Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 8 (chi tiết)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : THIÊN NHIÊN

(Mức độ tích hợp GDBVMT : Liên hệ)

I- MỤC TIÊU: Giúp HS :

 1. Hiểu nghĩa từ Thiên nhiên (BT1) ; nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật , hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2) ; tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a) b) c) cuat BT 3 và BT4.

 - GV cung cung một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó với môi trường sống.

 2. Nắm được một số từ ngữ miêu tả thiên nhiên.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

 GV: bảng phụ ghi bài 2, bảng nhóm HS làm bài tập 3,4 .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động 1( 5') KTBC: Củng cố về từ nhiều nghĩa. Lấy VD với từ "đứng "

 - GV nêu yêu cầu - 1 HS lên trả lời . Tổ chức nhận xét, ghi điểm .

 HS làm lại BT 4 của tiết LTVC trước.

 HĐ2 (1phút) Giới thiệu bài: GV nêu MT của tiết học

HĐ3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ( 30 phút )

Bài tập 1:Chọn đúng nghĩa từ "thiên nhiên"

- HS đọc YC BT.

 - HS thảo luận nhóm đôi – trình bày miệng – HS khác NX – GV chốt bài làm đúng :

 

doc26 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 8 (chi tiết), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân, yêu cầu HS giải thích miệng, tổ chức nhận xét, kết luận . HĐ nối tiếp (3phút) Củng cố ghi nhớ so sánh số thập . 2 HS nhắc lại. GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ : thiên nhiên (Mức độ tích hợp GDBVMT : Liên hệ) I- mục tiêu: Giúp HS : 1. Hiểu nghĩa từ Thiên nhiên (BT1) ; nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật , hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2) ; tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a) b) c) cuat BT 3 và BT4. - GV cung cung một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó với môi trường sống. 2. Nắm được một số từ ngữ miêu tả thiên nhiên. II- Đồ dùng dạy - học : GV: bảng phụ ghi bài 2, bảng nhóm HS làm bài tập 3,4 . III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1( 5') KTBC: Củng cố về từ nhiều nghĩa. Lấy VD với từ "đứng " - GV nêu yêu cầu - 1 HS lên trả lời . Tổ chức nhận xét, ghi điểm . HS làm lại BT 4 của tiết LTVC trước. HĐ2 (1phút) Giới thiệu bài: GV nêu MT của tiết học HĐ3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ( 30 phút ) Bài tập 1:Chọn đúng nghĩa từ "thiên nhiên" HS đọc YC BT. - HS thảo luận nhóm đôi – trình bày miệng – HS khác NX – GV chốt bài làm đúng : Lời giải: ý b - Tất cả những gì không do con người tạo ra. - HS nhắc lại lời giải nghĩa đúng của từ thiên nhiên. Yêu cầu HS lấy 1 vài VD cụ thể. Bài tập 2: Tìm từ trong thành ngữ, tục ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên. HS đọc YC BT. HS thảo luận nhóm đôi, GV treo bảng phụ đại diện 1nhóm trình bày miệng – HS khác NX – GV chốt lời giải đúng : - GV giải thích các thành ngữ, tục ngữ - HS thi thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ. Bài tập 3 : Hệ thống, mở rộng vốn từ miêu tả thiên nhiên . - GV cho các nhóm làm việc theo nhóm 4.Thư kí nhóm liệt kê nhanh những từ ngữ miêu tả không gian cả nhóm tìm được. Mỗi thành viên đặt 1 câu (trình bày miệng) với một trong số từ ngữ tìm được. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Sau đó, HS trong nhóm nối tiếp nhau đặt câu với từ vừa tìm được. - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc là nhóm thực hiện tốt cả 2 yêu cầu: tìm từ và đặt câu.VD: - HS đặt câu với 1 trong các từ vừa tìm được ở trên (làm miệng) .Tổ chức nhận xét. HS làm bài vào vở. Bài tập 4 - Cách thực hiện như BT 3 HS đặt câu miệng . Tổ chức nhận xét, HS ghi vở. Hoạt động nối tiếp( 4 phút ) :GV cung cấp thêm : Hiện nay nhiệt độ trên trái đất đang bị nóng dần lên là do ảnh hưởng của việc ô nhiễm mỗi trường. - Liên hệ đến việc ô nhiễm mối trường thiên nhiên ở VN Và cho HS nêu các biện pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên. - Củng cố, hệ thống từ ngữ thuộc chủ đề. - 1 HS đọc lại từ ngữ thuộc chủ đề . - GV nhận xét tiết học. Dặn HS viết thêm vào vở những từ ngữ tìm được ở BT3, 4. Chuẩn bị bài Luyện tập về từ nhiều nghĩa. Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Mức độ tích hợp GDBVMT: Bộ phận) I - Mục tiêu :Giúp HS : 1. Rèn kĩ năng nói: - Kể lại được câu chuyện đã nghe đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Biết trao đổi với các bạn trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên 2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. 3.Mở rộng vốn hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên , nâng cao ý thức BVMT. II- Đồ dùng dạy - học - Bảng lớp viết đề bài. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động 1: (5 phút ) :KTBC: Củng cố kỹ năng kẻ chuyện"Cây cỏ nước nam " HS kể lại câu chuyện Cây cỏ nước Nam. Nêu ý nghĩa của truyện . Tổ chức lớp nhận xét . GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2 (1 phút )Giới thiệu bài: GV nêu MT của tiết học Hoạt động 3. Hướng dẫn HS kể chuyện (32 phút ) a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề. - Một HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ quan trọng trong đề bài (đã viết sẵn trên bảng lớp): Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Một HS đọc gợi ý 1, 2, 3 trong SGK. Cả lớp theo dõi. - GV nhắc HS: những truyện đã nêu ở gợi ý 1 (Cóc kiện trời, Con chó nhà hàng xóm, Người hàng xóm..) là những chuyện đã học, có tác dụng giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài. Các em cần kể chuyện ngoài SGK. - Một số HS nói tên câu chuyện sẽ kể (kết hợp giới thiệu những truyện các em mang đến lớp - nếu có) b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện, trả lời câu hỏi: “Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?” - GV nhắc HS chú ý kể chuyện tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong gợi ý 2: với những câu chuyện dài, các em chỉ cần kể 1 - 2 đoạn. - HS kể chuyện theo nhóm 4, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện. GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. - Thi KC trước lớp: + Các nhóm cử đại diện thi kể (GV chỉ định những HS có trình độ tương đương thi kể.) + Mỗi HS kể chuyện xong đều trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm: bình chọn bạn tìm được chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất Hoạt động nối tiêp ( 2 phút ) : GV cho HS liên hệ vai trò của thiên nhiên đối với con người và nêu các biện pháp để bảo vệ mối trường - Củng cố ghi nhớ 1 số tên truyện theo đề tài đã học. - Vài HS nêu. GV n/ xét tiết học Dặn HS chuẩn bị trước tiết KC tuần 9. Mĩ thuật : Bài 8: Vẽ theo mẫu Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu I. Mục tiêu - HS hiểu hình dáng, đặc điểm của vật mẫu có hình dạng hình trụ và hình cầu. - Biết cách vẽ vật mẫu có hình dạng hình trụ và hình cầu. - Vẽ được hình theo mẫu có hình dạng hình trụ và hình cầu. II. Chuẩn bị: Giáo viên- Chuẩn bị một vài mẫu có dạng hình trụ, hình cầu khác nhau - Hình gợi ý cách vẽ. Bài vẽ mẫu có dạng hình trụ, hình cầu của HS lớp trước Học sinh :Chuẩn bị mẫu để vẽ theo nhóm (nếu có điều kiện) - Giấy vẽ hoặc vở thực hành . Bút chì, tẩy III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Giới thiệu bài (1'): GV giới thiệu và ghi tựa đề Hoạt động 1: (3')Quan sát, nhận xét - GV giới thiệu một số vật mẫu có dạng hình trụ, hình cầu đã chuẩn bị và hình gợi ý trong SGK hoặc trong bộ ĐDDH để HS quan sát, tìm ra các đồ vật, các loại quả có dạng hình cầu và hình trụ. - GV yêu cầu HS chọn, bày mẫu theo nhóm và nhận xét về vị trí, hình dáng, tỷ lệ, đậm nhạt của mẫu. - Gợi ý HS cách bày mẫu sao cho bố cục đẹp. Hoạt động 2(3') Cách vẽ - GV nhắc lại cách tiến hành chung về vẽ theo mẫu để HS nhớ lại cách vẽ từ bao quát đến chi tiết: + Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu. + Tìm tỉ lệ bộ phận của từng vật mẫu và vẽ phác hình bằng nét thẳng. + Nhìn mẫu, vẽ nét chi tiết cho đúng. - GV gợi ý HS vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen: + Phác các mảng đậm, đậm vừa, nhạt. - Một số HS có thể vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3(23') Thực hành - Bài này có thể tiến hành: + GV cùng HS bày một mẫu chung cho cả lớp vẽ. + Vẽ theo nhóm: GV gợi ý cho HS tự bày mẫu để vẽ. - GV yêu cầu HS quan sát mẫu trước khi vẽ và vẽ theo đúng vị trí, hướng nhìn của từng em. - Nhắc nhở HS so sánh tỷ lệ và cách vẽ như đã gợi ý ở trên. Hoạt động 4: (5')Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ về: + Bố cục + Tỉ lệ và đặc điểm của hình vẽ. + Đậm nhạt. - GV nhận xét , bổ sung và chỉ ra những bài vẽ đẹp và những thiếu sót chung hoặc riêng ở một số bài. - Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng. Dặn dò : Sưu tầm ảnh chụp về điêu khắc cổ chuẩn bị cho bài học sau. Thực hành luyện viết : Bài 9 I/ Mục tiêu: Giúp HS : - Viết đúng, trình bày đúng, đẹp bài luyện viết theo hình thức văn xuôi. - Trình bày đúng kiểu chữ nghiêng . II/ Đồ dùng dạy học : - GV : Bảng phụ để ghi bài luyện viết. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : HĐ1 (1’) Giới thiệu bài . HĐ2(5’) Tìm hiểu nội dung bài luyện viết - 1 HS đọc toàn bài luyện viết . - GV nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết. -HS viết hoa vào bảng con các chữ : T, N, B theo hai kiểu chữ nghiêng. HĐ3(7’) Hướng dẫn HS viết chữ viết hoa đầu câu :Tây Nguyên, Những, Bầu, Bên hai kiểu chữ nghiêng. 2-3 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. GV nhận xét. HĐ4 (25’) Luyện viết bài vào vở - HS viết bài vào vở, GV theo dõi uốn nắn. - Chấm chữa 10 bài; nhận xét chung bài viết. Hoạt động nối tiếp (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS viết chưa đẹp về nhà viết lại. Tập đọc trước cổng trời (Nguyễn Đình Cảnh) I - Mục tiêu: Giúp HS : 1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta . 2. Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên của vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong LĐ của đồng bào các dan tộc (Trả lời các câu hỏi 1,3,4 thuộc lòng những câu thơ em thích). II- Đồ dùng dạy - học : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học HĐ1:(5’) KTBC:HS đọc lại bài Kì diệu rừng xanh và TL các câu hỏi bài đọc. - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi. Tổ chức nhận xét, ghi điểm. HĐ2(1phút) Giới thiệu bài : GV giới thiệu,ghi đầu bài. HĐ3. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài (32 phút ) Luyện đọc : MT: HS đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng. -Hiểu các từ ngữ chú giải, giải nghĩa thêm từ : áo chàm, nhạc ngựa, thung. -1HS khá đọc toàn bài, 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. + Đoạn 1: 4 dòng đầu + Đoạn 2: tiếp theo đến Ráng chiều như hơi khói. + Đoạn 3: Phần còn lại -1 HS đọc phần chú giải ; giải nghĩa thêm từ áo chàm ; nhạc ngựa - HS đọc theo cặp . Một, hai HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. B) Tìm hiểu bài : MT: HS hiểu ND bài và trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài . HS đọc khổ 1. GV vấn đáp- HS trả lời câu hỏi 1: - Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời” ? -Tổ chức nhận xét, bổ sung, kết luận. -HS đọc thầm khổ thơ 2 và 3, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 2: Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiê n trong bài thơ.. - HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, tổ chức nhận xét, bổ sung. -Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao? ( HS trả lời theo cảm nhận của mình) + Điều gì đã khiến cảnh rừng sương giá ấy như ấm lên? Bức tranh trong bài thơ nếu vắng hình ảnh con người sẽ thế nào?) C) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ. MT: HS đọc diễn cảm đoạn 2 chú ý nhấn giọng các từ ngữ tả niềm xúc động của tác giả . - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2 chú ý đọc với giọng sâu lắng, ngân nga, thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của vùng cao. - HS nhẩm đọc thuộc lòng những câu thơ em thích; có thể thuộc lòng đoạn 2; thi đọc thuộc lòng. Hoạt động nối tiếp( 2 phút ) : Củng cố ý nghĩa bài học. - GV vấn đáp - HS nêu , tổ chức nhận xét, kết luận, nhiều HS nhắc lại - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I - Mục tiêu : Giúp HS: 1. Biết lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh đẹp của địa phương đủ ba phần : Mở bai, thân bài, kết bài. 2. Biết chuyển một phần trong dàn ý (thân bài) đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh tả một cảnh đẹp của địa phương. II- Đồ dùng dạy - học - Một số tranh, ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước. III. Các hoạt động dạy - học HĐ1 1( 5 phút ) KTBC: 1 HS đọc đoạn văn tả cảnh sông nước (đã viết ở tiết TLV trước, về nhà các em đã viết lại hoàn chỉnh). GV nhận xét, chấm điểm HĐ2 (1phút) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của cả lớp - quan sát một cảnh đẹp của địa phương, ghi lại những điều quan sát được. HĐ3. Hướng dẫn học sinh luyện tập ( 30 phút ) Bài tập 1:Rèn kỹ năng lập dàn ý miêu tả cảnh đẹp ở địa phương HS đọc yêu cầu bài tập, 1 số HS nêu tên cảnh đẹp ở địa phương mà em định tả - GV nhắc HS: + Dựa trên những kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đủ ba phần mở bài - thân bài - kết bài. + Nếu muốn xây dựng dàn ý tả từng phần của cảnh, có thể tham khảo bài quang cảnh làng mạc ngày mùa (SGK tr.10); nếu muốn xây dựng dàn ý tả sự biến đổi của cảnh theo thời gian, tham khảo bài Hoàng hôn trên sông Hương (SGK tr.11 - 12) HS lập dàn ý .3, 5 HS đọcdàn bài. Tổ chức nhận xét rút kinh nghiệm. - GV chấm một số bài . Bài tập 2: Rèn kỹ năng viết đoạn văn. - HS xác định YC của BT. - GV nhắc HS: + Nên chọn 1 đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn. + Mỗi đoạn có một câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn. Các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó. + Đoạn văn phải có hình ảnh. Chú ý áp dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá cho hình ảnh thêm sinh động. + Đoạn văn cần thể hiện được cảm xúc của người viết. - HS viết đoạn văn - Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm cho đoạn viết của một số HS, đánh giá cao những đoạn tả chân thực, có ý riêng, không sáo rỗng. Hoạt động nối tiếp(4 phút ) : Củng cố cách lập dàn ý, viết đoạn văn. - GV vấn đáp - 1 số HS nêu. - GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS có tiến bộ, những HS lập dàn ý tốt, viét được những đoạn văn hay. Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt yêu cầu về nhà viết lại Thứ 4 ngày 3 tháng 10 năm 2010 Toán (Tiết 38): Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - So sánh hai số thập phân; sắp xếp các số thập phân theo thứ tự đã xác định. - Làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của các số thập phân. II. Các hoạt động dạy học : HĐ1 (3phút) :KTBC: Củng cố kỹ năng so sánh 2 số thạp phân . - GV vấn đáp -1, 2 HS nêu ghi nhớ. Tổ chức nhận xét, ghi điểm. HĐ2 (1phút): GB: GV nêu mục tiêu bài học. HĐ3(36phút): Luyện tập Bài 1: Củng cố kỹ năng so sánh 2 số thập phân (Điền dấu>, <, =) -1 HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài, GV theo dõi giúp HS yếu , gọi 1 HS lên bảng chữa bài (khuyến khích HS yếu). Tổ chức nhận xét, củng cố cách so sánh. Bài 2: Củng cố kỹ năng so sánh số thập phân và sắp thứ tự số thập phân. -Tiến hành tương tự bài 1. -1 HS lên bảng chữa bài, nêu rõ cách làm. Tổ chức nhận xét. Bài 3: Củng cố kỹ năng so sánh số thập phân dưới dạng : Tìm chữ số thích hợp điền vào chỗ trống thích hợp để được cặp số so sánh đúng. - HS thảo luận nhóm đôi và làm bài . Đại diện từng nhóm lên bảng ghi đáp án từng bài, yêu cầu giải thích rõ cách làm. -Tổ chức nhận xét, kết luận . Đáp án: : 9,708 < 9,718 (vì.......) Bài 4 : Tiến hành tương tự bài 3 HS làm phần a) Phần b dành cho HS khá, giỏi Bài 4: ,9 < 1 < 1,2 (vì .....) HĐ nối tiếp :(3phút) : Củng cố so sánh 2 số thập phân. 2 HS nhắc lại cách so sánh . GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Lịch sử :Bài 8 Xô Viết Nghệ - Tĩnh I. Mục tiêu: Giúp HS học xong bài này, HS biết: - Kể được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An . - Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã trong những năm 1930-1931 ở Nghệ -Tĩnh II. Đồ dùng học tập : - Lược đồ hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh hoặc bản đồ Việt Nam. - Tư liệu lịch sử liên quan đến thời kì 1930 - 1931 ở Nghệ - Tĩnh. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu HĐ1:(5 phút) KTBC: Đảng Cộng sản VN ra đời khi nào? Do ai sáng lập ? Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản VN? - GV vấn đáp - 1,2 HS trả lời. Tổ chức nhận xét, ghi điểm. HĐ2:(2phút) GTB : GV cho HS quan sát tranh minh hoạ nêu nội dung tranh GVkết hợp GTB. - GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS: + Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ -Tĩnh trong những năm 1930 - 1931 (tiêu biểu cho sự kiện 12 - 9 - 1930) như thế nào? + Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng. + ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh. HĐ3: (10phút): Làm việc cả lớp. -GV cho HS đọc SGK, làm việc theo cặp trình bày lại cuộc biểu tình ngày 12 - 9 - 1930 ; -1 HS trình bày trước lớp . Tổ chức nhận xét, bổ sung, kết luận. - GV nhấn mạnh: Ngày 12 - 9 là ngày Xô viết Nghệ - Tĩnh. - GV nêu sự kiện theo diễn ra trong năm 1930. HĐ4(10phút): Làm việc theo nhóm - GV nêu câu hỏi: Những năm 1930 - 1931, trong các thôn xã ở Nghệ - Tĩnh có chính quyền Xô Viết đã diễn ra điều gì mới ? - HS đọc SGK, sau đó ghi kết quả vào phiếu học tập. - GV yêu cầu một vài học sinh dựa vào kết quả làm việc của mình để trả lời câu hỏi. - GV trình bày tiếp: Bọn đế quốc phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh hết sức dã man, chúng điều thêm binh lính về đàn áp, triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết, đến giữa 1931, phong trào lắng xuống. HĐ5(10 phút) :Làm việc cả lớp - GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận: Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh có ý nghĩa gì? - GV tổ chức cho HS trao đổi để đi đến kết luận: + Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động. + Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. HĐ nối tiếp (3phút) : Củng cố ghi nhớ bài học . -2, 3 HS đọc ghi nhớ bài học. - GV n/xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Thực hành TV(TLV) Luyện tập tả cảnh I - Mục tiêu : Giúp HS: 1. Biết lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh đẹp của địa phương. 2. Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh . II- Đồ dùng dạy - học - Một số tranh, ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước. III. Các hoạt động dạy - học HĐ1 (1phút) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học HĐ2. Hướng dẫn học sinh luyện tập ( 35 phút ) Bài tập 1:Rèn kỹ năng lập dàn ý miêu tả cảnh đẹp ở địa phương HS đọc yêu cầu bài tập, 1 số HS nêu tên cảnh đẹp ở địa phương mà em định tả. - GV nhắc HS: + Dựa trên những kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đủ ba phần mở bài - thân bài - kết bài. HS lập dàn ý .3, 5 HS đọc dàn bài. Tổ chức nhận xét rút kinh nghiệm. - GV chấm một số bài . Bài tập 2: Rèn kỹ năng viết đoạn văn. - HS xác định YC của BT. - GV nhắc HS: + Nên chọn 1 đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn. + Mỗi đoạn có một câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn. Các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó. + Đoạn văn phải có hình ảnh. Chú ý áp dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá cho hình ảnh thêm sinh động. + Đoạn văn cần thể hiện được cảm xúc của người viết. - HS viết đoạn văn - Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm cho đoạn viết của một số HS, đánh giá cao những đoạn tả chân thực, có ý riêng, không sáo rỗng. Hoạt động nối tiếp(4 phút ) : Củng cố cách lập dàn ý, viết đoạn văn. - GV vấn đáp - 1 số HS nêu. - GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS có tiến bộ, những HS lập dàn ý tốt, viết được những đoạn văn hay. Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt yêu cầu về nhà viết lại Chiều thứ 4 Toán (Tiết 38): Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - So sánh hai số thập phân; sắp xếp các số thập phân theo thứ tự đã xác định. II. Các hoạt động dạy học : HĐ1 (3phút) :KTBC: HS nhắc lại cách so sánh 2 số thập phân. - GV vấn đáp -1, 2 HS nêu ghi nhớ. Tổ chức nhận xét, ghi điểm. HĐ2 (1phút): GB: GV nêu mục tiêu bài học. HĐ3(35phút): Luyện tập Bài 1: Củng cố kỹ năng so sánh 2 số thập phân (Điền dấu>, <, =) -1 HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài, GV theo dõi giúp HS yếu, gọi 2 HS lên bảng chữa bài (khuyến khích HS yếu). Tổ chức nhận xét, củng cố cách so sánh. Bài 2: Củng cố kỹ năng so sánh số thập phân -Tiến hành tương tự bài 1. -1 HS lên bảng chữa bài, khoanh vào số lớn nhất giải thích cách làm. Tổ chức nhận xét. Bài 3: Củng cố kỹ năng so sánh số thập phân và xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. - HS làm bài cá nhân . 1 HS lên bảng chữa bài. -Tổ chức nhận xét, kết luận . Bài 4,5 : VBT - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét HĐ nối tiếp :(4phút) : Củng cố so sánh 2 số thập phân. 2 HS nhắc lại cách so sánh . GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Kỹ thuật : nấu cơm (tiết 2) I -mục tiêu: (Như tiết 1) II- đồ dùng dạy học: - -Một số đồ dùng, dụng cụ chuẩn bị cho việc nấu cơm. III- các hoạt động dạy học: HĐ 1 (1phút) :GTB: GV nêu mục tiêu bài học. HĐ2 (26 phút). Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện. MT: HS nhớ được các bước nấu cơm bằng nồi cơm điện - Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1. - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 4 (SGK ). - Yêu cầu HS so sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đung (giống nhau: cùng phải chuẩn bị gạo, nước sạch, rá và chậu để vo gạo. Khác nhau về dụng cụ và nguồn cung cấp nhiệt khi nấu cơm.). - Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và so sánh với cách nấu cơm bằng bếp đun. - GV gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị và các bước nấu cơm bằng nồi cơm điện (dựa theo cách tổ chức giờ học ở tiết 1). Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung . - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục 2(SGK) và hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm bằng nồi cơm điện. HĐ3( 6 phút). Đánh giá kết quả học tập - Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS. - GV cho làm 1 số câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS. - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. HĐ nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét ý thức học tập của HS. - Hướng dẫn HS đọc trước bài “Luộc rau” và tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị và cách luộc ở gia đình. Thứ 5 ngày 7 tháng 10 năm 2010 Toán (tiết 39): luyện tập chung. I- mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Đọc, viết, so sánh các số thập phân. -Tính nhanh giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất. II- các hoạt động dạy học: HĐ1 ( 1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học. HĐ2 :(36 phút) Làm bài tập. Bài 1: Củng cố đọc số thập phân. -HS nối tiếp nhau đọc các số thập phân. Lớp theo dõi, nhận xét cách đọc . Bài 2: Củng cố viết số thập phân. - HS đọc yêu cầu, tự làm bài ,2 cặp HS lần lượt lên bảng viết (kh-khích HS yếu lên bảng) . Lớp theo dõi, nhận xét, kết luận. ( GV kết hợp chấm 1 số bài ). Bài 3 :Củng cố so sánh số thập phân và sắp thứ tự từ bé đến lớn . -HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở. Đại diện 1 nhóm ghi kết quả lên bảng. Tổ chức nhận xét, củng cố cách so sánh. -1,2 HS nhắc lại cách so sánh. Đáp án :41,538 < 41,835 <42,358 < 42,538 Bài 4: Củng cố tính bằng cách thuận tiện nhất (HS biết rút gọn nhanh, vận dụng tính chất của phân số). Tiến hành tương tự bài 2 . - HS TB, yếu làm bài 4a, HS khá giỏi làm cả bài 4a bà b. VD: = = 54 HĐ nối tiếp (3phút ) Củng cố cách so sánh số thập phân . Rút gọn nhanh . - GV vấn đáp- Vài HS nêu . - GV nhận xét giờ học . Dặn HS chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu : luyện tập về từ nhiều nghĩa I- mục tiêu : Giúp HS: 1. Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm trong số các từ ở BT1 2. Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT2) 3. Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa (BT3) II- Đồ dùng dạy - học III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1 ( 5’ ): KTBC: Củng cố vốn từ miêu tả sông nước tùân trước . -1 HS làm lại BT 4 của tiết LTVC trước. Lớp tổ chức nhận xét, ghi điểm . Hoạt động 2 (1phút ) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. (30 phút ) Bài tập 1: Luyện tập phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa . -1 HS đọc YC BT . Lớp xác định yêu cầu bài tập - HS thảo luận nhóm 2 - Đại diện nhóm trình bài – nhóm khác NX – GV chốt lời giải đúng : a) Từ chín ở câu 1 với từ chín ở câu 3 là từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ chín (số tiếp theo số 8) ở câu 2 b) Từ đường ở câu 2 với từ đường ở câu 3 là từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ đường (chất kết tinh vị ngọt) ở câu 1. c)Từ vạt ở câu 1 với từ vạt câu 3 là từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ vạt (đẽo xiên) ở câu 2. (yêu cầu HS phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ) Bài tập 2: Luyện tìm hiểu nghĩa của từ, phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển HS đọc YC BT. HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trình bày – nhóm khác NX, bổ sung – GV chốt lời giải đúng : Câu a) Từ xuân thứ nhất chỉ mùa đầu tiên trong 4 mùa. Từ xuân thứ 2 có nghĩa là tươi đẹp. Câu b) từ xuân ở đây có nghĩa là tuổi - GV củng cố :Từ xuân nào trong 2 câu trên là nghĩa gốc ? từ xuân nào là nghĩa chuyển ?( xuân câu a:nghĩa gốc; xuân câu b,câu c:nghĩa chuyển) Bài tập 3:Rèn kỹ năng đặt câu để phân biệt một số từ nhiều nghĩa là tính từ. HS đọc YC BT. - HS hoạt động cá nhân. GV hướng dẫn HS tự làm câu a), câu b, c HS tự làm . 3 HS trình bày lên bảng. GV kết hợp chấm 1 số bài – Tổ chức HS nhận xét – GV chốt câu đúng Hoạt động nối tiếp :. ( 4 phút ) : Củng cố phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. - GV vấn đáp, 2 HS nêu . - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ những kiến thức đã học và viết thêm vào vở những câu văn đã đặt ở BT3. Chính tả (tuần 8) Nghe viết : kì diệu rừng xanhI I- Mục tiêu: Giúp HS: 1. Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi 2. Tìm được tiếng chứa yê, ya trong BT2, tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống. II- Đồ dùng dạy - học III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động 1( 5 phút ) : KTBC: Kiểm tra viết đúng tiếngchứa iê, ia -GV đọc cho HS viết các tiếng chứa iê, ia:viếng, hiền , mía, thìa... - 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp. Tổ chức nhận xét, ghi điểm. Hoạt động (1phút) Giới thiệu bài: GV nêu MT của tiết học . Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết ( 20 phút ) MT: HS viết đúng các t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an tuan 8.doc