Khoa học (Lớp 4)
ÂM THANH
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết âm thanh do vật rung động phát ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC:
- Lon sữa, hòn sỏi, kéo, trống
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành ?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
+ Tìm hiểu các âm thanh xung quanh.
+ Nêu những âm thanh mà em nghe được và phân loại chúng theo các nhóm.
- Tiếng nói, tiếng hát, tiếng khóc của trẻ em, tiếng cười, tiếng động cơ, tiếng đánh trống
- Ở lúc sáng sớm: gà, chim, tiếng xe, loa phát thanh
13 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ hai ngày 26 tháng 1 năm 2015
Địa lí (Lớp 4)
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ - me, chăm, Hoa.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
- Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ.
+ Trang phục phổ biến ở người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
* HS khá, giỏi:
- Biết được sự thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ: nhiều sông, kênh rạch, nhà ở dọc sông; xuồng ghe là phương tiện đi lại phổ biến.
- HS luôn yêu cảnh vật của quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
- Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ.
- Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
- Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ?
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- Nhà ở của người dân.
Bước 1
- GV treo bản đồ phân bố dân cư Việt Nam
+ Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
- Dân tộc kinh ,chăm , hoa, khơ me sinh sống .
+ Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao?
- (HS khá giỏi). Làm nhà dọc theo sông ngòi kênh rạch, nhà ở đơn sơ.
- Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì?
- (HS khá giỏi). Là xuồng ghe
Bước 2 :
- GV nhận xét chốt ý đúng.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Trang phục và lễ hội.
Bước 1. GV yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh ảnh thảo luận dựa theo gợi ý sau:
+ Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt?
- Áo bà ba và chiếc khăn rằn.
+ Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
- Để cầu được mùa và những và những điều may mắn trong cuộc sống .
+ Trong lễ hội, người dân thường có những hoạt động nào?
- Vui chơi và nhảy múa.
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Nam Bộ?
- Lễ hội Bà Chúa Xứ ở An Giang, hội Xuân núi Bà (Tây Ninh)
Bước 2: Các nhóm làm bài tập trình bày kết quả
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ.
* Đọc phần ghi nhớ SGK
3. Củng cố, dặn dò.
- Trình bày một số nét về cuộc sống, nhà của, sinh hoạt của người dân đồng bằng Nam Bộ?
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
*********************************************
Địa lí (Lớp 5)
CÁC NƯỚC LÀNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU.
- Dựa vào lược đồ ( bản đồ), nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô 3 nước này.
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền KT Cam-pu-chia và Lào :
+ Lào không giáp biển, địa hình phần lớn núi và cao nguyên; Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng có dạng lòng chảo.
+ Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt hải sản; Lào sx gỗ và lúa gạo, quế, cánh kiến.
- Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền KT đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
- HS biết, trân trọng mối quan hệ của các nước bạn đối với Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bản đồ tự nhiên Châu Á.
- Bản đồ các nước Châu Á.
- Tranh ảnh về dân cư, hoạt động kinh tế của các nước Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ.
- Trình bày một số đặc điểm của Châu Á?
- HS trình bày, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài Học
* Cam-pu-chia
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- HS quan sát hình theo sự chỉ dẫn của GV.
- HS nhận xét Campuchia thuộc khu vực nào của châu Á? Giáp những nước nào ?
- Ngành sản xuất chính của Cam-pu-chia?
- Cam-pu-chia thuộc khu vực Đông Nam Á; giáp Việt Nam, Lào, Thái Lan và vịnh Thái Lan; địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng trũng; các ngành sản xuất chính là trồng lúa gạo, cao su, hồ tiêu, làm đường thốt nốt, đánh bắt cá
- GV kết luận; Cam-pu-chia ở Đông Nam Á giáp Việt Nam, đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản.
* Lào
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Hs làm việc theo gợi ý như trên.
- HS quan sát ảnh trong SGK và nhận xét các công trình kiến trúc, phong cảnh của Cam-pu-chia, Lào.
Kết luận: Có sự khác nhau về vị trí địa lí, địa hình; cả hai nước này đều là nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp.
2. Trung Quốc
* Làm việc cả lớp
- HS làm việc với H5 bài 18 và gợi ý trong SGK.
+ Trung Quốc nằm ở phía nào của nước ta ? Thủ đô ?
+ Nhận xét số dân, kinh tế TQ ?
Kết luận: Trung Quốc có diện tích lớn, có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với 1 số mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
Thứ ba ngày 27 tháng 1 năm 2015
Kĩ thuật (Lớp 4)
ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA.
I. MỤC TIÊU:
- Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây râu, hoa.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh phóng to trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC :
I. Bài cũ:
- Kể những vật liệu chủ yếu được dùng khi gieo trồng rau, hoa?
- Kể những dụng cụ để gieo trồng và chăm sóc rau, hoa ?
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
+ Các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây rau, hoa.
+ Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào ?
- HS quan sát tranh kết hợp với quan sát hình 2 SGK ?
- GV chốt ý: Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây gồm nhiệt độ, nước, ánh sáng,
chất dinh dưỡng, đất, không khí.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, hoa.
a. Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ không khí không có nguồn gốc từ đâu? ( Từ Mặt Trời)
+ Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau? Ví dụ?
- Không giống nhau. Ví dụ
+ Nêu 1 số loại rau, hoa trồng ở các mùa khác nhau.
- Mùa đông trồng bắp cải, su hào...
- Mùa hè trồng rau muống, rau dền, mướp...
- GV nhận xét và chốt: Mỗi loại cây rau, hoa đều phát triển tốt ở nhiệt độ thích hợp phải chọn thời điểm thích hợp trong năm để gieo trồng.
b. Nước:
+ Cây rau, hao lấy nước ở đâu? ( Từ đất, nước mưa, không khí...)
+ Nước có tác dụng như thế nào đối với cây, Cây có hiện tượng gì khi thiếu hoặc thừa nước?
- Hòa tan chất dinh dưỡng trong đất, rễ cây hút dễ dàng, tham gia vận chuyển các chất và điều hòa nhiệt độ trong cây.
- Thiếu nước cây héo. Thừa nước cây bị úng.
c. Ánh sáng:
+ Cây nhận ánh sáng từ đâu? ( HS quan sát tranh. Từ Mặt trời.)
+ Ánh sáng có tác dụng như thế nào đối với cây rau, hoa?
- Giúp cho cây quang hợp, tạo thức ăn nuôi cây.
+ Cho HS quan sát cây trong bóng râm em thấy hiện tượng gì? (Thân yếu ớt, lá xanh nhạt.
+ Muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm như thế nào?
- Trồng rau, hoa ở nhiều ánh sáng và trồng đúng khoảng cách.
d. Chất dinh dưỡng:
- Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây là đạm, lân, kali, canxi...
=> Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây là phân bón. Rễ cây hút chất dinh dưỡng từ đất.
- HS quan sát cây thiếu chất dinh dưỡng sẽ chậm lớn, còi cọc. Cây thừa chất dinh
dưỡng mọc nhiều lá, chậm ra hoa, quả, năng suất thấp.
- GV chốt: Trồng cây thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng bằng cách bón phân. Tùy loại cây mà dùng phân bón phù hợp.
e. Không khí:
+ Nêu nguồn cung cấp không khí cho cây ?
- HS quan sát tranh.
- Lấy không khí từ bầu không khí quyển và không khí có trong đất.
- Làm thế nào có đủ không khí cho cây ? (Trồng cây ở nơi thoáng, xới đất cho tơi xốp.)
- GV chốt: Cây cần không khí để hô hấp và quang hợp. Thiếu không khí cây phát triển chậm, năng suất thấp.
- Con người sử dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác để đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh phù hợp với mỗi loại cây.
3. Củng cố, dặn dò.
- Điều kiện nào để giúp cây và hoa phát triển tốt.
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Làm đất, lên luống để gieo trồng rau, hoa.
**********************************************
Lịch sử (Lớp 4)
NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
- Biết nhà Hậu lê đã tổ chức quản lí đất nước tương đối chặt chẽ: soạn Bộ luật Hồng Đức (nắm những nội dung cơ bản), vẽ bản đồ đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh ảnh SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch ?
- Nêu ý nghĩa của trận Chi lăng .
- GV nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài
b. Bài học.
Hoạt động 1 : Hoạt động cả lớp:
- GV giới thiệu một số nét khái quát về nhà Lê:
- Tháng 4 - 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt. Nhà Lê trải qua một số đời vua. Nước đại Việt ở thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497).
- HS lắng nghe và suy nghĩ về tình hình tổ chức xã hội của nhà Hậu Lê có những nét gì đáng chú ý.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm:
- GV phát PHT cho HS .
- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau :
+ Nhà Hậu Lê ra đời trong thời gian nào ? Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì ? Đóng đô ở đâu ?
+ Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê ?
+ Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào ?
- Việc quản lý đất nước thời Hậu lê như thế nào chúng ta tìm hiểu qua sơ đồ. (GV treo sơ đồ lên bảng)
- HS các nhóm thảo luận theo câu hỏi GV đưa ra.
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân:
- GV giới thiệu vai trò của Bộ luật Hồng Đức rồi nhấn mạnh: Đây là công cụ để quản lí đất nước.
- GV thông báo một số điểm về nội dung của Bộ luật Hồng Đức (như trong SGK). HS trả lời các câu hỏi và đi đến thống nhất nhận định:
+ Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai? (vua, nhà giàu, làng xã, phụ nữ ).
+ Luật hồng Đức có điểm nào tiến bộ ?
- GV cho HS nhận định và trả lời.
- GV nhận xét và kết luận.
3. Củng cố, dặn dò.
- Cho HS đọc bài trong SGK .
- Những sự kiện nào trong bài thể hiện quyền tối cao của nhà vua ?
- Nêu những nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức ?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
Thứ tư ngày 28 tháng 1 năm 2015
Kĩ thuật (Lớp 5)
VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. Biết liên hệ thực tế để nêu một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh minh họa theo nội dung SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ.
- Làm gì để nuôi dưỡng gà cho tốt? HS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân.
- Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Yêu cầu hs đọc nội dung mục 1.
- Hs kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Gv nhận xét.
+ Thế nào là vệ sinh phòng bệnh và tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà ?
- Gv tóm tắt những ý trả lời của hs.
- Gv đặt câu hỏi gợi ý để hs nêu mục đích, tác dụng của vệ sinh phòng bệnh nuôi gà.
- Gv tóm tắt nội dung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
a. Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống.
- Hướng dẫn hs đọc nội dung mục 2a SGK.
- Hs kể tên các dụng cụ cho gà ăn, uống và nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn, uống của gà.
b. Vệ sinh chuồng nuôi.
- Gv nêu tác dụng của chuồng nuôi gà.
- Yêu cầu hs nêu tác dụng của việc vệ sinh chuồng nuôi.
- Gv nhận xét.
c. Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà
- Hs đọc nội dung mục 2 nêu tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà.
3. Củng cố, dặn dò:
- Làm gì để phòng bệnh cho gà được tốt?
- Nhận xét, tinh thần của hs.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Lắp xe cần cẩu.
Tự nhiên và xã hội. (Lớp 3)
THÂN CÂY
I. MỤC TIÊU.
Sau bài học, học sinh biết:
- Nhận dạng và kể tên 1 số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ , thân thảo của thực vật trong tự nhiên
- Phân loại 1 số cây theo cách mọc tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình trong sách trang 78,79. Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ:
- Nêu đặc điểm giống và khác nhau của cây cối?
- HS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động1: Làm việc với SGK theo nhóm .
Nhận dạng và kể tên được1 số cây có thân mọc đứng, thân leo,thân bò, thân gỗ, thân thảo.
Bước 1: Làm việc với SGK theo cặp.
- Giao việc: QS hình trang 78, 79SGK và điền vào bảng SGV :
- Các nhóm thực hành theo yêu cầu của GV.
Bước 2: làm việc cả lớp.
- Các nhóm báo cáo kết quả
- Nhận xét, bổ xung.
+ Em có nhận xét gì về các cây trên?
- Các cây thường có thân mọc đứng, 1 số cây có thân leo, thân bò.
- Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.
Kết luận: Các cây thường có thân mọc đứng,1 số cây có thân leo, thân bò.
- Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.
- Cây su hào có thân phình to thành củ.
Hoạt động 2: Trò chơi. Phân loại 1 số cây theo cách mọc của thân ( gỗ, thảo).
Bước1:Tổ chức và hướng dẫn cách chơi.
- Chia 2 nhóm.
- Gắn 2 bảng câm lên bảng.
- Phát phiếu rời.
- Phổ biến cách chơi.
Bước 2: HS thực hành theo yêu cầu của GV
- HS chơi trò chơi.
Bước 3: đánh giá, nhận xét
3. Củng cố, dặn dò.
- Kể tên một số cây mọc đứng,thân leo,thân bò, thân gỗ, thân thảo?
- Nêu ích lợi của cây cối?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 29 tháng 1 năm 2015
Khoa học (Lớp 4)
ÂM THANH
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết âm thanh do vật rung động phát ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC:
- Lon sữa, hòn sỏi, kéo, trống
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành ?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
+ Tìm hiểu các âm thanh xung quanh.
+ Nêu những âm thanh mà em nghe được và phân loại chúng theo các nhóm.
- Tiếng nói, tiếng hát, tiếng khóc của trẻ em, tiếng cười, tiếng động cơ, tiếng đánh trống
- Ở lúc sáng sớm: gà, chim, tiếng xe, loa phát thanh
- Giáo viên chốt ý, kết luận
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4
- Cách làm vật phát ra âm thanh.
+ Hãy tìm cách để các vật dụng đã chuẩn bịphát ra âm thanh?
+ Theo em tại sao các vật lại phát ra âm thanh?
- Trao đổi, nhóm nêu cách, thực hiện.
- Trình bày và đánh giá
Khi con người tác động vào chúng, khi chúng va chạm với nhau thì chúng phát ra âm thanh.
Hoạt động 3: HS hoạt động nhóm.
- Biết được vật phát ra âm thanh
- Làm thí nghiệm 1,2
- Lớp nhận xét
+ GV kết luận
3. Củng cố, dặn dò.
- Âm thanh có từ đâu ?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
**************************************************
Tự nhiên & xã hội: (Lớp 3)
THÂN CÂY (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật.
- Kể được ích lợi của một số thân cây đối với đời sống con người.
- Biết cách tìm kiếm xử lí thông tin: quan sát so sánh đặc điểm một số loại thân cây.
- Kĩ năng tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
- GD các em biết bảo vệ cây xanh trong cuộc sống hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thân cây, lá cây...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Kể tên một số cây có thân thẳng? một số cây có thân leo?
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
- HS quan sát hình 1,2,3 trang 80 SGK.
+ Việc làm nào chứng tỏ thân cây có chứa nhựa?
+ Để biết tác dụng của nhựa và thân cây các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì?
- HS nêu kết quả.
- Ngọn cây bị ngắt không nhận đủ nhựa cây -> bị héo. Chứng tỏ nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Kể ra được ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của người và động vật.
- Quan sát các hình 4 đến hình 8.
+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người và động vật.
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng thuyền, làm bàn ghế...
+ Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn.
- Đại diện từng nhóm nêu tên cây, chỉ định 1 nhóm nói ích lợi của thân cây.
3 . Củng cố, dặn dò:
- Thân cây có tác dụng gì đối với đời sống con người?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
*****************************************************
Khoa học (Lớp 5)
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I. MỤC TIÊU.
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất : chiếu sáng, phơi khô, sưởi ấm, phát điện,...
- Tiết kiệm nguồn năng lượng, nâng cao ý thức BVMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh ảnh về các phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ.
- Vật bị biến đổi như thế nào ? Nhờ đâu vật có biến đổi đó ?
- HS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV cho HS làm việc theo nhóm, Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình.
+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở những dạng nào? (ánh sáng và nhiệt)
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống.
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu.
- GV cung cấp thêm: Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc của các nguồn năng lượng này là Mặt trời. Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Các nhóm nhận xét, so sánh.
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình
- Quan sát các hình trong SGK trang 84, 85 và thảo luận
+ Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày (chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối...).
+ Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời.
+ Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và địa phương.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác bổ sung.
GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nguồn năng lượng mặt trời có lợi ích gì đối với con người?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị đọc trước bài sau: Sử dụng năng lượng chất đốt.
Thứ sáu ngày 30 tháng 1 năm 2015
Khoa học (Lớp 4)
SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH
I. MỤC TIÊU.
- Nêu được vd hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.
- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí, dùng để bảo hiệu ( còi tàu, xe, trống trường )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Lon sữa bò, 2 miếng ni lông, đồng hồ để bàn, chậu nước, trống nhỏ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bìa cũ:
- Vì sao có thể nghe được âm thanh?
- HS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: HS làm việc theo nhóm.
- Biết được sự lan truyền âm thanh trong không khí.
+ Tại sao khi gõ trống hai tai nghe được tiếng trống?
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 84/SGK ?
- Cho hs làm thí nghiệm như sgk và nêu kết quả
- Giáo viên chốt ý, kết luận
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- Biết được âm thanh lan truyền qua chất lỏng, chất rắn.
- GV làm thí nghiệm như sgk và mời 3 hs áp tai vào thành chậu,tai kia bịt lạivà xem các em nghe thấy gì?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc lại mục ‘’ Bạn cần biết’’ .
Hoạt động 3: HS làm việc cá nhân.
- Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn.
- Làm thí nghiệm như sgv.
HS rút ra kết luận: Khi truyền ra xa thì âm thanh yếu đi vì rung động truyền ra xa bị yếu đi.
- HS lấy ví dụ
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò.
- Âm thanh lan truyền ở đâu?
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài học sau.
**************************************************
Lịch sử (Lớp 5)
NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I. MỤC TIÊU:
- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 :
+ Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng CNXH.
+ Mĩ, Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam. Nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ - Diệm: thực hiện chính sách "tố cộng", "diệt cộng", thẳng tay giết hại những chiến sĩ CM và những người dân vô tội.
- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Tranh ảnh tư liệu vầ cảnh Mĩ - Diệm tàn sát đồng bào miền Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV nêu nhiệm vụ bài học.
+ Vì sao đất nước ta bị chia cắt ?
+ Một số dẫn chứng về việc Mĩ Diện tàn sát đồng bào ta.
+ Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt ?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- GV nêu câu hỏi – HS thảo luận nhóm.
+ Tình hình nước ta sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
+ Nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ?
- HS trình bày, nhận xét.
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- GV hướng dẫn HS
+ Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ - Diệm được thể hiện qua những hành động nào ?
Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm .
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo gợi ý :
+ Vì sao nhân dân ta chỉ còn con đường duy nhất là đứng lên cầm súng đánh giặc?
+ Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân dân ta sẽ ra sao ?
+ Cầm súng đứng lên đánh giặc thì điều gì sẽ xảy ra ?
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Kết luận.
3. Củng cố, dặn dò.
- Vì sao Việt Nam bị chia cắt hai miền sau năm 1954?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Bến Tre đồng khởi.
************************************************
Khoa học (Lớp 5)
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
I. MỤC TIÊU.
- Kể tên một số loại chất đốt.
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất : sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy,...
- Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng chất đốt.
- Thực hiện tiết kiện năng lượng chất đốt.
GDKNS: Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt. tiết kiệm chất đốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt
- Hình và thông tin trang 86, 87, 88 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘN DẠY HỌC.
1. Bài cũ.
- Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở những dạng nào?
- Nêu vai trò năng lượng mặt trời với sự sống ?
- HS trả lời, nhận xét đánh giá.
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt.
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
+ Kể tên một số chất đốt thường dùng. Trong đó, chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể lỏng, chất đốt nào ở thể khí ?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình
1. Sử dụng các chất đốt rắn.
+ Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi (củi, tre, rơm, rạ ...)
+ Than đá được sử dụng trong những việc gì ?
+ Ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu ?
- Ngoài than đá em còn biết tên loại than nào khác (than bùn, than củi...)
2. Sử dụng các chất đốt lỏng.
+ Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết, chúng thường được dùng để làm gì?
+ Ở nước ta dầu mỏ được khai thác ở đâu ? (Vũng Tàu)
+ Đọc các thông tin, quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong hoạt động thực hành.
3. Sử dụng các chất đốt khí.
- Có những loại khí đốt nào
- Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả
- Nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
3. Củng cố, dặn dò:
- Năng lượng chất đốt có tác dụng gì đối với đời sống con người?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài học sau.
.
..
.
..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 21.docx