Khoa học (Lớp 4)
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (tt)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, H có thể:
- Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.
- Nhận biết được vật ở gần nóng hơn thì thu nhiệt nóng lên: vật ở gần lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị chung: phích nước sôi.
- Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu , 1 cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh, nhiệt kế.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ.
- Để đo nhiệt độ của vật ta làm thế nào ?
- Nêu một số ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp ?
- HS trả lời, nhận xét.
2/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học:
Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự truyền nhiệt:
- GV chia lớp thành 8 nhóm và yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm trang 102 SGK.
- Các nhóm thực hiện làm thí nghiệm.
12 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2015
Địa lí (Lớp 4)
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Chỉ hoặc điền được vị trí của đống bằng Bắc Bộ , đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Hậu, sông Thái Bình, sông tiền trên bản đồ Việt Nam.
- Hệ thống một số dặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
- Chỉ trên bản đồ vị trí của thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thánh phố này.
* HS khá giỏi:
- Nêu được sự khác nhau về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về khí hậu, đất đai
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ.
- Nêu những dẫn chứng cho thấy TP Cần Thơ là trung tâm kinh tế, VH và khoa học quan trọng của đồng bắng sông Cửa Long
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV phát cho HS bản đồ.
- GV treo bản đồ Việt Nam & yêu cầu HS làm theo câu hỏi 1.
- HS điền các địa danh theo câu hỏi 1 vào bản đồ
- HS trình bày trước lớp & điền các địa danh vào lược đồ khung treo tường.
- GV nhận xét
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: GV yêu cầu các nhóm thảo luận & hồn thành bảng so sánh về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ & đồng bằng Nam Bộ
Bước 2: HS các nhóm trao đổi kết quả trước lớp
- GV yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu để kiểm tra.
- GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng & giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng hệ thống.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- HS làm câu hỏi 3 SGK.
+ Đồng bằng Bắc Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất nước ta ?
+ Đồng bằng Bắc Bộlà nơi sản xyất nhiều thủy sản nhất cả nươc ?
- Thành phố Hà Nội và số dân đông nhất nước.
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước
- GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài học sau.
Địa lí (Lớp 5)
CHÂU PHI (TT)
I. MỤC TIÊU
- Học xong bài này, HS:
- Biết đa số dân cư châu Phi là người da đen.
- Nêu được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi, một số nét tiêu biểu về Ai Cập.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ Kinh tế châu Phi.
- Một số tranh ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân châu Phi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
3. Dân cư châu Phi
Hoạt động 1 Làm việc cả lớp.
- HS trả lời câu hỏi ở mục 3 trong SGK.
4. Hoạt động kinh tế
Hoạt động 2. Làm việc cả lớp.
GV hỏi:
- Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học?
- Kinh tế chậm phát triển, chỉ tập trung vào trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- Đời sống người dân châu Phi còn có những khó khăn gì? Vì sao?
- Khó khăn: thiếu ăn, thiếu mặc, nhiều bệnh dịch nguy hiểm (bệnh AIDS, các bệnh truyền nhiễm, ...) Nguyên nhân: kinh tế chậm phát triển, ít chú ý việc trồng cây lương thực.
- Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế hơn cả ở châu Phi.
5. Ai Cập
*Hoạt động 3. Làm việc theo nhóm nhỏ.
Bước 1: HS trả lời câu hỏi ở mục 5 SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên Bản đồ Tự nhiên châu Phi treo tường dòng sông Nin, vị trí địa lý, giới hạn của Ai Cập.
Kết luận:
- Ai Cập nằm ở Bắc Phi, cầu nối giữa 3 châu lục Á, Âu, Phi.
- Thiên nhiên: có sông Nin (dài nhất thế giới) chảy qua, là nguồn cung cấp nước quan trọng, có đồng bằng châu thổ màu mỡ.
- Kinh tế - xã hội: từ cổ xưa đã có nền văn minh sông Nin, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ; là một trong những nước có nền kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi, nổi tiếng về du lịch, sản xuất bông và khai thác khoáng sản.
3. Củng cố, dặn dò.
- Trình bày một số nét về dân số và kinh tế của châu Phi?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
Thứ ba ngày 10 tháng 3 năm 2015
Kĩ thuật (Lớp 4 )
CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ
CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT
I. MỤC TIÊU:
- Biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mộ hình kĩ thuật.
- Sử dụng được cờ - lê, tua vít để lấp vít, tháo vít.
- Biết lắp ghép một số chi tiết với nhau
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ lắp gép mô hình kĩ thuật .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS gọi tên , nhận dạng các chi tiết và dụng cụ .
- Chọn một số chi tiết và đặt câu hỏi để HS nhận dạng , gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết đó.
- Gọi tên, nhận dạng, đếm số lượng của từng chi tiết, dụng cụ trong bảng.
+ Hiểu được tại sao phải làm như vậy .
+ Biết cách làm như thế nào để đảm bảo đúng kĩ thuật .
- Các nhóm tự kiểm tra tên gọi , nhận dạng từng loại chi tiết , dụng cụ theo hình 1 SGK
- Giơí thiệu và hướng dẫn cách sắp xếp các chi tiết trong hộp.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS cách sử dụng cờ - lê, tua - vít.
- Hướng dẫn thao tác lắp vít: Khi lắp các chi tiết , dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái vặn ốc vào vít. Sau khi ren của ốc khớp với ren của vít, ta dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua vít đặt vào rãnh của vít và quay cần tua vít theo chiều kim đồng hồ. Vặn chặt vít cho đến khi ốc giữ chặt các chi tiết cần lắp ghép với nhau.
- Hướng dẫn thao tác tháo vít: Tay trái dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít, vặn cần tua - vít ngược chiều kim đồng hồ.
- 2, 3 em lên thao tác lắp vít .
- Cả lớp tập lắp vít .
- Tiếp tục thao tác một trong bốn mối ghép của hình 4 .
- Thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét về thái độ học tập, mức độ hiểu bài của HS .
- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ .
***************************************
Lịch sử (Lớp 4)
CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
I. MỤC TIÊU:
- Biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong:
+ Từ thế kỉ XVI các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong.
- Những đồn người khẩn hoangđã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
+ Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang hố, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.
- Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ Việt Nam Thế kỉ XVI- XVII .
- PHT của HS .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ bài 21.
- Cuộc xung đột giữa các phe phái đã gây ra những hậu quả gì ?
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Giảng bài :
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
- GV treo bản đồ VN thế kỉ XVI-XVII lên bảng và giới thiệu .
- GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định trên bản đồ địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam bộ ngày nay .
- GV yêu cầu HS chỉ vùng đất Đàng Trong tính đến thế kỉ XVII và vùng đất Đàng
Trong từ thế kỉ XVIII.
- HS lên bảng chỉ:
+ Vùng thứ nhất từ sông Gianh đến Quảng Nam.
+ Vùng tiếp theo từ Quảng Nam đến hết Nam Bộ ngày nay.
- HS các nhóm thảo luận và trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm:
- GV phát PHT cho HS.
- GV yêu cầu HS dựa vào PHT và bản đồ VN thảo luận nhóm: Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến ĐB sông cửu Long .
- HS thực hiện thảo luận trình bày.
- GV kết luận ( như SGV/47)
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân:
- GV đặt câu hỏi :Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía Nam đã đem lại kết quả gì ?
- GV cho HS trao đổi để dẫn đến kết luận: Kết quả là xây dựng cuộc sống hòa hợp ,xây dựng nền văn hóa chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hóa riêng của mỗi tộc người .
3. Củng cố, dặn dò.
- Gọi HS đọc bài học ở trong khung .
- Nêu những chính sách đúng đắn tiến bộ của triều Nguyễn trong việc khẩn hoang ở Đ Trong ?
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: “Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII”.
- Nhận xét tiết học .
Thứ tư ngày 11 tháng 3 năm 2015
Kĩ thuật (Lớp 5)
LẮP XE BEN (tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu.
- Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
- Rèn tính cẩn thạn cho học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 3:
a. Chọn chi tiết
- Hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra Hs chọn các chi tiết.
b. Lắp từng bộ phận
- Hs đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe ben.
- Yêu cầu hs quan sát kĩ các hình.
- Gv nhắc hs cần lưu ý khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ cần chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh.
- Khi lắp chú ý thứ tự lắp các chi tiết.
c. Lắp ráp xe ben.
- Hs lắp ráp xe ben.
- Chú ý bước lắp ca bin.
- Sau khi lắp xong cần chú ý đến sự nâng lên, hạ xuống của xe.
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
- Hs trưng bày sản phẩm.
- Gv cùng Hs đánh giá sản phẩm.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tinh thần, thái độ học tập của hs.
***********************************************
Tự nhiên & xã hội: (Lớp 3)
TÔM, CUA.
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người.
- Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật.
- HS khá, giỏi biết tôm, cua là những động vật không xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
- HS nhận ra sự đa dạng, phong phú của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sưu tầm ảnh tôm, cua mang đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Gv gọi 2 em lên đọc bài và trả lời câu hỏi
+ Kể tên một số côn trùng có ích, một số côn trùng có hại đối với con người?
+ Nêu một số cách diệt trừ những côn trùng có hại?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a. giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Quan sát hình các con tôm và cua trang 98, 99 và thảo luận nhóm 4.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau
+ Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng.
+ Bên ngoài cơ thể của tôm, cua có gì bảo vệ?
+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?
+ Hãy đếm xem chúng có bao nhiêu chân?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm bổ sung.
- HS rút ra đặc điểm chung của tôm, cua.
GV kết luận: Chúng không có xương sống, cơ thể được bao phủ 1 lớp vỏ cứng, có những chân và chân phân thành các đốt.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
+ Tôm, cua sống ở đâu? Người ta nuôi tôm, cua để làm gì?
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt, chế biến tôm, cua.
+ Tôm, cua là thức ăn chứa nhiều chất đạm.
- HS thực hiện trả lời, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ích lợi của tôm cua đối với đời sống của con người.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn thành cho xong các bài tập, xem trước bài học hôm sau.
Thứ năm ngày 12 tháng 3 năm 2015
Khoa học (Lớp 4)
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (tt)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, H có thể:
- Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.
- Nhận biết được vật ở gần nóng hơn thì thu nhiệt nóng lên: vật ở gần lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị chung: phích nước sôi.
- Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu , 1 cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh, nhiệt kế.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ.
- Để đo nhiệt độ của vật ta làm thế nào ?
- Nêu một số ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp ?
- HS trả lời, nhận xét.
2/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học:
Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự truyền nhiệt:
- GV chia lớp thành 8 nhóm và yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm trang 102 SGK.
- Các nhóm thực hiện làm thí nghiệm.
- Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
- Lớp và GV nhận xét, bổ sung:
* Sau 1 thời gian đủ lâu, nhiệt độ của cốc nước và của chậu sẽ bằng nhau.
+ Tìm ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, và cho biết sự nóng lên và lạnh đi đó có ích hay không ? Vật nào nhận nhiệt ? Vật nào toả nhiệt ?
+ Vật nóng lên khi nào? Lạnh đi khi nào ?
( Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn
thì toả nhiệt sẽ lạnh đi.)
Hoạt động 2.* Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên:
- H tiếp tục làm thí nghiệm trang 103 SGK theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- H quan sát nhiệt kế (theo nhóm). GV hướng dẫn H: quan sát cột chất lỏng trong ống; nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm để thấy cột chất lỏng dâng lên.
- H trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Bạn hãy giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế lại thay đổi khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ khác nhau ?
3. Củng cố, dặn dò:
+ Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm ?
- 2 H đọc mục Bạn cần biết.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn H vận dụng kiến thức bài học vào cuộc sống.
*******************************************
Tự nhiên vã xã hội (Lớp 3)
CÁ
I. MỤC TIÊU:
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
- Nêu ích lợi của cá.
- Biết bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Các hình trang 100,101 ( SGK ) và tranh ảnh các con cá sưu tầm được.
- Tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến cá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Gọi hs trả lời câu hỏi:
- Tôm và cua có đặc điểm gì giống và khác nhau?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV y/c hs quan sát hình các con cá trong SGK trang 100, 101. Và tranh ảnh các con cá sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận các câu hỏi gợi ý sau:
+ Chỉ và nói đúng tên các con cá trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng.
+ Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
- Gv theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.
+ Cá sống ở đâu? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Y/c đại diện các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về 1 con. Các nhóm các nhận xét bổ sung.
- Hs rút ra đặc điểm chung của cá.
- Sau khi các nhóm phát biểu y/c hs rút ra đặc điểm chung của cá.
* KL: Cá là động vật có xương chúng thường có vẩy bao phủ.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- GV đặt vấn đề cho cả lớp TL:
+ Kể tên 1 số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết
- Cá ở nước ngọt: chép, mè, trắm, rô phi cá trê, cá trôi, cá quả
- Cá ở nước mặn: cá chuồn, cá đuối, cá gúng, cá lục, cá thu, cá heo, cá voi, cá mập
- Cá dùng để làm thức ăn, làm mắm.
+ Nêu ích lợi của cá?
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết.
- Cá dùng để làm thức ăn, làm mắm.
- Người ta nuôi cá ở sông, hồ, ao, biển với kĩ thuật tiên tiến. Nước ta có rất nhiều cơ sở đánh bắt và chế biến thủy sản như:...
GVKL: Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận lợi để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã phát triển cá đã trở thành 1 mặt hàng xuất khẩu ở nước ta.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cá có những đặc điểm gì chung và khác nhau?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những hs có ý thức tích cực.
- Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau:
********************************************
Khoa học (Lớp 5)
CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết:
- Chỉ đâu là nhị, nhuỵ. Nói tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ
- Phân biệt hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa có nhị hoặc nhuy.
- Biết bảo vệ các loài thực vật có ích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Hình trang 104, 105 SGK
- Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài củ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Quan sát.
- Mục tiêu: HS phân biệt được nhị và nhuỵ; hoa đực hoa cái
- Cách tiến hành: HS làm việc theo cặp: Chỉ nhị nhuỵ của hoa ở hình 3,4 SGK trang 104
- Chỉ hoa đực, hoa cái ở hình 5a 5b SKG trang 104
- HS trình bày - nhận xét - kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành với vật thật
- Mục tiêu: HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
- Cách tiến hành: Học sinh thảo luận nhóm.
- Quan sát các loại hoa đã sưu tầm (tranh ảnh, hoa thật) và hoàn thành bảng
Hoa có cả nhuỵ và nhị
Hoa chỉ có nhị(hoa đực)
hoặc chỉ có nhuỵ (hoa cái)
- Hs trình bày - nhóm khác nhận xét - bổ sung - rút kết kuận
Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ
Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng
Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ.
Hoạt động 3: Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ
Mục tiêu: HS nêu tên chính của nhị và nhuỵ
Cách tiến hành: - HS làm việc cá nhân
- Quan sát sơ đồ: SGK /105 chỉ và nêu tên từng bộ phận của hoa
- HS lên chỉ sơ đồ lớn - cả lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hoa có các bộ phận nào?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
Thứ sáu ngày 13 tháng 3 năm 2014
Khoa học: (Lớp 4)
VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, H có thể:
- Biết kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt và những vật dẫn nhiệt kém.
+ các kim loại đồng, nhôm đẫn nhiệt tốt
+ Không khí các vật xốp như bông, len dẫn nhiệt kém
- Biết cách lý giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lý trong những trường hợp đơn giản, gần gũi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phích nước nóng, xong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay ...cốc, thìa, giấy báo, len, sợi, nhiệt kế.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Em hãy nêu một vài ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, về sự truyền nhiệt ?
- Nước co lại khi nào? giãn ra khi nào ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học:
1. Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém:
- H làm thí nghiệm như SGK theo nhóm và trả lời các câu hỏi:
+ Một lúc sau bạn thấy cán thìa nào nóng hơn ? Điều này cho thấy vật nào dẫn nhiệt tốt hơn, vật nào dẫn nhiệt kém hơn ?
+ Xong và quai xong thường làm bằng cách dẫn nhiệt tốt hay kém ? Vì sao ?
+ Tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh ?
+ Tại sao khi chạm vào ghế gỗ, ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt
- Đại diện nhóm trả lời, GV và lớp bổ sung.
=> Các kim loại dẫn nhiệt tốt còn được gọi là vật dẫn nhiệt; Gỗ, nhựa,...dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách nhiệt.
2. Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí:
- 2 H đọc phần đối thoại của 2 H ở hình 3 trang 105 SGK.
- H làm thí nghiệm như SGK trang 105 theo nhóm 6.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và kết luận rút ra từ kết quả.
? Vì sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau vào 2 cốc? Vì sao phải đo nhiệt độ 2 cốc cùng một lúc ( hoặc gần như cùng một lúc )?
( Để kiểm tra xem 2 cốc đó có cùng giữ được nhiệt độ như nhau hay không.)
? Vậy nước ở cốc nào được giữ nóng lâu hơn ? ( cốc quấn lỏng.)
3. Thi kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt:
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Các nhóm lần lượt thi kể tên ( không được trùng lặp của bạn ), đồng thời nêu chất liệu và vật cách nhiệt hay dẫn nhiệt; nêu công dụng, việc giữ gìn đồ vật ( ví dụ: không nhảy trên chăn bông, bật lại chăn, ...).
- GV và các nhóm khác nhận xét, bổ sung, khen ngợi những nhóm có nhiều ý kiến hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Kể tên 1 số vật dẫn nhiệt và cách nhiệt ?
- H nhắc lại các nội dung của bài học.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
*******************************************
Lịch sử: (Lớp 5)
81 NGÀY ĐÊM BẢO VỆ THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS :
- Biết được trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị
+ Thời gian diễn ra và kết thúc trận chiến.
+ Trận chiến đấu tại Thành Cổ diễn ra rất ác liệt và kéo dài 81 ngày đêm.
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Quảng Trị.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ:
- Hãy thuật lại cuộc tiến công vào sứ quán Mĩ của quân giải phóng miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968 ?
- Nêu ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học:
* Hoạt động 1: Tình hình chiến sự.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc tài liệu trả lời các câu hỏi sau:
- Nêu tình hình của quân Giải phóng Việt Nam Cộng hòa ?
- Lực lương Việt Nam cộng hòa có âm mưu gì ?
- HS lần lượt trình bày ý kiến, cả lớp nhận xét bổ sung, GV chốt lại.
* Hoạt đông 2 : Thành cổ 81 ngày đêm quyết chiến.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi:
- Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị bắt đầu và kết thúc vào ngày nào ?
- Hãy kể lại sơ lược trận chiến đấu 81 ngày đêm ?
- Kết quả của cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung, GVKL những ý chính.
* Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ quảng Trị
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi:
- Trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ quảng Trị có ý nghĩa như thế nào?
3. Củng cố, dặn dò:
- Hình ảnh các chiến sĩ vẫn nở nụ cười trên môi gợi cho em suy nghĩ gì ?.
- Nhận xét giờ học. CB: Lễ kí Hiệp Định Pa-ri.
********************************************
Khoa học (Lớp 5)
SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học HS biết:
- Nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
- Phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
- Bảo vệ thực vật có ích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thông tin và hình trang 106, 107 SKH.
- Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió.
- Sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính (giống như hình 2 trang 106 SGK) và các thẻ từ có ghi sẵn chú thích ( đủ dùng cho nhóm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ:
- Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì ?
- Nêu tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập
- HS làm việc nhóm 2: HS đọc thông tin SGK trang 106
- Chỉ vào hình vẽ nói về: Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
- HS trình bày kết quả - HS khác nhận xét - GV bổ sung.
- HS chọn đáp án đúng cho các câu hỏi SGK trang 106.
Hoạt động 2: Trì chơi "Ghép chữ vào hình"
- GV phát cho các nhóm sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính (h3/106 sgk)
- HS thi đua gắn chú thích vào hình cho phù hợp.
- HS đại diện giới thiệu sư đồ của nhóm
- GV nhận xét: nhóm nhanh ,đúng tuyên dương
Hoạt động 3: Thảo luận:
- Hs sinh hoạt nhóm 4: Thảo luận và trả lời các câu hỏi SGK/107
- HS hoàn thành phiếu
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Tên cây
- Hs đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét - kết luận SKG/107
3. Củng cố, dặn dò:
- Trình bày một số đặc điểm sinh sản của thực vật có hoa.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
......................................................................................
.......................................................................................
......................................................................................
.......................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 26.docx