I. MỤC TIÊU:
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK; bộ lắp ghép MHKT
III. LÊN LỚP:
17 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án chiều lớp 4 - Trường TH Tân Đồng - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết luận:
+Tình huống (a):Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn), quyên góp tiền giúp bạn mua xe
(nếu bạn chưa có xe và có nhu cầu).
+Tình huống (b): Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt hằng ngày như lấy nước, quét nhà , quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa.
d. Hoạt động 3: Báo cáo kết quả điều tra (Bài tập 5, SGK)
-GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm
-GV kết luận : Cần phải cảm thông chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
4.Củng cố
- Kết luận chung
-Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò :Chuẩn bị bài sau.
“Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ( T1 )”
-1 – 2 HS trả lời câu hỏi .HS cả lớp lắng nghe.
-Lắng nghe.
-HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trình bày kết qủa thảo luận; cả lớp nhận xét, bổ sung .
* Thảo luận nhóm.
-Thảo luận theo 6 nhóm.
- Trình bày
-Các nhóm thảo luận ghi kết quả ra tờ giấy khổ to theo mẫu bài tập 5 SGK.
- Đại diện trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp nhận xét.
* Trình bày 1 phút: HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK.
HT + BD: Toán
Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU
- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính với phân số.
- Luyện tập làm tính và giải toán.
- Bồi dưỡng năng lực tư duy.
II. CHUẨN BỊ:
- Phiếu bài tập cho nhóm 1, bảng phụ cho nhóm 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
37’
2’
1.Ổn định
2. Hỗ trợ và bồi dưỡng:
* Nhóm HS hạn chế năng lực
Bài 1:
a)Rút gọn phân số
b)Viết các phân số có mẫu số là 40 và bằng các phân số đã cho
c) Tìm các phân số bằng nhau.
Bài 3: Giải toán.
Có: 20 tấn hàng
Thiết bị thay thế: khối lượng hàng
Thiết bị thay thế: tấn?
* Nhóm HS có năng lực:
Bài 1: Có một kho gạo, ban đầu người ta lấy ra 25500 kg gạo, lần sau lấy bằng lần đầu. Lúc ấy trong kho còn lại 14300 kg gạo. Hỏi lúc đầu trong kho có bao nhiêu tấn gạo?
Bài 2: Cho phân số . Tìm số tự nhiên a sao cho khi bớt a ở tử số ta được phân số mới có giá trị bằng.
* Theo dõi, HDHS làm bài
* Chấm bài, nhận xét.
3. Tổng kết:
Nhận xét tiết học, dặn dò.
*Làm bài theo HD của GV.
Bài 1:
- Làm bài vào VBT, 3 em lên bảng làm bảng phụ.
KQ:
a)
b)
c)
Bài 3:
- Đọc, phân tích bài toán.
- Làm VBT.
- 1 em lên bảng giải.
Bài giải:
Số tấn thiết bị thay thế là:
20 x = 12 (tấn)
Đáp số: 12 tấn
*Nhận đề bài, thảo luận tìm cách làm bài và chữa bài.
Bài 1:
Bài giải:
Lần sau lấy số gạo là:
25500 x = 10200 (kg)
Cả hai lần lấy số gạo là:
25500 + 10200 = 35700 (kg)
Lúc đầu trong kho có:
14300 + 35700 = 50 000 (kg)
= 50 tấn
Đáp số: 50 tấn gạo
Bài 2:
Bài giải:
Theo đề bài ta có:
hay
Vậy 7 –a = 4
a =3
Đáp số: 3
Thứ ba, ngày 21 tháng 3 năm 2017
Lịch sử(T27)
Thành thị ở thế kỈ XVI – XVII
I.MỤC TIÊU
- Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI- XVII đr thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,)
- Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.
II.CHUẨN BỊ:
-Bản đồ Việt Nam
-Tranh vẽ cảnh Thăng long và Phố Hiến ở thế kỉ XVI – XVII .
-Phiếu học tập của HS.
- Bảng thống kê
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1’
3’
1’
10’
14’
8’
2’
1’
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS
+Từ thế kỉ XVI các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông Gianh vào Nam Bộ ra sao?
+ Việc khẩn hoang đó đã đạt kết quả như thế nào?
-GV nhận xét.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động 1: Vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ.
-GV trình bày khái niệm thành thị : Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển .
-GV treo bản đồ Việt Nam
c. Hoạt động 2: Sự phát triển của ba thành thị trên.
-GV yêu cầu HS đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An (trong SGK) để điền vào phiếu học tập.
- Gắn bảng thống kê như đã nêu trong phần chuẩn bị và kết luận.
-GV yêu cầu một vài HS dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK để mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI – XVII
d. Hoạt động 3 : Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế , đặc biệt là thương mại.
-GV hướng dẫn HS thảo luận HS trả lời các câu hỏi :
+Nhận xét chung về số dân , quy mô và hoạt động buôn bán trong thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI – XVII
+Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (Nông nghiệp, thủ công, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào ?
- Kết luận.
4.Củng cố
- Nhận xét, chốt nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
“ Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong”
-2 HS trả lời câu hỏi. HS cả lớp nhận xét.
- HS xác định vị trí của Thăng Long , Phố Hiến , Hội An trên bản đồ .
- Các nhóm dựa vào SGK để thảo luận, hoàn thành phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- Vài HS thực hiện theo yêu cầu
-HS thảo luận cặp, trả lời:
+ Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất.
+Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp .
THKT: Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
I. MỤC TIÊU
- Tiếp tục mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm dũng cảm.
- Học thuộc các thành ngữ gắn với chủ điểm, nêu tình huống sử dụng.
- Chuyển các từ đã học vào vốn từ tích cực.
II. CHUẨN BỊ
- Phiếu bài tập cho nhóm1, nhóm 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
37’
2’
1. Ổn định
2. Thực hành:
Bài 1: Tìm các từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ dũng cảm.
Bài 2 : Đặt câu với từ: nhút nhát, nhát gan.
Bài 3: Viết đoạn văn kể về một hành động dũng cảm mà em biết.
3. Tổng kết:
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
Bài 1:
- Làm vở, 1 em làm bảng phụ.
- Đổi vở dò bài.
- Trình bày, nhận xét.
Bài 2:
- Làm vở.
- 2 em lên bảng thi đua.
- Nhận xét.
Bài 3:
- Làm vở.
- 2 em lên bảng làm bài.
- Nhận xét.
Hoạt động ngoài giờ
Luyện tập nghi thức đội
I. MỤC TIÊU:
- Tạo không khí thoải mái, vui vẻ.
- Tập luyện các động tác nghi thức Đội.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
22’
16’
1’
1. Ổn định.
2. Tổ chức tập luyện.
- GV điều khiển lớp tập
- Hd cán sự lớp điều khiển lớp tập.
3. Tổ chức trò chơi vận động.
4. Tổng kết.
Nhận xét tiết học và dặn dò.
- Hs tập luyện các động tác theo hướng dẫn luyện tập nghi thức của Liên đội.
- Chơi các trò chơi như: Nhảy đúng nhảy nhanh, Chim về tổ, Kết bạn,
Thứ tư, ngày 22 tháng 3 năm 2017
Khoa học (T53)
Các nguồn nhiệt
(GDSDNLTK&HQ: Bộ phận)
I.MỤC TIÊU
- Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.
- Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt.
- GDSDNLTK&HQ: Học sinh biết sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt trong đời sống hằng ngày.
- GD KNS: KN xác định giá trị; KN tìm kiếm và xử lí thông tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp ( nếu là trời nắng).
- Giấy khổ to kẽ sẵn 2 cột như sau:
Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt
Cách phòng tránh
III. CÁC PP/ KTDHTC
Trình bày ý kiến cá nhân; Thảo luận nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1’
3’
1’
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
3. Bài mới:
a.GV giới thiệu bài
-2 HS lên bảng lần lượt thực hiện yêu cầu.
+ Lấy ví dụ về vật cách nhiệt, vật dẫn nhiệt và ứng dụng của chúng trong cuộc sống.
+ Mô tả nội dung thí nghiệm chứng tỏ không khí có tính cách nhiệt.
-Lắng nghe.
10’
b.Hoạt động 1: Các nguồn nhiệt
và vai trò của chúng
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4: Quan sát tranh minh họa, dựa vào hiểu biết thực tế, trao đổi trả lời các câu hỏi sau:
+ Em biết những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh?
+ Em biết gì về vai trò của từng nguồn nhiệt ấy?
- Kết luận về vai trò của các nguồn nhiệt: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm.
- Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì còn nguồn nhiệt nữa không?
* Thảo luận nhóm.
- HS quan sát, trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi.
-Tiếp nối nhau trình bày.
+ Mặt trời: giúp cho mọi sinh vật sưởi ấm, phơi khô thóc, lúa, ngô, quần áo, nước biển bốc hơi nhanh tạo thành muối,
+ Ngọn lửa của bếp ga, củi giúp cho chúng ta nấu chín thức ăn, đun sôi nước,
+ Lò sưởi điện làm cho không khí nóng lên vào mùa đông, giúp con người sưởi ấm,..
+ Bàn là điện: giúp ta là khô quần áo,
+ Bóng đèn đang sáng: sưởi ấm gà, lợn vào mùa đông,..
- Khi ga hay cui, than bị cháy hết thì ngọn lửa sẽ tắt, ngọn lửa tắt không còn nguồn nhiệt nữa.
12’
c.Hoạt động 2: Cách phòng tránh những rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt
-GV hỏi:
+ Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt nào?
+ Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác?
-Chia lớp thành 5 nhóm, phát phiếu học tập và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu: Hãy ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
-Nhận xét, kết luận
-Hỏi:
+ Tại sao phải dùng lót tay để bê nồi xoong ra khỏi nguồn nhiệt?
+ Tại sao không nên vừa là quần áo vừa làm việc khác?
-Nhận xét, khen ngợi
* Trình bày ý kiến cá nhân.
+ Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt : ánh sáng mặt trời, bàn là, điện, bếp than, bếp ga, bếp củi, lò sưởi điện
+ Các nguồn nhiệt: Lò nung gạch, lò nung đồ gốm
- Làm việc theo nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
+ Lót tay là vật cách nhiệt, nên khi dùng lót tay để bê nồi, xoong ra khỏi nguồn nhiệt sẽ tránh cho nguồn nhiệt truyền vào tay, tránh làm đổ nồi, xoong bị hỏng, hỏng đồ dùng.
+ Vì bàn là điện đang hoạt động, tuy không bốc lửa nhưng tỏa nhiệt rất mạnh. Nếu vừa là quần áo vừa làm việc khác rất dễ bị cháy quần áo, cháy những đồ vật xung quanh nơi là.
-Lắng nghe.
10’
2’
1’
d.Hoạt động 3: Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt
* GDSDNLTK&HQ: Trong các nguồn nhiệt chỉ có mặt trời là nguồn nhiệt vô tận. Người ta có thể đun theo kiểu lò mặt trời. Còn các nguồn nhiệt khác đều bị cạn kiệt. Do vậy các em và gia đình đã làm gì để tiết kiệm nguồn nhiệt?
-Nhận xét, khen ngợi những HS cùng gia đình đã biết tiết kiệm nguồn nhiệt.
4. Củng cố:
- Chốt lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: HS về nhà học bài
-Lắng nghe.
-Tiếp nối nhau phát biểu.
* Các biện pháp để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt:
+ Tắt bếp điện khi không dùng.
+ Không để lửa qúa to khi đun bếp.
+ Đậy kín phích nước để giữ cho nước nóng lâu hơn.
+ Theo dõi khi đun nước, không để nước sôi cạn ấm.
+ Cời rỗng bếp khi đun để không khí lùa vào làm cho lửa cháy to, đều mà không cần thiết cho nhiều than hay củi.
+ Không đun thức ăn qúa lâu.
+ Không bật lò sưởi khi không cần thiết..
Kĩ thuật
Lắp cái đu (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK; bộ lắp ghép MHKT
III. LÊN LỚP:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
3’
1’
14’
17’
3’
1’
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét chung.
3.Bài mới:
GTB: Lắp cái đu (tiết 1)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu cái đu đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi:
+ Để lắp được cái đu, cần bao nhiêu bộ phận?
+ Nêu tác dụng của cái đu trong thực tế: Hằng ngày, chúng ta thường thấy các em bé nằm hoặc ngồi trong cái đu để chơi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK cho đúng, đủ.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
B1
- Lắp từng bộ phận.
B2
- Lắp ráp cái đu.
- GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước.
- HS thực hành lắp
4.Củng cố
- Nêu lại các bước
- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày dụng cụ theo nhóm.
- HS về vị trí của nhóm mình.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- HS quan sát, chọn các chi tiết
- HS quan sát
-1 HS thực hành lắp.
- HS trình bày kết quả.
-1HS nêu
Thứ năm, ngày 23 tháng 3 năm 2017
Địa lí (T27)
Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
(GDBVMT: Liên hệ)
I.MỤC TIÊU :
- Nêu được một số dặc điểm về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Chỉ được vị trí của ĐB duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược dồ) tự nhiên Việt Nam.
- HS có năng lực: Giải thích được vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp; xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã
- GDBVMT: Biết ở ĐB duyên hải miền Trung nắng nóng, bão lụt gây nhiều khó khắn đối với đời sống và hoạt động sản xuất.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
-Lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1’
3’
1’
17’
15’
2’
1’
1.Ổn định.
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của tiết ôn tập trước .
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b.Hoạt động 1: Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển
-GV chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam tuyến đường sắt, đường bộ từ Hà Nội qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến Tp.HCM ( hoặc ngược lại đối với hs ở các tỉnh phía nam,từ Tp.HCM đến Hà Nội); xác định dải đồng bằng duyên hải miền Trung ở phần giữa của lãnh thổ Việt Nam , phía Bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ , phía nam giáp đồng bằng Nam Bộ; phía tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn; phía đông là Biển Đông.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4, nêu đặc điểm về địa hình và khí hậu của đồng bằng.
-Kết luận
-Vì sao các đồng bằng ở đây thường nhỏ hẹp?
c. Hoạt động 2: Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam
-Yêu cầu HS chỉ trên lược đồ hình 1 dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, Tp.Huế, Tp Đà Nẵng.
- Yêu cầu hs nêu đặc điểm khí hậu của đồng bằng.
-GV giải thích vai trò “bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã. GV nói thêm về đường giao thông qua đèo Hải Vân và tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân được xây dựng vừa rút ngắn, vừa dễ đi , hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở vì mưa lớn .
- GDBVMT: GV nêu làm rõ đặc điểm không thuận lợi do thiên nhiên gây ra cho người dân ở duyên hải miền Trung và hướng thái độ HS chia sẻ, cảm thông với những khó khăn người dân ở đây phải gánh chịu .
4.Củng cố
- Chốt nội dung bài rút ra bài học
- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
-Cả lớp lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Quan sát
- Lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng trên bản đồ.
- HS các nhóm đọc và quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về tên, vị trí , độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung (so sánh đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ).
- Trình bày.
- Hs có năng lực: do núi lan ra sát biển.
- Cả lớp quan sát một số ảnh về đầm , phá , con cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung và giới thiệu về nhưng dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây (Như cồn cát ở ven biển, các đồi núi chia cắt dãi đồng bằng hẹp do dãy Trường Sơn đâm ngang qua biển), về hoạt động cải tao tự nhiên của người dân trong vùng (trồng phi lao, làm hồ nuôi tôm).
- HS có năng lực thực hiện.
- Thảo luận cặp
- Trình bày
- HS dựa vào hình ảnh 4 mô tả đường đèo Hải Vân: nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, một bên là sườn núi cao, một bên là vực sâu.
- Đọc bài học SGK
THKT: Toán
Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số
- Luyện tập làm tính và giải toán.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ BT1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
10’
10’
8’
9’
2’
1.Ổn định
2.Thực hành (BT/ VBT/53)
Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S.
KQ: S-S-Đ-S
Bài 2: Tính.
KQ:
Bài 3: Tính.
KQ:
Bài 4: Giải toán.
3. Tổng kết:
Chấm bài, nhận xét, dặn dò.
- Làm VBT, 1 em lên làm bảng phụ.
- Nêu yêu cầu
- Làm bài vào VBT.
- 4 em lần lượt lên bảng chữa bài.
- Nêu yêu cầu.
- Làm VBT
- 4 em lên chữa bài.
- Đọc, phân tích bài toán.
- Làm VBT.
- 1 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét.
KQ: bể
Thứ sáu, ngày 24 tháng 3 năm 2017
BDNK: Luyện chữ viết
Con sẻ
I. MỤC TIÊU:
- HS luyện viết đúng đoạn 1 trong bài Con sẻ.
- Luyện viết đúng, viết đẹp.
- Gd học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
37’
2’
1. Ổn định lớp :
2. Bài học:
- Giới thiệu bài.
- Giáo viên đọc bài 1 lần
- Trên đường đi con chó thấy gì ? Nó định làm gì ?
- Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi bước ?
- Hd hs tìm từ khó trong bài viết.
- HDHS luyện viết từ khó.
- Nhận xét.
- Đọc đoạn viết
- Đọc lại bài
- Chấm bài. Nhận xét. Sửa sai.
3. Tổng kết :Nhận xét. Dặn dò.
- 1 học sinh đọc đoạn viết
- Con chó đành hơi thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần sẻ non.
- Một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ mẹ rất hung dữ khiến chú chó phải dừng lại và lùi vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại.
- Nhận xét.
- Nêu từ khó viết: đánh hơi, chậm rãi, lao xuống, mõm, rít lên, thảm thiết
- Luyện viết bảng con.
- Lắng nghe.
- Viết bài
- Dò bài, soát lỗi
HT + BD: Tập làm văn
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
I. MỤC TIÊU :
- Củng cố các cách kết bài đã học
- Luyện tập viết kết bài cho bài văn miêu tả cây cối.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ BT1(nhóm 2)
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
3’
34’
2’
1.Ổ n định
2. KTBC:
- Có mấy cách kết bài? Đó là những cách nào?
- Các cách đó khác nhau như thế nào?
3. Hỗ trợ và bồi dưỡng:
* Nhóm HS hạn chế năng lực
Bài 1: Những kết bài sau đây là kết bài theo cách nào?
a) Mỗi lần đi học về, những bông hoa rung rinh như chào đón. Sự kiều diễm của nó sáng bừng cả không gian. Hương hoa hồng mới dễ chịu làm sao! Em yêu khóm hồng này lắm và trả ơn nó bằng cách ngày ngày bắt sâu, tỉa lá, chăm sóc cho cây.
b)Vì đó là một cây hoa đẹp nên em luôn chăm bón, vun gốc, bát sâu cho cây luôn xanh tốt.
c) Cây hồng không những tô điểm cho ngôi nhà của em thêm đẹp mà hương thơm của nó còn giúp em thư giãn, sảng khoái sau những giờ học căng thẳng. Vì thế em chăm sóc cây rất chu đáo.
Bài 2: Em hãy viết kết bài cho bài văn tả một loài cây mà em thích.
- Nhận xét.
* Nhóm HS có năng lực:
Bài 1: Viết kết bài mở rộng cho bài văn tả cây hoa em thích.
Bài 2: Đọc khổ thơ sau:
Nay mùa quê chín
Thơm hương nhãn lồng
Cháu ăn nhãn ngọt
Nhớ công vun trồng.
Dựa vào ý thơ trên, em hãy viết kết bài mở rộng cho bài văn tả cây nhãn.
4. Tổng kết:
- Chấm bài, nhận xét, dặn dò.
- Nối tiếp nhau trả lời.
* Làm bài theo HD của GV.
- Đọc yêu cầu.
- Làm miệng:
a) mở rộng
b) không mở rộng
c) mở rộng
- Xác định yêu cầu.
- Làm vở, 1 em viết vào bảng phụ.
- Trình bày, nhận xét.
* Nhận đề bài, làm bài
- Xác định yêu cầu của đề bài.
- Viết vào vở, 1 em lên bảng.
- Viết bài vào vở, 1 em làm vào giấy lớn.
- Trình bày.
SINH HOẠT TUẦN 27
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 27 Lop 4_12540518.doc