Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu - Tuần 10

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: :

- Tiếp tục kiểm tra TĐ và HTL

- Hệ thống được một số điều cần nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật tính cách, các đọc các bài TĐ thuộc chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và trả lời câu hỏi.

3. Thái độ: Yêu thích Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGK, bảng phụ

2. Học sinh: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc34 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu - Tuần 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y học: Thẻ màu, Sách giáo khoa. Các truyện về tấm gương về tiết kiệm thời giờ. III/ Hoạt động trên lớp HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5p) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ: Bài mới : Giới thiệu bài HĐ 2: Tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ. (8p) Mục tiêu: Tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ HS bày tỏ thái độ (Bài tập1/tr15) Gv kết luận :Các việc làm a,c,d là biết tiết kiệm thời giờ. Các việc làm b,d,e không phải là biết tiết kiệm thời giờ. HĐ 3: Em có biết tiết kiệm thời giờ (9p) Mục tiêu: Biết thực hành tiết kiệm thời giờ Bài tập 4/tr16: Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm -Em đã sử dụng thời giờ như thế nào? -Lập thời gian biểu cho mình trong thời gian đến? GV nhận xét,sửa sai . HĐ 4 : Em sử lí thế nào (9p) Mục tiêu: Giúp HS có thái độ đúng với những việc làm tiết kiệm và không tiết kiệm thời giờ. Trình bày câu chuyện sưu tầm về chủ đề tiết kiệm thời giờ . Kết luận chung : Thời giờ là thứ quí nhất, cần phải xử dụng tiết kiệm .Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả. HĐ 5: Củng cố - dặn dò : (4p) Hoạt động tiếp Chuẩn bị tiết sau. Kiểm tra 2 HS Kiểm tra vở BT 4 HS 1 HS đọc đề nêu yêu cầu. HS dùng thẻ để bày tỏ thái độ Gv lần lượt nêu từng tình huống để HS bày tỏ thái độ bằng thẻ. Sau mỗi tình huống HS giải thích vì sao tán thành, không tán thành. HS hoạt động nhóm đôi thảo luận Trao đổi với nhau về cách sử dụng thời giờ của mình . Đại diện các nhóm trình bày Hs làm việc cá nhân - Lập thời gian biểu hằng ngày cho bản thân. 3-5 HS trình bày trước lớp. HS nhận xét bổ sung - HS trao đổi, thảo luận về ý nghĩa câu chuyện. 3 HS nhắc lại. -Thực hành tiết kiệm thời giờ. - Thực hành giữa kì 1 RÚT KINH NGHIỆM: Thứ ba, ngày 24 tháng 10 năm 2017 TOÁN Tiêt 47: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố lại các kiến thức đã học. 2. Kỹ năng:  - Thực hiện được công, trừ các số có đến sáu chữ số. - Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. - Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận. chịu khó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Thước có vạch chia xăng- ti- mét và ê ke (cho GV và HS). 2. Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ Bài mới: Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta cùng nhau thực hiện các phép cộng, trừ các số có đến sáu chữ số, cùng giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. Qua bài: “Luyện tập chung”. GV ghi đề. Hướng dẫn luyện tập: HĐ 2: Ôn tập: (13p) Mục tiêu: Củng cố về các phép tính cộng trừ và 1 số tính chất của chúng. Bài 1: Đặt tính rồi tính: - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập, sau đó cho HS tự làm bài. - GV nhận xét Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. - GV hướng dẫn HS áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. - GV nhận xét Bài 3 - GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK. - GV hỏi: Hình vuông ABCD và hình vuông BIHC có chung cạnh nào? - GV yêu cầu HS vẽ tiếp hình vuông BIHC. - GV hỏi: Cạnh DH vuông góc với những cạnh nào? HĐ 3: Giải toán (13p) Mục tiêu: Củng cố cách vẽ, tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật.Giải bài toán có liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó Bài 4: GV hướng dẫn HS cách tính. - GV nhận xét HĐ 4: Củng cố- Dặn dò: (4p) - GV gọi HS nhắc lại quy tắc tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - GV tổng kết giờ học - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. + HS đọc yêu cầu bài tập. - 2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào VBT. 386 259 726 485 + 260 837 - 452 936 647 096 273 549 + Nhận xét, bổ sung. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS lên bảng, lớp làm VBT. a. 6257 + 989 + 743 = (6257 + 743) + 989 = 7000 + 989 = 7989 - Nhận xét, bổ sung. + HS đọc đề bài. HS quan sát hình. - Có chung cạnh BC. - HS vẽ hình. - Cạnh DH vuông góc với AD, BC, IH. - HS đọc. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở Bài giải Chiều rộng hình chữ nhật là: (16 – 4): 2 = 6 (cm) Chiều dài hình chữ nhật là: 6 + 4 = 10 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 10 x 6 = 60 (cm2) Đáp số: 60 cm2 RÚT KINH NGHIỆM: TIẾNG VIỆT ÔN TẬP (Tiết 4) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: : - Hệ thống hóa và hiểu sâu thêm các từ ngữ các thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm. “Thương người như thể thương thân, măng mọc thẳng trên đôi cánh ước mơ” - Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. 2. Kĩ năng: Ghi nhớ các từ ngữ các thành ngữ, tục ngữ đã học. 3. Thái độ: Yêu thích Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Phiếu kẻ sẵn nội dung và bút dạ. Phiếu ghi sẵn các câu tục ngữ thành ngữ. Thương người như thể Thương thân Măng mọc thẳng Trên đôi cánh ước mơ Từ cùng nghĩa: nhân hậu Từ cùng nghĩa: trung thực Từ trái nghĩa: độc ác Từ trái nghĩa: gian dối 2. Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ Bài mới: Giới thiệu bài: - Hỏi từ tuần 1 đến tuần 9 các em đã học những chủ điểm nào? - GV ghi đề bài. Hướng dẫn làm bài tập: HĐ 2: Củng cố nghĩa của các từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ (14p) Mục tiêu: Hệ thống hoá và hiểu sâu hơn các từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ đã học từ tuần 1 – 8 Bài 1: + Yêu cầu HS nhắc lại các bài mở rộng vốn từ . GV ghi nhanh lên bảng. - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và làm bài. - Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ nhóm mình vừa tìm được. - Gọi các nhóm lên chấm bài của nhau. - Nhận xét khen. Bài 2: - Gọi HS đọc các câu tục ngữ, thành ngữ. - Yêu cầu HS suy nghĩ để đặt câu hoặc tìm tình huống sử dụng. Nhận xét sửa từng câu cho HS HĐ 3: Củng cố tác dụng của dấu ngoặc kép và dấu hai chấm . (13p) Mục tiêu: Nắm được tác dụng và cách dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Bài 3: + Yêu cầu HS tự làm vào VBT. - Kết luận về tác dụng của dấu ngoặc kép và dấu hai chấm. HĐ 4: Củng cố – dặn dò: (3p) + GV củng cố bài học. - Nhận xét tiết học. - Trả lời các chủ điểm: + Thương người như thể thương thân. + Măng mọc thẳng. + Trên đôi cánh ước mơ. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Các bài mở rộng vốn từ: + Nhân hậu đoàn kết- trang 17 và 33. + Trung thực và tự trọng- trang 48 và 62. + Ước mơ- trang 87. - HS hoạt động trong nhóm, 2 HS tìm từ của 1 chủ điểm, sau đó tổng kết trong nhóm ghi vào phiếu GV phát. - Dán phiếu lên bảng, 1 HS đại diện cho nhóm trình bày. - Chấm bài của nhóm bạn bằng cách: + Gạch các từ sai (không thuộc chủ điểm). + Ghi tổng số từ mỗi chủ điểm mà bạn tìm được. - 1 HS đọc thành tiếng, - HS tự do đọc, phát biểu. Thương người như thể thương thân: Ở hiền gặp lành; Một cây làm chẳng nên non hòn núi cao; Hiền như bụt;Lành như đất;Thương nhau như chị em ruột; Môi hở răng lạnh;Máu chảy ruột mềm;Nhường cơm sẻ áo;Lá lành đùm lá rách;Trâu buột ghét trâu ăn;Dữ như cọp. Măng mọc thẳng: Trung thực: - Thẳng như ruột ngựa;Thuốc đắng dã tật. Tự trọng: Giấy rách phải giữ lấy lề; Đói cho sạch, ráh cho thơm. Trên đôi cánh ước mơ: Cầu được ước thấy;Ước sao được vậy;Ước của trái mùa;Đứng núi này trông núi nọ. - HS tự do phát biểu *Trường em luôn có tinh thần lá lành đùm là rách. *Bạn Hùng lớp em tính thẳng thắn như ruột ngựa. *Bà em luôn dặn con cháu đói cho sạch, rách cho thơm. - 1 HS đọc thành tiếng. - HS làm vào VBT và báo cáo kết quả. a. Dấu hai chấm: - Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. Lúc đó, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng. b. Dấu ngoặc kép: - Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu văn nhắc đến. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm hai dấu chấm. - Đánh dấu với những từ được dùng với nghĩa đặc biệt. RÚT KINH NGHIỆM: TIẾNG VIỆT (*) Tiết 10: ÔN TẬP I. Mục tiêu:- Giúp HS: + Hệ thống hoá các từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ đã học (tuần 1 – tuần 9). + Biết tìm trong đoạn văn danh từ, động từ. - Qua việc làm bài tập, HS viết đúng chính tả & trình bày bài sạch, đẹp. II. Các hoạt động dạy, học: 1, HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có những từ thuộc chủ điểm đã học. a) Chủ điểm “Thương người như thể thương thân”. (Tiếng cần điền: nhân hoặc hiền) đạo, hậu, hậu, .. đức, .. ái, . từ, .. dịu, dịu .. , .. từ. b, Chủ điểm “Măng mọc thẳng”. (Tiếng cần điền: trung, ngay hoặc trọng) . thẳng, ... thực, tự . , thành, .. thật, . nghĩa, tôn .. , . kiên. c) Chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”. (Tiếng cần điền: ước hoặc mong) .. muốn, .. muốn, .. ao, chờ, ao . , . đợi, mơ . , mỏi, .. mơ. Bài 2: Ghi a, b, hoặc c vào ô trống để xác định nội dung thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm đã học: a: CĐ Thương người như thể thương thân (2, 4, 7, 9) b: CĐ Măng mọc thẳng (1, 6, 8) c: CĐ Trên đôi cánh ước mơ (3, 5) (1) 0 Đói cho sạch, rách cho thơm. (2) 0 Nhường cơm sẻ áo. (3) 0 Cầu được ước thấy. (4) 0 Chị ngã em nâng. (5) 0 Ước sao được vậy. (6) 0 Giấy rách phải giữ lấy lề. (7) 0 Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ. (8) 0 Cây ngay không sợ chết đứng. (9) 0 Lá lành đùm lá rách. Bài 3: Xếp các từ phức dưới đây vào hai cột trong bảng: xa xôi, xa lạ, xa vắng, xa xa, xa xăm, xa tít, nhỏ bé, nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, nhỏ nhẻ, nho nhỏ, nhỏ xíu. Từ ghép Từ láy xa lạ, xa vắng, xa tít, nhỏ bé, nhỏ nhẹ, nhỏ xíu. xa xôi, xa xa, xa xăm, nhỏ nhắn, nhỏ nhẻ, nho nhỏ. Bài 4: Ghi D dưới danh từ và Đ dưới động từ. Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá. Em muốn xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại xấu hổ vì mình đã vờ ngủ. Áp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng để nói với mẹ: “Con không thích chiếc áo ấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em.” Chấm, sửa bài - Nhận xét kết quả làm bài của HS. RÚT KINH NGHIỆM: Thứ tư, ngày 25 tháng 10 năm 2017 TOÁN Tiết 48: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học 2. Kĩ năng: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập. 3. Thái độ: GDHS yêu thích môn học. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: SGK, đề kiểm tra 2. Học sinh: SGK, giấy kiểm tra III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ Bài mới: Giới thiệu bài mới và ghi bảng. HĐ 2: Kiểm tra Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học Cách tiến hành: - Yêu cầu HS thực hiện làm bài kiểm tra Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 1. Giá trị của chữ số 4 trong số 3 478 698 là: A. 4000 B. 40000 C. 400 D. 400000 2. Bốn trăm chín mươi sáu nghìn hai trăm linh năm được viết là: A. 4906205 B. 496205 C. 496025 D. 40096205 3. Số trung bình cộng của các số : 64 và 34 là: A. 94 B. 49 C.10 D. 188 4. Công thức tính diện tích hình chữ nhật là : P = (a + b) : 2 A. Đúng B. Sai 5. Một hình vuông có chu vi 44cm. Vậy cạnh của hình vuông là: A.11cm B. 40 cm C. 22 cm D. 6 cm 6. Dãy số nào được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn A. 567 899; 567 898; 567 897; 567 896. B. 865 742; 865 842; 865 942; 865 043. C. 978 653; 979 653; 970 653; 980 653. D. 754 000; 764 000; 774 000; 775 000. Phần 2: Tự luận (6 điểm) 1.Đặt tính rồi tính: (2đ) A. 47859 + 41728 B. 54725 – 13457 C. 4160 x 4 D. 2862 : 6 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (1 đ) - 5 giờ 25 phút = .phút - 3 thế kỉ 75 năm = .năm - 3 tấn 9 kg = .kg - phút = giây 3. Tính giá trị của biểu thức: (1đ) 2196 + 9345 : 5 - 3379 4. Bài toán(2đ): Một cửa hàng trong 3 ngày đầu mỗi ngày bán được 35 lít dầu, 4 ngày sau mỗi ngày bán được 49 lít dầu. Hỏi trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu lít dầu? 5. Tổng của hai số tự nhiên liên tiếp là 3999. Tìm số lớn. - Nhận xét chung về bài làm của học sinh HĐ 3: Củng cố, dặn dò (4p) - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học - HS thực hiện - Lắng nghe RÚT KINH NGHIỆM: TIẾNG VIỆT Tiết 5: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: : - Tiếp tục kiểm tra TĐ và HTL - Hệ thống được một số điều cần nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật tính cách, các đọc các bài TĐ thuộc chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và trả lời câu hỏi. 3. Thái độ: Yêu thích Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ 2. Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ Bài mới: Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tiếp tục: “Ôn tập – tiết 5”. Các em cố gắng nắm các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể. GV ghi đề. Hướng dẫn ôn tập: HĐ 2: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: Mục tiêu: Tiếp tục kiểm tra đọc và học thuộc lòng Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng: 1/3 lớp - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc: - Gọi 1 HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc HĐ 3: Hệ thống hóa 1 số kiến thức thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” Mục tiêu: Hệ thống một số điều cần ghi nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật, tính cách, cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” Bài 2: - Gọi HS đọc tên các bài tập đọc, số trang thuộc chủ điểm Đôi cánh ước mơ. GV ghi nhanh lên bảng. Yêu cầu HS trao đổi, làm việc trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm nhận xét, bổ sung. - Kết luận phiếu đúng. - Gọi HS đọc lại phiếu. + HS đọc yêu cầu bài tập. - Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Theo dõi và nhận xét. - Đọc yêu cầu trong SGK. - Các bài tập đọc. * Trung thu độc lập - trang 66. * Ở vương quốc Tương Lai - trang 70. * Nếu chúng mình có phép lạ - trang 76. * Đôi giày ba ta màu xanh - trang 81. * Thưa chuyện với mẹ - trang 85. * Điều ước của vua Mi- đát - trang 90. - Hoạt động trong nhóm. + Nhận xét, bổ sung. - 6 HS nối tiếp nhau đọc. Tên bài Thể loại Nội dung chính Giọng đọc 1. Trung thu độc lập Văn xuôi Mơ ước của anh chiến sĩ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên về tương lai của đất nước và của tiếu nhi. Nhẹ nhàng thể hiện niềm tự hào tin tưởng. 2. Ở vương quốc tương lai Kịch Mơ ước của các bạn nhỏ về cuộc sống đầy đủ hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh, góp sức phục vụ cuộc sống. Hồn nhiên(lời Tin- tin, Mi- tin: háo hức, ngạc nhiên, thán phục, lời các em bé: tự tin, tự hào.) 3. Nếu chúng mình có phép lạ. Thơ Mơ ước của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Hồn nhiên, vui tươi. 4. Đôi giày ba ta màu xanh Văn xuôi Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã làm cho cậu xúc động, vui sướng vì thưởng cho cậu đôi giày mà cậu mơ ước. Chậm rãi, nhẹ nhàng (đoạn 1 –hồi tưởng): vui nhanh hơn (đoạn 2 - niềm xúc động vui sướng của cậu bé lúc nhạn quà) 5. Thưa chuyện với mẹ Văn xuôi Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp gia đình nên đã thuyết phục mẹ động tình với em, không xem đó nghề hèn kém. Giọng Cương: Lễ phép, thiết tha. Giọngmẹ: lúc ngạc nhiên. Lúc cảm động, dịu dàng. 6. Điều ước của vua Mi- đát. Văn xuôi Vua Mi- đat muốn mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng, cuối cùng đã hiểu: những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. Khoan thai. Đổi giọng linh hoạt phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua: từ phấn khởi, thoả mãn sang hoảng hốt, khẩn cầu, hối hận. Lời Đi- ô- ni- dôt phán: Oai vệ. Bài 3: GV tiến hành như bài 2. Nhân vật Tên bài Tính cách - Nhân vật “tôi”- chị phụ trách. Lái Đôi giày ba ta màu xanh Nhân hậu, muốn giúp trẻ lang thang. Quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ. Hồn nhiên, tình cảm, tích được mang giày dép. - Cương. - Mẹ Cương Thưa chuyện với mẹ Hiếu thảo, thương mẹ. Muốn đi làm để kiếm tiền giúp mẹ. Dịu dàng, thương con - Vua Mi- đat - Thần Đi- ô- ni- dôt Điều ước của vua Mi- đat. Tham lam nhưng biết hối hận. Thông minh, biết dạy cho vua Mi- đat một bài học. HĐ 4: Củng cố – dặn dò: (3p) - Chúng ta sống cần có ước mơ, cần quan tâm đến ước mơ của nhau sẽ làm cho cuộc sống thêm vui tươi, hạnh phúc. Những ước mơ tham lam, tầm thường, kì quặc, sẽ chỉ mang lại bất hạnh cho con người. Dặn HS về nhà ôn tập các bài: Cấu tạo của tiếng, Từ đơn từ phức, Từ ghép và từ láy, Danh từ Động từ. - Nhận xét tiết học. RÚT KINH NGHIỆM: LỊCH SỬ TIÊT 10: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, học sinh Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy: Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và phù hợp với lòng dân. 2. Kỹ năng:  - Tường thuật ngắn gọn diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Cuộc kháng chiến thắng lợi; kể đôi nét về Lê Hoàn - Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến 3. Thái độ:   Thêm kính trọng người chỉ huy tài ba Lê Hoàn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Hình trong SGK phóng to . - Phiếu học tập của HS 2. Học sinh: SGK.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân” - Em biết gì về thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh? - Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì đối với đất nước? - GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài: - GV cho HS quan sát tranh Lễ lên ngôi của Lê Hoàn, sau đó giới thiệu: Đây là cảnh lên ngôi của Lê Hoàn, người sáng lập ra triều Tiền Lê, triều đại tiếp nối của triều Đinh. Vì sao nhà Lê lại lên thay nhà Đinh, Lê Hoàn đã lập được công lao gì đối với lịch sử dân tộc? Bài học: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981) mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó. Ghi tựa . Tìm hiểu bài: HĐ 2: Tình hình đất nước: (10p) Mục tiêu: HS nêu dược tình hình đất nước ta trước khi quân Tống xâm lược GV giới thiệu đôi nét về Lê Hoàn: Ông là chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám sát, quân Tống sang xâm lược. - GV cho HS đọc SGK đoạn: “Năm 979 . sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”. + Nêu tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược? Đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc quân Tống sang xâm lược nước ta. Thế nước lâm nguy, triều đình họp bàn và tất cả mọi người đặt niềm tin vào Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. GV đặt vấn đề: + Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? + Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không? - GV tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất: ý kiến thứ 2 đúng vì: khi lên ngôi, Đinh Toàn còn quá nhỏ;nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta; Lê Hoàn đang giữ chức Tổng chỉ huy quân đội; khi Lê Hoàn lên ngôi được quân sĩ ủng hộ tung hô “vạn tuế”. HĐ 3: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (16p) Mục tiêu: Nắm được diễn biến và nêu được ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi: + Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? + Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào? + Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở đâu để đón giặc? + Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào? + Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không? Dựa vào phần chữ kết hợp với lược đồ SGK, em hãy thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống? - GV nhận xét, kết luận. - Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào? + Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống? HĐ 4: Củng cố- Dặn dò: (4p) Nhờ sức mạnh đoàn kết dân tộc, nhờ tinh thần yêu nước mãnh liệt của các tầng lớp nhân dân ta, Lê Hoàn cùng các tướng sĩ đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, tiếp tục giữ vững nền độc lập của dân tộc. Chúng ta tự hào sâu sắc với quá khứ đó . - Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long”. - Nhận xét tiết học . - HS hát . + Thủa nhỏ Đinh Bộ Lĩnh thường chơi với lũ trẻ chăn . . . + Đinh Bộ Lĩnh đã có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất giang sơn. . . - HS khác nhận xét . 1. Nguyên nhân quân Tống sang xâm lược nước ta và việc Lê Hoàn lên ngôi vua. + HS đọc thầm SGK. - Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại. Con thứ là Đinh Toàn, mới 6 tuổi lên ngôi vua. - HS cả lớp thảo luận và thống nhất ý kiến thứ 2. 2. Diễn biến của cuộc kháng chiến: - HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. - Năm 981 . - Đường thủy, đường bộ . - Chia thành 2 cánh, sau đó cho quân chặn đánh giặc ở cửa sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng. - Ở Bạch Đằng và Chi Lăng ; Diễn ra ồ ạt và rất ác liệt . - Quân Tống không thực hiện được ý đồ xâm lược của mình . + Đầu năm 981, . . . . thắng lợi. 3. Kết quả và ý nghĩa: Địch: Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết Ta: Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi. + Nền độc lập của nước nhà được giữ vững ; Nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc + HS đọc bài học. RÚT KINH NGHIỆM: TIẾNG VIỆT Tiết 6: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được các từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật), động từ trong đoạn văn ngắn. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân biệt từ loại. 3. Thái độ: Yêu thích Tiếng Việt. + GDBVMT : Yêu quý cảnh đẹp của đất nước, giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bảng lớp viết sẵn đoạn văn. Phiếu kẻ sẵn và bút dạ. Tiếng Âm đầu Vần Thanh a/. Tiếng chỉ có vần và thanh b/. Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh 2. Học sinh: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ Bài mới: Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tiếp tục: “Ôn tập”. Các em cần chú ý xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật, khái niệm), động từ. GV ghi đề. Hướng dẫn ôn tập: HĐ 2: Củng cố về cấu tạo của tiếng (10p) Mục tiêu: Củng cố về cấu tạo của tiếng Bài 1: + Cảnh đẹp của đất nước được quan sát ở vị trí nào? + Những cảnh của đất nước hiện ra cho em biết điều gì về đất nước ta? HĐ 3: Củng cố về các loại từ đã học (17p) Mục tiêu: Củng cố về các loại từ đã học Bài 2: Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận phiếu đúng. - 2 HS đọc thành tiếng. + Cảnh đẹp của đất nước được qua sát từ trên cao xuống. + Những cảnh đẹp đó cho thấy đất nước ta rất thanh bình, đẹp hiền hoà. - 2 HS đọc thành tiếng. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và hoàn thành phiếu. - Chữa bài (nếu sai). Tiếng Âm đầu Vần Thanh a/. Tiếng chỉ có vần và thanh Ao Ao Ngang b/. Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh Dưới Tầm Cánh Chú Chuồn Bay Giờ Là D T C Ch Ch B Gi L ươi âm anh u uon ay ơ a sắc huyền sắc sắc huyền ngang huyền huyền Bài 3: + Thế nào là từ đơn, cho ví dụ. + Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ. + Thế nào là từ láy? Cho ví dụ. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ. - Gọi HS lên bảng viết các từ mình tìm được. - Gọi HS bổ sung những từ còn thiếu. - Kết luận lời giải đúng. Bài 4: + Thế nào là danh từ? Cho ví dụ? + Thế nào là động từ? Cho ví dụ. - Tiến hành tương tự bài 3. HĐ 4: Củng cố – dặn dò: (3p) + GV củng cố bài học. - Dặn HS về nhà soạn tiết 7, 8 và chuẩn bị bài kiểm tra. Nhận xét tiết học. - 1 HS trình bày yêu cầu trong SGK. + Từ đơn là từ gồm 1 tiếng. Ví dụ: ăn + Từ ghép là từ được ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Ví dụ: Dãy núi, ngôi nhà + Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau. Ví dụ: Long lanh, lao xao, - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, tìm từ vào giấy nháp. - 4 HS lên bảng viết, mỗi HS viết mỗi loại 1 từ. Từ đơn: Dưới, tầm, cánh, chú, là, luỹ, tre, xanh, trong, bờ, ao, những, gió, rồi, cảnh, còn, tầng Từ ghép: Bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong, cao vút, luỹ tre, đất nước, cánh đồng, đàn trâu, dòng sông, đoàn thuyền, đàn cò, . . Từ láy: rì rào, thung thăng, rung rinh - 1 HS đọc thành tiếng. + Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị). Ví dụ: Học sinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 10.doc
Tài liệu liên quan