Giáo án Công nghệ 12 Bài 22: Hệ thống điện quốc gia

 *Học sinh sử dụng kiến thức về máy phát điện để hiểu được sản xuất điện ở các nhà máy người ta dùng máy phát điện xoay chiều ba pha.

+ Để sản xuất điện tại các nhà máy điện người ta dùng các nguồn năng lượng như: Nước, than đá, khí, hạt nhân, gió, mặt trời. để làm tua pin của máy phát quay và máy phát quay tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha.

GV: Trước đây ngành điện lực quản lý theo 3 miềm: Bắc – Trung – Nam. Hiện nay do Nhà nước quản lý chung và chia ra làm 3 công ty: Công ty truyền tải điện, công ty cao thế, công ty điện lực.

+ Công ty truyền tải điện 1,2,3,4 – chịu trách nhiệm truyền tải điện từ 500kVđến 220kV.

+ Công ty cao thế: Miền bắc, miền trung, miền nam – chịu trách nhiệm truyền tải điện từ 110kV đến 66kV.

+ Công ty điện lực: Chịu trách nhiệm phân phối điện từ 35kV trở xuống.

Gv: Nơi tiêu thụ nguồn điện?

Hs: Trong sản xuất, sinh hoạt, đời sống.

 

docx22 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2064 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Bài 22: Hệ thống điện quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 22: HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA CƠ SỞ XÂY DỰNG BÀI HỌC Bài học xây dựng trên cơ sở bài 22: Hệ thống điện Quốc gia môn công nghệ công nghiệp, tích hợp giữa các môn học: Vật Lý, Địa Lý, Sinh Học, GDCD, Tiếng Anh, Tin học Trong nội dung bài học học sinh cần tìm hiểu: Thế nào là hệ thống điện Quốc gia? Nguồn năng lượng nào tạo ra điện? Nêu tên các nhà máy điện ở nước ta? Nguồn năng lượng nào được sử dụng nhiều nhất? Lưới điện là gì? Gồm những cấp điện áp nào? Thế nào là truyền tải và phân phối điện? Tại sao dùng MBA tăng áp, giảm áp? Hệ thống điện QG có vai trò gì trong sản xuất và đời sống? Tại sao khi trả tiền điện của gia đình hàng tháng có giá khác nhau? II. NỘI DUNG BÀI HỌC Phần khái niệm về HTĐ Quốc Gia + Khái niệm + Nhiệm vụ + Sơ đồ hệ thống điện Quốc gia Sơ đồ lưới điện Quốc gia + Các cấp điện + Sơ đồ lưới điện Quốc gia Vai trò của hệ thống điện Quốc gia III. CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA BÀI HỌC VÀ NHỮNG NĂNG LỰC PHẨM CHẤT CÓ THỂ HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH: 1. Chuẩn kiến thức kỹ năng , thái độ của chuyên đề. a. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm hệ thống điện quốc gia. - Hiểu được sơ đồ lưới điện quốc gia. - Hiểu được vai trò của hệ thống điện quốc gia. trên máy phát điện, máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia. b) Kĩ năng - Vận dụng lí thuyết đã biết về nguồn năng lượng tạo ra năng lượng điện, các nhà máy điện, máy phát điện, truyền tải – phân phối điện, máy biến áp, dây dẫn điện, động cơ điện, dòng diện xoay chiều ... đã học trong vật lý và đại lý để nêu được các vấn đề liên quan đến HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA. - Kĩ năng về sử dụng năng lượng điện tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả trong cuộc sống. - Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế. - Kĩ năng trình bày, thuyết trình. c)Thái độ : - Có khả năng nhận thức đúng về khoa học ứng dụng bài học vào thực tiễn đời sống, sản xuất. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng tiết kiệm năng lượng điện trong cuộc sống nhằm đảm bảo phát triển bền vững. - Giáo dục ý thức tự bảo vệ và ứng phó đối với các trường hợp liên quan đến an toàn điện khi sử dụng. 2. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho hoc sinh - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh hiểu các thuật ngữ như hệ thống điện, lưới điện, máy phát, trạm biến áp, máy biến áp, tải, động cơ 3 pha từ đó học sinh có thể phát huy khả năng thuyết trình, diễn đạt, trình bày một vấn đề trước tập thể. - Năng lực sáng tạo: Thông qua các kiến thức đã học về Hệ thống điện Quốc Gia học sinh có thể phát triển tư duy sáng tạo để tạo ra điện năng từ các nguồn năng lượng mới nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường. - Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh có thể phân tích so sánh ưu - nhược điểm giữa các cách sử dụng các dạng năng lượng tạo ra năng lượng điện. Phân biệt giữa truyền tải và hân phối, giữa máy biến áp tăng áp với máy biến áp giảm áp. - Năng lực hợp tác: Rèn luyện cho học sinh khả năng và năng lực hợp tác cùng các bạn và thày cô trong quá trình học tập. IV. CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CỦA CÂU HỎI, BÀI TẬP DÙNG TRONG DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Nội dung Các mức độ cần đạt Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao 1.Khái niệm về hệ thống điện QG - Nêu được khái niệm về HTĐQG - Hiểu được khái niệm hệ thống điện Quốc gia - Đọc được sơ đồ hệ thống điện QG - Hiểu được các nguồn năng lượng tạo ra điện, các nhà máy điện 2.Sơ đồ lưới điện QG - Vẽ được sơ đồ lưới điện -Hiểu được sơ đồ lưới điện - Đọc được sơ đồ lưới điện QG -Hiểu được thế nào là truyền tải, phân phối điện, tại sao phải dùng MBA tăng áp, MBA giảm áp 3. Vai trò của hệ thống điện QG - Trình bày vai trò của HTĐQG - Hiểu được vai trò của hệ thống điện - Hiểu được giá bán điện cho từng đối tượng sử dụng điện - Giải thích được đối tượng ưu tiên khi cấp điện, các cấp độ an toàn của lưới điện NỘI DUNG MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Nhận biết / biết Thông hiểu / hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Hoạt động 1: Khái niệm hệ thống điện Quốc gia Câu I1 Câu I2 Câu I3 Câu I4 Hoạt động 2: Sơ đồ lưới điện Quốc gia Câu II1 Câu II2 Câu II3 Hoạt động 3: Vai trò của hệ thống điện Quốc gia Câu III1 Câu III2 Câu III3 V. CÂU HỎI, BÀI TẬP DÙNG TRONG DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ I1: Thế nào là hệ thống điện Quốc gia Bao gồm nguồn điện lưới điện và hộ tiêu thụ điện trên toàn quốc Bao gồm lưới điện, hộ tiêu thụ điện Bao gồm nguồn điện, hộ tiêu thụ điện Cả 3 phương án trên. I2: Nguồn điện lấy là nguồn năng lượng nào? Nhiệt năng, cơ năng, quang năng Cơ năng, hóa năng, quang năng và một số nguồn năng lượng khác. Quang năng, than đá, gió. Mặt trời, năng lượng sinh học I3: Đâu là hộ tiêu thụ điện trên toàn Quốc Các hộ kinh doanh, hộ gia đình, nhà máy, xí nghiệp. Hộ gia đình, nhà máy, xí nghiệp. Các hộ kinh doanh, hộ gia đình, nhà máy Các hộ kinh doanh, hộ gia đình, nhà máy, xí nghiệp và các đối tượng sử dụng điện khác I4: Hiện tại nước ta nhà máy điện nào có tổng công suất điện lớn nhất? Thủy điện B. Nhiệt điện C. Điện nguyên tử D. Phong điện II1: Sơ đồ hệ thống điện quốc gia bao gồm? Nhà máy phát điện, trạm biến áp, đường dây điện. Đường dây điện, nhà máy phát điện Hộ tiêu thụ, đường dây điện, trạm điện, nhà máy phát điện. Hộ tiêu thụ, đường dây điện, nhà máy phát điện. II2: Biện pháp hợp lý tiết kiệm điện năng? Không sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện. Không đun nấu bằng bếp điện. Chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện có công suất nhỏ trong thời gian tối thiểu cần thiết. Chỉ đun nóng bằng điện và sử dụng các thiết bị nung nóng khác như bàn là, máy sấy tóc trong thời gian tối thiểu cần thiết. II3: Khi truyền tải điện đi xa để giảm tổn hao năng lượng điện ta chọn cách nào hợp lý nhất? Tăng tiết diện dây dẫn điện trên đường dây truyền tải Dùng máy biến áp tăng điện áp trước khi đưa lên đường dây truyền tải Dùng dây siêu dẫn để truyền tải D. Phương án khác III1: Vai trò của hệ thống điện Quốc Gia Cung cấp điện an toàn cho các ngành nghề, lĩnh vực. Cung cấp điện kinh tế, hiệu quả cho các ngành nghề, lĩnh vực. Cung cấp điện an toàn, hiệu quả cho các ngành nghề, lĩnh vực. Cung cấp điện an toàn, kinh tế, ổn định hiệu quả cho các ngành nghề, lĩnh vực. III2: Những đối tượng được ưu tiên số 1 khi cung cấp điện? Văn phòng chính phủ, nhà họp Quốc hội, nhà máy bộ quốc phòng, bệnh viện 108. Trường học, khu dân cư, trạm xá. Phòng họp cấp huyện – xã - phường, bệnh viện đa khoa Phú Bình. Nhà máy kim loại màu Điềm thụy. III3: Biện pháp hợp lý tiết kiệm điện năng? Không sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện. Không đun nấu bằng bếp điện. Chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện có công suất nhỏ trong thời gian tối thiểu cần thiết. Chỉ đun nóng bằng điện và sử dụng các thiết bị nung nóng khác như bàn là, máy sấy tóc trong thời gian tối thiểu cần thiết. ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÂU I1 I2 I3 II1 II2 II3 III1 III2 III3 ĐÁP ÁN A B C C D C D A D VI.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI HỌC Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a, Chuẩn bị của giáo viên: - Chuẩn bị một số thiết bị: Hình ảnh về các nhà máy điện, máy phát điện, đường dây điện, trạm biến áp. - Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng soạn giảng bằng chương trình word. b, Chuẩn bị của học sinh: - Nghiên cứu kĩ nội dung bài học - Ôn lại kiến thức về máy phát điện, máy biến áp, mạch điện xoay chiều - Ôn lại kiến thức về nguồn năng lượng điện, nhà máy điện. - Chuẩn bị bài trình bày của từng nhóm theo nội dung được yêu cầu. + Nhóm 1: Nguồn năng lượng điện từ nước (cơ năng), nhà máy thủy điện, điện thủy triều tương ứng. + Nhóm 2: Nguồn năng lượng điện từ than đá, khí (nhiệt năng), nhà máy nhiệt điện tương ứng. + Nhóm 3: Nguồn năng lượng điện từ phản ứng hạt nhân (nhiệt năng), nhà máy điện nguyên tử tương ứng. + Nhóm 4: Nguồn năng lượng điện từ các nguồn khác (gió, mặt trời, sinh học), nhà máy (phong điện, điện mặt trời) tương ứng. 2. Tiến trình dạy học theo chuyên đề a. Hoạt động khởi động + Ổn định lớp – kiểm tra sỹ số: + Kiểm tra bài cũ: + Đặt vấn đề: Cho học sinh quan sát một số hình ảnh và yêu cầu học sinh nêu nhận xét về hình ảnh vừa quan sát. Đây là hình ảnh liên quan đến vấn đề nào hiện nay? Hình ảnh 1,2,3,4? Chúng ta đề cập vấn đề nào liên quan đến bài học hôm nay? Tại sao chúng ta lại tổ chức GIỜ TRÁI ĐẤT hàng năm? Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi Giáo viên nhận xét và đưa đáp án. Ra đời từ năm 2007 tại Sydney, Giờ trái đất đang trở thành chiến dịch toàn cầu với sự tham gia của hơn 150 quốc gia trên toàn thế giới với mục đích chung tay giải quyết những vấn đề liên quan đến năng lượng, biến đổi khí hậu và giáo dục người dân ý thức tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường. Biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất, cạn kiệt nguồn năng lượng là bài toán toàn cầu. Giờ trái đất được tổ chức vào tối thứ 7 tuần cuối cùng của tháng 3 hàng năm. “Giờ Trái đất không phải chỉ dừng lại ở hành động tắt đèn, mà đây là chiến dịch trong đó tất cả mọi người trên thế giới cùng nhau đoàn kết và thể hiện họ có thể làm gì trong suốt cả năm để bảo vệ hành tinh để chống biến đổi khí hậu và sự nóng lên của toàn cầu”. Bài học hôm nay chúng ta cùng đi nghiên cứu một phần nguồn gốc của sự nóng lên của toàn cầu chính là nguồn điện và bài học liên quan đó là HỆ THÔNG ĐIỆN QUỐC GIA nhưng không thể thiếu được trong sản xuất, sinh hoạt và đời sống. Đặc biệt một số vấn đề liên quan đến “hệ thống điện quốc gia” như: Khái niệm, nhiệm vụ, vai trò của HTĐQG trong đời sống và sản xuất. b. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hệ thống điện quốc gia Gv: Đưa ra khái niệm về hệ thống điện quốc gia và phân tích Hs: Ghi nhận kiến thức GV: HTĐ Quốc gia do nhà nước quản lý và phân cấp theo quy định: Cấp Quốc gia, cấp tỉnh - Tp, cấp huyện , xã – phường - thị trấn, xóm – làng – tổ dân phố. Do các công ty điện chịu trách nhiệm chính (công ty truyền tải điện, công ty cao thế miền bắc, công ty điện lực). * Học sinh chuẩn bị và trình bày bằng powerpoint về: Nguồn điện (năng lượng tạo ra điện năng - gió, nước, than đá, khí, khí hóa dầu, hạt nhân, năng lượng mặt trời...); nhà máy điện: nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, phong điện, địa nhiệt, điện mặt trời... theo sự phân công trước. + Nhóm 1: Nguồn năng lượng điện từ nước (cơ năng), nhà máy thủy điện, điện thủy triều tương ứng. + Nhóm 2: Nguồn năng lượng điện từ than đá, khí (nhiệt năng), nhà máy nhiệt điện tương ứng. + Nhóm 3: Nguồn năng lượng điện từ phản ứng hạt nhân (nhiệt năng), nhà máy điện nguyên tử tương ứng. + Nhóm 4: Nguồn năng lượng điện từ các nguồn khác, nhà máy điện tương ứng. HS: Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau để hoàn thiện nội dung bài học. Gv: Kết luận nội dung hs vừa trình bày. + Nhà máy thủy điện – năng lượng nước: Sơn La, Hòa Bình, IALY, Trị An, vũng áng. + Nhà máy nhiệt điện – năng lượng than đá, khí, khí hóa dầu: Cao ngạn, Phả lại, Nghi sơn, Uông bí, khí điện đạm Cà mau, Phú mỹ + Nhà máy điện nguyên tử - phản ứng hạt nhân: Đà lạt (nhà máy từ thời Pháp); Ninh thuận (đang dừng dự án)... Phát triển nhất ở Nhật bản. + Nhà máy phong điện, thủy triều, mặt trời – năng lượng gió, Phong điện - Phát triển nhất ở Hà Lan, ở chúng ta có nhà máy phong điện Bạc liêu. Gv: Vậy hệ thống điện Quốc gia có nhiệm vụ gì? Hs: Để sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện năng GV: Để sản xuất điện trong nhà máy điện ta cần dùng thiết bị nào? HS: Dùng máy phát điện xoay chiều 3 pha. *Học sinh sử dụng kiến thức về máy phát điện để hiểu được sản xuất điện ở các nhà máy người ta dùng máy phát điện xoay chiều ba pha. + Để sản xuất điện tại các nhà máy điện người ta dùng các nguồn năng lượng như: Nước, than đá, khí, hạt nhân, gió, mặt trời... để làm tua pin của máy phát quay và máy phát quay tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha. GV: Trước đây ngành điện lực quản lý theo 3 miềm: Bắc – Trung – Nam. Hiện nay do Nhà nước quản lý chung và chia ra làm 3 công ty: Công ty truyền tải điện, công ty cao thế, công ty điện lực. + Công ty truyền tải điện 1,2,3,4 – chịu trách nhiệm truyền tải điện từ 500kVđến 220kV. + Công ty cao thế: Miền bắc, miền trung, miền nam – chịu trách nhiệm truyền tải điện từ 110kV đến 66kV. + Công ty điện lực: Chịu trách nhiệm phân phối điện từ 35kV trở xuống. Gv: Nơi tiêu thụ nguồn điện? Hs: Trong sản xuất, sinh hoạt, đời sống... * Gv: Đưa ra các hình ảnh minh chứng cho phần kiến thức đã nghiên cứu bằng powerpoint Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ lưới điện quốc gia Gv: Để hiểu rõ hơn về hệ thống điện Quốc gia ta đi nghiên cứu sơ đồ hệ thống điện. *Học sinh sử dụng kiến thức máy biến áp đã học để giải thích sơ đồ về hệ thống điện. - Gv chia học sinh làm 4 nhóm: - Nhiệm vụ các nhóm là: Giải thích các ký hiệu trên sơ đồ H22.1 và dán lên phiếu học tập (giấy A1 treo trên bảng) sau đó đại diện nhóm lên trình bày + Nhóm 1: Các nhà máy điện 1,7 + Nhóm 2: Các trạm biến áp 2,4,6,9 + Nhóm 3: Các đường dây 3,5,8 + Nhóm 4: Tải tiêu thụ 10 - Gọi hs các nhóm nhận xét các số liệu được các nhóm dán lên giấy A1 treo trên bảng: - Gv: Kết luận về các nội dung sơ đồ lưới điện và đưa ra sơ đồ chung cho nội dung kiến thức. + Nhà máy điện: số 1 - 22kV, số 7 - 10,5kV + Trạm biến áp: 2 - tăng áp 22kV lên 220kV; 4 - biến áp 3 cấp 220/10,5/110kV, 10,5kV; 6 - tăng áp 10,5kV lên 110kV; 9 - giảm áp 10,5kV xuống 0,4kV. + Đường dây: 3 - 220kV; 5 - 110kV; 8 - 10,5kV + Tải tiêu thụ: 10 (các thiết bị điện tử, thiết bị điện GV tổng hợp nội dung kiến thức bằng sơ đồ trên powerpoint Hs: Máy biến áp tăng áp, MBA giảm áp. Gv: Làm thế nào để tăng và giảm điện áp trong máy biến áp? Hs: + Muốn giảm điện áp ta: Giảm số vòng dây quấn cuộn thứ cấp hoặc tăng số vòng dây quấn quận sơ cấp của máy biến áp. + Muốn tăng điện áp ta: Tăng số vòng dây quấn cuộn thứ cấp hoặc giảm số vòng dây quấn quận sơ cấp của máy biến áp. * Học sinh tính toán tăng hoặc giảm điện áp cho phù hợp với lưới điện sử dụng từ công thức: U1U2 = N1N2 + Ta có: U2= U1N2N1 + Muốn tăng hoặc giảm điện áp theo yêu cầu ta thay đổi số vòng dây cuộn sơ cấp hoặc thứ cấp tương ứng. GV: Khi truyền tải điện đi xa người ta thường chọn biện pháp nào để giảm tổn hao năng lượng điện trong quá trình truyền tải nhằm tiết kiệm năng lượng điện? Hs: Tăng tiết diện dây dẫn, dùng dây siêu dẫn, tăng điện áp, tăng tiết diện, giảm chiều dài dây dẫn... GV: Người ta thường chọn cách nào? Vì sao? HS: Chọn tăng điện áp vì: Ta biết khi truyền tải điện năng có công suất hao phí trên quá trình truyền tải: + Công thức: ∆Php=P2RU2 + Nếu U càng nhỏ ∆Php càng cao. + Để giảm hao phí ∆Php thì người ta chọn cách tăng U lên. Tuy nhiên không tăng U quá cao vì rễ gây ra hiện tượng phóng điện và nhiễm điện, gây ảnh hưởng đến cuộc sống – sản xuất – sinh hoạt. Gv: Đưa ra sơ đồ lưới điện Quốc gia, yêu cầu hs đọc sơ đồ sgk và giải thích các ký hiệu trên sơ đồ, gọi 1 hs lên giải thích. Hs: + Máy biến áp hạ áp (hạ từ 66kV xuống 22kV; từ 22kV xuống 6kV; từ 22kV xuống 0,4kV). + Đường dây cao áp 66kV. + Đường dây hạ áp: 22kV, 6kV, 0,4kV GV tổng hợp nội dung kiến thức bằng sơ đồ trên powerpoint Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của hệ thống điện Quốc gia GV: Từ những kiến thức đã học trong phần I,II em hãy nêu vai trò của HTĐ Quốc gia? Hs: + Sản xuất điện năng. + Truyền tải tới các vùng miền. + Phân phối điện hợp lý theo nhu cầu sản xuất, sinh hoạt. Gv: Theo em tại sao khi thiếu điện thì điện sinh hoạt sẽ bị cắt đầu tiên? Hs: Vì điện sinh hoạt là đơn vị ưu tiên cuối cùng. Gv: Đơn vị nào sẽ được ưu tiên cấp điện số 1? + Ưu tiên loại 1(nhà quốc hội,các tòa nhà chính phủ, quân khu, bệnh viện loại 1, nhà máy bộ quốc phòng...). Ưu tiên loại 2,3: Bệnh viện loại 2, 3; nhà máy loại 2,3; Ưu tiên cuối cùng: Điện sinh hoạt. Gv: Ngoài ra hệ thống điện quốc gia còn có vai trò gì? Hs: Cung cấp điện an toàn, kinh tế, ổn định, độ tin cậy cao. GV: Chất lượng điện năng tốt thể hiện ở: + Tần số cho phép sai số -1% , +1% + Điệp áp cho phép sai số (-5% đến + 5%). Gv: Cung cấp điện an toàn thể hiện ở những điều gì? *HS sử dụng kiến thức về điều kiện đặt nhà máy điện và một số kiến thức an toàn, tiết kiệm khi truyền tải, phân phối và sử dụng điện để giải thích một phần về an toàn, tiết kiệm điện. HS: Nơi đặt nhà máy điện phải cách xa khu dân cư, trạm điện có hàng rào bảo vệ hoặc trên cao, đường dây truyền tải phải cách xa khu dân cư và đủ chiều cao, khoảng cách các dây theo quy định. Đường dây phân phối trên cao (nếu qua nhà dân phải đi dây bọc)... khi xả lũ của nhà máy thủy điện phải báo trước theo quy định của ngành. Gv: + Chiều cao an toàn đường dây truyền tải quy định: 4m với lưới điện 220kV; 6m đối với lưới điện 500kV. + Khoảng cách dây truyền tải: 6m đường dây 220kV; 7m đối với đường dây 500kV. Gv: Tính kinh tế, tiết kiết kiệm? HS: Giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên cho xuất khẩu và sản xuất, giảm sự cố về điện, giảm chi tiêu cho gia đình, tăng tuổi thọ cho các thiết bị điện. Giáo viên cho hs quan sát lược đồ tư duy về sử dụng điện trên powerpoint *LIÊN HỆ: Vì sự quan trọng của điện năng trong đời sống và sản xuất, chúng ta đang tìm mọi cách để tạo ra điện. Thủy điện gây ra nhiều rủi do (do xả nước mùa lũ, vỡ đê chắn, thay đổi dòng chảy của sông...). Nhà máy nhiệt điện và điạ nhiệt dùng nhiên liệu hóa thạch (nhiên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt nếu cứ sử dụng với tốc độ hiện nay). Hiện nay một số nước lấy điện hạt nhân là một giải pháp, nhưng với mức độ an toàn và bản chất của quá trình không thuận nghịch của phản ứng hạt nhân không cho ta kết quả như mong đợi (có nhiều rủi do, ví dụ: rò điện hạt nhân ở nhật Bản do sóng thần... Nhà nước chúng ta đã dừng dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận). Chính vì điều đó mà chúng ta cần sử dụng tiết kiệm năng lượng điện như: Than đá, khí hóa dầu... và tìm nguồn năng lượng thay thế khác tạo ra điện như “năng lượng mặt trời”, năng lượng sinh họcVấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi sự chung tay góp sức cùng giải quyết của mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. Ô nhiễm ánh sáng đang là nguy cơ đối với cuộc sống hiện đại. Chính vì vậy nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm điện và các nguồn năng lượng khác là trách nhiệm của mọi người. Hàng năm vẫn có “giờ trái đất” để chúng ta nhắc nhau tiết kiệm năng lượng điện và giảm sự nóng lên của trái đất. Các chính sách của nhà nước ta hiện nay về vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý,tiết kiệm tài nguyên cũng đã được ban hành cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này. . Đặc biệt trong quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn về điện rất thương tâm... chính vì điều đó mà ngành điện có riêng một ban gọi là “Ban an toàn điện”, chúng ta sử dụng điện hàng ngày cũng phải tuân theo nguyên tắc đó để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình, những người xung quanh và cả vật nuôi. c. Hoạt động luyện tập: - Trả lời các câu hỏi sgk và một số câu hỏi sau: Câu 1: Mạng điện trong nhà máy, xí nghiệp, trong khu dân cư thuộc lưới điện phân phối hay truyền tải? Vì sao? + Lưới điện phân phối. + Vì các tải tiêu thụ điện trong nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư là tải có điện áp thấp hơn 35kv (thường là 220V, 380V, 500V, 2000V...). Câu 2: Vì sao cần có hệ thống điện quốc gia? Vai trò: + Sản xuất, truyền tải, phân phối điện cho các ngành nghề, lĩnh vực. + Đảm bảo độ tin cậy cao, chất lượng tốt, an toàn và kinh tế. Câu 3: Sơ đồ hệ thống điện quốc gia bao gồm? Nhà máy phát điện, trạm biến áp, đường dây điện Đường dây điện, nhà máy phát điện Hộ tiêu thụ, đường dây điện, trạm điện, nhà máy phát điện Cả 3 đáp án trên Đáp án: C Câu 4: Khi truyền tải điện đi xa để giảm tổn hao năng lượng điện ta chọn cách nào hợp lý nhất? Tăng tiết diện dây dẫn điện trên đường dây truyền tải Dùng máy biến áp tăng điện áp trước khi đưa lên đường dây truyền tải Dùng dây siêu dẫn để truyền tải Phương án khác Đáp án: B Câu 5: Những đối tượng được ưu tiên số 1 khi cung cấp điện? Văn phòng chính phủ, nhà họp Quốc hội, nhà máy bộ quốc phòng, bệnh viện 108. Trường học, khu dân cư, trạm xá. Phòng họp cấp huyện – xã - phường, bệnh viện đa khoa Phú Bình. Nhà máy kim loại màu Điềm thụy. Đáp án: A Câu 6: Tai nạn về điện xảy ra khi? Vô ý chạm trực tiếp tay vào vật mang điện. Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện. Đến quá gần đường dây bị đứt trạm mặt đất. Cả 3 ý trên Đáp án: D Câu7: Thiết bị nào trong lớp học 12A1 có tác dụng bảo vệ mạch điện khi có sự cố về điện? Cầu dao B.Công tắc C. Áptomat D. Hộp điều khiển quạt Đáp án: C Câu 8: Các thiết bị dùng điện gây hiện tượng gì ảnh hưởng đến đời sống? A. Nhiễm khuẩn B. Nhiễm từ C. Nhiễm độc D. Nhiễm hóa chất Đáp án: B Câu 9: Biện pháp hợp lý tiết kiệm điện năng? Không sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện. Không đun nấu bằng bếp điện. Chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện có công suất nhỏ trong thời gian tối thiểu cần thiết. Chỉ đun nóng bằng điện và sử dụng các thiết bị nung nóng khác như bàn là, máy sấy tóc trong thời gian tối thiểu cần thiết. Đáp án: D Câu 10: Hiện tại nước ta nhà máy điện nào có tổng công suất điện lớn nhất? Thủy điện B. Nhiệt điện C. Điện nguyên tử D. Phong điện Đáp án: B d. Hoạt động vận dụng: - CH1: Nhà nước bán điện cho các nơi tiêu thụ giá có giống nhau không? TL: Không, tùy thuộc vào đặc điểm của nơi tiêu thụ điện (điện bán buôn, bán lẻ; điện sinh hoạt, khu dân cư, khối hành chính - sự nghiệp, dịch vụ - thương mại, sản xuất; giờ thấp điểm, giờ cao điểm...) giá sẽ khác nhau (cho hs quan sát về biểu giá điện thực tế). Bảng giá bán điện (phụ lục riêng).  CH2: Quy hoạch nhà máy điện trên cả nước hiện nay thì nhà máy điện nào chiếm ưu thế? Trả lời: Nhà máy nhiệt điện . Cho học sinh quan sát bảng quy hoạch các nhà máy điện giai đoạn 2011 – 2030. Bảng quy hoạch xây dựng các nhà máy điện (phụ lục riêng).   e. Hoạt động tìm tòi mở rộng Câu hỏi thực tế: + CH1: Đường dây truyền tải điện dài nhất ở nước ta hiện nay? HS: Đường dây 500kV Bắc – Nam, dài 1870km. + CH3: Trạm điện huyện – thành phố - phường (tùy theo trường) lấy nguồn điện phân phối 35kV từ đâu?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai_12478761.docx
Tài liệu liên quan