Giáo án chủ đề tự chọn Ngữ văn 11 - GV Nguyễn Thị Dạ Ngân

Tiết 26. Nhật kí trong tù

 Hồ Chí Minh

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Nắm được hoàn cảnh ra đời của tập “Nhật kí trong tù”.

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ.

- Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát, đánh giá

2. Kĩ năng: Tự ôn tập theo hd. biết đọc hiểu vb theo đặc trưng thể loại.

3. Tư duy, thái độ: Yêu mến bộ môn. Nghiêm túc trong học tập.

B. Phương tiện

- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo

- HS: Vở ghi, TLTK, sgk.

C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành.

D. Tiến trình dạy học

 

doc95 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề tự chọn Ngữ văn 11 - GV Nguyễn Thị Dạ Ngân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truyện phức tạp đa tuyến Cách kể theo trình tự thời gian, theo sự phát triển tâm lí, tâm trạng của nhân vật Tâm lí, tâm trạng nhân vật phong phú, phức tạp. Ngôi kể thứ 3, thứ nhất, kết hợp nhiều ngôi kể Kết cấu chương, đoạn. Câu 3. - Tình huống truyện là những quan hệ những hoàn cảnh nhà văn sáng tạo ra để tạo nên sự hấp dẫn, sức sống và thế đứng của truyện - Trong 1 truyện có thể có 1 tình huống chủ yếu, nhưng cũng có thể có nhiều tình huống khác nhau, có vai trò khác nhau. + Trong Vi hành: Tình huống nhầm lẫn là chính. ngoài ra còn có tình huống trào phúng, đả kích châm biếm, chế giễu.. + Tinh thần thể dục: Tình huống trào phúng, đả kích châm biếm, chế giễu.. Mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, mục đích và thức chất, tốt đèp và tai hoạ... + Chữ người tử tù: Người viết chữ - người xin chữ. Coi ngục - tử tù, cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có. + Chí Phèo: Khát vọng sống lương thiện - không được làm người lương thiện. Câu 4. - Hai đứa trẻ: Truyện không có truyện- truyện trữ tình. Cốt truyện đơn giản. Tình huống độc đáo: cảnh đợi tàu, ngôn ngữ giàu chất thơ, nhẹ nhàng tinh tế, hình ảnh biểu tượng... - Chữ người tử tù: Hình tượng Huấn Cao: Anh hùng - nghệ sĩ - thiên lương - nhân hậu - trong sáng; Hình tượng quản ngục: biệt nhỡn liên tài; cảnh cho chữ, xin chữ; ngôn ngữ vừa cổ kính vừa hiện đại tạo hình đặc sắc. - Chí Phèo: Cốt truyện hấp dẫn, cách kể linh hoạt, xây dựng hình tượng điển hình, cá tính hoá nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, ngôn ngữ tự nhiên dân dã... Câu 5. - Thể hiện qua nhan đề - Việc khắc hoạ từng nhân vật - Tả toàn cảnh, cận cảnh - Cảnh đưa đám, hạ huyện. - Ngôn ngữ khôi hài - Thủ pháp phóng đại. - Mục đích: Phê phán sự giả dối, bịm bợm, vô luân, đạo đức giả của xã hội tư sản thành thị đương thời. Câu 6. - Bi kịch Vũ Như Tô được xây dựng bởi 2 mâu thuẫn cơ bản: Nhân dân lao động >< điều kiện lịch sử xã hội. - Tác giả giải quyết mâu thuẫn thứ nhất theo quan điểm nhân dân: Nổi dậy giết vua, phá đài, nhưng không cho Vũ Như Tô và Đan Thiềm có tội. Tác giả giải quyết mâu thuẫn thứ hai chưa dứt khoát bởi mâu thuẫn đó mang tính qui luật. Lời giải dành cho độc giả suy ngẫm. Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4. Củng cố: Hệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trọng tâm bài học. 5. Dặn dò: Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới : Một số thể loại văn học : Thơ, truyện. Ngày soạn: 14/12/2015 Ngày dạy : Tiết 19. Một số thể loại văn học: Thơ, truyện và phương pháp đọc thơ, truyện A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Củng cố những kiến thức về hai thể loại văn học: thơ, truyện. - Phương pháp đọc thơ. - Vận dụng những hiểu biết về thể loại vào đọc hiểu tác phẩm thơ, truyện. 2. Kĩ năng: Phương pháp đọc thơ, truyện. 3. Tư duy, thái độ: Yêu mến bộ môn. Nghiêm túc trong học tập B. Phương tiện: - GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo - HS: Vở ghi, TLTK, sgk... C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành. D. Tiến trình dạy học 1.Ổn định lớp Lớp Sĩ số HS vắng 11A4 11A5 11A6 2. Kiểm tra bài cũ: Kt vở ghi của hs. Kết hợp kt bài cũ trong giờ học. 3. Bài mới Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm Truyện, thơ là hai thể loại văn học chủ yếu của văn học hiện đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Vậy, truyện là gì? Có đặc trưng như thế nào? Thơ là gì? Có đặc trưng như thế nào? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Đặc trưng cơ bản của thơ làgì? Thơ được phân loại như thế nào? Có bao nhiêu loại? Nêu yêu cầu chung khi đọc thơ? Nêu đặc trưng của truyện? -Truyện được phân thành bao nhiêu loại ? -Nêu yêu cầu chung khi đọc truyện? I. Thơ 1. Khái lược về thơ a/ Đặc trưng của thơ - Là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. - Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú, - Thơ ca là tấm gương phản chiếu tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. - Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sốn khách quan. - Cốt lõi cơ bản của thơ là trữ tình - Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm xúc, giàu nhịp điệu, hình ảnh sinh động, được tổ chức đặc biệt theo thể thơ. b/ Phân loại thơ - Phân loại theo nội dung biểu hiện có: + Thơ trữ tình + Thơ tự sự + Thơ trào phúng - Phân loại theo cách thức tổ chức có: + Thơ tự do. + Thơ văn xuôi. 2. Yêu cầu về đọc thơ - Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tác giả, hoàn cảnh sáng tác... - Đọc kĩ văn bản, cảm nhận ý thơ qua từng dòng, từng câu, từng từ, từng hình ảnh, nhịp điệu - Lí giải, đánh giá về nội dung và nghệ thuật II. Truyện 1. Khái lược về truyện a/ Đặc trưng của truyện - Là thể loại văn học phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người nào đó. - Thường có cốt truyện. - Nhân vật. - Nhân vật được miêu tả chi tiết, sống động gắng với hoàn cảnh. - Phạm vi miêu tả không bị hạn chế bởi thời gian và không gian. - Ngôn ngữ linh hoạt gần với đời sống. b/ Phân loại truyện - Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,.. - Văn học trung đại: có truyện viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. - Văn học hiện đại: có truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài. 2. Yêu cầu đọc truyện - Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác - Phan tích diễn biến cốt truyện. - Phân tích nhân vật: ngoại hình, tính cánh, ngôn ngữ - Xác định vấn đề của truyện đặt ra, ý nghĩa tư tưởng, giá trị của truyện trên các phương diện: nhận thức, giáo dục, thẫm mĩ. Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4. Củng cố: Hệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trong tâm bài học - Nắm vững những đặc trưng thể loại của thơ, truyện. - Nhớ các loại thơ, truyện và yêu cầu khi đọc thơ, truyện. 5. Dặn dò: Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới : Luyện tập về nghĩa của câu. Ngày soạn: 20/12/2015 Ngày dạy : Tiết 20. Luyện tập về nghĩa của câu A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Củng cố những hiểu biết về hai thành phần nghĩa của câu. - Rèn kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu qua những bài tập. - Biết đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất. 2. Kĩ năng: Nhận biết các thành phần nghĩa của câu. 3. Tư duy, thái độ: Yêu mến bộ môn. Nghiêm túc trong học tập B. Phương tiện - GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo - HS: Vở ghi, TLTK, sgk... C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành. D. Tiến trình dạy học 1.Ổn định lớp Lớp Sĩ số HS vắng 11A4 11A5 11A6 2. Kiểm tra bài cũ: Kt vở ghi của hs. Kết hợp kt bài cũ trong giờ học. 3. Bài mới Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm Nghĩa của phát ngôn chính là nội dung mà phát ngôn biểu thị.  - Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa :  +Nghĩa sự việc ( nghĩa biểu thị thông tin) : là nghĩa đề cập đến một sự việc ( hay nhiều sự việc).  + Nghĩa tình thái ( nghĩa biểu thị tình cảm) : là sự bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó.  - Sự việc là những hiện tượng, sự kiện, những hoạt động (ở trạng thái động hoặc tĩnh) có diễn biến trong thời gian, không gian hay những quan hệ giữa các sự vật  Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Câu 1: Đọc những câu sau và trả lời yêu cầu nêu ở dưới: - Anh bèn dùng búa đập vào bức tường; vôi vữa bay tung tóe.(1a) - Anh bèn dùng búa đập vào bức tường nhưng nghĩ thế nào lại thôi. (1b) - Anh tiếp tục dùng búa dập vào bức tường ; vôi vữa bay tung tóe (2a) - Anh tiếp tục dùng búa đập vào bức tường nhưng nghĩ thế nào lại thôi. (2b) - Anh vẫn dùng búa đập vào bức tường ; vôi vữa bay tung tóe. (3a) - Anh vẫn dùng búa đập vào bức tường nhưng nghĩ thế nào lại thôi. (3b) - Anh toan dùng búa phá cửa nhưng nghĩ thế nào lại thôi. (4a) - Anh toan dùng búa đập vào bức tường ; vôi vữa bay tung tóe. (4b) - Anh định dùng búa phá cửa nhưng nghĩ thế nào lại thôi. (5a) - Anh định dùng búa đập vào bức tường ; vôi vữa bay tung tóe. (5b) - Anh quyết dùng búa đập vào bức tường nhưng nghĩ thế nào lại thôi. (6a) - Anh quyết dùng búa đập vào bức tường ; vôi vữa bay tung tóe. (6b) a/ Câu nào chấp nhận được, câu nào không chấp nhận được? Câu 2: Hãy nêu những loại nghĩa tình thái quan trọng? Câu 3. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa tình thái giữa các câu (a), giữa các câu (b), và giữa các câu (c) sau đây: a/ Trời mưa mất!; Trời mưa chắc? b/ Xong rồi nhỉ!; Xong rồi mà! c/ Ăn rồi nhỉ!; Ăn đi mà! Lưu ý: chắc không hàm ý tích cực hay tiêu cực: có htể nói: Đọat giải nhất chắc? mà cũng có thể nói: Đứng bét chắc? Lưu ý: nếu ở câu cầu khiến thì mà có sắc thái năng nỉ và hàm ý có sự trái ngược giữa ý muốn của người nói và thực tế. Chẳng hạn, Ăn đi mà? Là năn nỉ một người tỏ ra không muốn ăn. a/ Từ (1) đến (5), những câu (a) thì chấp nhận được, còn những câu (b) lại không. Riêng (6) thì hai câu (a) và (b) đều chấp nhận được. b/ Lí do là những từ bèn, tiếp tục, vẫn (và kiểu câu trần thuật khẳng định, nếu không chứa những từ như suýt,- Xem lại SGV bài,Nghĩa của câu ) biểu thị sự việc xảy ra, trong khi toan, định biểu thị sự việc chưa xảy ra. Từ quyết không hàm ý sự việc xảy ra hay chưa, do đó cả hai câu (6a) và (6b) đều chấp nhận được. Lưu ý : quyết định khác với định và giống với quyết, không hàm ý sự việc đã xảy ra hay chưa. 1. Nghĩa tình thái hướng về sự việc: Nghĩa tình thái thể hiện thái độ và sự đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Trong loại nghĩa tình thái hướng về sự việc, đáng chú ý là những phân biệt sau: - Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra. - Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như một đạo lý 2. Nghĩa tình thái hướng về người đối thoại ; Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với người đối thoại. Trong tiếng Việt, nghĩ tình thái hướng về người đối thoại thường được biểu đạt nhờ các từ ngữ tình thái cuối câu. - Một số loại sự việc phổ biến tạo nên nghĩa của câu:  + Sự việc biểu hiện hành động.  + Sự việc biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm,tư thế, tồn tại  + Nghĩa sự việc thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. Tình thái là các trạng thái cảm xúc hay tình cảm của con người trước sự việc, hiện tượng.  -Các phương diện tình thái phổ biến tạo nên nghĩa tình thái của câu :  + Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập.  + Tình cảm, thái độ của người nói với người nghe. ( thể hiện qua các từ xưng hô, các từ gọi đáp, các từ tình thái cuối câu). Câu 3.  a/ Mất và chắc: Trong Trời mưa mất, mất phỏng đoán về một nguy cơ hầu như chắc chắn xảy ra. Lưu ý: mất hàm ý đánh giá tiêu cực, nên không thể đi với những trường hợp tích cực: có thể nói Thế này thì tán gia bại sản mất, chứ không thể nói Thế này thì giàu mất. Nếu mất dùng với những sự việc tích cực, thì về chủ quan vẫn là tiêu cực: thông thường chỉ có thể nói Không khéo hỏng mất, chứ không thề nói Không khéo đỗ mất; nhưng nếu có người cố tình nói Không khéo đỗ mất thì chính người nói về một lí do nào đó, xem đỗ là chuyện không hay. - Trong Trời mưa chắc?, Từ chắc phỏng đoán về một sự việc mà người nói còn nữa tìn nữa ngờ. b/ Nhỉ và mà: - Trong Xong rồi nhỉ! chỉ có sắc thái thân mật, mà hàm ý người nói hầu như tin chắc vàonhận định của mình, và có ý chờ đợi một sự đồng tình cuả người nghe về nhận định ấy. - Trong Xong rồi mà!, mà khẳng định một sự việc để đáp lại một thái độ nghi ngại. Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4. Củng cố: Hệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trọng tâm bài học. 5. Dặn dò: Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới : Tác gia Xuân Diệu. Ngày soạn: 1/1/2016 Ngày dạy : Tiết 21. Tác giả Xuân Diệu A.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Nắm được những nét chính về cuộc đời Xuân Diệu. - Giá trị nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Xuân Diệu. - Những đóng góp của của ông về tư tưởng thẩm mĩ và phong cách nghệ thuật. 2. Kĩ năng: Cấu trúc bài học về tác gia 3. Tư duy, thái độ: Yêu mến bộ môn. Nghiêm túc trong học tập B. Phương tiện - GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo - HS: Vở ghi, TLTK, sgk... C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành. D. Tiến trình dạy học 1.Ổn định lớp Lớp Sĩ số HS vắng 11A4 11A5 11A6 2. Kiểm tra bài cũ: Kt vở ghi của hs. Kết hợp kt bài cũ trong giờ học. 3. Bài mới Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm XD là một trí thức Tây học, hấp thụ ảnh hưởng văn hoá Pháp một cách có hệ thống. Đồng thời sinh trưởng trong gia đình nhà Nho, nên cũng tiếp thu ảnh hưởng văn hoá truyền thống, vì thế có sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại Đông , Tây trong tư tưởng và tình cảm thẩm mỹ ở ông. Nhưng ảnh hưởng văn hoá, văn học phương Tây sâu đậm hơn. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới H :Trình bày những nét cơ bản về tiểu sử cuộc đời của XD ? H : cho biết vài nét về con ng của XD ? XD stác nhiều thể loại, ông nổi tiếng và đạt thành tựu xsắc là thơ. H :Sự nghiệp stác của XD chia làm mấy gđoạn ? H : Trình bày nd thơ XD trước CM T8 ? H : Cho biết NT thơ XD ? H : hãy kể tên 1 số tp của Xd sau CMT8 ? I- Cuộc đời -con người XDiệu 1-Cuộc đời -Tên đầy đủ : Ngô XDiệu 2-2-1916 ->18-12-1985 -Quê ;Can Lộc -Hà Tĩnh. Gia đình : nhà nho +Cha là nhà nho, dạy học . +Mẹ ở Bình Định. -Bản thân : + Lúc nhỏ học cả chữ Nho và chữ QNgữ +1940 :Đỗ tá nha thương chính . + 1944: XD thôi việc ra Hnội viết văn. + Cm tháng Tám thành công ông hăng hái hoạt động văn nghệ, phục vụ 2 cuộc k/chiến. +từng giữ trọng trong hội văn nghệ VNam. => Ông được nhà nước tặng giải thưởng HCM về VHNT. 2- Con người - Kiên trì ,cần cù htập, rèn luyện tài năng và lđg NT=>Quyết , tâm ,khắc khổ là lẽ sống và niềm say mê. -Quê hương của mẹ ít nhiều ahưởng đến hồn thơ nồng nàn, sôi nổi của ông. -Thuộc lớp trí thức Tây học ảnh hưởng tư tưởng VH Pháp, xthân trg gđình nhà Nho cho nên cũng ahưởng nền Vh cổ truyền ->thơ ông kết hợp 2 yếu tố cổ điển và hiện đại. -XD là 1 tài năng nhiều mặt: làm thơ viết văn ,nghiên cứu phê bình vh, dịch thuật, ... II-Sự nghiệp thơ văn **Thơ XDiệu sáng tác 2 gđoạn : 1- Trước CMT8 : -Ta bắt gặp 2 tâm trạng đlập nhau : a- 1nhà thơ rất yêu đời thiết tha với cuộc sống : -XD nhìn đời = cặp mắt xanh non , biếc rờn, ngơ ngác và đầy sung sướng, nhà thơ đã phát hiện ra biết bao yêu thương, đáng say mê của thế giới tự nhiên và con người nơi trần thế: "Khí trời quânh tôi làm bằng tơ, Khí trời quanh tôi làm bằng thơ " -Tnhiên đc nhân hoá 1 cách tự nhiên : " Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm " -Có khi sự yêu thích nồng nàn diễn ra như 1 nhu cầu chiếm doạt, hưởng thụ : "Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi " -Tyêu trg thơ Xd rất say đắm, đc diễn đạt = mọi sắc thái cung bậc. b- Thơ XD nói lên nhiều chán nản hoài nghi: -Vì XD là 1 nhà thơ LMạn , người nghệ sĩ đòi hỏi sự hoàn mĩ, sự tuyệt đích. Thực tế o đáp ứng lại đc, hơn nữa hc đnc o cho phép vì bị mất tự do-> khi vấp phải thực tế lòng ham sống bị tê tái, cay đắng , thất vọng.Khát vọng tuyệt đích vô biên o thoả mãn : " Tôi là con nai bị chiều dăng lưới Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối " => Tự đề ra qniệm sống gấp, tham lam : "Mau với chứ vội vàng lên với chứ Em , em ơi tình non sắp già rồi " c- Nghệ thuật thơ XD : -Chịu ahg ssắc của thơ Lmạn phương Tây -Bêncạnh đó vẵn mang hương vị cổ kính. 2- Thơ XD sau CMT8 : -XD đón nhận cuộc sống với tcả sự chân thànhvà niềm vui sướng tin yêu.=>thơ XD thể hiện sự nỗ lực hoà cái riêng vào cái chung của đnc, vào công cuộc Xd xhội mới. -Thơ XD có nhiều giọng , nhiều vẻ:Sử ca, đả kích ,châm biếm.... +>Tuổi trẻ nhưng lòng vẫn trẻ, vẫn sôi nổi cộng thêm sự sâu lắng đằm thấm khi viết về tình yêu. **Các tp tbiểu : -Ngọn quốc kì -1945 -Hội nghị non sông -1946 -Riêng chung - 1960 -Hai đợt sóng -1967 -Tôi giàu đôi mắt - 1970 -Thơ XD sau CMT8 hầu như có mặt trên mọi nẻo đg. -Bút phát XD có nhiều màu , nhiều vẻ:trầm hùng cổ kính của sử thi,hơi thở triết lí, đối đáp giao duyên...... -XD là 1 nhà thơ lớn của dòng vh hiện đại-1 tài năng lớn ,1 nhà thơ xsắc.Bài học mà XD để lại cho đời là tinh thần lao động NT cần cù, niềm tin yêu thiết tha đv con ng với cđời. Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4. Củng cố: Hệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trọng tâm bài học. 5. Dặn dò: Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới : Vội vàng (Xuân Diệu). Ngày soạn: 5/1/2016 Ngày dạy : Tiết 22 . Vội vàng Xuân Diệu A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Quan niệm về thời gian thể hiện triết lí sống tích cực của nhà thơ. - Tình yêu con người, cuộc sống vô bờ của Xuân Diệu. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích thơ. 3. Tư duy, thái độ Giáo dục một thái độ sống tích cực, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội. B. Phương tiện - GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo - HS: Vở ghi, TLTK, sgk... C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành, đọc diễn cảm... D. Tiến trình dạy học 1.Ổn định lớp Lớp Sĩ số HS vắng 11A4 11A5 11A6 2. Kiểm tra bài cũ: Kt vở ghi của hs. Kết hợp kt bài cũ trong giờ học. 3. Bài mới Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm Trước cách mạng tháng Tám , hồn thơ của Xuân diệu hồn nhiên yêu đời, yêu cuộc sống, say mê với cái đẹp, nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian. Nhưng càng yêu say đắm, Xuân Diệu sợ cuộc sống, sợ tình yêu và vẻ đẹp sẽ bỏ mình bay đi mất. Chính vì thế mà trong thơ ông có những thái độ hốt hoảng, lo âu, yêu sống một cách vội vàng cuống quýt, vồ vập. “Vội vàng” tiêu biểu cho trạng thái cảm xúc ấy của Xuân Diệu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Tác giả đã cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao thi nhân có tâm trạng vội vàng,cuống quýt trước sự trôi nhanh chóng của thời gian? Vì sao thi nhân đang vui thì chợt buồn,đang say sưa ngây ngất bỗng đầy băn khoăn? Nếu coi nỗi buồn ,sự day dứt của tác giả cũng là biểu hiện của tìh yêu cuộc sống thì đúng hay sai? Vì sao? -Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc quanh ta được tác giả cảm nhận và diễn tả một cách hấp dẫn như thế nào? Điều ấy thể hiện quan niệm gì của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc? ? Biện pháp nghệ thuật? -Qua bài thơ có thể hình dung cái tôi Xuân Diệu như thế nào? Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong khổ thơ 3?(trên cơ sở này gv hướng dẫn hs nắm bắt nghệ thuật của cả bài 1.Cảm nhận của Xuân Diệu về thời gian Thời gian được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại. Vì thế, mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Xuân Diệu lấy sinh mệnh cá thể làm thước đo thời gian. Thậm chí, lấy quãng đời ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất trong sinh mệnh con người là tuổi trẻ ra để làm thước đo. Và dòng thời gian được nhìn như một chuỗi vô tận của những mất mát chia phôi, cho nên thời gian thấm đẫm hương vị của chia lìa. - Thời gian một đi không trở lại, thời gian luôn trôi chảy, mỗi giây phút trôi qua là mất đi vĩnh viễn . Mùa xuân trôi đi thì cuộc đời con người cũng chấm hết “Xuân.cũng mất” - Mỗi khoảnh khắc trôi qua là sự mất mát chia lìa: “mùi tháng ..biệt”. - Mỗi sự vậ ttrong vũ trụ đang từng giây, từng phút ngậm ngùi , chia li, tiễn biệt: “con gió xinhsắp sửa”. =>Niềm khao khát sống sôi nổi, yêu cuộc đời tha thiết, muốn sống mãi trong tuổi trẻ, trong mùa xuân của cuộc đời. Cách cảm nhận về thời gian như vậy, xét đến cùng là xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời cá thể đều vô cùng quý giá. Nó quý giá chính vì một khi đã mất đi là mất đi vĩnh viễn. Quan niệm ấy khiến cho con người biết quý từng giây phút của đời mình. Và biết làm cho mỗi khoảnh khắc của đời mình cần phải tràn đầy ý nghĩa. Có như thế mới là biết sống. 2.Quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc -Xuân Diệu đã làm sống dậy nét quyến rũ, điệu tình tứ, vẻ kì thú và ngon lành ngay trong những cảnh sắc sự vật thiên nhiên quen thuộc (Của ong bướm cặp môi gần). Đem đến những cảm nhận tinh vi về thời gian, không gian, làm sống dậy vẻ thơ mộng và cả những tình thái tế nhị thật bất ngờ trong thiên nhiên (Mùi tháng năm độ phai tàn sắp sửa). Bao trùm lên tất cả là cái nhìn tình tứ về sự vật. Nhờ đó mà từng cảnh sắc đều tình tứ, mọi cảnh tượng đều tràn ngập xuân tình. Cái nhìn ấy đã quy chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của giai nhân. Từ những hình sắc cụ thể theo lối đặc tả cận cảnh đến toàn thể thiên nhiên rộng lớn theo lối bao quát toàn cảnh thường hiện ra trong đáng nét của giai nhân, tình nhân tràn trề xuân sắc: Tháng giêng ; Hỡi xuân hồng -Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống vừa gần gũi, thân quen, vừa quyến rũ, đầy tình tứ:bướm, hoa lá, yến anh, ánh bình minh rực rỡ. - Cuộc sống tươi đẹp biết bao, đáng yêu biềt bao khi: “mỗi sáng..môi gần” àNhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, đắm say, ngây ngất bằng các biện pháp nghệ thuật: điệp khúc “này đây” và liệt kê, từ láy, nhịp thơ khẩn trương, gấp gáp của câu thơ . =>Thể hiện một quan niệm mới mẻ, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn: về cuộc sống, về tuổi trẻ và hạnh phúc:biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ. 3.Từ những phân tích quan niệm mới về thời gian-tuổi trẻ-hạnh phúc trong toàn bài, có thể hình dung cái tôi Xuân Diệu thật điển hình cho thời thơ mới: -Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế, niềm vui trần thế. -Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế sống cuồng nhiệt tích cực 4. Nghệ thuật: -Hình ảnh thơ tươi mới đầy sức sống. -Dùng những động từ mạnh và tính từ mạnh. -Nhịp điệu thơ dồn dập ,sôi nổi. -Hình ảnh mới mẻ ,độc đáo. Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4. Củng cố: Hệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trọng tâm bài học. 5. Dặn dò: Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới : Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ. Ngày soạn: 20/1/2016 Ngày dạy : Tiết 23. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Củng cố và nâng cao hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ - Vận dụng được thao tác lập luận bác bỏ thích hợp trong bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: Biết cách bác bỏ một ý kiến, quan niệm sai lầm. 3. Tư duy, thái độ: Yêu mến bộ môn. Nghiêm túc trong học tập B. Phương tiện - GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo - HS: Vở ghi, TLTK, sgk... C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành. D. Tiến trình dạy học 1.Ổn định lớp Lớp Sĩ số HS vắng 11A4 11A5 11A6 2. Kiểm tra bài cũ: Kt vở ghi của hs. Kết hợp kt bài cũ trong giờ học. 3. Bài mới Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để phủ nhận những ý kiến, những nhận định sai trái, nhằm bảo vệ những ý kiến, những nhận định đúng đắn. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 3. Hoạt động thực hành + HS:nhắc lại cách bác bỏ một luận điểm, quan niệm, một cách lập luận sai. H đ 1: hướng dẫn giải bài tập. + HS:đọc bt, trao đổi, làm việc cá nhân, hoàn thành các bt 1,2. Các câu hỏi gợi ý Ghec-xen bác bỏ điều gì trong đoạn trích a? Ông bác bỏ như thế nào? Vua Qtrung bác bỏ điều gì trong đoạn trích b? Cách bb ra sao? + GV: theo dõi, hướng dẫn, chỉnh sửa. Quan niệm a về việc học giỏi văn em thấy đúng chưa? Toàn diện chưa? Vì sao? Để bb quan niệm này, ta nên dùng cách nào? ( cần có kt đời sống, có phương pháp làm bài) Quan niệm a về việc học giỏi văn em thấy đúng chưa? Toàn diện chưa? Vì sao? Để bb quan niệm này, ta nên dùng cách nào? ( chỉ mới có phương pháp, chưa có vốn sống và kiến thức) + HS:phát biểu quan niệm của mình về việc học văn, + GV: bổ sung. + HS:làm Bt 3.+ GV: dùng câu hỏi gợi mở cho + HS:phát hiện ý để làm bài. Bài 4: Luận điểm cần bác bỏ: “chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai” + Khuyến khích Hs tranh luận, dùng các luận cứ, lập luận để bác bỏ + ý kiến đó đúng ở chỗ nào? + Sai ở chỗ nào? Bài 1. Đoạn văn a: - Vấn đề bác bỏ: quan niệm sống quẩn quanh, nghèo nàn của những người đã trở thành nô lệ của tiện nghi. - Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và những hình ảnh so sánh sinh động. Đoạn văn b: - Vần đề bác bỏ: thái độ dè dặt,né tránh của những người hiền tài trước một vương triều mới. - Cách bác bỏ: dùng lí lẽ phân tích để nhắc nhở, kêu gọi những người hiền tài ra giúp nước. Bài 2. Quan niệm a: - Vấn đề cần bb: chỉ cần đọc nhiều sách và thuộc nhiều thơ văn thì học giỏi văn.( thiếu kiến thức đời sống) - Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế Quan niệm b: - Vấn đề cần bb: chỉ cần luyệ tư duy,luyện nói, viết thì sẽ họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGIAO AN TU CHON_12404738.doc