Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 9 (buổi chiều)

I. MỤC TIÊU

- HS biết kể lại một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội: Ngày 19 – 8 – 1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, . Chiều ngày 19 – 8 – 1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HN toàn thắng, biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.

- HS tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc, yêu hòa bình, đoàn kết, yêu thương bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV: Bản đồ, phiếu học tập

- HS: Nháp, bút chì

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc16 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 9 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 Ngày soạn: 27/10/2017 Ngày dạy: Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2017 Khoa học Tiết 17: THÁI ĐỘ VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS I. MỤC TIÊU - HS xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV, có kĩ năng diễn đạt - Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Phấn màu, phiếu bài tập. - HS: Sách, vở, bút màu... III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra (3') - HIV là gì ? nêu các đường lây truyền của HIV ? 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1') b) Các hoạt động HĐ1. Trò chơi tiếp sức " HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua ... " (9’) - Kẻ sẵn trên bảng hoặc trên giấy khổ to 2 bảng có nội dung giống nhau như sau : Bảng " HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua ... " Các hành vi có nguy cơ bị nhiễm HIV Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV - Kết luận : HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như bắt tay , ăn cơm cùng mâm ,... HĐ2. Không phân biệt đối xử đối với người bị nhiễm HIV (10’) GV hướng dẫn cả lớp thảo luận các câu hỏi sau : - Các em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử ? - Các em nghĩ người bị nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống? HĐ3. Quan sát và thảo luận (10’) - Yêu cầu HS quan sát, làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời. GV kết luận. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Liên hệ giáo dục HS - Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị trước bài sau. - HS lắng nghe, trả lời. - Các đội cử đại diện lên chơi : lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội lên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng . - HS trả lời - HS trao đổi nhóm đôi. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình ; các nhóm khác nhận xét bổ sung . - HS quan sát tranh, thảo luận và trả lời các câu hỏi. - Một số HS trình bày, HS khác chia sẻ, bổ sung. - HS lắng nghe. Lịch sử Tiết 9: CÁCH MẠNG MÙA THU I. MỤC TIÊU - HS biết kể lại một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội: Ngày 19 – 8 – 1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, ... Chiều ngày 19 – 8 – 1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HN toàn thắng, biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. - HS tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc, yêu hòa bình, đoàn kết, yêu thương bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Bản đồ, phiếu học tập - HS: Nháp, bút chì III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1.Thời cơ cách mạng (7’) - GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài Cách mạng mùa thu. - GV nêu vấn đề: Tháng 3-1945, phát xít Nhật hất cẳng Pháp, giành quyền đô hộ nước ta. Giữa tháng 8-1945 quân Phiệt Nhật ở châu Á đầu hàng đồng minh. - GV gơi ý: Tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này như thế nào? - GV giảng thêm cho HS hiểu. HĐ2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở HN ngày 19-8-1945 (9’) - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 10-8-1945. - GV yêu cầu 1 HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HS. HĐ3. Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội với cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương. (7’) - GV nếu vấn đề: Nếu cuộc khởi nghĩa này không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao? - Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác dụng như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước? - GV chốt ý. + Tiếp sau Hà Nội, những nơi nào đã giành được chính quyền? - GV yêu cầu HS liên hệ: Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương ta năm 1945? - GV kể về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương năm 1945, dựa theo lịch sử địa phương. HĐ4. Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng 8 (7’) - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng 8. Các câu hỏi gợi ý. + Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng 8? + Thắng lợi đó có ý nghĩa như thế nào? - GV kết luận về nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng tám. + Vì sao mùa thu 1945 được gọi là Mùa thu cách mạng? + Vì sao ngày 19-8 được lấy làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở nước ta? 3. Củng cố, dặn dò (3’) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học thuộc bài và tìm hiểu về ngày Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hoà 2-9-1945. - 2-3 HS lên. - Theo dõi. - 1 HS đọc thành tiếng phần cuối năm 1940. - HS thảo luận tìm câu trả lời. - Dựa vào gợi ý của HS để giải thích thời cơ cách mạng. Đảng ta xác định đây là thời cơ cách mạng ngàn năm có một vì: Từ năm 1940 Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta nhưng tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta - HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS thuật lại trước nhóm cuộc khởi nghĩa 19-8-1945 ở Hà Nội, các HS cùng nhóm theo dõi, bổ sung ý kiến cho nhau. - 1 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến thống nhất như sau. - Chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng. - HS trao đổi nhóm. + Hà Nội là nơi có cơ quan đầu não của giăc, nếu Hà Nội không giành được chính quyền thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ gặp khó khăn rất nhiều. - Đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền. - Theo dõi . - Đọc SGK và nêu: Tiếp sau HN lần lượt đến Huế (23-8) Sài Gòn (25-8), Và đến 28-8-1945 cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công. - Một số HS nêu trước lớp. - HS thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi gợi ý để rút ra nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của Cách mạng tháng 8. - HS suy nghĩ và nêu ý kiến. - HS cùng nhận xét. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. Kĩ thuật LUỘC RAU I. MỤC TIÊU - HS biết cách thực hiện các công việc luộc rau, biết vận dụng vào giúp gia đình nấu ăn, phát triển kĩ năng tự phục vụ. - HS biết tự phục vụ, chăm chỉ làm việc nhà. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Rau muống - HS: Rau muống, rau cải, rổ, rá, chậu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới HĐ1. Các công việc chuẩn bị luộc rau (7’) - Gọi HS kể tên một số loại rau mà mình biết - Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi, nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ chuẩn bị để luộc rau. - Gọi HS nêu cách sơ chế rau. - GV nhận xét, chốt lại. HĐ2. Cách luộc rau (8’) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi cách luộc rau. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, kết luận - H: Để rau ngon, khi luộc cần chú ý điều gì? HĐ3. Thực hành nhặt rau, rửa rau (15’) - Cho HS hoạt động nhóm 3, thực hành nhặt rau, rửa rau. - Nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Yêu cầu HS nhắc lại cách luộc rau. - Liên hệ giáo dục HS về giúp đỡ gia đình. - Dặn HS chuẩn bì bài sau “Rán đậu phụ” - HS nối tiếp nhau phát biểu. HS khác bổ sung. - HS trao đổi nhóm đôi, nói cho nhau nghe. - Một số HS phát biểu trước lớp. - HS nêu cách sơ chế rau (nhặt rau, rửa rau,) - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận cách luộc rau. - Đại diện một số nhóm báo cáo: + Cho nhiều nước khi luộc rau. + Cho một ít muối hoặc bột canh vào nước luộc rau để rau được xanh. + Nước sôi mới cho rau vào. - HS trả lời, HS khác chia sẻ, bổ sung. - HS thực hành nhặt rau, rửa rau. - Một số HS chia sẻ cách nhặt rau, rửa rau. - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. Ngày soạn: 27/10/2017 Ngày dạy: Thứ ba ngày 31 tháng 10 năm 2017 Địa lí Tiết 9: CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ I. MỤC TIÊU - HS : Biết dựa vào bảng số liệu, lược đồ để thấy rõ đặc điểm về mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta, nêu được một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta. - HS có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc, biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Biểu đồ, phấn màu - HS: Nháp, bút III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Năm 2004 nước ta có bao nhiêu dân ? Số dân nước ta đứng thứ mấy trong khu vực Đông Nam Á. - Dân số tăng dẫn đến những hậu quả gì ? B2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Các dân tộc (10’) - Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, kênh chữ trong SGK trả lời những câu hỏi sau: + Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? + Dân tộc nào có số dân đông nhất ? sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu ? + Kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV kết luận. HĐ2. Mật độ dân số (10’) - GV yêu cầu HS, dựa vào SGK hãy cho biết mật độ dân số là gì? - GV yêu cầu HS quan sát bảng mật độ dân số và trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV kết luận. HĐ3. Phân bố dân cư (9’) - GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân hãy cho biết : dân cư nước ta chủ yếu sống ở thành thị hay nông thôn ? Vì sao ? - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV kết luận. - Yêu cầu HS rút ra kết luận chung của bài. 3. Củng cố, dặn dò (2') - GV đánh giá tiết học, yêu cầu HS chuẩn bị bài sau. - HS trả lời. HS khác bổ sung. - HS quan sát tranh ảnh, tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi. - HS khác chia sẻ, bổ sung. - HS phát biểu. - HS trả lời, HS khác bổ sung. - HS quan sát lược đồ mật độ dân số, tranh ảnh về làng ở đồng bằng, bản (buôn) ở miền núi và trả lời câu hỏi ở mục 3 trong SGK. - HS rút ra kết luận. - HS lắng nghe, thực hiện. Thể dục Tiết 17: ĐỘNG TÁC CHÂN - TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG” I. MỤC TIÊU - HS thực hiện được hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung, thực hiện cơ bản đúng động tác, biết thực hiện động tác chân, cơ bản đúng đúng động tác, chơi trò chơi “Dẫn bóng”, biết cách chơi và chơi đúng luật, khéo léo, tham gia chơi tích cực. - HS có tác phong nhanh nhẹn, có tinh thần luyện tập thể dục, thể thao đúng kỹ thuật động tác. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Sân trường vệ sinh sân bãi, - Phương tiện: Tranh minh họa, còi, bóng, giỏ bóng, kẻ sân. III. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP Nội dung Thời gian Số lần Phương pháp tổ chức 1. Phần mở đầu - Nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - Khởi động : + Chạy nhẹ nhàng quanh sân tập. + Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, gối, vai, hông. + Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”. 2. Phần cơ bản a) Ôn hai động tác vươn thở và tay - Cho cán sự lớp điều khiển cả lớp tập lại 2 động tác vươn thở và tay. b) Động tác chân GV điều khiển, cả lớp tập. - Lần 1 : GV nêu tên động tác, dùng tranh để phân tích, giảng giải động tác. HS phát biểu, nêu các nhịp của động tác. - Lần 2 : GV vừa hô nhịp chậm vừa cùng tập cho HS tập theo, GV quan sát nhắc nhở. - Lần 3 : GV hô nhịp HS tập toàn bộ động tác. Lần 4 : Cán sự lớp hô nhịp, cả lớp tập, GV theo dõi sửa chữa sai sót. - Chia nhóm tập luyện. - Các tổ trình diễn. - GV nhận xét, đánh giá. b) Trò chơi “Dẫn bóng”. - GV nêu tên trò chơi, giải thích lại cách chơi. - Chọn HS chơi thử. - Các tổ thi đua chơi. - GV quan sát nhận xét, tuyên dương. 3. Phần kết thúc - HS cúi người thả lỏng. - Hệ thống bài học. - Nhận xét giờ học. - Dặn dò HS về ôn ba động tác đã học, tập luyện để tăng cường sức khỏe bản thân. 8’ 22’ 6’ 9’ 7’ 4’ 1L 1L 1L 2-3L 2-3L 1L 1L 2L 1L 1L 1L 1L Đội hình nhận lớp €€€€€€€ €€€€€€€ €€€€€€€ €GV Đội hình tập luyện € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € Đội hình tập luyện € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € €GV Đội hình tập luyện € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € Đội hình trò chơi Đội hình kết thúc €€€€€€€ €€€€€€€ €€€€€€€ €GV Ngày soạn: 28/10/2017 Ngày dạy: Thứ năm ngày 02 tháng 11 năm 2017 Luyện từ và câu Tiết 18: ĐẠI TỪ I. MỤC TIÊU - HS hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp, nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT1; BT2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần (BT3). - HS có ý thức tự giác làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, phấn màu - HS: Bút chì, nháp III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Nhận xét (12’) - Cho HS đọc bài 1. - Em hãy chỉ rõ từ tớ, cậu trong câu a, từ nó trong câu b, được dùng làm gì? - Cho HS làm bài và trình bày kết quả. - GV chốt lại ý đúng. -Hướng dẫn HS làm bài 2. - GV: Những từ trên thay thế cho danh từ cho khỏi lặp lại. Những từ đó gọi là đại từ. - Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. HĐ2. Luyện tập (18’) Bài 1 - Cho HS đọc yêu cầu của BT. - Chỉ rõ những từ in đậm trong đoạn thơ chỉ ai? - Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì? Bài 2 - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. Bài 3 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm đại từ thích hợp cho danh từ chuột, GV dán lên bảng lớp tờ giấy khổ to đã viết sẵn câu chuyện. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi 2 nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - HS làm theo nhóm 2. - 2-3 HS nêu. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - 4-5 HS đọc. - 2 HS nhắc lại không nhìn SGK. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. - HS làm việc cá nhân. - Một số HS phát biểu ý kiến. - HS nhận xét. - HS làm bài vào vở. - HS trình bày - HS theo dõi nhận xét. - HS đọc bài tập. - Tìm đại từ thích hợp thay cho danh từ chuột. - Đọc lại câu chuyện vui. - 2 HS nhắc lại. - Lắng nghe. Giáo dục ngoài giờ lên lớp CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO HOẠT ĐỘNG 1: VIẾT THƯ THĂM HỎI THẦY CÔ GIÁO CŨ I. MỤC TIÊU - HS viết được một bức thư thăm hỏi thầy cô giáo cũ, phát triển ở học sinh tình cảm thiêng liêng thầy trò, HS biết kính trọng , lễ phép biết ơn và yêu quý thầy giáo cô giáo. - HS yêu trường yêu lớp, thích đi học. II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG - Tổ chức theo quy mô theo lớp III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Sưu tầm các bức thư hay gửi thầy giáo cũ. - Ca dao tục ngữ về người thầy - Các bài hát ca ngợi người thầy. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG a) Chuẩn bị - GV thông báo cho HS biết nội dung kế hoạch trước 1,2 tuần. - Hướng dẫn HS sưu tầm các bức thư hay gửi thầy giáo cũ. - HD học sinh sưu tầm ca dao tục ngữ về người thầy, các câu chuyện về tình thầy trò. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. b) Tiến hành: - Cả lớp hát bài hát bụi phấn , nhạc Vũ Hoàng-Lời Lê Văn Lộc - Trao đổi với HS nội dung bài hát nói về điều gì? - Liên hệ cá nhân: + Các em đã bao giờ có cử chỉ hành động hoặc lời nói thể hiện tình cảm yêu quý thầy giáo cô giáo chưa ? Lúa đó thái độ của thầy cô giáo như thế nào ? + Các em đã bao giờ được đón nhận tình cảm cao quý của các thầy cô giáo chưa ? Tâm trạng của em lúc đó ra sao ? Điều đó có ảnh hưởng với em như thế nào? - GV đọc cho HS nghe một vài bức thư gửi thầy cô giáo cũ. - Hướng dẫn HS viết thư thăm hỏi thầy cô giáo cũ. - GV có thể mời một số HS chia sẻ các bức thư đã viết. - GV khen ngợi một số HS đã biết thể hiện tình cảm yêu quý biết ơn đối với thầy cô giáo cũ. - HS hát, đọc thơ, ca dao tục ngữ về tình cảm thầy trò. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG - Dặn HS gửi thư cho các thầy cô giáo cũ, tìm hiểu về ngày 20/11, chuẩn bị các bài hát về thầy cảm thầy trò. Ngày soạn: 29/10/2017 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 03 tháng 11 năm 2017 Khoa học Tiết 18: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI I. MỤC TIÊU - HS nêu được 1 số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại, nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại, biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại, HS có kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại, có kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại. - HS biết giải quyết vấn đề, biết tìm kiếm sự trợ giúp của GV, người lớn, ... khi gặp tình huống khó xử. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Tranh minh họa, phấn màu. - HS: Giấy A4, bút chì, bút màu III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (4’) - Cần có thái độ đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình họ như thế nào? - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Quan sát thảo luận (9’) - Quan sát các hình SGK trả lời câu hỏi: + Nêu tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại ? + Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại ? - Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển thảo luận. - Cho các nhóm báo cáo kết quả. - Tổng kết rút kết luận HĐ2. Đóng vai ứng phó người bị xâm hại (10’) - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình? + Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà ? + Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu chọc hoặc có hành vi gây bối rối, khó chiụ đối với bản thân ? + Nhóm trưởng điều khiển hoạt động - Nhân xét tình huống rút kết luận: + Trong trường hợp bị xâm hại, tuỳ trường hợp cụ thể các em cần lựa chọn các cách ứng xử cho phù hợp . HĐ3.Vẽ bàn tay tin cậy (7’) - Yêu cầu HS vẽ bàn tay ra giấy, sau đó ghi những người mà mình tin cậy tương ứng với các ngón tay. - Nhận xét liên hệ mở rộng cho HS, rút kết luận. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Nêu lại ND bài, liên hệ cho HS thực tế trên địa bàn nơi các em ở. - Dặn HS chú ý các tình huống trong cuộc sống để có thể xử lí phù hợp, tuyên truyền cho mọi người xung quanh về phòng tránh bị xâm hại. - HS lên bảng trả lời câu hỏi. - HS nhận xét. Thảo luận nhóm. - Quan sát các hình 1,2,3 trang 38 SGK trả lời câu hỏi. - Thảo luận theo tranh các tình huống. - Làm việc ghi ý kiến theo nhóm. - Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Nhận xét nhóm bạn rút kết luận. - Nêu lại kết luận. - Liên hệ thực tế nơi mình đang ở. - Lớp làm việc theo nhóm 3, đóng 3 tình huống. - Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm thảo luận để đóng tình huống. - Lần lượt các nhóm lên đóng các tình huống. - Nhận xét các tình huống, rút kết luận cho tình huống. - Liên hệ thực tế trên địa phương nơi các em đang ở. - Lấy giấy và vẽ bàn tay mình trên giấy. - Ghi tên trên các ngón tay mà mình vừa vẽ xong. - Trao đổi 2 bạn, tranh luận cùng nhau. - 2 - 4 HS lên trình bày. - Rút kết luận, đọc điều ghi nhớ SGK. - 3-4 HS nêu lại nội dung bài. - HS lắng nghe. Tự chọn ÔN TẬP GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. MỤC TIÊU - HS biết giải các bài toán có lời văn liên quan đến tỉ lệ dạng cơ bản, toán tìm hai số khi bết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó, bài toán tìm phân số của một số, diệntích hình chữ nhật, HS có kĩ năng trình bày bài giải toán có lời văn. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, phấn màu - HS: Nháp, bút, thước III. CÁC HOẠT ĐỘNG ẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (2’) 2. Luyện tập Bài 1. 8 người đắp xong một đoạn đường trong 6 ngày. Hỏi muốn đắp xong đoạn đường đó trong 4 ngày thì phải cần thêm bao nhiêu người ? - Cho HS làm vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. Mua 9 quyển vở hết 36000 đồng. Hỏi mua 27 quyển vở như thế thì hết bao nhiêu tiền? - Cho HS làm bài ra nháp. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 3. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 80m, chiều rộng bằng chiều dài. a) Tính diện tích thửa ruộng đó ? b) Biết rằng cứ 100m thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc ? - Cho HS làm vào vở Quan sát, giúp đỡ HS yếu. - Nhận xét, chốt lại. - Gọi HS nêu lại cách tính diện tích hình chữ nhật. Bài 4. Một khu đất hình chữ nhật chiều dài là 200m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi và diện tích khu đất đó ? - Hướng dẫn HS yếu làm bài. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. - Gọi HS nêu lại cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Yêu cầu HS hệ thống lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn bài, ôn tập giữa học kì I. Cả lớp hát một bài. - HS đọc đầu bài, phân tích bài toán - HS nêu cách làm, sau đó tóm tắt và làm vào vở. - 1 HS lên bảng làm - Nhận xét, chữa bài. - HS làm bài ra nháp, 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia sẻ. - HS đọc đầu bài, phân tích bài toán. - HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm - Nhận xét, chữa bài. (Tương tự bài 4) - HS đọc đầu bài, phân tích bài toán. - HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm - Nhận xét, chữa bài. - Một số HS nêu lại. - HS hệ thống lại nội dung bài học. - HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu của GV. Tự chọn LUYỆN VIẾT I. MỤC TIÊU - HS biết các nét cơ bản, độ rộng, độ cao các con chữ, viết đúng chính tả, phát triển kĩ năng nghe - viết. - HS biết lắng nghe, có ý thức tự học, tự rèn luyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng con, phấn màu - HS: Bảng con, phấn, nháp, bút mực III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (3’) 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Luyện viết các nét cơ bản (10’) - Gọi HS nêu các nét cơ bản và cách viết. - Hướng dẫn HS viết các nét cơ bản - Yêu cầu HS viết vào bảng con. - Nhận xét, sửa lỗi. - Yêu cầu HS viết vào nháp có ô li. HĐ2. Nghe - viết chính tả (15’) - Phát giấy cho HS - Đọc cho HS viết đầu bài và đoạn “Đoàn xe tảitình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch-xây.” trong bài “Một chuyên gia máy xúc” - Đọc lại cho HS soát lỗi, chú từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-lếch-xây. - Thu bài. HĐ3. Viết một số từ có vần anh/ang (4’) - GV đọc cho HS viết ra nháp: Cành cây, giàu sang, tháng mười, quả chanh, hạnh phúc, 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về tự luyện viết, chú ý độ cao, độ rộng các con chữ. Cả lớp hát một bài. - HS nêu các nét cơ bản - HS luyện viết vào bảng con, một số HS lên bảng viết. - Nhận xét, chia sẻ. - HS nghe - viết vào giấy. - HS soát lỗi và sửa nếu sai. - HS nghe - viết ra nháp - HS đổi nháp, kiểm tra cho nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 9.chiều.doc
Tài liệu liên quan