I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2)
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết văn cho học sinh.
3. Thái độ: GV giáo dục HS biết vận dụng các kiểu câu đã học để miêu tả.
* Điều chỉnh : Bài Tóm tắt tin tức không dạy, dạy thay bài tập 2 tuần 23 trang 53
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
37 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu - Tuần 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
Ôn tập các giai đoạn lịch sử
- HS các nhóm thảo luận và đại diện các nhóm lên diền kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Năm: 938 – 1009: Buổi đầu độc lập
+ Năm: 1009 – 1226: Nước đại Việt thời Lý
+ Năm: 1226 – 1400; Nước đại Việt thời Trần
+ Thế kỉ XV: Nước đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê.
- HS thảo luận.
- Đại diện HS 2 dãy lên báo cáo kết quả.
- Cho HS nhận xét và bổ sung.
- HS cả lớp tham gia.
- HS cả lớp.
RÚT KINH NGHIỆM:
..
Thứ ba, ngày 27 tháng 2 năm 2018
TOÁN
Tiết 117: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết trừ hai phân số cùng mẫu số
2. Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng trừ phân số cùng mẫu số.
3. Thái độ: -Có ý thức học tốt toán, biết ứng dụng trong thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: AGK, bảng phụ, phấn màu
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1. Khởi động: (5p)
Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài.
- Khởi động.
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng làm lại bài tập 1.
- GV nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Các em đã biết cách thực hiện cộng các phân số, bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép trừ các phân số.
Tìm hiểu bài:
HĐ 2: Cách trừ hai phân số: (12p)
Mục tiêu: Giúp HS biết cách trừ 2 phân số cùng mẫu.
Hướng dẫn thực hiện với đồ dùng trực quan
- GV nêu vấn đề: Từ băng giấy màu, lấy để cắt chữ. Hỏi còn lại bao nhiêu phần của băng giấy?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu phần của băng giấy chúng ta cùng hoạt động.
- GV hướng dẫn HS hoạt động với băng giấy.
+ GV yêu cầu HS nhận xét về 2 băng giấy đã chuẩn bị.
+ GV yêu cầu HS dùng thước và bút chia 2 băng giấy đã chuẩn bị mỗi băng giấy thành 6 phần bằng nhau.
+ GV yêu cầu HS cắt lấy của một trong hai băng giấy.
+ Có băng giấy, lấy đi bao nhiêu để cắt chữ?
+ GV yêu cầu HS cắt lấy băng giấy.
+ băng giấy, cắt đi băng giấy thì còn lại bao nhiêu phần của băng giấy ?
+ Vậy - =?
Hướng dẫn thực hiện phép trừ hai phân số cùng mẫu số
- GV nêu lại vấn đề ở phần trên, sau đó hỏi HS: Để biết còn lại bao nhiêu phần của băng giấy chúng ta phải làm phép tính gì ?
- Theo em kết quả hoạt động với băng giấy thì - =?
- Theo em làm thế nào để có - =?
- GV nhận xét các ý kiến HS đưa ra sau đó nêu: Hai phân số và là hai phân số có cùng mẫu số. Muốn thực hiện phép trừ hai phân số này ta làm như sau:
- = =
- Dựa vào cách thực hiện phép trừ - , bạn nào có thể nêu cách trừ hai phân số có cùng mẫu số?
Luyện tập – Thực hành:
HĐ 3: Luyện tập: (14p)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức
Bài 1: Tính.
+ GV gọi HS lên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2: Rút gọn rồi tính.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
HĐ 4: Củng cố- Dặn dò: (4p)
- GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện phép trừ các phân số có cùng mẫu số.
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS nghe và nêu lại vấn đề.
- HS hoạt động theo hướng dẫn.
+ Hai băng giấy như nhau.
+ HS cắt lấy 5 phần bằng nhau của 1 băng giấy.
+ Lấy đi băng giấy.
+ HS cắt lấy 3 phần bằng nhau.
+ băng giấy, cắt đi băng giấy thì còn lại băng giấy.
- =
- Chúng ta làm phép tính trừ: -
- HS nêu: - =
- HS cùng thảo luận và đưa ra ý kiến: Lấy
5 – 3 = 2 được tử số của hiệu, mẫu số giữ nguyên.
- HS thực hiện theo GV.
- Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
; - = = = 1
- = =
+ HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a) - = - = =
b) - = - = =
c) - = - = = = 1
d) - = - = = = 2
RÚT KINH NGHIỆM:
..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 47: CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? (ND ghi nhớ)
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn (BT1, mục III); Biết đặt câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình (BT2, mục III).
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu đã học cho học sinh.
3. Thái độ: -GV giáo dục HS dùng đúng các mẫu câu theo YC.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1. Khởi động: (5p)
Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài.
- Khởi động.
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Các em đã học một số kiểu câu kể Ai Làm gì? Ai thế nào? Các em cũng đã viết đoạn văn có các kiểu câu đó. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được học thêm một kiểu câu kể nữa. Đó là câu kể Ai là gì?
Tìm hiểu bài:
HĐ 2: Cấu tạo và tác dụng của câu kể ai là gì? : (13p)
Mục tiêu: Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì ?
I.Phần nhận xét:
Bài tập 1+ 2+ 3+ 4:
- GV giao việc: Các em đọc thầm đoạn văn, chú ý 3 câu văn in nghiêng.
+ Trong 3 câu in nghiêng vừa đọc, câu nào dùng để giới thiệu, câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi?
+ Trong 3 câu in nghiêng, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? bộ phận nào trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?
- Kiểu câu Ai là gì? Khác 2 kiểu câu đã học Ai làm gì? Ai thế nào? Ở chỗ nào ?
- GV nhận xét và chốt lại:
Ai? Là gì? (là ai?)
+ Đây Diệu Chi, bạn mới
+ Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của
+ Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy.
Ghi nhớ:
Phần luyện tập:
HĐ 3: Luyện tập: (15p)
Mục tiêu: Biết tìm câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn. Biết đặt câu kể để giới thiệu
hoặc nhận định kể một người hay một vật.
Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT 1.
- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ tìm các câu kể Ai là gì? Sau đó nêu tác dụng của các câu kể vừa tìm được.
- Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã chép trước ý a, b, c.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
Bài tập 2: Dùng câu kể Ai là gì? Giới thiệu về các bạn
- GV gợi ý HS có thể dựa vào bài giới thiệu bạn Diệu Chi để giới thiệu về mình hay bạn
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng và khen những HS giới thiệu hay.
HĐ 4: Củng cố, dặn dò: (2p)
GV củng cố bài học
- Yêu cầu cả lớp về nhà hoàn chỉnh đoạn giới thiệu, viết lại vào VBT.
- GV nhận xét tiết học.
- HS 1 đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ đã học ở tiết LTVC trước.
- HS 2 nêu một trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của BT 1, 2, 3, 4.
- HS đọc 3 câu in nghiêng, cả lớp đọc thầm 3 câu văn này.
+ Câu 1, 2: Giới thiệu về bạn Diệu Chi.
+ Câu 3: Nêu nhận định về bạn Diệu Chi.
- HS trả lời.
Câu 1: Đây
Câu 2: Bạn Diệu Chi
Câu 3: Bạn ấy
+ Ba kiểu câu này khác nhau ở bộ phận vị ngữ.
+ Bộ phận vị ngữ khác nhau là:
+ Kiểu câu Ai làm gì? VN trả lời cho câu hỏi Làm gì?
+ Kiểu câu Ai thế nào? VN trả lời cho câu hỏi như thế nào?
+ Kiểu câu Ai làm gì? VN trả lời cho câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?
+ HS đọc nội dung ghi nhớ.
+ HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
+ HS làm bài. Báo cáo kết quả.
a.Thì ra nó là một thứ máy cộng trừ mà Pa- xean đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo(Câu giới thiệu về thứ máy mới)
Đó là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới hiện đại.(Câu nêu nhận định về giá trị của chiếc máy tính đầu tiên)
b. Lá là lịch của cây - Nêu nhận định (chỉ mùa).
Cây lại là lịch đất - Nêu nhận định (chỉ vụ hoặc chỉ năm).
Trăng lặn rồi trang mọc - Nêu nhận định (chỉ ngày đêm).
Là lịch của bầu trời - Nêu nhận định (chỉ ngày đêm).
Mười ngón tay là lịch - Nêu nhận định (đếm ngày tháng).
Lịch lại là trang sách- Nêu nhận định (năm học).
c. Sầu riêng là loại trái cây quý hiếm của miền Nam. Chủ yếu nêu nhận định về giá trị của trái sầu riêng, bao hàm cả ý giới thiệu về loại trái cây đặc biệt của miền Nam.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân, ghi ra giấy nháp lời giải giới thiệu và kiểm tra các câu kể Ai là gì ? có trong đoạn văn.
- Từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe.
- Đại diện các nhóm lên thi.
- Lớp nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM
..
TIẾNG VIỆT
Tiết 24: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn kĩ năng:
+ Nhận biết câu kể Ai là gì?
+ Xác định đúng vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
+ Viết đoạn văn tả một thứ quả em thích.
- Qua việc làm bài tập, HS viết đúng chính tả & trình bày bài sạch, đẹp.
II. Các hoạt động dạy, học:
1, HĐ1: HS làm bài tập
Bài 1: Xác định câu có mô hình Ai là gì? trong đoạn sau và gạch dưới bộ phận vị ngữ của câu đó.
Bố của bạn Nam là một thương binh thời kì chống Mĩ. Mặc dù bị mất cả hai chân nhưng bác ấy vẫn làm việc rất giỏi. Bác ấy là một thợ giầy da giỏi nhất ở xã em.
Bài 2: Viết chỗ còn để trống để những dòng sau thành câu kể Ai là gì?
a) Bà ngoại em là người hiền nhất trên đời.
b) Trường em là trường tiểu học đông học sinh nhất thành phố.
c) Mẹ là người em yêu quý nhất trong gia đình.
d) Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất nước ta.
Bài 3: Viết câu kể Ai là gì? vào chỗ trống:
a) Giới thiệu về một bạn học sinh giỏi ở lớp em:
Ví dụ: Bạn Hải là bạn học giỏi nhất lớp em.
b) Giới thiệu về một bạn chơi thể thao giỏi ở lớp em:
Ví dụ: Bạn Hùng lớp em là người chơi cầu lông giỏi nhất trường.
+ Chấm, sửa bài - Nhận xét kết quả làm bài của HS.
RÚT KINH NGHIỆM:
..
Thứ tư, ngày 28 tháng 2 năm 2018
TOÁN
Tiết 118: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Biết trừ hai phân số khác mẫu số .
2. Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng trừ hai phân số khác mẫu số.
3. Thái độ: -GV giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, hình minh hoạ SGK.
2. Học sinh: SGK, VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1. Khởi động: (5p)
Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài.
- Khởi động.
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài mới và ghi bảng.
HĐ 2: Phép trừ 2 phân số khác mẫu số. (11p)
Mục tiêu: Nhận xét phép trừ 2 phân số khác mẫu số.
- GV nêu ví dụ như SGK – HS nêu cách làm.
=> Ta có phép tính: -
- HS nhận xét mẫu số của 2 phân số.
+ Muốn thực hiện được phép trừ này ta phải làm như thế nào ?
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra cách giải.
Ví dụ 2:
- HS làm bảng con, GV hướng dẫn cách trình bày.
+ Vậy muốn trừ 2 phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
=> Quy tắc: SGK/130
HĐ 3: Thực hành (15p)
*Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào làm tính và giải toán.
Bài 1:
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở.
- HS nêu kết quả và cách làm.
Bài 3:
- 1 HS đọc đề, nêu tóm tắt.
- HS nêu lại đề toán
- HS làm vở, 1 HS lên bảng làm.
HĐ 4: Củng cố, dặn dò (4p)
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS nhắc lại.
- HS nêu
- HS nhận xét
- HS trả lời
- HS thảo luận
- HS thực hiện
- HS trả lời
- HS đọc
- HS thực hiện
- HS nêu
- HS đọc
- HS nêu
- HS thực hiện
RÚT KINH NGHIỆM:
..
TẬP ĐỌC
Tiết 48: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 1,2 khổ thơ theo ý thích)
2. Kĩ năng: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, tự hào.
3. Thái độ: GV giáo dục HS- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước thông qua vẻ đẹp về sự trù phú của biển cả, sự giàu đẹp của đất nước.
*BVMT: - HS cảm nhận được vẽ đẹp huy hoàng của biển đồng thời thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: SGK, tranh minh họa
Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1. Khởi động: (5p)
Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài.
- Khởi động.
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ:
Bài Vẽ về cuộc sống an toàn.
+ Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì? Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
+ Em hãy nêu ý nghĩa bài học.
+ Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Biển cả và những người lao động luôn là đề tài hấp dẫn các hoạ sĩ, nhà văn, nhà thơ,Bài thơ mà các em học hôm nay là một trong những bài thơ rất hay của nhà thơ Huy Cận. Bài thơ nói về cảnh đẹp huy hoàng và kì vĩ của biển cùng vẻ đẹp trong lao động của những người đánh cá. Bài thơ thầy muốn giới thiệu với các em là bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. GV ghi đề.
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài .
HĐ 2: Hướng dẫn luyện đọc: (11p)
Mục tiêu: Ðọc trôi chảy, lưu loát toàn bài
GV hoặc HS chia khổ thơ: 5 khổ.
- Cần đọc với giọng nhịp nhàng, khẩn trương. Nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi cảnh đẹp huy hoàng của biển và tinh thần lao động của người đánh cá: hòn lửa, sập cửa, căng buồm, gõ thuyền, xoăn tay, loé rạng đông, đội biển, huy hoàng
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu thơ khó:
- Hát rằng / cá bạc Biển Đông lặng,
- Gõ thuyền / đã có nhịp trăng cao
- Sao mờ / kéo lưới kịp trời sáng
+ GV giải nghĩa một số từ khó:
Ra khơi: ra biển.
Huy hoàng: vẻ đẹp chói lọi, rực rỡ.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
HĐ 3: Tìm hiểu bài: (12p)
Mục tiêu: Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của người lao động.
+ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc
nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó?
GV: Mặt trời xuống biển là lúc mặt trời lặn đó các em ạ. Bởi vì quả đất hình cầu nên ta có cảm tưởng như mặt trời đang lặn xuống đáy biển.
+ Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc
nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó?
- GV: Vào lúc bình minh, những ngôi sao đã mờ, ngắm mặt biển có cảm tưởng mặt trời đang nhô lên từ đáy biển.
- Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển?
- Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào?
HĐ 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm: (5p)
Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn.
+ Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: khổ 4,5.
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Theo dõi , uốn nắn
+ Nhận xét.
HĐ 5: Củng cố - dặn dò: (2p)
- Bài thơ nói lên điều gì?
+ Liên hệ giáo dục.
HS học bài và Chuẩn bị bài “Khuất phục tên cướp biển”
Nhận xét tiết học.
+ Hát – báo cáo sĩ số.
- Chủ đề cuộc sống thi Em muốn sống an toàn.
- Thiếu nhi cả nước hào hứng tham gia: “Chỉ trong 4 tháng đã nhận được 50.000 bức tranh ”
+ HS nêu.
+ Nhận xét, bổ sung.
HS khá đọc toàn bài
- Tiếp nối nhau đọc từng khổ
- HS đọc từ khó.
+ HS luyện đọc câu thơ khó
- Tiếp nối nhau đọc lần 2.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc thầm khổ 1.
+ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn. Câu thơ cho biết điều đó là: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
- HS đọc thầm khổ 4,5.
- Đoàn thuyền trở về vào lúc bình minh. Những câu thơ cho biết điều đó là:
+ Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng.
+ Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông
+ Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
+ Mặt trời đội biển nhô màu mới.
- HS đọc thầm toàn bài.
- Những câu thơ nói lên vẻ đẹp của biển.
- Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
- Mặt trời đội biển nhô màu mới.
- Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
- HS đọc thầm toàn bài
- Đoàn thuyền ra khơi, tiếng hát của những người đánh cá cùng gió làm căng cánh buồm: Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
- Lời ca của họ thật hay, thật vui vẻ, hào hứng: Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng buổi nào.
- Công việc kéo lưới cũng được miêu tả thật
đẹp: Ta kéo xoăn tay chùm cá nặngnắng hồng
- Hình ảnh đoàn thuyền được miêu tả thật đẹp: Câu haut căng buồm với gió khơi, đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
- HS đọc toàn bài.
+ Luyện đọc theo nhóm đôi
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Bình chọn người đọc hay.
+ HS đọc thuộc lòng một đoạn tự chọn.
Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển và vẻ đẹp của những người lao động trên biển.
RÚT KINH NGHIỆM:
..
KĨ THUẬT
Tiết 24: CHĂM SÓC RAU, HOA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: -HS biết mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa
2. Kĩ năng: -Làm được một số công việc chăm sóc cây rau, hoa: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất.
3. Thái độ: -Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK, một số cây đã trồng.
2. Học sinh:
- Vật liệu và dụng cụ:
+ Cây trồng trong chậu, bầu đất.
+ Đất cho vào chậu và một ít phân vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục.
+ Dầm xới, hoặc cuốc.
+ Bình tưới nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1. Khởi động: (5p)
Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài.
- Khởi động.
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hôm nay các em sẽ biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. Qua bài: “Chăm sóc rau, hoa”. GV ghi đề.
Tìm hiểu bài:
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục đích ,cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây (13p)
Mục tiêu: Nhớ lại kiến thức, nêu mục đích của việc tưới nước, tỉa cây để sau khi gieo trồng .
+ Tại sao phải tưới nước cho cây?
+ Ở gia đình em thường tưới nước cho rau, hoa vào lúc nao? Tưới bằng dụng cụ gì?
+ Người ta tưới nước cho rau, hoa bằng cách nào?
- GV nhận xét và giải thích tại sao phải tưới nước lúc trời râm mát (để cho nước đỡ bay hơi)
- GV làm mẫu cách tưới nước.
- GV hướng dẫn cách tỉa cây và chỉ nhổ tỉa những cây cong queo, gầy yếu,
+ Thế nào là tỉa cây?
+ Tỉa cây nhằm mục đích gì?
- GV hướng dẫn HS quan sát H.2 và nêu nhận xét về khoảng cách và sự phát triển của cây cà rốt ở hình 2a, 2b.
HĐ 3: Hướng dẫn học sinh cách làm cỏ và vun sới đất: (13p)
Mục tiêu: Giúp HS hiểu cách làm cỏ và vun sới đất.
- GV gợi ý để HS nêu tên những cây thường mọc trên các luống trồng rau, hoa hoặc chậu cây.Làm cỏ là loại bỏ cỏ dại trên đất trồng rau, hoa Hỏi:
+ Em hãy nêu tác hại của cỏ dại đối với cây rau, hoa?
+ Tại sao phải chọn những ngày nắng để làm cỏ?
- GV kết luận: trên luống trồng rau hay có cỏ dại, cỏ dại hút tranh chất dinh dưỡng của cây và che lấp ánh sáng làm cây phát triển kém. Vì vậy phải thường xuyên làm cỏ cho rau và hoa.
- Ở gia đình em thường làm cỏ cho rau và hoa bằng cách nào? Làm cỏ bằng dụng cụ gì?
- GV nhận xét và hướng dẫn cách nhổ cỏ bằng cuốc hoặc dầm xới và lưu ý HS:
+ Cỏ thường có thân ngầm vì vậy khi làm cỏ phải dùng dầm xới.
+ Nhổ nhẹ nhàng để tránh làm bật gốc cây khi cỏ mọc sát gốc.
+ Cỏ làm xong phải để gọn vào 1 chỗ đem đổ hoặc phơi khô rồi đốt, không vứt cỏ bừa bãi trên mặt luống.
- Theo em vun xới đất cho cây rau, hoa có tác dụng gì?
- Vun đất quanh gốc cây có tác dụng gì?
- GV làm mẫu cách vun, xới bằng dầm xới, cuốc và nhắc một số ý:
+ Không làm gãy cây hoặc làm cây bị sây sát.
+ Kết hợp xới đất với vun gốc. Xới nhẹ trên mặt đất và vun đất vào gốc nhưng không vun quá cao làm lấp thân cây.
HĐ 4: Củng cốt- dặn dò: (4p)
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
- HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ học tiết sau.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
1. Tưới nước cho cây:
- HS quan sát hình 1 SGK và liên hệ thực tế trả lời.
- Thiếu nước cây bị khô héo hoặc chết
+ Ở gia đình em thường tưới nước cho rau, hoa vào buổi sáng và chiều, dụng cụ tưới là bình,
+ Có nhiều cách như dùng gáo múc nước tưới, tưới bằng bình, vời hoa sen,
HS đ ba
2. Tỉa cây:
- Loại bỏ bớt một số cây
- Giúp cho cây đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng.
- HS quan sát và nêu: H2a cây mọc chen chúc, lá, củ nhỏ. H.2b giữa các cây có khoảng cách thích hợp nên cây phát triển tốt, củ to hơn.
3. Làm cỏ:
- Hút tranh nước, chất dinh dưỡng trong đất.
- Cỏ mau khô.
- HS nghe.
- Nhổ cỏ, bằng cuốc hoặc dầm xới.
- HS lắng nghe.
4.Vun xới đất cho rau, hoa:
- Làm cho đất tơi xốp, có nhiều không khí.
- Giữ cho cây không đổ, rễ cây phát triền mạnh.
- Cả lớp.
RÚT KINH NGHIỆM:
..
ĐỊA LÍ
TIẾT 24: THÀNH PHỐ CẦN THƠ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ:
+ Thành phố là trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu.
+ Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ( lược đồ)
2. Kĩ năng: +HS biết vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế , văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long
3. Thái độ: -GV giáo dục HS Có ý thức tìm hiểu về thành phố Cần Thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Bản đồ Cần Thơ (nếu có)
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1. Khởi động: (5p)
Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài.
- Khởi động.
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một số ngành công nghiệp chính, một số nơi vui chơi, giải trí của TP HCM.
- Nêu nội dung bài học
GV nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta cùng du lịch đến một thành phố trẻ, nhưng tiềm năng kinh tế phát triển rất mạnh, đó chính là “Thành phố Cần Thơ”
Tìm hiểu bài:
HĐ 2: Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. (13p)
Mục tiêu: Chỉ vị trí Cần Thơ trên bản đồ VN. Vị trí địa lí của Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế.
- GV ghi phần 1.
+ GV cho các nhóm dựa vào bản đồ, trả lời câu hỏi:
+ Chỉ vị trí Cần Thơ trên lược đồ và cho biết TP cần thơ giáp những tỉnh nào?
+ Từ thành phố này có thể đi các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?
GV mời đại diện một nhóm đứng dậy hỏi và trả lời?
GV nhận xét chốt ý, khen.
HĐ 3: Trung tâm kinh tế,văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long. (14p)
Mục tiêu: Giúp HS thấy những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là là một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng Nam Bộ
- GV cho các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ Việt Nam, SGK, thảo luận theo gợi ý:
GV nghe các nhóm báo cáo sau đó chốt lại và ghi điểm.
+ Tìm dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là:
+ Trung tâm kinh tế (kể các ngành công nghiệp của Cần Thơ).
Trung tâm kinh tế vì:
- Cần Thơ là trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy, hải sản nhất cả nước.
- Cần Thơ phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thuốc, phân bón , phục vụ nông nghiệp
- Có viện nghiên cứu lúa gạo.
- Giao thông thuận tiện.
+ Trung tâm văn hóa, khoa học.
Vì nơi đây có trường đại học Cần Thơ và các trường cao đẳng, các trung tâm dạy nghề,
+ Trung tâm du lịch.
+ Đến Cần Thơ chúng ta được tham quan du lịch trong các khu vườn với nhiều loại cây trái, tham quan các khu du lịch sinh thái như vườn cò Bằng Lăng,(hình 5)
+ Giải thích vì sao TP Cần Thơ là TP trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long?
- GV nhận xét và phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lí của Cần Thơ, điều kiện thuận lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế.
+ Là thành phố trẻ trực thuộc TW từ năm 2004,
+ Vị trí ở trung tâm ĐBNB, bên dòng sông Hậu. Đó là vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh khác của ĐBSCL và với các tỉnh trong nước, các nước khác trên thế giới bằng đường thủy. Cảng Cần Thơ có vai trò lớn trong việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cho ĐBSCL.
- Đường bộ cũng được đầu tư khang trang có 3 quốc lộ đi qua TP Cần Thơ là Quốc lộ 1A, 80, 91, trước kia quốc lộ 1A bị ngăn cách bởi sông Cần Thơ , nhưng vào tháng 4/2010 đã khánh thành cây Cần Thơ dài 15,58 km từ TP Cần Thơ đi tới các tỉnh phía Nam, đây là cây cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á.
+ Vị trí trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy, hải sản nhất cả nước; Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thuốc, phân bón , phục vụ nông nghiệp .
+ Người dân chủ yếu là Kinh, Chăm, Khơ Me, Hoa., tới đây chúng ta sẽ được thăm quan các khu du lịch sinh thái ngắm các vườn chim, thưởng thức các loại trái cây
HĐ 4: Củng cố - Dặn dò: (3p)
- Cho HS đọc bài trong khung.
- GV cho HS tìm TP Cần Thơ trong bản hành chính Việt Nam, và nêu lại dẫn chứng cho biết thành phố cần thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long.
GV theo dõi bổ sung, ghi diểm
- Về nhà ôn lại các bài tư bài 11 đến bài 22 để tiết sau ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát.
+ Các ngành công nhiệp chính của TP Hồ Chí Minh là: điện, luyện kim, cơ khí, điện tử,
+ Một số nơi vui chơi, giải trí như: rạp hát, rạp chiếu phim, Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên.
+ HS nêu bài học.
- HS khác nhận xét
1.Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long:
HS đọc phần 1.
- HS thảo luận theo cặp và trả lời.
+ HS lên chỉ và nói: TP Cần Thơ giáp với các tỉnh: Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.
+ Đường ô tô, đường thủy, đường hàng không.
- Các cặp khác nhận xét, bổ sung.
2.Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long:
- HS các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi bổ sung
+ Do điều kiện thuận lợi về tất cả mọi mặt nên Cần Thơ đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu L
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 24.doc