Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 24 (buổi chiều)

I. MỤC TIÊU

- HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự an ninh, biết kể lại chuyện rõ ràng tự nhiên.

- HS biết tự học, lắng nghe, chia sẻ.

- HS tự tin khi kể chuyện trước đông người, có ý thức giữ gìn, bảo vệ trật tự, an ninh.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc14 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 24 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 Ngày soạn: 09/02/2018 Ngày dạy: Thứ hai ngày 12 tháng 02 năm 2018 Chào cờ TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG Toán Tiết 116: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, biết chia sẻ, hợp tác; chăm chỉ học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3’) - Gọi HS phát biểu cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Luyện tập (29’) Bài 1. Một hình lập phương có cạnh 4,5cm. Tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương đó. - Cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. - Treo bảng phụ chép sẵn bài tập. - Gọi HS đọc bài tập. - Cho HS trao đổi nhóm đôi, làm ra nháp. 2 HS làm trên bảng phụ. - Nhận xét, chốt lại. Bài 3. Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 5m, chiều rộng 3m, chiều cao 2,5m. Biết thể tích bể đã có nước, tính thể tích bể chưa có nước (lít). - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn tập, chuẩn bị bài sau. - 2-3 HS phát biểu. - HS đọc đầu bài. - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. - HS đọc bài tập. - HS trao đổi nhóm đôi, làm ra nháp. 2 HS làm bảng phụ. - Nhận xét, chia sẻ. - HS đọc bài toán, thảo luận nhóm đôi cách làm bài. - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia sẻ. - Chữa bài (nếu sai) - Lắng nghe. Tập đọc Tiết 47: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ I. MỤC TIÊU - HS đọc lưu loát bài văn, biết đọc diên xcảm bài với giọng đọc trang trọng; hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1-2 luật của nước ta. - HS biết tự học, lắng nghe, chia sẻ; mạnh dạn khi phát biểu, trung thực, có ý thức chấp hành nội quy của trường, lớp, đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Các hoạt động HĐ1. Luyện đọc (12’) - Gọi 1 HS đọc cả bài. - Gọi một số cặp đọc bài. - Nhận xét. HĐ2. Tìm hiểu bài (10’) - Yêu cầu HS đọc thầm lại bài. - Cho HS tự đặt câu hỏi có liên quan đến nội dung bài. - Gọi một số HS lên chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, bổ sung. - Gọi HS kể tên một số luật của Việt Nam. - Gọi HS nêu nội dung bài. - GV chốt lại. HĐ3. Đọc diễn cảm (10’) - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn sau đó nêu cách đọc. - Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu nội dung bài. - Dặn HS tìm hiểu thêm một số luật của nước ta. - Nhận xét tiết học. - 1 HS đọc cả bài. - HS chia đoạn. - HS đọc nối tiếp đoạn; giải nghĩa từ khó, sửa lỗi phát âm. - Luyện đọc theo cặp. - 2-3 cặp đọc bài. - Nhận xét, chia sẻ. - HS đọc thầm lại bài văn. - HS tự đặt câu hỏi và chia sẻ trong nhóm 3. - Một số HS chia sẻ trước lớp. - HS kể tên một số luật của Việt Nam. - HS phát biểu nội dung bài. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn. - HS nêu cách đọc. - HS luyện đọc đoạn mà mình thích. - Một số HS đọc diễn cảm trước lớp. - Bình chọn bạn đọc hay. - 2-3 HS nêu. - Lắng nghe. Ngày soạn: 10/02/2018 Ngày dạy: Thứ ba ngày 13 tháng 02 năm 2018 Toán Tiết 117: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS tính được tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán, tính được thể tích hình lập phương, khối hình tạo thành từ các hình lập phương. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề; chăm chỉ, tự giác học bài và làm bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện tập Bài 1. - Gọi HS đọc bài tập. - Hướng dẫn HS tính nhẩm 15% của 480. 10% của 480 là 48 5% của 480 là 24 Vậy: 15% của 480 là 72. - Yêu cầu HS làm bài ra nháp (cá nhân) - Nhận xét, chốt lại. Bài 2. - Cho HS làm vào vở. - Gọi 1 HS lên bảng làm. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 3. Một hình lập phương có thể tích bằng 145% thể tích một hình hộp chữ nhật có chiều cao 5cm, diện tich sđáy là 14cm2. Tính thể tích của hình lập phương đó. - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS hệ thống lại kiến thức vừa luyện tập. - Nhận xét tiết học. - HS đọc bài tập. - HS lắng nghe và theo dõi GV hướng dẫn. - HS làm bài ra nháp. 2 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, chữa bài. - HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài. - HS trình bày bài làm. - HS khác chia sẻ, nhận xét. - HS đọc đề bài, phân tích đề. - HS nêu cách làm. - HS giải bài toán vào vở. 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét. - 1 HS hệ thống lại các kiến thức vừa luyện tập. Kể chuyện Tiết 24: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU - HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự an ninh, biết kể lại chuyện rõ ràng tự nhiên. - HS biết tự học, lắng nghe, chia sẻ. - HS tự tin khi kể chuyện trước đông người, có ý thức giữ gìn, bảo vệ trật tự, an ninh. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Bài mới Các hoạt động HĐ1. Tìm hiểu đề bài (9’) - GV viết đề bài gọi HS đọc đề. Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh. - Yêu cầu HS xác định đúng yêu cầu đề bài bằng cách gạch dưới những từ ngữ cần chú ý. - Gọi HS nêu câu chuyện mình sẽ kể. HĐ2. Kể chuyện (20’) -Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. - Cho HS thi kể trước lớp. - Nhận xét. - Liên hệ giáo dục. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS đọc đề bài. - HS đọc nối tiếp các gợi ý SGK (tr 50) - 1 HS lên bảng gạch dưới các từ ngữ quan trọng. - HS nối tiếp nhau nêu tên câu chuyện mình sẽ kể. - HS kể trong nhóm: Kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - 3 - 4 HS kể trước lớp. - Mỗi HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trả lời các câu hỏi của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. - HS nghe. Luyện từ và câu Tiết 47: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ- AN NINH I. MỤC TIÊU - HS hiểu nghĩa của từ “an ninh”, biết một số việc làm, những cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp mình tự bảo vệ khi cha nẹ không có ở bên; có kĩ năng xử lí một số tình huống. - HS biết hợp tác, chia sẻ, giải quyết vấn đề; có ý thức giữ gìn an ninh trật tự. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới Bài 1. - Cho HS làm bài cá nhân. - Gọi HS phát biều. - GV nhận xét, chốt lại. Bài 4. - Gọi HS đọc đầu bài và nội dung bài tập. - Cho HS thảo luận nhóm 4, làm bài ra nháp. - Gọi các nhóm trình bày. - GV nhận xét, chữa bài. - Gv đưa ra một số tình huống liên quan đến trật tự, an ninh, yêu cầu HS xử lí và đóng vai. - Nhận xét, khen nhóm có cách xử lí tốt. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi HS nêu nghĩa của từ “an ninh”. - Nhận xét tiết học. - HS làm bài cá nhân. - HS phát biểu. - HS khác nhận xét. - HS đọc đầu bài và nội dung bài tập. - Thảo luận nhóm 4, làm bài ra nháp. - Đại diện một số nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nhận nhiệm vụ xử lí tình huống và đóng vai. - Chia sẻ, nhận xét. - 2 - 3 HS nêu. Ngày soạn: 10/02/2018 Ngày dạy: Thứ tư ngày 21 tháng 02 năm 2018 Toán Tiết 118: GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ. GIỚI THIỆU HÌNH CẦU (Bài đọc thêm) I. MỤC TIÊU - HS nhận dạng hình trụ, hình cầu, xác định đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. - HS có khả năng tự học, biết chia sẻ,; chăm học, ham tìm hiểu, khám phá, mạnh dạn khi phát biểu ý kiến. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Mô hình hình trụ, hình cầu, quả bóng - HS: Vỏ hộp sữa bột, quả bóng, viên bi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới - Hướng dẫn HS tìm hiểu bài, quan sát, thảo luận nêu đặc điểm của hình trụ, hình cầu. - Gọi HS kể tên các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. - Yêu cầu HS tự làm các bài tập trong SGK. - GV nhận xét, chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò ( 2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS tự tìm hiểu, quan sát, rút ra đặc điểm của hình trụ, hình cầu. - HS lần lượt kể tên các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. - HS tự làm bài tập trong SGK. - HS trình bày. - HS khác chia sẻ, nhận xét. Tâp đọc Tiết 48: HỘP THƯ MẬT I. MỤC TIÊU - HS đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: lần nào, liên lạc, bu-gi, trỏ vào, lần này, náo nhiệt, ... đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi tả. HS hiểu nội dung bài: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào việc bảo vệ Tổ quốc. - HS biết tự học, lắng nghe, chia sẻ; tự tin khi phát biểu ý kiến, yêu nước, có ý thức phấn đấu học tập và rèn luyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Phấn màu, bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Các hoạt động HĐ1. Luyện đọc (12’) - Gọi HS đọc cả bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. HĐ2. Tìm hiểu bài (12’) - Yêu cầu HS hoạt động nhóm 3, tự đặt các câu hỏi liên quan đến bài đọc, chia sẻ trong nhóm. - Gọi một số HS chia sẻ trước lớp. - Gọi HS nêu nội dung bài. - Nhận xét, chốt lại. HĐ3. Đọc diễn cảm (8’) - Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn mà mình thích. - Gọi một số HS đọc diễn cảm trước lớp. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc toàn bài. - HS chia đoạn. - HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt) - HS đọc nối tiếp đoạn và giải nghĩa từ. - HS luyện đọc theo cặp. - 1 -2 nhóm đọc bài. - 1 HS đọc lại toàn bài. - HS hoạt động nhóm 3, tự đặt câu hỏi liên quan đến noọi dung bài đọc. - Một số HS chia sẻ trước lớp, hỏi cả lớp. - HS dưới lớp trả lời, bổ sung cho nhau. - HS phát biểu nêu nội dung bài. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn mà mình thích. - 3 - 4 HS đọc diễn cảm trước lớp. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. - Lắng nghe. Tập làm văn Tiết 47: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU - HS tìm được ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn BT1); viết dược đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, biết hợp tác, chia sẻ. - HS yêu quý đồ vật, có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ vật tốt. II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Một số đồ vật: đồng hồ, bút,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (2’) 2. Dạy bài mới (29’) Bài 1. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Nhận xét, chốt ý đúng. Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ. - Gọi HS trình bày đoạn văn. - Nhận xét, sửa câu, từ sai (nếu có). 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu bố cục của bài văn tả đồ vật. - Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS suy nghĩ, làm bài. - HS phát biểu. - Nhận xét, chia sẻ. - HS đọc yêu cầu. - Lớp làm vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ. - HS trình bày đoạn văn. - 2 HS nêu. Ngày soạn: 11/02/2018 Ngày dạy: Thứ năm ngày 22 tháng 02 năm 2018 Toán Tiết 119: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS tính được diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn, biết trình bày bài giải toán có lời văn. - HS có khả năng tự học, biết chia sẻ; chăm chỉ, tự giác học bài và làm bài. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới (30’) Luyện tập Bài 1. - Gọi HS đọc đầu bài. - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. Tính diện tích hình bình hành có chiều cao 12cm, độ dài đáy 0,15m. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 3. - Yêu cầu HS đọc đầu bài. - Cho HS làm bài vào vở, 2 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn tập. - HS đọc đầu bài. - HS làm bài vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, chia sẻ. - HS đọc đầu bài. - HS giải bài toán ra nháp. - 1 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, chia sẻ. - HS đọc đầu bài, quan sát hình vẽ trong SGK. - HS thảo luận cách tính. - HS làm bài vào vở. - 2 HS làm ra bảng phụ. - HS trình bày bài làm. - Nhận xét, chia sẻ. - 4 HS nêu. Luyện từ và câu Tiết 48: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG I. MỤC TIÊU - HS nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp, có kĩ năng dùng quan hệ từ phù hợp. - HS biết tự học, chia sẻ; chăm chỉ, tự giác học bài và làm bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới Bài 1. Nhóm đôi (8’) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm các cặp từ có tác dụng nối ccác vế câu. - GV nhận xét, chốt lại. Bài 2. Cá nhân (8’) - Gọi HS đọc bài tập - Gọi HS phát biểu. - GV nhận xét, chốt lại. Bài 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các vế câu trong mỗi câu dưới đây. (12’) a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển. b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. c) Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. - GV nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS phát biểu. - HS khác nhận xét, chia sẻ. - HS đọc bài tập. - HS phát biểu. - HS khác chia sẻ, nhận xét. - HS đọc bài tập. - HS làm bài vào vở. - 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, chia sẻ, chữa bài. Chính tả (Nghe - viết ) Tiết 24: NÚI NON HÙNG VĨ I. MỤC TIÊU - HS nghe - viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài, tìm được các tên riêng trong đoạn thơ BT2. - HS biết tự học, lắng nghe; tự tin khi phát biểu ý kiến, chăm chỉ học bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (2’) - GV đọc cho HS viết lại những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh - GV nhận xét, đánh giá. 2. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Hướng dẫn HS nghe-viết (20’) - GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ. - H: Đoạn văn miêu tả cảnh gì? - Gọi 2 HS lên bảng viết, dưới lớp luyện viết vào giấy nháp các từ ngữ dễ viết sai. - GV đọc cho HS viết bài. - GV đọc bài cho HS soát lỗi. - GV nhận xét. HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (9’) Bài 2. - Gọi một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn thơ, tìm các tên riêng trong đoạn thơ. - Gọi HS nêu cách viết hoa các tên riêng đó. Bài 3. - Gọi HS đọc đề bài. - Cho HS đố nhau theo nhóm đôi. - GV nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu cách viết hoa tên người (tên người dân tộc), tên địa lí. - Yêu cầu HS viết lại tên 5 vị vua, học thuộc lòng các câu đố, đố lại người thân. - 2 em viết ở bảng - Cả lớp viết vào giấy nháp - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS luyện viết những từ dễ viết sai: Tày đình, hiểm trở, lồ lộ. Các tên địa lí: Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai. - HS viết bài. - HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. - Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm đoạn thơ, tìm các tên riêng trong đoạn thơ. + Tên người, tên dân tộc: Đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Mơ nông. + Tên địa lí: Tây Nguyên, sông Ba. - HS phát biểu. - Một HS đọc nội dung BT3 - HS đố nhau theo nhóm đôi. - HS trình bày trước lớp. - Nhận xét, chia sẻ. - HS nêu. - HS viết ra nháp. Ngày soạn: 11/02/2018 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 23 tháng 02 năm 2018 Toán Tiết 120: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề; chăm chỉ, tự giác học bài và làm bài. II. ĐỒ DUNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, phấn màu, thước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài ( 1’) 2. Dạy bài mới (30’) Bài 1. Cá nhân (12’) - Gọi HS đọc đầu bài. - Cho HS thảo luận cách làm bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 2. Cá nhân (8’) - Gọi HS nêu lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương. - Cho HS làm bài ra nháp. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3. Nhóm đôi (8’) Có hai hình lập phương. Hình lập phương lớn có cạnh dài gấp đôi cạnh hình lập phương bé. a) Diện tích toàn phần của hình lập phương lớn gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình lập phương bé? b) Thể tích của hình lập phương lớn gấp mấy lần thể tích của hình lập phương bé? - Nhận xét, chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về tìm hiểu về số đo thời gian. - HS đọc đầu bài. - HS thảo luận cách làm bài. - HS làm vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ. - HS trình bày bài làm. - HS khác chia sẻ, nhận xét. - HS nêu lại. - HS làm bài ra nháp. - 1 HS lên bảng làm. - HS trình bày bài. - Nhận xét, chia sẻ. - HS đọc đầu bài, thảo luận nhóm đôi và làm ra nháp. - 1 HS làm ra bảng phụ. - HS trao đổi, chia sẻ cách làm. - Lắng nghe. Tập làm văn Tiết 48: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU - HS lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật, có kĩ năng trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề; yêu quý đồ vật, có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, phấn màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (2’) - Gọi HS nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Dạy bài mới (27’) Bài 1. Cá nhân (12’) - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS chọn trong 5 đề văn đã cho lấy 1 đề phù hợp với mình. Bài 2. Cá nhân (15’) - Gọi HS trình bày miện bài văn miêu tả mà mình vừa lập dàn ý. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu bố cục của bài văn tả đồ vật. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS nêu. - 2 HS đọc. - HS nối tiếp nêu đề mình chọn. - HS lập dàn ý cho bài văn ra nháp. Sinh hoạt tập thể Kể chuyện Bác Hồ Bài 6: CỜ NƯỚC TA PHẢI BẰNG CỜ CÁC NƯỚC I. MỤC TIÊU - HS hiểu được tình yêu, niềm tự hào, tinh thần tự tôn dân tộc của Bác Hồ; hình thành ý thức tự tôn dân tộc, tự hào về những giá trị đã đạt được của đất nước ta. - HS biết tự học; biết cách thể hiện tình yêu Tổ quốc, tự hào dân tộc bằng hành động cụ thể. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới HĐ1. Đọc hiểu (12’) - Yêu cầu HS đọc câu chuyện trong sách, sau đó làm các bài tập ở phần đọc hiểu. - Gọi HS trình bày. HĐ2. Thực hành - ứng dụng (15’) - Yêu cầu HS tìm các di tích lịch sử - văn hóa, làn điệu dân ca, anh hùng dân tộc, danh lam thắng cảnh và điền vào cột trong sách. - Gọi HS trình bày. - Gọi HS giới thiệu ngắn gọn về một danh lam thắng cảnh (hoặc một di tích lịch sử - văn hóa, anh hùng dân tộc) mà mình biết. - Liên hệ giáodục. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Dặn HS về tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của quốc ca, quốc kì nước Việt Nam. - HS đọc câu chuyện trong sách, sau đó làm các bài tập ở phần đọc hiểu. - HS trình bày. - HS khác chia sẻ, bổ sung. - HS hoạt động cá nhân. - HS trình bày trước lớp. - HS khác bổ sung. - Một vài HS giới thiệu trước lớp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 24 (Repaired).doc