I. MỤC TIÊU
- HS bước đầu biết vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã đối với cộng đồng, kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã đối với trẻ em ở địa phương; biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã.
- HS biết lắng nghe, chia sẻ, hợp tác; có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- GV: Ảnh minh họa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 21 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Ngày soạn: 19/01/2018
Ngày dạy: Thứ hai ngày 22 tháng 01 năm 2018
Khoa học
Tiết 41: NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I. MỤC TIÊU
- HS biết tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên, kể tên một số phương tiện , máy móc, hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời, phát triển kĩ năng diễn đạt; kĩ năng làm việc nhóm.
- HS biết hợp tác, chia sẻ; có ý thức học tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Yêu cầu HS nêu VD về năng lượng
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ 1. Thảo luận (12’)
Làm việc theo nhóm.
Nêu ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
- Đưa ra các câu hỏi cho HS thảo luận theo nhóm 4.
+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái đất ở những dạng nào?
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống.
+ Năng lượng mặt trời có vai trò như thế nào đối với thời tiết, khí hậu?
- GV cho từng nhóm trình bày và cả lớp chia sẻ.
- GV kết luận.
HĐ 2. Một số phương tiện, máy móc, hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời. (8’)
- GV cho HS quan sát hình và thảo luận theo các nội dung mà GV nêu ra.
- GV cho từng nhóm trình bày và cả lớp thảo luận.
HĐ3.Trò chơi. ( 8’)
Vai trò của năng lượng mặt trời.
- GV treo bảng phụ vẽ 2 hình mặt trời. Từng thành viên của hai nhóm lên ghi 1 vai trò, ứng dụng của nặt trời đối với sự sống trên Trái đất sau đó nối với hình măht trời.
- GV hướng dẫn HS cách chơi và luật chơi.
- Cho HS tham gia trò chơi.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Gọi HS nêu tác dụng của năng lượng mặt trời.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng trả lời
- HS thảo luận theo các câu hỏi mà GV đưa ra.
- Một số nhóm trình bày, lớp chia sẻ, nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát hình 2,3,4 trang 84,85 SGK và thảo luận theo các nội dung mà GV nêu ra.
- Các nhóm lên trình bày - nhóm khác bổ sung
- HS theo dõi.
- 2 nhóm HS tham gia trò chơi, mỗi nhóm 5 HS.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.
- 2-3 HS nêu.
Lịch sử
Tiết 21: NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I. MỤC TIÊU
- HS biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954; chỉ được giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
- HS biết hợp tác, chia sẻ; yêu nước, có ý thức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS nêu các mốc lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 - 1954.
- GV nhận xét
2. Bài mới (27’)
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Tình hình nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. (6’)
- Gọi HS phát biểu.
HĐ2. Nội dung của hiệp định Giơ-ne-vơ (8’). Nhóm đôi
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi:
+ Nêu các điều khoản chính của hiệp địng Giơ-ne-vơ.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
HĐ3. Âm mưu của Mĩ (9’)
- H: Âm mưu phá hoại Hiệp định Giưo-ne-vơ của Mĩ-Diệm được thể hiện qua những hành động nào?
- GV nhận xét.
HĐ4. Thảo luận (7’)
- Cho HS thảo luận nhóm 3:
+ Vì sao nhân dân ta chỉ còn con đường duy nhất là cầm súng đánh giặc?
+ Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân dân ta sẽ ra sao?
- GV nhận xét, chốt ý.
- Liên hệ giáo dục.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Bến Tre đồng khởi
- 1- 2 HS nêu.
- HS phát biểu, nêu đặc điểm nổi bật của tình hình của nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
- HS thảo luận nhóm 2. Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác chia sẻ, bổ sung.
- HS tìm hiểu thông tin SGk, sau đó trình bày.
- HS khác bổ sung.
- HS thảo luận, chia sẻ trong nhóm 3.
- Một số HS phát bểu, nêu ý kiến.
- HS khác chia sẻ, bổ sung.
- 2 HS đọc.
- Lắng nghe.
Đạo đức
Tiết 21: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM
I. MỤC TIÊU
- HS bước đầu biết vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã đối với cộng đồng, kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã đối với trẻ em ở địa phương; biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã.
- HS biết lắng nghe, chia sẻ, hợp tác; có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- GV: Ảnh minh họa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Các hoạt động
HĐ1. Tìm hiểu truyện Đến UBND phường. Làm việc nhóm đôi (10’)
- GV gọi HS đọc truyện trong SGK.
- GV yêu cẩu HS thảo luận theo câu hỏi:
+ Bố Nga đến UBND phường làm gì?
+ UBND phường làm công việc gì?
+ UBND xã (phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân phải có thái độ như thế nào đối với UBND xã (phường)?
- GV kết luận.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
HĐ2. Làm BT1, SGK. Làm việc nhóm 4 (12’)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ 3. Làm BT3 SGK. Làm việc cá nhân.
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
- Gọi HS lên trình bày ý kiến.
- GV kết luận.
3. Củng cố dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về tìm hiểu về UBND xã Việt Tiến; các công việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em mà UBND xã đã làm.
- 1-2 HS đọc truyện SGK.
- HS thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi GV nêu ra.
- HS phát biểu trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
-1-2 HS nhắc lại KL GV nêu.
-1-2 HS đọc ghi nhớ
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm việc cá nhân.
- 1 số HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung..
- Lắng nghe và thực hiện.
Ngày soạn: 20/01/2018
Ngày dạy: Thứ năm ngày 25 tháng 01 năm 2018
Địa lí
Tiết 21: CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
- HS dựa vào lược đồ (bản đồ) nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào. Trung Quốc và tên thủ đô ba nước này, nhận biết được Cam-pu-chia và Lào là hai nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp, Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số mặt hàng công nghiệp và thủ công truyền thống; phát triển kĩ năng diễn đạt, kĩ năng làm việc với biểu đồ, lược đồ.
- HS biết tự học, lắng nghe, chia sẻ; đoàn kết với bạn bè, có tinh thần hữu nghị dân tộc, ham khám phá, tìm hiểu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- GV: Bản đồ các nước trên thế giới, que chỉ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Gọi HS lên bảng nêu đặc điểm dân cư châu Á.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Tìm hiểu về Cam-pu-chia. Làm việc theo cặp (10’)
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 bài 17 và hình 5 bài 18, nhận xét Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu Á, giáp những nước nào?
- Yêu cầu HS đọc SGK để nhận biết về địa hình và các ngành sản xuất chính của nước này.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
HĐ2. Tìm hiểu về Lào (9’)
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 bài 17 và hình 5 bài 18, đọc đoạn văn về Lào trong SGK và hoàn thành bảng.
- Yêu cầu HS quan sát ảnh trong SGK và nhận xét về các công trình kiến trúc, phong cảnh của Lào.
Kết luận: Có sự khác nhau về vị trí địa lí, địa hình; cả hai nước này đều là nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp.
HĐ3. Tìm hiểu về Trung Quốc (10’)
- Yêu cầu HS làm việc với hình 5 bài 18 và gợi ý trong SGK để rút ra nhận xét.
- Cho HS quan sát hình 3 để giới thiệu về Vạn lí Trường Thành. (Một di tích lịch sử vĩ đại, nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng nhằm bảo vệ đất nước, nay là địa điểm du lịch nổi tiếng).
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Yêu cầu HS hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng trả lời.
- HS quan sát hình 3 bài 17 và hình 5 bài 18.
- Ghi lại kết quả tìm hiểu theo gợi ý SGK.
- HS đọc SGK sau đó phát biểu ý kiến.
- HS quan sát hình, đọc đoạn văn sau đó thực hiện yêu cầu của GV.
- HS quan sát và nêu nhận xét.
- HS làm việc theo nhóm 4 làm việc với hình 5 bài 18 và gợi ý trong SGK và rút ra nhận xét.
Trung Quốc có diện tích lớn, số dân đông, Trung Quốc là nước láng giềng ở phía Bắc nước ta.
- HS đọc SGK và nêu các ngành sản xuất nổi tiếng của Trung Quốc từ xưa đến nay.
- HS hệ thống lại nội dung bài học.
Kĩ thuật
Tiết 21: VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà, biết liên hệ thực tế để nêu một số cách phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc địa phương.
- HS có khả năng tự học, biết lắng nghe, chia sẻ; yêu quý vật nuôi trong gia đình.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (2’)
- Gọi HS nêu mục đích của việc nuôi dưỡng gà.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà (13’)
- Gọi HS kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- H: + Thế nào là vệ sinh phòng bệnh cho gà?
+ Tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
HĐ2. Cách vệ sinh phòng bệnh cho gà (17’)
- Gọi HS kể tên các dụng cụ cho gà ăn uống và cách vệ sinh.
- H: +Chuồng nuôi có tác dụng gì trong việc nuôi gà?
+ Ý nghĩa của việc vệ sinh chuồng nuôi gà?
+ Nếu như không thương xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi thì không khí trong chuồng nuôi sẽ như thế nào?
- Yêu cầu HS hỏi đáp theo nhóm đôi: Dịch bệnh là gì? Tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà.
- GV nhận xét, chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Liên hệ giáo dục.
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau,
- 2 HS nêu.
- HS phát biểu.
- HS trả lời.
- HS khác chia sẻ, bổ sung.
- HS kể tên các dụng cụ cho gà ăn uống và cách vệ sinh.
- HS thảo luận nhóm đôi sau đó trình bày.
- HS khác chia sẻ, bổ sung.
- HS hỏi đáp theo nhóm đôi sau đó trình bày trước lớp.
- HS khác chia sẻ, bổ sung.
Khoa học
Tiết 42: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
I. MỤC TIÊU
- HS kể tên một số loại chất đốt, nêu được ví dụ về sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất.
- HS biết tự học; tự tin khi phát biểu ý kiến, ham học hỏi, khám phá.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (3’)
- Gọi HS trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Một số loại chất đốt (8’)
- Gọi HS kể tên một số loại chất đốt thường dùng.
- H: Trong đó, chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể khí?
- GV chốt lại.
HĐ2. Quan sát và thảo luận (20’)
- Cho HS quan sát các bức hình trong SGK, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm tìm hiểu về: chất đốt rắn, chất đốt lỏng, chất đốt khí.
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn lại bài.
- 1 HS trình bày, HS khác chia sẻ, bổ sung.
- HS kể tên các loại chất đốt thường dùng.
- HS trả lời.
- HS quan sát, nhận nhiệm vụ.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Từng nhóm trình bày.
- Nhóm khác chia sẻ, bổ sung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 21.chiều.doc