Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 18 - Năm học: 2017 - 2018

I. MỤC TIÊU

 - HS biết giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong phần thập phân, tìm tỉ số phần trăm của hai số, làm các phép tính với số thập phân, viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

 - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, chăm chỉ, tự giác học bài và làm bài.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 - GV: Bảng phụ

 - HS: Bảng con, phấn

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc17 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 18 - Năm học: 2017 - 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18 Ngày soạn: 29/12/2017 Ngày dạy: Thứ hai ngày 01tháng 01 năm 2017 Chào cờ TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG Toán Tiết 86: DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC I. MỤC TIÊU - HS biết cách tính diện tích hình tam giác, tính được diện tích hình tam giác cho trước độ dài đáy và chiều cao. - HS biết tự học, hợp tác, chia sẻ, chăm chỉ, tự giác học bài, làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: 2 hình tam giác giống nhau, kéo - HS: 2 hình tam giác giống nhau, kéo III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3’) - Gọi HS nêu đặc điểm của hình tam giác, các dạng của hình tam giác phân theo góc; nhận biết đáy, đường cao của hình tam giác trên hình vẽ. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Cắt ghép hình tam giác tạo thành hình chữ nhật (4’) - Yêu cầu HS cắt ghép hai hình tam giác giống nhau tạo thành 1 hình chữ nhật. - Gọi HS lên bảng trình bày. - Nhận xét. HĐ2. Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác (12’) - Yêu cầu HS so sánh đối chiếu các yếu tố hình học vừa ghép. - Yêu cầu HS rút ra quy tắc tính diện tích hình tam giác. - GV nhận xét, chốt lại quy tắc tính diện tích hình tam giác. - Hướng dẫn HS hình thành công thức tính diện tích hình tam giác. HĐ 3. Thực hành, luyện tập (14’) Bài 1. - Gọi HS đọc bài tập. - Yêu cầu HS làm bài ra nháp. - Gọi 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. - Cho HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài vào bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu cách tính diện tích hình tam giác. - Nhận xét tiết học. - HS nêu. - HS dùng kéo cắt hai hình tam giác giống nhau và ghép lại thành hình chữ nhật. - 2 HS lên bảng trình bày. HS khác chia sẻ. - HS so sánh. - HS nhận xét diện tích hình chữ nhật và diện tích một hình tam giác để ghép. - HS phát biểu. - Lắng nghe. - HS nêu công thức. a × h S = 2 - HS đọc bài tập. - HS làm bài ra nháp. - 2 HS lên bảng làm. - HS trình bày bài, HS khác nhận xét, chia sẻ. - HS tự làm bài vào vở, 2 HS làm vào bảng phụ. - Nhận xét, chia sẻ. - Một số HS nêu. Tiếng Việt ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1) I. MỤC TIÊU - HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa của bài thơ, bài văn. HS biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Giữ lấy màu xanh”, biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. - HS biết tự học, thu thập xử lí thông tin, hợp tác nhóm; đoàn kết với bạn bè, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng, bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Các hoạt động HĐ1. Kiểm tra đọc (17’) - Cho HS lên bốc thăm. - Yêu cầu HS đọc bài đã gắp được và trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét. HĐ2. Làm bài tập (14’) Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài ra nháp theo nhóm đôi. - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét, chốt lại. Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Cho HS thảo luận nhóm 4. - Gọi HS phát biểu. - Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về luyện đọc, chuẩn bị bài sau. - 4 HS lên gắp thăm một lượt (2 lượt) - Đọc và trả lời câu hỏi. - HS khác lắng nghe, theo dõi. - 1 HS đọc to yêu cầu của bài. - HS làm bài ra nháp theo nhóm đôi, một nhóm làm bảng phụ: lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Giữ lấy màu xanh” - HS trình bày bài làm. - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - HS thảo luận nhóm 4. - HS phát biểu, HS khác chia sẻ, nhận xét, bổ sung. HShjh Ngày soạn: 30/12/2017 Ngày dạy: Thứ ba ngày 02 tháng 01 năm 2018 Toán Tiết 87: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - HS biết tính diện tích của hình tam giác, tính được diện tích của hình tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh góc vuông của hình đó. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, chăm chỉ, tự gáic học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3’) - Yêu cầu HS tính diện tích của hình tam giác có độ dài đáy là 8cm và chiều cao là 7cm. - Nhận xét, chữa bài. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Luyện tập Bài 1. Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là a và chiều cao là h: a) a = 20,6cm và h = 15cm b) a = 1,9dm và h = 2,4dm - Cho HS làm bài vào vở, 2 HS làm vào bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. - Cho HS hoạt động nhóm đôi. - Gọi HS lên bảng chỉ. - Nhận xét. Bài 3. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. Bài 4. b) Cho HS tự làm bài ra nháp rồi trình bày. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu lại cách tính diện tích hình tam giác. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - 1 HS lên bảng làm. - HS khác làm ra nháp. - HS làm bài vào vở, 2 HS làm vào bảng phụ. - Trình bày bài làm, HS khác chia sẻ, nhận xét. - HS hoạt động nhóm đôi, chỉ ra đáy và đường cao tương ứng đã có trong mỗi hình tam giác. - 2 HS lên bảng chỉ. - HS làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia sẻ. - HS phát biểu cách tính diện tích hình tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh góc vuông của hình đó. - HS tự làm bài ra nháp rồi trình bày, chữa bài. - 3-4 HS nêu lại cách tính diện tích hình tam giác. Tiếng Việt ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 2) I. MỤC TIÊU - HS đọc lưu loát, trôi chảy các bài tập đọc đã học, biết lập bảng thống kê các bài tập đọc đã học thuộc chủ điểm “Vì hạnh phúc con người”, trình bày cảm nhận của mình về cái hay của một số câu thơ thuộc chủ điểm “Vì hạnh phúc con người”. - HS biết tự học, hợp tác; yêu thương mọi người, biết giúp đỡ người khác phù hợp với khả năng. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng, bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Các hoạt động HĐ1. Kiểm tra đọc (15’) - Cho HS gắp thăm bài đọc. - Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài. - Nhận xét. HĐ2. Luyện tập (15’) Bài 2. - Gọi HS đọc đầu bài. - Cho HS làm ra nháp. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét. Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày trước lớp. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về luyện đọc, chuẩn bị bài sau. - HS gắp thăm bài đọc (2 lượt mỗi lượt 4 em) - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - 1 HS đọc đầu bài. - HS làm bài ra nháp theo nhóm đôi, một nhóm làm bảng phụ. - HS trình bày, HS khác chia sẻ, nhận xét. - 1 HS đọc. - HS tìm những câu thơ mình thích trong chủ điểm “Vì hạnh phúc con người”, trình bày cảm nhận về cái hay của những câu thơ đó trong nhóm 4. - 5-6 HS trình bày trước lớp. - HS khác chia sẻ, bổ sung. Tiếng Việt ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 3) I. MỤC TIÊU - HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học, biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của các bài thơ, bài văn; lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường. - HS biết tự học, hợp tác, chia sẻ; yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng, giấy khổ to, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Các hoạt động HĐ1. Kiểm tra đọc (10’) - Gọi HS lên bốc thăm bài đọc. - Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét. HĐ2. Luyện tập (18’) Bài 2. - Gọi HS đọc bài tập. - Yêu cầu HS làm vào giấy khổ to (A3) theo nhóm 4. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - 5 HS lên bốc thăm bài đọc. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - 1 HS đọc to yêu cầu của bài tập. - HS làm bài vào giấy khổ to theo nhóm 4. - HS trình bày . - HS khác chia sẻ. Ngày soạn: 30/12/2017 Ngày dạy: Thứ tư ngày 03 tháng 01 năm 2018 Toán Tiết 88: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS biết giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong phần thập phân, tìm tỉ số phần trăm của hai số, làm các phép tính với số thập phân, viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, chăm chỉ, tự giác học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con, phấn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện tập Phần 1. (10’) - Cho HS tự làm bài rồi viết đáp án ra bảng con. - Gọi HS đọc đáp án của mình. - GV chốt lại. Phần 2. (22’) - Cho HS làm vào vở. - Gọi HS chữa bài. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi bài tập 4. - GV nhận xét, chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn tập. - HS tự làm bài rồi viết đáp án ra bảng con. - HS đọc đáp án, HS khác chia sẻ. - HS làm vào vở các bài 1; 2; 3. - HS lần lượt chữa các bài tập. - HS thảo luận nhóm đôi bài tập 4 và phát biểu. Tiếng Việt ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 4) I. MỤC TIÊU - HS nghe - viết đúng bài chính tả “Chợ Ta-sken”, viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài, tốc độ viết khoảng 95 chữ/15 phút; biết đặt câu có quan hệ từ, cặp quan hệ từ, danh từ riêng. - HS biết tự học, lắng nghe, chia sẻ; chăm chỉ, tự giác viết bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con, phấn, giấy ô li III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Các hoạt động HĐ1. Viết chính tả (20’) - Gọi HS đọc đoạn văn. - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn trong bài khi viết chính tả. - Cho HS luyện đọc từ khó sau đó yêu cầu HS luyện viết ra bảng con. - GV đọc cho HS viết bài. - Thu, chấm bài. HĐ2. Làm bài tập (10’) - Yêu cầu HS làm ra nháp: + Đặt câu có cặp quan hệ từ chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả. + Đặt câu có cặp quan hệ từ chỉ quan hệ giả thiết - kết quả. + Đặt câu có cặp quan hệ từ chỉ quan hệ tăng tiến. + Đặt câu có cặp quan hệ từ chỉ quan hệ tương phản. + Đặt câu có danh từ riêng. - GV nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ôn tập. - 1 HS đọc to đoạn văn, HS khác đọc thầm. - HS nêu một số hình ảnh mình thích có trong bài. - Một vài HS nêu từ khó, dễ lẫn. - HS luyện đọc từ khó sau đó viết ra bảng con. - HS nghe - viết bài vào giấy ô li. - HS làm bài ra nháp. - 5 HS lên bảng đặt câu. - HS lần lượt đọc câu mình đặt, HS khác chia sẻ, nhận xét. Tiếng Việt ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 5) I. MỤC TIÊU - HS viết được thư cho người thân ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ 3 phần (phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề; yêu quý người thân, có ý thức phấn đấu học tốt. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Giấy, bút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới - Gọi HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS nhớ lại cách viết thư đã học ở lớp 3. - Yêu cầu HS viết thư ra giấy. - Gọi một số HS đọc bức thư của mình. - Nhận xét, sửa lỗi. 3. Củng cố, dặn dò (4’) - Gọi HS nêu lại cấu tạo thông thường của một bức thư. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc đề bài. - HS nêu thể loại của bài (viết thư) - HS nêu cấu tạo của một lá thư. - HS đọc kĩ các gợi ý. - HS xác định viết thư cho ai? Người ấy đang ở đâu? - HS viết ra giấy. - 3 - 5 HS đọc bức thư của mình. - HS chia sẻ. Ngày soạn: 31/12/2017 Ngày dạy: Thứ năm ngày 04 tháng 01 năm 2018 Toán Tiết 89: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU - HS biết xác địng giá trị của chữ số trong số thập phân, giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm, diện tích hình chữ nhật, đổi các đơn vị đã học, thực hiện các phép tính liên quan đến số thập phân. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, chăm chỉ, tự giác học bài và làm bài. II. CHUẨN BỊ - GV: Đề kiểm tra - HS: Giấy kiểm tra, bút, thước III. TIẾN HÀNH - GV chép đề bài lên bảng cho HS làm bài vào giấyô li. Đề bài Bài 1. (1 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: a) Hỗn số 5chuyển thành số thập phân là: A. 5,02               B. 5,15              C. 5,2            D. 5, 26 b) Giá trị của chữ số 5 trong số 63,539 là: c) Số lớn nhất trong các số: 9,85; 9,58; 98,5; 8,95 là: A. 9,85               B. 9,58               C. 98,5              D. 8,95 d) Phân số viết dưới dạng số thập phân là: A. 0,45               B. 4,5                C. 0,045             D. 450 Bài 2. (1 điểm) Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a) 6km 52m =.................m                     b) 7m2 34dm2 = . . . . ...............dm2 c) 5 kg 23 g = ................kg                   d) 2815 ha = ................ km2 Bài 3. (1 điểm)Điền dấu (>; <; =) thích hợp vào chỗ chấm. a) 32,10.............320                 b) 5,05 ..............5,050 c) 45,1 ............. 45,098            d) 79,12............32,98 Bài 4. (2 điểm) Đặt tính rồi tính. a) 547,98 + 234, 87 b) 34,6 × 9,2 c) 869,3 - 231,64 d) 19,72: 5,8 Bài 5. (2 điểm) Lớp 5A có 18 học sinh nữ và số học sinh nữ chiếm 60 % số học sinh của cả lớp. Hỏi lớp 5A có tất cả bao nhiêu học sinh ? Bài 6. (2 điểm) Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 18m và chiều rộng bằng chiều dài. Người ta dành 20% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất làm nhà. Bài 7. (1 điểm) Ngày 01 tháng 01 năm 2017 là Chủ nhật. Hỏi ngày 01 tháng 01 năm 2018 là thứ mấy? Tiếng Việt ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 6) I. MỤC TIÊU - HS tìm được những từ đồng nghĩa với từ “dũng cảm”, “cần cù”, hiểu nghĩa của các từ: bảo vệ, bảo tồn, bảo tàng, bảo toàn; đặt được câu có chứa từ “ăn” được dùng với nghĩa chuyển, viết được đoạn văn có chứa đại từ xưng hô. - HS biết tự học, chăm chỉ học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Giấy ô li III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới Bài 1. a) Tìm các từ đồng nghĩa với từ “dũng cảm” b) Tìm các từ đồng nghĩa với từ “cần cù” - Cho HS làm bài vào nháp. - Gọi một số HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. Điền lời giải nghĩa vào ô trống cho thích hợp: a) giữ lại, không để cho mất đi b) giữ lại cho nguyên vẹn, không để mất mát c) chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn d) cất giữ những tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử Bảo vệ Bảo tồn Bảo tàng Bảo toàn Bài 3. Đặt câu có chứa từ “ăn” được dùng với nghĩa chuyển. - Cho HS làm bài vào giấy. Bài 4. Viết một đoạn văn có sử dụng đại từ xưng hô. - Cho HS làm bài vào giấy. - Thu bài, chấm, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn tập. - HS làm bài vào nháp. - Một vài HS lên bảng làm bài. - HS chia sẻ, nhận xét. - HS kẻ bảng và làm ra giấy. (Bài 2, bài 3, bài 4) Tiếng Việt KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 7) I. MỤC TIÊU - HS biết đọc hiểu, làm các bài tập có liên quan đến từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, quan hệ từ, từ loại. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, tự giác làm bài. II. CHUẨN BỊ - GV: Đề kiểm tra - HS : Bút, giấy ô li III. THỰC HIỆN - GV chép đề bài lên bảng. - HS làm bài ra giấy. Đề bài Đọc lại bài tập đọc “Thầy thuốc như mẹ hiền” sau đó làm các bài tập sau: Câu 1. Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào? Câu 2. Vì sao có thể nói Lãn Ông là người không màng danh lợi? Câu 3. Tìm từ đồng nghĩa với từ “nhân hậu” Câu 4. Điền các từ ngữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống thích hợp để hoàn chỉnh các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ sau, biết rằng mỗi câu sử dụng một cặp từ trái nghĩa: (bắt, đói, siêng, thả, nhác, no) a) .con săn sắt, con cá rô. b) Một miếng khi bằng một gói khi . c) Việc nhà thì , việc chú bác thì. Câu 5. Chép lại câu văn sau và xác định các quan hệ từ có trong câu văn đó: Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Câu 6. Xếp các từ được gạch chân dưới đây thành các nhóm: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ. Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm Trong ghềnh thông mọc như nêm Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm Trong rừng có bóng trúc râm Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn. Câu 7. Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm bạn bè. Ngày soạn: 31/12/2017 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 05 tháng 01 năm 2018 Toán Tiết 90: HÌNH THANG I. MỤC TIÊU - HS có biểu tượng về hình thang; nhận biết đuwọc một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học; nhận biết hình thang vuông. - HS biết lắng nghe, chia sẻ, hợp tác; chăm chỉ học bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bộ đồ dùng dạy toán lớp 5, bảng phụ - HS: Bộ đồ dùng học toán lớp 5 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra (3’) - Yêu cầu HS nêu: Kể tên các loại hình học đã được học? - GV nhận xét. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) - GV giới thiệu bài trực tiếp. b) Các hoạt động HĐ1. Đặc điểm của hình thang (14’) - GV vẽ hình, HS nêu xem đó là hình gì? - Hình gồm mấy cạnh? Các cạnh như thế nào? - GV nêu: Hai cạnh đối diện song song với nhau được gọi là hai đáy (cạnh dài là đáy lớn, cạnh ngắn là đáy bé). Hai cạnh không song song gọi là hai cạnh bên.Vậy hình đó được gọi là hình thang. - Yêu cầu HS rút ra khái niệm? - GV vẽ đường cao AH, HS nhận xét về đường cao như thế nào với đáy? - Gọi HS nêu lại khái niệm về đường cao? - Cho HS so sánh hình thang với các hình đã học? Lấy ví dụ trong trong thực tế? - Hướng dẫn học sinh phân biệt hình thang với một số hình đã học, rèn kỹ năng nhận dạng hình thang và thể hiện một số đặc điểm của hình thang. HĐ2. Thực hành, luyện tập (15’) Bài 1. - Cho HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu HS lấy thước kiểm tra. - GV nhận xét, chữa bài, nêu cách làm. Bài 2. - Cho HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu HS làm bài tập vào vở, 1 em làm bảng phụ. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV hỏi miệng HS trả lời + Hình thang ABCD có góc nào vuông? + Cạnh nào vuông góc với hai cạnh đáy? + Hình thang ABCD được gọi là hình thang gì? 3. Củng cố, dặn dò (2’) - GV yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình thang và khái niệm về đường cao? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về xem bài: Diện tích hình thang. - HS kể. - HS lắng nghe. - HS nghe. - HS quan sát và nêu: + Hình gồm có 4 cạnh. + Hai cạnh đối diện song song với nhau , hai cạnh không song song với nhau. - HS nêu: Hình thang là hình có một cặp cạnh đối diện song song. - Đường cao AH vuông góc với hai đáy. - Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là đường cao của hình thang. - HS so sánh, lấy ví dụ thực tế. - HS đọc yêu cầu bài. - HS lấy thước kiểm tra, chữa bài, nêu cách làm. Đáp án: Các hình 1; 2; 4; 5; 6 là hình thang. - HS đọc yêu cầu bài. - HS làm bài tập vào vở, 1 em làm bảng phụ. - HS chữa bài - HS đọc yêu cầu. - HS trả lời: + Hình thang ABCD có góc A, B vuông. + Cạnh AD vuông góc với hai cạnh đáy. + Hình thang ABCD được gọi là hình thang vuông. - HS nêu. - HS nghe, thực hiện. Tiếng Việt KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU - HS nghe - viết đúng đoạn 3 của bài  “Thầy thuốc như mẹ hiền”, viết được bài văn tả người đủ 3 phần chính, nội dung phù hợp, biết cách dùng từ, đặt câu. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề; chăm chỉ, tự giác làm bài. Đề kiểm tra Câu 1. Chính tả (nghe - viết) đoạn 3 bài “Thầy thuốc như mẹ hiền” SGK Tiếng Việt 5, tập 1. Câu 2. Viết bài văn tả một người mà em yêu quý. - HS làm bài ra giấy + Chính tả (12’) + Tập làm văn (25’) - GV thu bài. Sinh hoạt tập thể TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH I. MỤC TIÊU - HS biết được các trường hợp có nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích, biết một số cách phòng tránh tai nạn thương tích, xây dựng được tiểu phẩm tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích và diễn được tiểu phẩm đó. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, chia sẻ; mạnh dạn, tự tin. II. CHUẨN BỊ - GV: Phổ biến kế hoạch về tiết sinh hoạt tập thể tới học sinh - HS: Chuẩn bị theo tổ, tự xây dựng tiểu phẩm có nội dung tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích, tập tiểu phẩm. III. THỰC HIỆN - Tổ chức cho từng tổ lên trình diễn tiểu phẩm đã chuẩn bị. - Tổ chức cho HS giao lưu, chia sẻ, đặt câu hỏi. - Tổng kết, nhận xét, khen ngợi tổ làm tốt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 18.doc
Tài liệu liên quan