1 HS lên cầm một đầu sợi dây cao su
- Không-> cao su dẫn nhiệt kém
- Có tính đàn hồi tốt, không tan trong nước, cách nhiệt.
- 2 loại: Cao su tự nhiên và cao su nhân tạo.
+ Không để ngoài nắng, không để hóa chất dính vào, không để nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
- 1 HS nêu
HDTH:
LUYỆN VIẾT: HẠT GẠO LÀNG TA
I. Mục tiêu:
- HS luyện viết đúng, đẹp hai 3 khổ thơ cuối của bài thơ “Hạt gạo làng ta”
- Giáo dục cho HS ý thức cẩn thận, trình bày vở sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở luyện viết
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hướng dẫn luyện viết
- GV yêu cầu HS đọc khổ thơ luyện viết
- Lưu ý HS cách trình bày thể thơ bốn chữ
- GV chấm bài, nhận xét những lỗi mà HS thường mắc phải
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Tuyên dương những HS viết tiến bộ
- 1 HS đọc 3 khổ thơ luyện viết cả lớp đọc thầm.
- HS luyện viết câu khó
Vục mẻ miệng gầu
Quang trành quết đất
- HS nhớ lại và đọc thầm ba khổ thơ luyện viết
- HS luyện viết
- 2 bạn ngồi cùng bàn đổi vở khảo bài, soát lỗi cho nhau
HĐGDNGLL:
THKNS: LOẠI HÌNH THÔNG MINH (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
- Bài học giúp em tìm ra được loại hình thông minh nổi trội của mình, từ đó tự tin, đầu tư phát triển bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Chín loại hình thông minh
HĐ1. Thảo luận
- GV nêu tình huống như trong VBT
- GV tuyên dương những nhóm có cách xử lí thông minh
- GV rút ra bài học, hướng dẫn học sinh đánh giá bản thân qua các loại hình thông minh đó
HĐ2. Hướng dẫn thực hành
- GV phát phiếu trắc nghiệm, hướng dân các em cách cho điểm trong các bài trắc nghiệm đó
- GV kết luận: Ba bài trắc nghiệm em được tổng điểm cao nhất đó là ba loại hình thông minh nổi trội của em.
3. Luyện tập
- GV hướng dẫn HS tự luyện tập
- GV giáo dục HS biết phát huy các loại hình thông minh nổi trội của bản thân để phục vụ cho cuộc sống, học tập và vui chơi
- HS thảo luận nhóm đôi để cùng xử lí tình huống trên
- Các nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS tìm hiểu để nêu tên chín loại hình thông minh: thông minh không gian, thông minh nội tâm, thông minh tâm linh, thông minh nhạc điệu, thông minh giao tiếp, thông minh vận động, thông minh lô-gíc, thông minh ngôn ngữ và thông minh tự nhiên
- HS tự nêu lên ý kiến của bản thân, trong chín loại hình thông minh đó em mạnh nhất loại hình nào.
- HS làm việc vào phiếu trắc nghiệm, dựa vào các tiêu chí cho điểm mà GV nêu, em tự cho điểm mình qua các thông tin được nêu trong 9 bài trắc nghiệm
- Sau khi làm bài trắc nghiệm, em viết tên ba bài trắc nghiệm em được tổng điểm cao nhất.
- HS tự luyện tập
+ Em cần làm gì để loại hình thông minh của mình phát triển?
+ Nhờ bố mẹ giúp đỡ để loại hình thông minh của em được phát triển. Bố mẹ đã giúp đỡ em bằng cách nào?
Thứ năm ngày 18 tháng 12 năm 2014
Đạo đức:
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và những người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
- HS khá, giỏi biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ; biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
* Quan tâm giáo dục KNS
II. Đồ dùng dạy học:
- Bài hát, bài thơ, chuyện nói về người phụ nữ Việt Nam
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
+ Gọi HS nêu nội dung ghi nhớ ở tiết 1
- Nhận xét, đánh giá
2. Bài mới :
*HĐ1: Xử lí tình huống (Bài tập 3 SGK) .
- Chia nhóm .
- Cho các nhóm thảo luận.
- GV kết luận: Chọn nhóm trưởng phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc của bạn đó. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì bạn là con trai .
+ Mỗi bạn đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu .
HĐ2: Hoạt động cá nhân
+ GV giao việc cho các nhóm .
+ Cho HS làm việc trên phiếu BT
- GV kết luận :
HĐ3: Ca ngợi phụ nữ Việt Nam (Bài tập 5 SGK ).
- GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về người phụ nữ mà em yêu thích .
- GV nhận xét
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS nêu ghi nhớ.
- HS thảo luận .
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các bạn khác nhận xét , bổ sung.
- HS nêu: những ngày và tên tổ chức nào dưới đây dành riêng cho phụ nữ
- HS trình bày
+ Ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ .
+ Ngày 20/10 là ngày Phụ nữ Việt Nam
+ Hội phụ nữ ,Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ .
- HS xung phong kể chuyện, ca hát,....
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn thể hiện hay.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK .
Địa lí:
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. Mục tiêu:
- Nắm một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta.
- Nêu một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta. Nhớ tên một số điểm du lịch: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha trang, Vũng Tàu,
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính VN, tranh ảnh liên quan
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
+ Nêu một số đặc điểm nổi bật về giao thông vận tải của nước ta?
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu hoạt động thương mại của nước ta
- Tổ chức HS thảo luận nhóm 4
+ Thương mại gồm những hoạt động nào.
+ Hoạt động thương mại có ở những đâu trên đất nước ta?
+ Địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
*Nêu vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế?
+ Kể tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
- GV kết luận.
HĐ4: Tìm hiểu ngành du lịch
- Nêu đặc điểm về sự phát triển du lịch ở nước ta?
*Tìm các điều kiện để phát triển du lịch ở nước ta?
- Kể tên một số địa điểm du lịch ở nước ta?
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- 2 HS trả lời câu hỏi
- HS dựa vào SGK thảo luận
+ Gồm ngoại thương và nội thương.
+ Khắp nơi: trong các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, trên phố
+ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- 1 HS chỉ bản đồ vị trí của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
+ Cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
+ XK: các khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, các mặt hàng thủ công, các nông sản, thủy sản; NK: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu,
- Các nhóm thảo luận sau đó lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi
- Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển
- Các nhóm tự trả lời. Cả lớp bổ sung
Hướng dẫn thực hành:
KHOA HỌC : ÔN BÀI TUẦN 13, 14
I. Mục tiêu:
- HS so sánh được tính chất của gốm xây dựng: gạch, ngói, xi măng.
- HS lập được bảng thống kê và kể tên một số sản phẩm làm từ các vật liệu trên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:Củng cố các kiến thức đã học
- GV nhận xét, chốt kiến thức
HĐ2: Liên hệ thực tế
- Hướng dẫn HS thảo luận
- GV nhận xét, kết luận
HĐ3: Tổng kết
+ HS nêu tính chất của gạch, ngói, xi măng.
+ Nêu công dụng của gạch, ngói, xi măng trong cuộc sống.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận nhóm 4, nêu:
+ Các nguyên liệu để sản xuất ra gạch, ngói, xi măng
+ Nêu cách bảo quản gạch, ngói, xi măng
- Các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chiều.doc