Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 30

 Địa lí: (Lớp 5B)

ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG

 I. MỤC TIÊU:

 - Xác định sự cần thiết phải nắm một số đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị.

 - Vận dụng những kiến thức về địa lí địa phương trong các môn học.

 - Giáo dục HS lòng yêu quê hương, thực hiện ý thức bảo vệ môi trường sống: xanh, sạch, đẹp.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tài liệu địa lí Quảng Trị.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Bài cũ:

 2. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài:

 b. Bài học:

 * Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Trị (làm việc theo nhóm)

 - GV yêu cầu HS đọc phần 1- tài liêu địa lí QT trang 1.

 - HS thảo luận theo nhóm câu hỏi:

 

docx24 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết cấu tạo của quả địa cầu. - HS khá giỏi biết quan sát và chỉ được trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo. - HS biết hợp tác nhóm, Luôn bảo vệ môi trường trái đất xanh, sạch, đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh trong sách trang 112, 113. - Quả địa cầu, tranh mô hình quả địa cầu (câm) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: + HS đọc phần ghi chép của mình sau tiết thực hành đi thăm thiên nhiên. - GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Bài học Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp. Bước 1: HS quan sát hình trong SGK trang 112. + Quan sát hình 1, em thấy Trái Đất có hình gì? GV: Trái Đất có hình cầu, hơi dẹt ở hai đầu. Bước 2: GV tổ chức cho HS quan sát quả địa cầu và giới thiệu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất - Gv cho HS biết các bộ phận trên quả địa cầu: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ. GV: Trên thực tế, Trái Đất không có trục xuyên qua, cũng không có giá đỡ, nó nằm lơ lửng trong không gian. - GV chỉ vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu để các em hình dung TĐ rất lớn. * KL: Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu. Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - GV chia nhóm. - HS trong nhóm quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình: cực Bắc, cực nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Bước 2: HS trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem: cực Bắc, cực nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả địa cầu. - HS đặt quả địa cầu trên bàn, chỉ trục quả địa cầu và nhận xét trục nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn. Bước 3: Đại diện các nhóm lên chỉ trên quả địa cầu theo yêu cầu của GV. - GV cho HS nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu tự nhiên và giải thích: màu xanh lơ thường chỉ biển, xanh lá cây chỉ ĐB, vàng, da cam chỉ đồi núi... Bề mặt Trái Đất không bằng phẳng. KL: Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt TĐ. Hoạt động 3: Trò chơi: Gắn chữ vào sơ đồ câm. Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm 5HS, phát cho mỗi nhóm 1 bộ chữ ghi cực Bắc, cực nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu. - GV đính sơ đồ câm lên bảng, lần lượt từng thành viên trong nhóm lên đính tấm bìa của mình vào vị trí đúng. Bước 2: Hai nhóm tham gia trò chơi. Bước 3: Đánh giá kết quả của hai nhóm, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò. - Trình bày một số đặc điểm của Trái Đất? - Làm gì để Trái đất luôn xanh, sạch, đẹp. - Nhận xét tiết học. - GV gọi một vài HS đọc mục bạn cần biết. Thứ năm ngày 9 tháng 4 năm 2015 Khoa học: (Lớp 4) NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT I. MỤC TIÊU: Sau bài học, H biết: - Biết mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về các chất khoáng khác nhau và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt. - Luôn có những kĩ năng chăm sóc thực vật trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 118, 119 SGK. Phiếu học tập. - Sưu tầm tranh ảnh, cây thật hoặc lá cây, bao bì quảng cáo cho các loại phân bón. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: + Nêu vai trò của nước đối với thực vật ? + Có phải tất cả các loài cây đều có nhu cầu nước như nhau hay không ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài học: Hoạt động 1. Vai trò của các chất khoáng đối với thực vật: - H làm việc theo nhóm đôi. - Các nhóm quan sát hình các cây cà chua: a, b, c, d trang 118 SGK và thảo luận: + Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì ? Kết quả ra sao ? + Trong số các cây cà chua: a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất ? vì sao? ( Cây a, vì nó được bón đủ chất khoáng.) + Cây nào phát triển kém nhất ? vì sao ? ( Cây b, vì thiếu ni tơ.) - Đại diện các nhóm lên trình bày. => Kết luận: Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng, cây sẽ phát triển kém ... Ni -tơ là chất khoáng quan trọng mà cây cần nhiều. Hoạt động 2. Nhu cầu các chất khoáng của thực vật: - GV chia lớp thành 8 nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu H đọc mục bạn cần biết trang 119 SGK để làm bài tập. - Đại diện nhóm trình bày - GV chữa bài theo đáp án như SGV. + Cùng một cây ở vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng như thế nào ? ( ... nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau.) - GV chốt nội dung bài: mục Bạn cần biết. 3. Củng cố, dặn dò: - 2 H đọc mục: Bạn cần biết ở SGK. + Chất khoáng có vai trò quan trọng như thế nào đối với thực vật ? - GV nhận xét tiết học, dặn xem bài tiếp theo. **************************************** Tự nhiên và xã hội (Lớp 3) SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU. - Biết Trái đất quay quanh mình nó và quanh Mặt Trời. - Biết sử dụng mũi tên để mô tả sự chuyển động của Trái đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời. - HS có kĩ năng hợp tác nhóm, lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Các hình trong SGK trang 114, 115. - Quả địa cầu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ. - Trình bày một số đặc điểm của Trái Đất ? - HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Bước 1: GV chia nhóm (số nhóm tuỳ thuộc vào số lượng quả địa cầu chuẩn bị được). + GV nêu câu hỏi : Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ ? - HS trong nhóm quan sát hình 1 trong SKG trang 114 và trả lời câu hỏi: Nếu nhìn từ cực Bắc xuống Tráu Đất quay ngược chiều kim đồng hồ. - HS trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu như hướng dẫn ở phần thực hành trong SGK. Bước 2: GV gọi vài HS lên quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó. - HS thực hành quay. - Vài HS nhận xét phần thực hành của bạn. Kết luận: GV vừa quay quả địa cầu, vừa nói : Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: Trái Đất không đứng yên mà luôn luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống.Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trong SGK trang 115 . - Từng cặp HS chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. + Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động ? Đó là những chuyển động nào ? 2 chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời. + Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời. + Cùng hướng và đều ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống. Kết luận: Trái Đất đồng thời tham gia hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời. 3. Củng cố, dặn dò. - Nêu sự chuyển động của trái đất. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau. ****************************************** Khoa học (Lớp 5) SỰ SINH SẢN CỦA THÚ I. MỤC TIÊU: - Biết thú là động vật đẻ con. - Luôn biết cách bảo vệ loài thú để môi trường thiên nhiên luôn xanh, sạch, đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 120, 121 SGK. - Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: - Nêu sự sinh sản và nuôi con của chim. - HS trả lời nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Bài học. * Hoạt động 1: Quan sát. - HS làm việc theo nhóm 4: Quan sát hình 1, 2 SGK/120 + Cho biết bào thai thú nuôi dưỡng ở đâu? + Nói tên một số bộ phận của thai mà ban thấy? + Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ? + Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì? + So sánh sự sinh sản của thú và chim? Nêu nhận xét? - Đại diện nhóm trình bày- nhóm khác bổ sung. Kết kuận: Thú là động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa. - Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim: Chim đẻ trứng rồi trứng nở thành con. Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con ra đời đã có hình dạng giống thú mẹ. - Chim và thú đều nuôi con cho đến khi con biết tự đi kiếm ăn. Hoạt động 2: Sinh hoạt nhóm: Hoàn thành phiếu. Số con trong một lứa Tên động vật Chỉ đẻ một con Hai con trở lên - HS đại diện trình bày - Hs khác bổ sung 3. Củng cố, dặn dò: - Trình bày một số đặc điểm về loài thú ? - Nhận xét tiết học. - Học bài và chuẩn bị bài 60. __________________________________________________ Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2015 Khoa học (Lớp 4) NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT I. MỤC TIÊU: Sau bài học, H: - Biết mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật. - Luôn biết cách chăm sóc thực vật để môi trường thêm đẹp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình 120, 121 SGK. - Phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: + Nêu vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật ? + Các cây có cần các loại chất khoáng như nhau không ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài học: Hoạt động 1. Sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp: + Không khí có những thành phần nào ? + Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống thực vật ? - H quan sát hình 1, 2 trang 120, 121 SGK. + Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ? (...hút khí các bô níc và thải ô xi.) + Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ? ( hút khí ô xi và thải các bô níc.) + Quá trình quang hợp xảy ra khi nào ? ( ...xảy ra ban ngày.) + Quá trình hô hấp xảy ra khi nào ? (... xảy ra ban đêm.) + Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên ngừng ?( ... thiếu không khí cây sẽ không sống được.) Hoạt động 2. Một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật: + Thực vật “ ăn “ gì để sống ? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kỳ diệu đó ? + Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các- bô- níc của thực vật ? Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô -xi của thực vật ? => Kết luận: Biết được nhu cầu không khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng. 3. Củng cố, dặn dò: - 2 H đọc mục " Bạn cần biết." + Nêu vai trò của không khí đối với đời sống thực vật ? - GV nhận xét tiết học. Dặn H xem bài tiết sau. ***************************************** Lịch sử: (Lớp 5A) XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS: - Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân hai nước Việt - Xô. - Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ, ... - Giáo dục HS biết ơn những người đã góp công sức xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ Hành chính Việt Nam (để xác định địa danh Hòa Bình). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ:  - Hãy thuật lại sự kiện lịch sử diễn ra ngày 25 - 4 - 1976 ở nước ta? - Quốc hội khóa VI đã có những quyết định trọng đại nào? - Nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài học: * Hoạt động 1: Yêu cầu cần thiết xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình: - Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước là gì? - Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng vào năm nào? Ở đâu? Trong thời gian bao lâu? Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy này? + Hãy chỉ vị trí nhà máy trên bản đồ? - HS lần lượt trình bày ý kiến, cả lớp nhận xét, bổ sung, - GV chốt lại.  Hs qs bản đồ * Hoạt đông 2: Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4, đọc SGK trả lời: - Tả lại không khí lao động trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình ? - Trên công trình, công nhân VN và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc như tn ? - GV cho đại diện nhóm trình bày kết quả. - Cả lớp nhận xét, bổ sung, GV kết luận . - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và hỏi: Em có nhận xét gì về hình vẽ ? - Một số HS trình bày, các bạn khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại: Ảnh ghi lại niềm vui của những người công nhân xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình khi vượt kế hoạch. * Hoạt động 3: Đóng góp lớn lao của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình vào sự nghiệp xây dựng đất nước. - Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình tác động thế nào với việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta ? - Điện của nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã đóng góp vào sản xuất vào đời sống của nhận dân ta như thế nào ? - HS lần lượt trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận lại. 3. Củng cố, dặn dò: - GV tổ chức cho trưng bày các thông tin sưu tầm được về Nhà máy Thủy điện HB. - Kể tên các nhà máy thủy điện hiện có ở nước ta ? - GV nhận xét giờ học. - Dặn VN học bài, lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu của nước ta từ năm 1858 đến nay. ***************************************** Khoa học (Lớp 5) SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ I. MỤC TIÊU: Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú(hổ, hươu) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Thông tin và hình trang 122, 123 SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - 1 hs so sánh sự sinh sản của thú và chim. - HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận nhóm: - HS đọc SGK và thảo luận các câu hỏi: - 3 nhóm. + Hổ thường sinh sản vào mùa nào? + Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh? + Khi nào hổ mẹ dạy con săn mồi? Mô tả cách dạy con của hổ theo tưởng tượng của mình? + Khi nào hổ tự đi kiếm ăn? - 3 nhóm khác: + Hươu ăn gì để sống? + Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì? Tại sao mới 20 ngày tuổi, hươu con đã được hươu mẹ tập chạy cho. - HS nhắc lại nhiệm vụ của nhóm - Thảo luận - HS đại diện trình bày - Nhóm khác bỏ sung - GV gợi ý - HS nhắc lại Hoạt động 2: Trò chơi: " Thú săn mồi và ăn mồi " - Chơi theo nhóm 4. - Các nhóm phân vai và chơi. - Dạy con săn mồi và bắt mồi. - 2 nhóm chơi - nhóm khác theo dõi - nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Trình bày một số đặc điểm nuôi con và dạy con của thú. - Nhận xét tiết hoc. - Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài 61 . . . . . TUẦN 31 Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2015 Địa lí (Lớp 4) THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, H biết: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng + Vị trí ven biển đồng bằng Duyên hải Miền Trung + Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông + Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch - Dựa vào bản đồ VN xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng. - Giải thích được vì sao đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - BĐ hành chính VN. - Lược đồ hình 1 bài 24. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: + Kể tên các công trình kiến trúc cổ kính ở Huế ? + Vì sao thành phố Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài học: Hoạt động 1. Đà Nẵng - thành phố cảng: - GV yêu cầu H quan sát lược đồ và nêu được: + Cho biết vị trí của thành phố Đà Nẵng ? ( ... nằm ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng , bán đảo Sơn Trà.) + Đà Nẵng có cảng nào ? ( ... có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau. ) + Nhận xét tàu đỗ ở cảng biển Tiên Sa ? ( tàu lớn hiện đại ). - GV yêu cầu H quan sát hình 1 của bài và nêu : + Cho biết những phương tiện giao thông nào có thể đến Đà Nẵng? => GV chốt lại : Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung ... Hoạt động 2. Đà Nẵng - trung tâm công nghiệp: - GV cho nhóm H dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng đề trả lời câu hỏi trong SGK: + Kể tên một số loại hàng hoá được đưa đến Đà Nẵng và hàng từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển ? - GV nhân xét và bổ sung thêm. * Đà Nẵng - địa điểm du lịch: - GV yêu cầu H tìm trên hình 1 và cho biết: + Những địa điểm nào của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch, những địa điểm đố thường nằm ở đâu ? + Vì sao Đà Nẵng lại thu hút khách du lịch ? - H trả lời, GV bổ sung. - GV cho H lên chỉ vị trí thành phố Đà Nẵng trên bản đồ VN và nhắc lại vị trí này. 3. Củng cố, dặn dò: + Giải thích vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng, vừa trở thành thành phố du lịch ? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS xem bài tiếp theo. ********************************************** Địa lí: (Lớp 5B) ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU: - Xác định sự cần thiết phải nắm một số đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị. - Vận dụng những kiến thức về địa lí địa phương trong các môn học. - Giáo dục HS lòng yêu quê hương, thực hiện ý thức bảo vệ môi trường sống: xanh, sạch, đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tài liệu địa lí Quảng Trị. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài học: * Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Trị (làm việc theo nhóm) - GV yêu cầu HS đọc phần 1- tài liêu địa lí QT trang 1. - HS thảo luận theo nhóm câu hỏi: - Hãy phân tích những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị ? - Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện phần trình bày. * Hoạt đông 2: Tiềm năng - tài nguyên - khoáng sản (làm việc theo cặp) - GV yêu cầu HS tham khảo tài liệu nêu tiềm năng của tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản của Quảng Trị - HS báo cáo kết quả trước lớp, cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, hoàn thiện câu hỏi. - GVKL: Đất ở QT gồm 3 nhóm cơ bản : Nhóm cồn cát và đất cát ven biển. Nhóm đất phù sa. Nhóm đất Feralit. + Rừng ở QT đa dạng và phong phú, được che phủ theo kiểu rừng kín, bao gồm cây lấy gỗ, cây dược liệu, cây cảnh có giá trị kinh tế cao. ... + QT có bờ biển dài 75 km, ven bờ là dải cát trắng mịn, có nhiều bãi biển đẹp như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mĩ Thủy ; ... + Tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú, có các mỏ: Mỏ đá vôi và nguyên liệu sản xuất xi măng ; mỏ ti tan, nguồn nước khoáng ở Tân Lam (Cam Lộ), ở Đakrông với chất lượng tốt ; cá thủy tinh tập trung ở Nam Bắc cảng Cửa Việt ... 3. Củng cố, dặn dò: - Ở Quảng Trị có những tài nguyên, khoáng sản nào? (mỏ đá vôi, mỏ ti-tan, nước...) - Nhận xét giờ học. - VN học bài, tìm hiểu tiếp về địa lí Quảng Trị. Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2015 Kĩ thuật (Lớp 4) LẮP Ô TÔ TẢI. (T1) I. MỤC TIÊU: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết đế lắp ô tô tải. - Lắp được ô tô tải theo mẫu. ô tô chuyển động được. - Với HS khéo tay : - Lắp được ơ tơ tải theo mẫu. Ô tô lắp tương đối chắc chắn , chuyển động được II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Gọi 2 học sinh nhắc lại ghi nhớ lắp xe nôi - GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét . - Cho Hs quan sát mẫu ôtô tải đã lắp. + Để lắp được ôtô tải cẩn phải có bao nhiêu bộ phận ? - Giá đỡ bánh xe và sàn ca bin, thành sau của thành xe và trục bánh xe. Hoạt động 2 : - GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật a. GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết như SGK . - GV cùng HS gọi tên và số lượng và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK cho đúng đủ . b. Lắp từng bộ phận - Lắp giá đỡ vào trục bánh xe và sàn ca bin ( H2- SGK ) + Để lắp được bộ phận này ta cần phải lắp mấy phần ? - GV tiến hành lắp từng phần giá đở , trục bánh xe , sàn xe nối 2 phần với nhau . * Lắp ca bin ( H3 - SGK ) - Hs quan sát hình 3 SGK , em hãy nêu các bước lắp cabin ? * lăp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe ( H 4 , H5 SGK ) c. Lắp ráp xe ôtô tải - GV lắp ráp xe theo các bước trong SGK d. GV hướng dẫn Hs thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào trong hộp . 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau. ************************************** Lịch sử: (Lớp 4) NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP I. MỤC TIÊU: Sau bài học, H - Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn + Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây sơn suy yếu dần... - Nêu được một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị + Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi Hoàng Hậu, bỏ chức tể tướng... + Tăng cường lực lượng quân đội + Ban hành Bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình minh hoạ trong SGK. Một số điều luật của Bộ luật Gia Long. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Nêu những chính sách về kinh tế, văn hoá của vua Quang Trung? - Những chính sách đó có tác dụng gì đến xã hội lúc bây giờ ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài học: Hoạt động 1. Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn: - H đọc SGK và thảo luận nhóm 4, câu hỏi sau: + Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? ( Sau khi Quang Trung mất, triều Tây Sơn suy yếu. Lợi dụng hoàn cảnh đó Nguyễn Ánh đã đem quân tiến công lật đổ nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn.) + Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là gì ? Đặt kinh đô ở đâu ? Từ năm 1802 đến năm 1858, triều Nguyễn đã trải qua các đời vua nào? ( năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua chọn Phú Xuân ( Huế ) làm nơi đống đô và đặt niên hiệu là Gia Long. Từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn đã trải qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Từ Đức.) Hoạt động 2. Sự thống trị của nhà Nguyễn: - Các nhóm đọc SGK. - GV nêu 1 số điểm trong bộ Luật Gia Long. + Em có nhận xét gì về việc bảo vệ ngai vàng của nhà Nguyễn ? ( Nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua.) + Quân đội của nhà Nguyễnđược tổ chức như thé nào ? ( Gồm nhiều thứ quân, xây dựng thành trì vững chắc, ... ). + Bộ luật Gia Long có những điều luật hết sức hà khắc nào ? + Đại diện nhóm trình bày. - GV: Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình. Hoạt động 3. Đời sống nhân dân dưới thời Nguyễn: + Theo em với cách thống trị hà khác của các vua thời Nguyễn, cuộc sống của nhân dân ta sẽ như thế nào? ( cuộc sống của nhân dân hết sức cực khổ - GV: Dưới thời Nguyễn vua quan bốc lột dân thậm tệ, người giàu có, có công sát hại người nghèo. Pháp luật dung túng cho người giàu. Vì vậy dân ta có câu: Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan. 3. Củng cố, dặn dò: - 2 H đọc mục tóm tắt nội dung. + Em có nhận xét gì khi học xong bài này ? - Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài sau: Kinh thành Huế. Thứ tư ngày 15 tháng 4 năm 2015 Kĩ thuật (Lớp 5) LẮP RÔ-BỐT I. MỤC TIÊU: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô-bốt. - Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. * Hoạt động 3: Thực hành lắp rô-bốt. a. Chọn chi tiết - Hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại nắp hộp. - Gv kiểm tra hs chọn các chi tiết. b. Lắp từng bộ phận. - Hs đọc phần ghi nhớ để toàn lớp nắm vững quy trình lắp rô-bốt. Gv nhắc hs lưu ý: - Lắp chân rô-bốt. - Lắp tay rô-bốt. - Lắp đầu rô-bốt. - Gv theo dõi, uốn nắn kịp thời những hs lắp sai hoặc còn lúng túng. c. Lắp ráp rô-bốt. - Hs lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK. - Gv nhắc hs chú ý khi lắp ráp rô-bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác. - Nhắc hs kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của tay rô-bốt. 3. Củng cố, dặn dò: - Gv nhận xét tinh thần học tập của hs. - Chuẩn bị bài học sau. ******************************************* Tự nhiên & xã hội: (Lơp 3) TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI I. MỤC TIÊU: - Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt trời: từ Mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt trời. - HS khá giỏi biết được hệ mặt trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống. - Giáo dục HS kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch, đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh trong sách trang 116, 117. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: + Trái đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào? + Một HS lên quay quả địa cầu theo chiều quay của Trái Đất. - GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận theo cặp. Bước 1: GV giảng: Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời. - GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 116 và TLCH: + Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh? + Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy? + Tại sao Trái Đất được gọi là hành tinh của hệ Mặt Trời ? Bước 2: GV gọi một số HS trả lời trước lớp. GV: Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời . Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. Bước 1: HS trong nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý : + Trong hệ Mặt Trời hành tinh nào có sự sống ? + Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp ? Bước 2: Mời lần lượt các đại diện từng nhóm lên báo cáo . - Gv nhận xét, bổ sung. KL: Trong hệ Mặt trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Cần giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp. Hoạt động 3: Trò chơi: Thi kể về hành tinh trong hệ Mặt Trời. - Cho HS xung phong kể về một hành tinh mình biết trong hệ Mặt Trời. - Lớp nhận xét, bình chọn bạn có hiểu biết về các hành tinh trong hệ Mặt Trời. 3. Củng cố, dặn dò. - Nêu vị trí của trái đất trong hệ mặt trời. -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 30.docx
Tài liệu liên quan