Giáo án Địa lý 10 Bài 37 - Tiết 45: Địa lí các ngành giao thông vận tải (tiết 1)

IV. ĐƯỜNG SÔNG, HỒ.

1. Ưu điểm

Rẻ, thích hợp với việc chuyên chở các hàng hóa nặng, cồng kềnh, không cần nhanh.

2. Nhược điểm

+ Tốc độ chậm.

+ Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: tuyến sông, thời tiết, thủy chế.

3. Tình hình phát triển

+ Nhiều sông ngòi được cải tạo, xây dựng kênh đào nối các sông với nhau.

+ Tốc độ các tàu vận tải trên sông hồ tăng, đạt 100km/h.

+ Phương tiện vận tải đa dạng.

4. Phân bố

- Phát triển mạnh ở Hoa kỳ, Canada, LB Nga.

 

docx5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 Bài 37 - Tiết 45: Địa lí các ngành giao thông vận tải (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 37-TIẾT 45: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI (tiết 1) Ngày soạn:31/03/2018 Ngày giảng: 02/04/2018, Lớp dạy: 10A12. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: -Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải ngành đường sông, hồ, đường biển, đường hang không. - Trình bày được các ưu, nhược điểm của từng ngành giao thông vận tải. 2. Kĩ năng: - Xác định được trên bản đồ một số tuyến giao thông quan trọng, vị trí một số đầu mối giao thông vận tải quốc tế. - Biết giải thích các nguyên nhân phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. - Tích hợp: Phân tích được sự phát triển của ngành GTVT làm thay đổi cảnh quan, gây ô nhiễm MT 3. Thái độ: - Có ý thức học tập tốt. - Có ý thức trong việc tiết kiệm nhiên liệu cũng như ảnh hưởng của khí thải đối với môi trường. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Phát triển năng lực lắng nghe, tư duy, kỹ năng thuyết trình. - Năng lực riêng: Phát triển kỹ năng sử dụng bản đồ. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÊN LỚP. Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, gợi mở, hoạt động nhóm. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án,SGK,SGV. - Bản đồ giao thông trên thế giới. - Bản đồ giao thông Việt Nam. - Phiếu học tập. - Hình ảnh về các loại hình vận tải. 2.Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa,vở ghi IV.Tiến trình trên lớp. 1. Ổn định lớp (1’). Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ (3’).  Nêu ưu, nhược điểm của ngành giao thông vận tải đường sắt. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành vận tải đường Sông, Hồ (15’) - Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở. - Hình thức: Cả lớp. Bước 1: GV cho HS nghiên cứu mục VI SGK và hiểu biết bản thân hãy: - Nêu các ưu, nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố ngành vận tải đường Sông, Hồ. Bước 2: HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. Bước 3: GV nhận xét, rút kết luận. IV. ĐƯỜNG SÔNG, HỒ. 1. Ưu điểm Rẻ, thích hợp với việc chuyên chở các hàng hóa nặng, cồng kềnh, không cần nhanh. 2. Nhược điểm + Tốc độ chậm. + Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: tuyến sông, thời tiết, thủy chế... 3. Tình hình phát triển + Nhiều sông ngòi được cải tạo, xây dựng kênh đào nối các sông với nhau. + Tốc độ các tàu vận tải trên sông hồ tăng, đạt 100km/h. + Phương tiện vận tải đa dạng. 4. Phân bố - Phát triển mạnh ở Hoa kỳ, Canada, LB Nga. - Ở châu Âu hai đường sông quan trọng nhất là sông Rainơ và sông Ða - nuyp. Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành vận tải đường biển và đường hàng không. (22’) - Phương pháp: Thảo luận nhóm. - Hình thức: Nhóm. Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1, 3 tìm hiểu về ngành vận tải đường biển. + Nhóm 2, 4 Tìm hiểu về ngành vận tải đường hàng không. (Thời gian thảo luận 8’) Bước 2: Các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập theo mẫu: Bước 3: Các nhóm lần lượt lên trình bày các vấn đề đã thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung. Bước 4: GV nhận xét chuẩn kiến thức GV hỏi thêm: * Đường biển - Tại sao phần lớn các hải các hải cảng lớn trên thế giới lại phân bố chủ yếu ở hai bờ Đại Tây Dương?. - Tại sao việc chở dầu bằng các tàu chở dầu lớn luôn luôn đe dọa gây ô nhiễm môi trường biển và đại dương, nhất là các nước gần biển? - Kể tên một số cảng biển lớn ở Việt Nam. * Đường hàng không - Kể tên một số sân bay quốc tế ở Việt Nam? V. ĐƯỜNG BIỂN. VI. ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG. (Phụ lục) Tiêu chí Đường biển Đường hàng không Ưu điểm Nhược điểm Tình hình phát triển Phân bố 4. Hoạt động củng cố.(5’). Sắp xếp các ý cở cột A với cột B sao cho hợp lí. A. Các ngành giao thông vận tải B. Ưu và nhược điểm Đường sắt Đường ống Đường ô tô Tốc độ nhanh, ổn định Vận chuyển được những hàng hóa nặng, cồng kềnh Tốc độ rất nhanh, thích nghi được nhiều dạng địa hình. Phối hợp được với nhiều phương tiện khác. Hàng hóa vận chuyển bị giới hạn Gây ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông. Tính cơ động thấp, chi phí xây dựng lớn. Rẻ, ít ô nhiễm 5. Hoạt động nối tiếp. Nhắc nhở học sinh về nhà học bài, trả lời các câu hỏi sau bài học Sgk. Chuẩn bị bài thực hành. PHỤ LỤC. Đặc điểm Đường biển Đường hàng không Ưu điểm. - Vận tải đường biển đảm nhận chủ yếu việc giao thông vận tải trên các tuyến đường quốc tế (vận tải viễn dương) - Ðảm nhận 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới. - Giá thành rẻ. - Tốc độ vận chuyển nhanh, đảm bảo mối giao lưu quốc tế. - Vận tải bằng đường hàng không là một loại hình vận tải rất trẻ, phát triển với tốc độ nhanh, sử dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học . Nhược điểm. - Sản phẩm chủ yếu là dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ à ô nhiễm môi trường biển. - Chi phí xây dựng cảng lớn - Chỉ chở người là chủ yếu - Cước phí cao, vốn đầu tư lớn. - Gây ô nhiễm môi trường. Tình hình phát triển. - Các đội tàu buôn tăng. - Các kênh biển được đào à rút ngắn khoảng cách vận tải trên biển như kênh Xuy-ê, kênh Panama, kênh Ki-en - Phát triển mạnh các cảng container để chở khối lượng hàng hóa nhiều hơn. - Trên thế giới có khoảng 5000 sân bay dân dụng đang hoạt động. Phần lớn số sân bay quốc tế nằm ở Hoa Kì và Châu Âu. Phân bố. - Chừng 2/3 số hải cảng nằm ở hai bên bờ Ðại Tây Dương nối hai trung tâm kinh tế lớn của thế giới là Bắc Mĩ và Tây Âu. - Cảng lớn nhất Rôtecđam (Hà Lan) Macxây (Pháp) Niu Iooc và philađenphia ở Hoa Kì. - Các nước có đội tàu buôn lớn : Nhật Bản, Libêria, Panama. - Các cường quốc hàng không trên thế giới: Hoa Kì, Anh, Pháp, Liên Bang Nga - Các tuyến hàng không sầm uất nhất : + Các tuyến xuyên Đại Tây Dương. + Các tuyến nối Hoa Kì với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. GV hướng dẫn Người soạn Dương Thị Thu Thủy Tẩn Văn Mạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 37 Dia li cac nganh giao thong van tai_12322450.docx
Tài liệu liên quan