Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 8 (buổi chiều)

Thể dục

Tiết 15: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”

I. MỤC TIÊU

- HS biết tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu tập hợp, dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, quay trái, quay phải, quay sau đúng hướng, đúng kỹ thuật, đều, đẹp và đúng khẩu lệnh. HSchơi HS chơi “Trao tín gậy” tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật và tham gia chơi tích cực.

- HS có tác phong nhanh nhẹn, có tính đồng đội, tính kỷ luật cao.

 

doc12 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 8 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Ngày soạn: 20/10/2017 Ngày dạy: Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2017 Khoa học Tiết 15: PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A I. MỤC TIÊU - HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A, nêu cách phòng bệnh viêm gan A, HS có kỹ năng diễn đạt, trình bày. - HS biết lắng nghe, chia sẻ; có ý thức phòng bệnh viêm gan A. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phấn màu, tranh minh họa - HS : Nháp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ ( 5’ ) - Yêu cầu HS nêu nguyên nhân gây bệnh viêm não.Cách phòng bệnh trên. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Làm việc với SGK (14’) - GV chia lớp thành các nhóm 5 và giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Nêu 1 số dấu hiệu của bệnh viêm gan A. + Tác nhân gây bệnh viêm gan A là gì? + Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? - Gọi các nhóm trả lời. - GV nhận xét, chốt lại. HĐ2. Quan sát và thảo luận (15’) GV yêu cầu HS quan sát hình 2;3;4;5 ( SGK- 33 ) trả lời câu hỏi. + Chỉ và nói nội dung từng hình. + Giải thích tác dụng của từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A + Nêu cách phòng bệnh viêm gan A. + Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì? - Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A? - GV kết luận. 3. Củng cố, dặn dò ( 2’ ) - Gọi HS nêu lại nội dung bài. - Liên hệ cách phòng bệnh. - Dặn HS chuẩn bị trước bài sau “Phòng tránh HIV/AIDS” - HS nêu. - Nhận xét, bổ sung. - HS làm việc theo nhóm 5 - HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình1 (SGK - 32) trả lời câu hỏi. + Sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn. + Vi – rút viêm gan A + Lây qua đường tiêu hoá. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn của GV. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS quan sát hình 2; 3; 4; 5 + Hình 2 : Uống nước đun sôi để nguội + Hình 3: ăn thức ăn đã nấu chín. + Hình 4: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn. + Hình 5: Rửa tay bằng xà phòng, nước sạch sau khi đại tiện. + Phòng bệnh bằng cách ăn chín uống sôi, Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đại tiện. + Người bệnh cần được nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vi- ta- min, không ăn mỡ, không uống rượu. - HS thảo luận theo cặp. - Một số HS trả lời - HS khác nhận xét - HS đọc mục bạn cần biết SGK. - HS nêu Lịch sử Tiết 8: XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH I. MỤC TIÊU - Học sinh biết : Xô Viết Nghệ -Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930- 1931, nhân dân một số địa phương ở Nghệ Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ thôn xã , xây dựng cuộc sống mới, văn minh, tiến bộ. HS biết quan sát tranh SGK, diễn đạt rõ ràng, lưu loát. - HS tôn trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc; biết lắng nghe, chia sẻ, hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Bản đồ Việt Nam, phiếu học tập. - HS: Nháp, bút III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (2') - Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng 3-2- 1930? 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ Tĩnh trong những năm 1930-1931 (12’) - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK sau đó tường thuật và trình bày lại. - GV nhận xét, chốt lại. - GV nêu những sự kiện tiếp theo diễn ra trong năm 1930. HĐ2. Những chuyển biến mớỉ ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng (9’) - H: Những năm 1930-1931 trong các thôn xã ở Nghệ - Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra điều gì mới? - GV nhận xét, chốt ý. HĐ3. Ýnghĩa lịch sử của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (8’) - GV nêu một số câu hỏi để HS thảo luận. + Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh có ý nghĩa gì ? - GV kết luận chốt ý đúng. 3. Củng cố, dặn dò (3') - Hs nhắc lại kết luận SGK. - GV tổng kết bài. - Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau. - HS trả lời. - HS đọc SGK sau đó tường thuật và trình bày lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930. HS khác chia sẻ, bổ sung. - HS đọc SGK và ghi kết quả vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi. - Lớp nhận xét bổ sung. + Không hề xảy ra trộm cướp... + Bãi bỏ những tập tục lạc hậu, ... - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. + Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách,mạng của nhân dân lao động. + Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta) - HS trả lời - lớp nhận xét bổ sung. - HS lắng nghe, thực hiện. Kĩ thuật Tiết 8: NẤU CƠM (Tiết 2) I. MỤC TIÊU - HS biết cách nấu cơm, biết liên hệ việc nấu cơm ở gia đình, nấu được cơm bằng nồi cơm điện ở gia đình. - HS biết tự giải quyết vấn đề, tự phục vụ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phiếu học tập - HS: Bút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (2’) - Gọi HS nêu các cách nấu cơm 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Nấu cơm bằng nồi cơm điện (18’) - Gọi HS nêu sự khác nhau về bước chuẩn bị nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun. - Gọi HS nêu các bước thực hiện nấu cơm bằng nồi cơm điện. - Nhận xét, bổ sung, kết luận. HĐ2. Nhận xét - đánh giá - Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi về cách nấu cơm ở gia đình mình, việc nấu cơm của bản thân ở nhà. - H: + Muốn nấu cơm ngon, chín đều ta phải lưu ý điều gì? + Khi nấu cơm bằng nồi cơm điện các em cần chú ý điều gì? - GV nhận xét, chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nhắc lại mục ghi nhớ. - Nhận xét tiết học - Nhắc HS cẩn thận khi nấu cơm bằng nồi điện. - HS nêu các cách nấu cơm - Một số HS phát biểu. - HS trao đổi nhóm đôi sau đó phát biểu. - HS viết vào phiếu - Đại diện 1 HS trình bày. - HS trao đổi nhóm đôi sau đó phát biểu. - HS trả lời, HS khác chia sẻ, bổ sung. - HS nhắc lại. Ngày soạn: 20/10/2017 Ngày dạy: Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2017 Địa lí Tiết 8: DÂN SỐ NƯỚC TA I. MỤC TIÊU - HS biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dân và đặc điểm tăng dân số của nước ta) biết được nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh, nhớ số liệu của dân số nước ta ở thời điểm gần nhất, nêu được một số hậu quả do dân số tăng nhanh, thấy được sự cần thiết của việc sinh ít con trong một gia đình. - HS biết hợp tác, mạnh dạn khi phát biểu ý kiến, biết chia sẻ ý kiến của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Biểu đồ tăng dân số nước ta, phiếu học tập - HS: Sưu tầm tranh ảnh về hậu quả của dân số đông, ví dụ: ùn tắc giao thông, chất thải gây ô nhiểm môi trường,... III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Dân số nước ta (10’) - Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 và trả lời câu hỏi ở mục 1 trong SGK. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. - GV kết luận : Dân số nước ta đứng thứ 3 ở Đông Nam Á HĐ2. Gia tăng dấn số (9’) - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ dân số qua các năm, trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV liên hệ với dân số của địa phương. - GV kết luận. HĐ3. Hậu quả của việc dân số tăng nhanh (10’) - GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết, nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh. - GV cho HS tự liên hệ về hậu quả do việc dân số tăng nhanh ở gia đình, địa phương mình. - GV nhận xét, bổ sung, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò (2') - GV nhắc lại nội dung chính của bài. - Nhận xét giờ học. - HS về nhà chuẩn bị bài sau. - HS lắng nghe, quan sát. - Một số HS trả lời trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Một số HS trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS hoạt động nhóm 4, thảo luận và nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh, viết vào phiếu học tập. - Đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ, bổ sung. - 1-2 HS nêu và đọc kết luận SGK. - HS lắng nghe, thực hiện. Thể dục Tiết 15: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY” I. MỤC TIÊU - HS biết tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu tập hợp, dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, quay trái, quay phải, quay sau đúng hướng, đúng kỹ thuật, đều, đẹp và đúng khẩu lệnh. HSchơi HS chơi “Trao tín gậy” tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật và tham gia chơi tích cực. - HS có tác phong nhanh nhẹn, có tính đồng đội, tính kỷ luật cao. II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện: Còi, đồng hồ, 2 tín gậy III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP Nội dung Thời gian Số lần Phương pháp tổ chức 1. Phần mở đầu - Nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài tập. - Khởi động : + Xoay các khớp (2x8n) + Chạy trên địa hình tự nhiên 1 vòng. + Đi thường thành vòng tròn, vừa đi vừa hát. 2. Phần cơ bản a) Đội hình đội ngũ: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - GV điều khiển. - Chia tổ tập luyện. - Cho các tổ thi đua trình diễn. - Tập hợp củng cố kết quả tập luyện. b) HS chơi “Trao tín gậy” - GV nêu tên HS chơi, giải thích lại cách chơi. - Chọn HS làm mẫu, cho HS làm thử. - Cho HS tiến hành chơi, GV quan sát. - GV quan sát nhận xét, tuyên dương. 3. Phần kết thúc - HS cúi người thả lỏng 5 - 10 lần. - Gọi HS nhắc lại nội dung tiết học. - Hệ thống bài học. - Nhận xét giờ học. Dặn dò: Về nhà ôn lại các động tác đội hình đội ngũ. 7’ 23’ 14’ 9’ 5’ 1L 1L 1L 2-3L 2- 3L 1L 1L 1L 1L Đội hình nhận lớp €€€€€€€ €€€€€€€ €€€€€€€ € Đội hình tập luyện Đội hình tập luyện Tổ 1 €€€€€€€ Tổ 2 €€€€€€€ Tổ 3 €€€€€€€ Đội hình trò chơi Đội hình kết thúc €€€€€€€ €€€€€€€ €€€€€€€ € Ngày soạn: 21/10/2017 Ngày dạy: Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2017 Luyện từ và câu Tiết 16: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. MỤC TIÊU - Phân biệt được từ nhiều nhiều nghĩa với từ đồng âm, hiểu được nghĩa của các từ nhiều nghĩa( nghĩa gốc, nghĩa chuyển) và mối quan hệ giữa chúng. HS có kĩ năng đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa là tính từ. - HS chăm chỉ, tự giác làm bài, biết chia sẻ với bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Nháp bút, phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra (3’) - Gọi HS nêu ví dụ về từ nhiều nghĩa. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Luyện tập Bài 1 (9’) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - GV chốt lạibài làm đúng và củng cố cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa) Bài 2 (9’) - Gọi HS xác định yêu cầu của bài - Gọi HS trả lời - GV nhận xét, biểu dương. Bài 3 (10’) - YC HS dựa vào nghĩa cho trước để đặt câu cho phù hợp - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi HS hệ thống lại những nội dung cơ bản của bài. - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò Xem trước bài “ MRVT: Thiên nhiên” - HS nêu ví dụ về từ nhiều nghĩa - HS đọc yêu cầu. - Làm việc theo cặp. - Đại diện một số HS trình bày lời giải. - Nhận xét, bổ sung - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS suy nghĩa làm bài vào vở. - 1 số trình bày miệng, nhận xét bổ sung. a) Xuân là mùa bắt đầu một năm Xuân có nghĩa là tươi đẹp b) Xuân có nghĩa là tuổi - 1 HS đọc toàn bài, xác định rõ YC - Làm bài vào vở ( đặt câu theo YC) - Một số HS nối tiếp trình bày câu của mình. VD: Bạn Chi cao hơn so với tuổi của bạn Mẹ em dùng hàng chất lượng cao. - HS nhắc lại cách dùng từ nhiều nghĩa. - Học sinh hệ thống lại những nội dung cơ bản của bài. Giáo dục ngoài giờ lên lớp THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO. I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG - HS hiểu: tham gia cá hoạt động nhân đạo là việc làm thường xuyên, cần thiết để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. - HS có ý thức và hành động thiết thực tham gia cá hoạt động nhân đạotheo khả năng của mình. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Quy mô hoạt động: tổ chức theo lớp. - Tranh ảnh, thông tin về hoạt động nhân đạo của trường, địa phương. - Những món quà của tập thể lớp, tổ, cá nhân trong buổi lễ trao quà quyên góp. III. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị - GV nêu mục đích và ý nghĩa của hoạt động nhân đạo và phát động phong trào HS thi đua tham gia hoạt động này. - HS chuẩn bị các món quà quyên góp phù hợp với khả năng của bản thân ( có thể là sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ, sách truyện, đồ dùng cá nhân, tiền, ) - Đóng gói quà của cá nhân hoặc tập trung đóng gói quà của tổ, của lớp. - Chú ý: HS có thể vận động, tuyên truyền người thân tham gia hoạt động nhân đạo. 2. Lễ quyên góp, ủng hộ - GV tuyên bố lí do và giới thiệu chương trình. - Văn nghệ chào mừng. - GV mời lần lượt từng cá nhân, đại diện từng nhóm, từng tổ lên trao quà ủng hộ cho ban tổ chức. - GV giới thiệu một số hoạt động nhân đạo của trường, địa phương như: Lá lành đùm lá rách, Phong trào tương thân tương ái, Tết vì người nghèo, Tháng hành động vì người khuyết tật và nạn nhân chất độc màu da cam, 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS về chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: 22/10/2017 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2017 Khoa học Tiết 16: PHÒNG TRÁNH HIV/ AIDS I. MỤC TIÊU: - HS biết giải thích một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì, nêu được các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV/ AIDS. - HS có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/ AIDS. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phấn màu. - HS: Thẻ trắc nghiệm, sưu tầm tranh ảnh, bài báo, tờ rơi tuyên truyền về phòng tránh HIV/ AIDS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (5’) Yêu cầu HS trả lời: - Hãy nêu tác nhân gây ra bệnh viêm gan A? - Bệnh viêm gan A lây qua đường nào? GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Trò chơi: "Ai nhanh, ai đúng?" (14’) - GV chia lớp thành các nhóm 2; phát cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ có ghi chữ cái và ý như SGK - 34. - GV quan sát, giúp đỡ các nhóm. - GV cử mỗi nhóm 1 bạn vào ban giám khảo - GV cùng ban giám khảo đánh giá kết quả, nhóm nào đúng và nhanh nhất là thắng cuộc. HĐ2. Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm. (14') - GV chia lớp thành các nhóm tổ. - Yêu cầu HS sắp xếp, trình bày các thông tin, tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động, các bài báo... đã sưu tầm được trình bày trong nhóm. - Trình bày triển lãm: GV phân công khu vực trình bày triển lãm cho mỗi nhóm. - GV tổng kết, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi HS nhắc lại nội dung bài. - Liên hệ việc tuyên truyền, vận động mọi người phòng chống HIV/ AIDS. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - 2 HS nêu - HS nhận xét HS nghe GV hướng dẫn - HS thảo luận nhóm 2 - Đại diện giơ kết quả lên bảng Đáp án: 1 - c ; 2 - b; 3 - d ; 4 - e ; 5 – a - Nhóm trưởng điều khiển các bạn nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên. - Các nhóm trình bày triển lãm và cử bạn thuyết minh cho nhóm khác nghe. - Cả lớp chọn ra nhóm làm tốt. - HS đọc phần ghi nhớ SGK - HS lắng nghe, thực hiện. Tự chọn Tiếng việt (ôn) LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA. I. MỤC TIÊU - HS biết phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. HS hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa ( nghĩa gốc, nghĩa chuyển) và mối quan hệ giữa chúng, biết đặt câu phân biệt từ nhiều nghĩa. - HS biết đặt câu hỏi thắc mắc khi không hiểu bài, biết hợp tác, chia sẻ với bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Bảng phụ, phấn màu - HS : Vở , bút, nháp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Yêu cầu HS đặt 2 câu để phân biệt nghĩa của từ ngọt. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu của tiết học b) Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1. Trong các từ gạch chân dưới đây từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa. Con dao này rất săc. Cái cuố này sắc thật. Biển luôn thay đổi tùy theo sắc mây trời. Em đã học thuộc lòng bài “Săc màu em yêu” Săc mặt bạn hôm nay không tốt lắm. g) Chị ấy trang điểm nhìn sắc thật. -Lưu ý HS đọc kĩ các từ xác định rõ nghĩa của từng từ trong mỗi câu rồi xác định. - GV nhận xét, chốt lại. - GV giúp HS nắm được cách phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Bài 2. Đặt câu phân biệt nghĩa từ xuân: a) Đầu mùa của 1 năm.( danh từ) b) Chỉ tuổi trẻ.( tính từ) c) Chỉ 1 năm. ( danh từ) -Y/c HS đọc kĩ đề bài và xác định từng nghĩa sau đó đặt câu cho đúng y/c. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Hỏi: Thế nào là từ đồng âm, từ nhiều nghĩa? - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau. - Giao bài tập về nhà. - 2 HS lên bảng đặt câu, HS khác làm ra nháp. - HS nghe. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS làm bài vào vở. - Một số HS trình bày bài làm. - HS khác chia sẻ, nhận xét. - HS trao đổi cặp, làm vở, nối tiếp đọc câu, nhận xét. VD: + Mùa xuân là tết trồng cây. + Chị ấy trông vẫn còn xuân chán. + Năm nay, ông mấy xuân rồi. - 2 HS trả lời. - HS lắng nghe. Tự chọn THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG CHỦ ĐỀ 6: GIÁ TRỊ CỦA TÔI I. MỤC TIÊU - HS biết: giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho mọi suy nghĩ, hành động của bản thân trong cuộc sống; chúng ta cần biết xác định đúng các giá trị của bản thân, bảo vệ các giá trị đó, đồng thời biết tôn trọng giá trị của người khác; HS có kĩ năng xác định, diễn đạt. - HS biết chia sẻ, lắng nghe, có ý thức phấn đấu học tập và rèn luyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phấn màu, giấy khổ lớn, bút dạ - HS: Phiếu A4, bút chì III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (3’) 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (2’) b) Các hoạt động HĐ1. Tưởng tượng (Bài tập 1) (12’) - Gọi HS đọc đầu bài - Yêu cầu HS làm việc cá nhân, tưởng tượng theo các mục và ghi vào chỗ trống. - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét. HĐ2. “Chân dung” của tôi (9’) - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm “chân dung” của mình theo mẫu ra phiếu A4. 2 HS làm ra giấy khổ lớn. - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét. HĐ3. Giá trị của tôi (8’) - Treo bảng phụ chép sẵn bài tập 3 - Gọi HS đọc bài tập - Yêu cầu HS làm bài bằng bút chì, khoanh tròn vào chữ số trước những điều em cho là quan trọng, định hướng cho mọi suy nghĩ, hành động của em trong cuộc sống. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS rút ra kết luận - Nhận xét tiết học - Khuyến khích HS tự xác định năng lực, giá trị của bản thân và có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện. - Dặn HS chuẩn bị bài sau “Kĩ năng lập kế hoạch”. - Cả lớp hát một bài. - HS đọc đầu bài. - HS làm việc cá nhân, viết bằng bút chì vào sách. - Lần lượt một số HS trình bày (5 - 7 em) - HS khác chia sẻ. - HS làm theo yêu cầu của GV - 4 - 6 HS trình bày, HS khác chia sẻ, nhận xét. - 2 HS đọc bài tập. - HS làm bài bằng bút chì vào sách. - HS trình bày bài, giải thích lựa chọn. - HS khác chia sẻ. - HS tự rút ra kết luận. - Lắng nghe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 8.chiều.doc
Tài liệu liên quan