Bài 3:Thực hành
ĐIỆN TRỞ -TỤ ĐIỆN – CUỘN CẢM
I.Vấn đề cần giải quyết
- HS : Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
II. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
2. Kĩ năng
- Nhận biết, phân loại một số linh kiện trong hình vẽ.
- Đọc và đo được số liệu kĩ thuật của điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong giờ học.
4. Phẩm chất và năng lực
- Ba phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm.
- Tám năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán và năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
12 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Bài 2, 3: Điện trở - Tụ điện – cuộn cảm & Thực hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 2
Chương 1: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Bài 2: ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN – CUỘN CẢM
I.Vấn đề cần giải quyết
- HS nắm được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
II. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
2. Kĩ năng
- Nhận biết, phân loại một số linh kiện trong hình vẽ.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong giờ học.
4. Phẩm chất và năng lực
- Ba phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm.
- Tám năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán và năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
III. Tiến trình bài dạy
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động nhóm
Hiểu biết của em về điện trở, tụ điện, cuộn cảm
Em hãy vận dụng những hiểu biết của mình về điện trở, tụ điện, cuộn cảm để trao đổi với các bạn trong nhóm theo những gợi sau:
1. Điện trở
-Thế nào là điện trở?
- Công dụng và cấu tạo, phân loại và kí hiệu của điện trở?
- Đơn vị đo điện trở là gì?
2. Tụ điện
- Thế nào là tụ điện?
- Công dụng, cấu tạo, phân loại và kí hiệu của tụ điện?
- Các số liệu kĩ thuật của tụ điện như thế nào?
3. Cuộn cảm
- Thế nào là cuộn cảm?
- Công dụng, cấu tạo, phân loại và kí hiệu của cuộn cảm?
- Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm như thế nào?
(Nếu em chưa biết câu hỏi nào em có thể chưa trả lời)
Thư kí của nhóm ghi tóm tắt các y kiến chuẩn bị của nhóm cho nhóm trưởng lên trình bày
Hoạt động cả lớp
- Đại diện của các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung.
- GV ghi nhận những hiểu biết của các em về điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Điện trở R
- Mục tiêu: Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của Điện trở.
- Phương tiện: Máy chiếu, tranh vẽ, SGK.
- Hình thức tổ chức: Làm việc theo nhóm
- Các kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật công não.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: yêu cầu HS đọc nội dung SGK và trả lời các câu hỏi sau
- Điện trở có công dụng gì? ( kĩ thuật công não)
- Nêu cấu tạo của điện trở? ( kĩ thuật công não)
- Điện trở được phân loại theo những yếu tố nào, kể tên các loại? ( kĩ thuật công não)
- Trong thực tế em đã biết được những loại điện trở nào? ( các HS trong nhóm trao đổi với nhau theo hình thức nhóm và tập hợp kết quả trả lời)
- Kí hiệu thường sử dụng của điện trở? ( các HS trong nhóm trao đổi với nhau theo hình thức nhóm và tập hợp kết quả trả lời)
- Trình bày các số liệu kĩ thuật của điện trở? ( kĩ thuật công não)
GV chia lớp làm 4 nhóm, chia mỗi nhóm 1 bảng phụ, giấy A4, bút dạ, phấn để ghi ý kiến trả lời.
* HS: Bầu nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm hoạt động.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ ( hình thức hoạt động nhóm, kỹ thuật các mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật công não).
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ, tư vấn các nhóm
- HS thảo luận nhóm để tìm ra nội dung trả lời câu hỏi. Lập báo cáo kết quả trả lời các câu hỏi trên
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận( hình thức hoạt động nhóm, kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật thông tin phản hồi).
- HS: Báo cáo kết quả trên bảng phụ sau đó treo kết quả trên bảng để các nhóm quan sát, thảo luận, đánh giá.
Các nhóm còn lại thảo luận và chuẩn bị phương án phản biện.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ, tư vấn các nhóm
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ ( hình thức thuyết trình, phát vấn)
- GV nhận xét thái độ, kết quả làm việc của các nhóm. Nếu có kết luận sai thì kịp thời sửa chữa.
+ Kiểm tra lại sự nắm bắt kiến thức của HS
+ GV chốt lại kiến thức
*Công dụng: được dùng nhiều nhất trong các mạch điện tử, hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch
*Cấu tạo: dùng dây kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lõi sứ để làm điện trở
*Phân loại: dựa vào công suất, trị số, đại lượng vật lý
( hình 2.1 hình dạng một số loại điện trở)
*Kí hiệu: hình 2.2 SGK
*Các số liệu kĩ thuật của điện trở
- Trị số điện trở
- Công suất định mức
Hoạt động 2: Tìm hiểu Tụ điện
- Mục tiêu: Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của Tụ điện.
- Phương tiện: Máy chiếu, tranh vẽ, SGK.
- Hình thức tổ chức: Làm việc theo nhóm
- Các kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật các mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật công não.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: yêu cầu HS đọc nội dung SGK và trả lời các câu hỏi sau
- Tụ điện có công dụng gì? ( kĩ thuật công não)
- Nêu cấu tạo của tụ điện? ( kĩ thuật công não)
- Tụ điện được phân loại theo những yếu tố nào, kể tên các loại? ( kĩ thuật công não)
- Trong thực tế em đã biết được những loại tụ điện nào? ( các HS trong nhóm trao đổi với nhau theo hình thức nhóm và tập hợp kết quả trả lời)
- Kí hiệu thường sử dụng của tụ điện? ( các HS trong nhóm trao đổi với nhau theo hình thức nhóm và tập hợp kết quả trả lời)
- Trình bày các số liệu kĩ thuật của tụ điện? ( kĩ thuật công não)
*GV chia lớp làm 4 nhóm, chia mỗi nhóm 1 bảng phụ, giấy A4, bút dạ, phấn để ghi ý kiến trả lời.
* HS: Bầu nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm hoạt động.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ ( hình thức hoạt động nhóm).
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ, tư vấn các nhóm
- HS thảo luận nhóm để tìm ra nội dung trả lời câu hỏi. Lập báo cáo kết quả trả lời các câu hỏi trên
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận( hình thức hoạt động nhóm, kỹ thuật thông tin phản hồi).
- HS: Báo cáo kết quả trên bảng phụ sau đó treo kết quả trên bảng để các nhóm quan sát, thảo luận, đánh giá.
Các nhóm còn lại thảo luận và chuẩn bị phương án phản biện.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ, tư vấn các nhóm
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ ( hình thức thuyết trình, phát vấn)
- GV nhận xét thái độ, kết quả làm việc của các nhóm. Nếu có kết luận sai thì kịp thời sửa chữa.
+ Kiểm tra lại sự nắm bắt kiến thức của HS
+ GV chốt lại kiến thức
*Công dụng: ngăn cách dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua
*Cấu tạo: Là tập hợp của hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách nhau bởi lớp điện môi
*Phân loại: Căn cứ vào vật liệu làm lớp điện môi giữa hai bản cực để phân loại: tụ xoay, tụ giấy, tụ mica, tụ gốm, tụ nilon, tụ dầu, tụ hóa.
*Kí hiệu ( hình 2.4 SGK)
*Các số liệu kĩ thuật của tụ điện
- Trị số điện dung
- Điện áp định mức
- Dung kháng của tụ điện
Hoạt động 3: Tìm hiểu Cuộn cảm(L)
- Mục tiêu: Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của Cuộn cảm.
- Phương tiện: Máy chiếu, tranh vẽ, SGK.
- Hình thức tổ chức: Làm việc theo nhóm
- Các kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật công não.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: yêu cầu HS đọc nội dung SGK và trả lời các câu hỏi sau
- Cuộn cảm có công dụng gì? ( kĩ thuật công não)
- Nêu cấu tạo của cuộn cảm? ( kĩ thuật công não)
- Cuộn cảm được phân loại theo những yếu tố nào, kể tên các loại? ( kĩ thuật công não)
- Trong thực tế em đã biết được những loại cuộn cảm nào? ( các HS trong nhóm trao đổi với nhau theo hình thức nhóm và tập hợp kết quả trả lời)
- Kí hiệu thường sử dụng của cuộn cảm? ( các HS trong nhóm trao đổi với nhau theo hình thức nhóm và tập hợp kết quả trả lời)
- Trình bày các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm? ( kĩ thuật công não)
*GV chia lớp làm 4 nhóm, chia mỗi nhóm 1 bảng phụ, giấy A4, bút dạ, phấn để ghi ý kiến trả lời.
* HS: Bầu nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm hoạt động.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ ( hình thức hoạt động nhóm, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật công não).
GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ, tư vấn các nhóm
HS thảo luận nhóm để tìm ra nội dung trả lời câu hỏi. Lập báo cáo kết quả trả lời các câu hỏi trên
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận( hình thức hoạt động nhóm, kỹ thuật thông tin phản hồi).
- HS: Báo cáo kết quả trên bảng phụ sau đó treo kết quả trên bảng để các nhóm quan sát, thảo luận, đánh giá.
Các nhóm còn lại thảo luận và chuẩn bị phương án phản biện.
GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ, tư vấn các nhóm
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ ( hình thức thuyết trình, phát vấn)
GV nhận xét thái độ, kết quả làm việc của các nhóm. Nếu có kết luận sai thì kịp thời sửa chữa.
+ Kiểm tra lại sự nắm bắt kiến thức của HS
+ GV chốt lại kiến thức
*Công dụng: Dùng để dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần và khi mắc với tụ điện sẽ hình thành mạch cộng hưởng
*Cấu tạo: dùng dây dẫn điện để quấn thành cuộn cảm
*Phân loại: Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.
*Kí hiệu ( hình 2.7 SGK)
*Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm
- Trị số điện cảm
- Hệ số phẩm chất
- Cảm kháng của cuộn cảm
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
GV chuẩn bị một mạch điện tử
Hoạt động nhóm:
- Các nhóm quan sát mạch điện tử do GV chuẩn bị và trả lời câu hỏi:
+ Nhận dạng điện trở, tụ điện, cuộn cảm trong mạch điện, nêu kí hiệu, số kiệu kĩ thuật và công dụng của điện trở đó?
Hoạt động cả lớp
- Các nhóm báo cáo kết quả đã thảo luận, nhóm còn lại ngồi lắng nghe, bổ sung
- Các nhóm có thể đề xuất những nội dung chưa hiểu rõ đề nghị GV giải đáp
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hoạt động nhóm: Các nhóm trả lời câu hỏi
+ Tại sao cuộn cảm lại chặn được dòng điện cao tần và cho dòng điện một chiều đi qua?
Hoạt động cả lớp
Các nhóm báo cáo kết quả đã thảo luận, nhóm còn lại ngồi lắng nghe, bổ sung
Các nhóm có thể đề xuất những nội dung chưa hiểu rõ đề nghị GV giải đáp
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- GV nhắc lại các kiến thức đã học và yêu cầu HS về nhà đọc trước bài mới
- GV rút kinh nghiệm sau tiết dạy
RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
Tam Điệp ngày tháng năm
Người soạn Ký duyệt
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 2
Bài 3:Thực hành
ĐIỆN TRỞ -TỤ ĐIỆN – CUỘN CẢM
I.Vấn đề cần giải quyết
- HS : Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
II. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
2. Kĩ năng
- Nhận biết, phân loại một số linh kiện trong hình vẽ.
- Đọc và đo được số liệu kĩ thuật của điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong giờ học.
4. Phẩm chất và năng lực
- Ba phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm.
- Tám năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán và năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
III. Tiến trình bài dạy
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động cả lớp
a- GV giới thịêu mục tiêu của bài học:
Trong thời gian 45/ mỗi nhóm hs phải biết nhận dạng, đo và đọc các số liệu kỹ thuật của các linh kiện : điện trở, tụ điện ,cuộn cảm.
b- GV giới thiêu nội dung và qui trình thực hành.
- Bước 1: Quan sát, nhận biết và phân loại các linh kiện.
- Bướ 2: Chọn ra 5 điện trở màu lần lượt lấy ra từng điện trở để đọc trị số và đo bằng đồng hồ sau đó ghi vào bảng 01.
- Bước 3: Chọn ra 3 loại cuộn cảm khác nhau vể vậtt liệu làm lõi và cách quấn dây rồi điện vào bảng 02.
- Bước 4: Chọn ra 1 tụ điện có cực tính và 1 tụ điện không có cực tính để ghi ra các số liệu kĩ thuậtt rồi điện vào bảng 03.
c- Phân chia dụng cụ, vật liệu cho các nhóm hs: Theo nhóm chuẩn bị
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Thực hành Điện trở - Tụ điện – Cuộn cảm
- Mục tiêu:
+ Nhận biết và phân loại được điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
+ Đọc và đo được số liệu kỹ thuật của điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
+ Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn.
- Phương tiện: Máy chiếu, tranh vẽ, SGK.
- Hình thức tổ chức: Làm việc theo nhóm
- Các kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật các mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật công não.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS bỏ lên bàn những linh kiện đã sưu tầm được ở nhà.
+ Giới thiệu những kiến thức liên quan để HS có thể đọc và đo được số liệu kỹ thuật của điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- Đọc số liệu kĩ thuật của điện trở có các vạch màu sau: vàng, đỏ, cam, kim nhũ ( cả lớp thực hiện theo kĩ thuật công não và kĩ thuật phòng tranh)
- Mỗi nhóm sẽ đọc số liệu một điện trở đã thu thập được từ trước, treo kết quả lên cho cả lớp quan sát và nhận xét.( nhóm 1,2,3,4 hoạt động nhóm theo kĩ thuật các mảnh ghép và kĩ thuật phòng tranh)
- Chọn ra một tụ không có cực tính và một tụ có cực tính, sau đó đọc số liệu kĩ thuật rồi ghi lại vào bảng ( nhóm 1,2 hoạt động nhóm theo kĩ thuật các mảnh ghép và kĩ thuật phòng tranh)
- Chọn ra 3 loại cuộn cảm khác nhau về vật liệu làm lõi và cách quấn dây rồi điền vào bảng ( nhóm 3,4 hoạt động nhóm theo kĩ thuật các mảnh ghép và kĩ thuật phòng tranh)
*GV chia lớp làm 4 nhóm, chia mỗi nhóm 1 bảng phụ, giấy A4, bút dạ, phấn để ghi ý kiến trả lời.
* HS: Bầu nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm hoạt động.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ ( hình thức hoạt động nhóm, kỹ thuật các mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật công não).
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ, tư vấn các nhóm
- HS thảo luận nhóm để tìm ra nội dung trả lời câu hỏi. Lập báo cáo kết quả trả lời các câu hỏi trên
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận( hình thức hoạt động nhóm, kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật thông tin phản hồi).
- HS: Báo cáo kết quả trên bảng phụ sau đó treo kết quả trên bảng để các nhóm quan sát, thảo luận, đánh giá.
Các nhóm còn lại thảo luận và chuẩn bị phương án phản biện.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ, tư vấn các nhóm
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ ( hình thức thuyết trình, phát vấn)
- GV nhận xét thái độ, kết quả làm việc của các nhóm. Nếu có kết luận sai thì kịp thời sửa chữa.
+ Kiểm tra lại sự nắm bắt kiến thức của HS
+ GV chốt lại kiến thức
(1) Quy ước về màu để ghi và đọc trị số điện trở
Đen
Nâu
Đỏ
Cam
Vàng
Xanh lục
Xanh lam
Tím
Xám
Trắng
Số 0
Số 1
Số 2
Số 3
Số 4
Số 5
Số 6
Số 7
Số 8
Số 9
Theo quy ước vòng màu thì:
+ Vòng thứ nhất chỉ chữ số thứ nhất.
+ Vòng thứ hai chỉ chữ số thứ hai.
+ Vòng thứ ba chỉ những “ số không” đặt tiếp sau hai chữ số trên.
+ Vòng thứ tư chỉ mức sai số với các màu tương ứng như sau:
Không ghi màu: sai số ± 20%
Ngân nhũ (nhũ bạc): sai số ± 10%
Kim nhũ ( nhũ vàng): sai số ± 5%
Nâu : sai số ± 1%
Đỏ: sai số ± 2%
Xanh lục: sai số ± 0,5%
(2) Cách đọc số liệu kĩ thuật ghi trên tụ điện
+ Điện áp định mức, đơn vị vôn.
+ Trị số điện dung, đơn vị là microfara.
Tụ gốm: VD: 101 đọc là 100 pico fara; 102 đọc là 1000 pico fara.
GV đưa ra một số bài tập để HS thực hành thêm.
Cho thêm một số bài tập để HS đọc trị số của các điện trở màu:
a. Xám, cam, xanh lục, kim nhũ.
b. Trắng, xanh lam, đen, đỏ.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa kiến thức của bài
Phương thức: GV chuẩn bị một mạch chỉnh lưu nửa chu kì và 2 nửa chu kì
- Các nhóm phân tích sơ đồ mạch điện?
- Các nhóm báo cáo kết quả đã thảo luận, nhóm còn lại ngồi lắng nghe, bổ sung
Dự kiến sản phẩm:
Hoạt động nhóm: Các nhóm quan sát 2 mạch điện tử
Các nhóm trình bày, có thể đề xuất những nội dung chưa hiểu rõ đề nghị GV giải đáp
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
- Học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.
RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
Tam Điệp, ngày tháng năm
Người soạn Ký duyệt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cong nghe 12_12478603.docx