Giáo án các môn khối 5 - Tuần 16

Địa lí:

ÔN TẬP

I. Mục tiêu:

- Biết hệ thống các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của của nước ta ở mức độ đơn giản.

- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.

- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản : đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.

- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ dân cư, kinh tế VN. Bản đồ trống VN

III. Hoạt động dạy học:

 

doc8 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16 Thứ ba ngày 23 tháng 12 năm 2014 Luyện Toán: LUYỆN TẬP VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. Mục tiêu: - HS nắm vững kiến thức về tỉ số phần trăm. Vận dụng vào làm tính và giải toán II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Củng cố kiến thức đã học - GV nhận xét, chốt kiến thức HĐ2: Hướng dẫn luyện tập - Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số a. 40 và 8 ; b. 9,25 và 25 c. 17 và 18 ; d. 16 và 24 Bài 2: Viết thành phân số tối giản a. 15% ; b. 10%; c. 30%; d. 5% Bài 3: Tính a. 17% + 18,2% ; b. 60,2% - 37,9% c. 18,8% x 5 ; d. 53% : 4 * Bài 4: Một người mua nước mắm hết 1 600 000 đồng. Sau khi bán hết số nước mắm, người đó thu được 1 720 000 đồng. Hỏi: a. Tiền bán bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn? b. Người đó lãi bao nhiêu phần trăm - GV nhận xét, chấm bài HĐ3. Củng cố dặn dò - Nhận xét, tuyên dương - HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số - HS nêu trình tự giải bài toán về tìm tỉ số phần trăm của hai số - HS tự làm bài vào vở, 4 HS làm vào bảng phụ sau đó trình bày. - HS khá kèm HS yếu làm bài - Cả lớp cùng chữa bài * Bài 4 HS làm theo nhóm trọng tâm Khoa học: TƠ SỢI I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi. - Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo * Quan tâm đến giáo dục KNS II. Đồ dùng dạy học: - Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. - Vở bài tập dành cho HS. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Chất dẻo được làm ra từ vật liệu nào? nó có tính chất gì? 2. Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu nguồn gốc của một số loại tơ sợi: - GV nêu yêu cầu - GV kết luận + Hình 1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay. + Hình 2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông. + Hình 3: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm * HĐ2: Tìm hiểu tính chất của tơ sợi. - Y/c HS hoạt động theo nhóm để làm các thí nghiệm phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo - Y/c nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thống nhất ý kiến và ghi v - GV nêu kết luận. 3. Củng cố, dặn dò : - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học ào phiếu bài tập - 3 HS lên trình bày. - HS thảo luận theo cặp. - HS quan sát hình minh hoạ trong sgk và cho biết hình nào có liên quan đến viậc làm ra sợi đay, những hình nào liên quan đến việc làm ra tơ tằm, sợi bông. - Các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung - HS hoạt động theo nhóm để làm các thí nghiệm phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo - Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu bài tập - Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp bổ sung HDTH: LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI TUẦN 13, 14, 15 I. Mục tiêu: - HS đọc trôi chảy, rõ ràng, diễn cảm các bài tập đọc “Người gác rừng tí hon”, “Trồng rừng ngập mặn”, “Chuỗi ngọc lam”, “Pax-tơ và em bé”, Buôn Chư Lênh đón cô giáo”; đọc thuộc lòng bài “Về ngôi nhà đang xây” và nêu nội dung chính của các bài đọc. - HS khá giỏi có thể kể lại câu chuyện “Chuỗi ngọc lam” II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Luyện đọc nhóm - GV chia lớp thành các nhóm 4 - GV theo dõi HS luyện đọc, giúp HS yếu HĐ2: Thi đọc diễn cảm - GV nhận xét, tuyên dương HĐ3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - HS nêu tên các bài tập đọc của ba tuần 13, 14, 15. - HS luyện đọc nhóm 4 trong thời gian 10 phút + Nhóm 1: đọc bài tuần 13, 14 + Nhóm 2: đọc bài tuần 14, 15 + Nhóm 3: đọc bài tuần 13, 15 - Lần lượt từng HS lên đọc từng bài theo yêu cầu của GV. Sau mỗi bài đọc, HS nêu nội dung chính - Cả lớp nhận xét bạn đọc bài * HS khá, giỏi dựa vào bài đọc để kể lại câu chuyện “Chuỗi ngọc lam” HĐGDNGLL: THKNS: LOẠI HÌNH THÔNG MINH (TIẾT 2) Đã soạn ở tuần 15 Thứ năm ngày 25 tháng 12 năm 2014 Đạo đức: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH ( TIẾT 1) I. Mục tiêu: - HS nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. - Biết hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và sự gắn bó giữa mọi người. - Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. - Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng. * Quan tâm tới GDKNS, GDBVMT, SDNL tiết kiệm và hiệu quả II. Đồ dùng dạy học: GV , HS: - Điều 15 – Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.Phiếu thảo luận nhóm. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài: HĐ2: Tìm hiểu một số biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh => GV kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung. Đó là biểu hiện của việc hợp tác với những người x. quanh. + Vậy tại sao phải biết hợp tác với những người xung quanh ? HĐ3: Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận để làm bài tập 1. * Theo em, những việc làm nào dưới đây thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh? - GV kết luận, chốt ý đúng. * Bài 2: Bày tỏ thái độ - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập2. - GV kết luận từng nội dung - Đối với những công việc chung, em cần làm gì? 3. Củng cố - dặn dò: * Nêu một số hoạt động cụ thể của những công việc có sự hợp tác của mọi người để bảo vệ môi trường và sử sụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. - GV giáo dục HS - Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Nhận xét tiết học. + HS đọc ghi nhớ + Nêu những việc em đã làm thể hiện thái độ tôn trọng phụ nữ. - Hoạt động nhóm 4 - Các nhóm HS q. sát 2 tranh ở SGK và thảo luận theo các câu hỏi nêu dưới tranh. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung. - 3 HS đọc ghi nhớ. - HS thảo luận nhóm 4. Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung. * Để hợp tác với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung , tránh các hiện tượng việc của ai người nấy biết hoặc để người khác làm còn mình thì chơi, - HS dùng thẻ màu để bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành đối với từng ý kiến. - HS giải thích lí do +(a): Tán thành +(b): Không tán thành. +(c): Không tán thành. +(d): Tán thành - HS nêu, lớp nhận xét bổ sung. - HS liên hệ trình bày, lớp nhận xét bổ sung. - HS đọc, lớp theo dõi. Địa lí: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Biết hệ thống các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của của nước ta ở mức độ đơn giản. - Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta. - Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản : đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng. - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ dân cư, kinh tế VN. Bản đồ trống VN III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Nhận xét, ghi điểm. 2. Hướng dẫn ôn tập - GV giao nhiệm vụ - GV kết luận 3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học,biểu dương + HS lần lượt trả lời câu hỏi thương mại có vai trò gì + Nêu những điền kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch? - Các nhóm thảo luận, hoàn thành các bài tập ở SGK. - Đại diện nhóm trình bày kết hợp chỉ bản đồ. - Các nhóm khác bổ sung + Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất, sống tập trung ở đồng bằng, ven biển... Câu đúng: b, c, d, g. Câu sai: a, e. + Các sân bay quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng. + Thành phố có cảng biển lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. + 2HS chỉ bản đồ: đường sắt Bắc – Nam và đường quốc lộ 1A Hướng dẫn thực hành: ĐỊA LÍ: ÔN BÀI TUẦN 14, 15 I. Mục tiêu: - Thông qua trò chơi “Hái hoa dân chủ” giúp HS củng cố lại các kiến thức về các ngành: công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại và du lịch II. Đồ dùng dạy học: - Lọ hoa II. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1:Củng cố các kiến thức đã học - GV nhận xét, chốt kiến thức HĐ2. Hướng dẫn thực hành Câu 1: Nêu các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Câu 2: Tìm ý đúng trong các ý sau - Nước ta có ít loại đường và phương tiện giao thông nhưng chất lượng tốt - Nước ta có nhiều loại đường và phương tiện giao thông với chất lượng tốt - Nước ta có nhiều loại đường và phương tiện giao thông nhưng chất lượng chưa cao. Câu 3: Điền từ vào chỗ trống: Đường sắt . Là tuyến đường sắt dài nhất nước ta. Câu 4: Thế nào là nội thương? Thế nào là ngoại thương? Câu 5: Nêu tên các mặt hàng nước ta xuất khẩu và nhập khẩu. Câu 6: Những điều kiến để ngành du lịch nước ta phát triển mạnh là gì? HĐ2: Liên hệ thực tế - GV nhận xét, kết luận HĐ3: Tổng kết + HS nối tiếp nhắc lại nội dung bài học trong ba tuần 13, 14, 15 - Cả lớp nhận xét,bổ sung - Lớp trưởng điều khiển các bạn chơi trò chơi. Lần lượt từng bạn lên hái hoa, đọc câu hỏi và trả lời. Trả lời đúng được bông hoa điểm mười. HS trả lời cho đến khi hái hết hoa trên lọ hoa - HS liên hệ thực tế địa phương em đang sinh sống: + Các khu công nghiệp + Các nơi du lịch nghỉ mát - Các loại hình giao thông vận tải mà địa phương em có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchiều.doc