Giáo án Địa lý 11 - Chuyên đề: Trung Quốc

4. Tiến trình hoạt động

GV: Chia nhóm: 6 nhóm. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

- Nhóm 1: Dựa vào nội dung mục I -1 trang 92 SGK hãy cho biết chiến lược phát triển công nghiệp của TQ

- Nhóm 2: Dựa vào nội dung mục I -1 trang 92 SGK hãy cho biết thành tựu đạt được trong công nghiệp

- Nhóm 3: Dựa vào H10.8/93 SGK hãy cho biết sự phân bố các trung tâm công nghiệp và giải thích

- Nhóm 4: Dựa vào nội dung mục I -2 tr/ 95SGK hãy cho biết chiến lược phát triển nông nghiệp của TQ

- Nhóm 5: Dựa vào nội dung mục I -2 tr/ 95SGK hãy cho biết thành tựu đạt được của nông nghiệp TQ

- Nhóm 6: Dựa vào h10.9/ 94SGK hãy cho biết sự phân bố các sp NN

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV; trao đổi nhóm thống nhất kết quả làm việc của nhóm mình.

Bước 3. các báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Đánh giá, GV tạo điều kiện để HS các nhóm tự đánh giá lẫn nhau; sau đó GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

 

doc12 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 - Chuyên đề: Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: Tiết: CHUYÊN ĐỀ: TRUNG QUỐC Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, nội dung của sách giáo khoa của môn học và những ứng dụng kĩ thuật, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn, tổ/nhóm chuyên môn xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số tiết hiện hành (tiết 24,25,26) theo tiến độ chương trình), từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một bài học trong môn học. Với bốn nội dung việc tích hợp thành một vấn đề dạy học được cho là hợp lí hơn, vì đặc điểm tự nhiên, dân cư là nền tảng cần thiết cho phát triển kinh tế và phân hóa lãnh thổ sản xuất. Dựa trên các căn cứ trên ta xác định vấn đề cần giải quyết là TRUNG QUỐC , nội dung vấn đề này được xây dựng thành bài học và thực hiện trong 3 tiết và dành cho HS lớp 11. I. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, năng lực 1.Kiến thức: Tiết 1: - Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của TQ - trình bày được đặc điểm tự nhiên, TNTN, phân tích những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - phân tích được đặc điểm dân cư-xã hội và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế của TQ Tiết 2: - Biết được các giai đoạn phát triển của nền kinh tế TQ từ1978-nay - hiểu, phân tích được một số ngành kinh tế, một số ngành kinh tế then chốt và vị thế của nền Kinh tế trung quốc trên thế giới - hiểu được mối quan hệ đa dạng của VN-TQ Tiết 3: - CM được sự thay đổi trong nền kinh tế của Trung Quốc qua sự tăng trưởng GDP, thay đổi trong sản lượng nông nghiệp và trong cơ cấu giá trị xuất-nhập khẩu 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên. - Nhận xét các số liệu, biểu đồ, tư liệu. - Sử dụng bản đồ để nhận xét và trình bày một số đặc điểm địa hình, tài nguyên khoáng sản, sự phân bố một số ngành công nghiệp, nông nghiệp của TQ - Rèn luyện các kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét các số liệu, tư liệu. 3. Phẩm chất năng lực - Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. - Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học. - Năng lực khảo sát thực tế, năng lực sử dụng bảng số liệu thống kê, tranh ảnh... II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ Địa lí tự nhiên TQ. - Hình 10.2, 10.3, 10.4, 10.8, 10.9; bảng 10.1 - Phiếu học tập: Dựa vào lược đồ tự nhiên Trung Quốc hoàn thiện phiếu học tập sau. Nhân tố Đặc điểm Đánh giá Thuận lợi Khó khăn Vị trí địa lí Lãnh thổ Địa hình Sông ngòi Biển Khí hậu - Máy chiếu. 2. Chuẩn bị của HS Sưu tầm một số hình ảnh, số liệu về Trung Quốc III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TRUNG QUỐC - Trình bày đặc điểm tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Nhận biết các đặc đối tượng tự nhiên trên bản đồ - Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới phát triển kinh tế. - Đánh giá được ảnh hưởng đặc điểm tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển KT-XH. - Tr×nh bµy được đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế TQ. Đặc điểm các ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp. - Nhận xét được đặc điểm tự nhiên TQ - Sử dụng được bản đồ tự nhiên để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình, khoáng sản... - Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại phần lãnh thổ phía Đông - Liên hệ được ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên đến phân bố dân cư, phát triển kinh tế của Việt Nam . - So sánh và chỉ ra được sự khác biệt về kinh tế giữa miền đông và miền tây đất nước Định hướng năng lực được hình thành - Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tự học, năng lực hợp tác. - Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh; Năng lực khảo sát thực tế. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. Tình huống xuất phát 1. Mục tiêu - Giúp cho HS gợi nhớ những vấn đề hiện nay về đất nước Trung Quốc - Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, bảng số liệu thống kê, tranh ảnh. 3. Phương tiện Bản đồ Trung Quốc 4. Tiến trình hoạt động GV: HD về đất nước TQ GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết vốn có của mình về TQ. (GV hỗ trợ bằng các hình ảnh): - Điều kiện tự nhiên. - Dân cư. - Tình hình phát triển kinh tế. - Các ngành kinh tế. B. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên Trung Quốc 1. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm vị trí lãnh thổ của TQ - So sánh được sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giữa hai miền Đông và miền Tây 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Hoạt động nhóm, Đàm thoại gợi mở. - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh. 3. Phương tiện - Bản đồ tự nhiên Trung Quốc 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV cho HS đọc SGK, quan sát bản đồ ( lược đồ ) tự nhiên TQ và các hình ảnh về vạn lí trường thành, các cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của TQ, sau đó chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm làm việc hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập. - GV đôn đốc, nhắc nhở và hướng dẫn HS hoàn thiện các thông tin trong phiếu học tập. GV yêu cầu HS trình bày phiếu học tập, các nhóm khác bổ sung. GV tổng kết và đưa thông tin phản hồi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc. Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Nhân tố Đặc điểm Đánh giá Thuận lợi Khó khăn Vị trí địa lí Nằm ở KV Đông á Giao lưu kinh tế Khó quản lí đất nước lãnh thổ Rộng t4 trên thế giới, tiếp giáp với 14 quốc gia Phát triển KT Động đát, bão, lũ lụt, hạn hán Địa hình Miền đông: Núi thấp, đb màu mỡ Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp Giao thông Đông - Tây mTay: núi cao, cao nguyên đồ sộ, bồn địa Sông ngòi MT: là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn MĐ: trung và hạ lưu của nhiều sông lớn Phát triển thuỷ điện, giao thông, có giá trị về thủy lợi Lũ lụt, hạn hán Biển Đường bờ biển: 9000km KT thuỷ sản GTVT biển bão Khí hậu mT: khí hậu lục địa khắc nghiệt, mưa ít MĐ: ôn đới gió mùa; cận nhiệt gió mùa Tạo cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng Bão , lũ lụt,hạn hán . MT hình thành các hoang mạc lớn Khoáng sản Đa dạng Phát triển CN Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm dân cư xã hội Trung Quốc 1. Mục tiêu - Trình bày được đăc điểm dân cư xã hội Trung Quốc - Phân tích được ảnh hưởng của đặc điểm dân cư xã hội đến sự phát triển kinh tế Trung Quốc ( những thuận lợi và khó khăn) 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại gợi mở. - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh. 3. Phương tiện - Bản đồ phân bố dân cư Trung Quốc 4. Tiến trình hoạt động Bước1: GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 10.3, hình 10.4 nhận xét sự gia tăng tổng số dân và gia tăng dân số nông thôn, dân số thành thị của TQ - GV yêu cầu HS: Dựa vào các hình ảnh minh hoạ và các thông tin trong SGK, hãy cho biết: + chính sách phát triển dân số của TQ trong 30 năm trở lại đây? Mặt tích cực, tiêu cực? + giải thích sự phân bố của dân cư miền Đông, miền Tây. + kể tên 3 đặc điểm xã hội của TQ Bước2: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. II. DÂN CƯ - XÃ HỘI 1. Dân cư - đông nhất thế giới (20% dân số thế giới) - TP dân tộc đa dang. 90% người Hán (ngoài ra có người Choang, ng Hồi.. sống nhiều ở các khu tự trị - gia tăng dân số có xu hướng chậm lại từ 1975-nay do cs dân số có hiệu quả - phân bố daan cư ko đều; mĐ: đông đúc; mT: thưa thớt 2. Xã hội - đầu tư lớn cho giáo dục, nâng cao chất lượng, đội ngũ lao động - truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, có nề văn minh lâu đời Hoạt động 3: Tìm hiểu khái quát về nền kinh tế TQ 1. Mục tiêu - Trình bày được khái quát về quá trình phát triển kinh tế Trung Quốc 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại gợi mở. - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh. 3. Phương tiện - Biểu đồ tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc 4. Tiến trình hoạt động - Bước1: GV yêu cầu HS dựa vào các thông tin trong SGK hãy nêu trả lời câu hỏi: việc ổn định xã hội, mở rộng giao lưu, buôn bán với nước ngoài, thực hiện đa dạng hóa đất nước đã mang lại kết quả to lớn nào? - Bước 2: GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. III. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ Công cuộc hiện đại hóa đã mang lại những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế: - Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, đạt TB:8%/năm - Tổng GDP đạt 9000 tỉ / năm (2013- thứ 2 tg) - Đời sống nd được cải thiện và nâng cao, thu nhập đầu người tăng Hoạt động 4: Tìm hiểu các ngành kinh tế của TQ. 1. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm điều kiện phát triển, vai trò, điều kiện phát triển, tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Trung Quốc. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Hoạt động nhóm.đàm thoại gợi mở. - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh. 3. Phương tiện - Biểu đồ các ngành kinh tế Trung Quốc 4. Tiến trình hoạt động GV: Chia nhóm: 6 nhóm. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm. - Nhóm 1: Dựa vào nội dung mục I -1 trang 92 SGK hãy cho biết chiến lược phát triển công nghiệp của TQ - Nhóm 2: Dựa vào nội dung mục I -1 trang 92 SGK hãy cho biết thành tựu đạt được trong công nghiệp - Nhóm 3: Dựa vào H10.8/93 SGK hãy cho biết sự phân bố các trung tâm công nghiệp và giải thích - Nhóm 4: Dựa vào nội dung mục I -2 tr/ 95SGK hãy cho biết chiến lược phát triển nông nghiệp của TQ - Nhóm 5: Dựa vào nội dung mục I -2 tr/ 95SGK hãy cho biết thành tựu đạt được của nông nghiệp TQ - Nhóm 6: Dựa vào h10.9/ 94SGK hãy cho biết sự phân bố các sp NN Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV; trao đổi nhóm thống nhất kết quả làm việc của nhóm mình. Bước 3. các báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. Bước 4. Đánh giá, GV tạo điều kiện để HS các nhóm tự đánh giá lẫn nhau; sau đó GV nhận xét và chuẩn kiến thức. GV có sử dụng bản đồ, một số hình ảnh, số liệu, thông tin về các ngành kinh tế của TQ để minh họa làm rõ. IV. CÁC NGÀNH KINH TẾ 1. Công nghiệp 2. Nông nghiệp Chiến l ợc phát triển -thay đổi cơ chế quản lí: các nhà máy được lập kế hoạch sản xuất và thị trường tiêu thụ - thực hiện chính sách mở cửa và thu hút vốn đầu tư nước ngoài - hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng thành tựu KHCN trong sx - giao quyền sử dung đất cho người dân - xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn - áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp: sử dụng giống mới, máy móc, thiết bị hiện đại Thành tựu - tập trung phát triển 5 ngành: chế tạo máy, hóa dầu, điện tử , sx ô tô và xây dựng - sản lượng nhiều ngành CN đứng đầu thế giới như: than, sắt, thép, ... - một số sp nn có sản lượng đứng đầu thế giới như lương thực, bông, thịt lợn - ngành TT đóng vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp - nông sản phong phú: lúa mì, ngô, khoai tây... Phân bố Các trung tâm CN phân bố chủ yếu ở miền Đông, đang mở rộng sang miền tây Nông nghiệp tập trung ở các đông bằng miền Đông Hoạt động 5: Nghiên cứu về mối quan hệ Trung Quốc- VN 1. Mục tiêu - Hiểu được mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại gợi mở. - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh. 3. Phương tiện 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: hs đọc sgk, cho biêt các hình thức hợp tác giữa TQ với VN. Việc mở rộng quan hệ với TQ có ý nghĩa nhưn thế nào đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của nước ta? Bước 2.GV Đánh giá nhận xét và chuẩn kiến thức. V. QUAN HỆ TRUNG QUỐC -VIỆT NAM - TQ- Vn mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực - kim ngạch thương mại tăng nhanh Hoạt động 6: Tìm hiểu sự thay đổi trong giá trị GDP của TQ. 1. Mục tiêu - Nắm được công thức tính tỉ trọng, tỉ lệ - Nhận xét được sự thay đổi vai trò của TQ trong nền kinh tế thế giới. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - đàm thoại gợi mở. - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ. 3. Phương tiện - máy tính cầm tay 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài và tính tỉ trong GDP của TQ so với thế giới. Nhận xét - HS làm việc cá nhân dựa vào số liệu trong SGK để tính toán Bước 2. GV gọi hai HS lên bảng điền KQ, HS viết xong GV đưa ra kết quả chuẩn để HS đối chiếu. Bước3: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. VI. THAY ĐỔI TRONG TỈ TRỌNG GDP GDP của TQ so với toàn thế giới (%) Năm 1985 1995 2004 Thế giới 100 100 100 Trung Quốc 1.93 2.37 4.03 * Nhận xét: GDP của TQ tăng nhanh, sau 19 năm tăng gấp 7 lần - Tỉ trọng GDP của TQ đóng góp vào thế giới tăng liên tục qua các năm từ 1,93% năm 1985 tăng lên 4,03% năm 2004 - Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới Hoạt động 7: Nhận xét sự thay đổi sản lượng nông nghiệp của TQ 1. Mục tiêu - Nhận xét được sự thay đổi sản lượng nông nghiệp của TQ. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - đàm thoại gợi mở. - thảo luận theo cặp 3. Phương tiện - máy tính cầm tay 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: HS thảo luận theo cặp, điền kết quả vào bảng, sau đó nhận xét về sựu thay đổi sản lượng nông sản của TQ. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV; trao đổi nhóm thống nhất kết quả làm việc của nhóm mình. Bước 3. các báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. Bước 4. Đánh giá, GV tạo điều kiện để HS các nhóm tự đánh giá lẫn nhau; sau đó GV nhận xét và chuẩn kiến thức. VII. Thay đổi sản lượng trong nông nghiệp của TQ Nông sản Sản lượng năm 1995 so với 1985 Sản lượng năm 2000 so với 1995 Sản lượng năm 2004 so với năm 2000 Lương thực Bông Lạc Mía Thịt lợn Thịt bò Thịt cừu + 78,8 +0,6 +3,6 + 11,5 -11,3 -0,3 +4,2 -0,9 +8,7 +1,8 +0,9 +15,3 +1,3 -0,1 +23,9 +6,7 +1,4 +1,3 * Nhận xét sự thay đổi sản lượng một số nông sản của TQ qua các năm - từ 1985-2004 tất cả các nông sản của TQ đều tăng sản lượng. VD lương thực tăng 82,7 tr tấn - giai đoạn 1995-2000 một số nông sản giảm sản lượng (lương thực, bông, mía) - một số nông sản có sản lượng cao nhất thế giới (lương thực, bông, thịt lợn) Hoạt động 8: Tìm hiểu cơ cấu xuất nhập khẩu của TQ 1. Mục tiêu - Rèn luyện kĩ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ - Nhận xét được sự thay đổi sản lượng nông nghiệp của TQ. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - thảo luận theo cặp 3. Phương tiện - dụng cụ vẽ biểu đồ, máy tính 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: vẽ biểu đồ CH: dựa vào bảng số liệu 10.4, xác định loại biểu đồ thích hợp GV gọi hai hs lên bảng vẽ. Cả lớp cùng vẽ vào vở. GV nhận xét, đánh giá Bước 2: Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất, nhập khẩu VIII. CƠ CẤU XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC 1. Vẽ Biểu đồ tròn 2. Nhận xét - Cán cân xuất – nhập khẩu của Trung Quốc đã có sự thay đổi cơ bản: + Năm 1985 tỉ trọng giá trị nhập khẩu còn lớn hơn tỉ trọng giá trị xuất khẩu _ Trung Quốc bị nhập siêu. + Từ năm 1995 tỉ trọng giá trị xuất khẩu đã lớn hơn tỉ trọng giá trị nhập khẩu _ Trung Quốc trở nên xuất siêu. - Tuy nhiên ta thấy mức chênh lệch giữa tỉ trọng giá trị xuất khẩu và tỉ trọng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc không nhiều và có sự dao động. Cụ thể, năm 1995 mức chênh lệch giữa tỉ trọng giá trị xuất khẩu và tỉ trọng giá trị nhập khẩu là 7% thì năm 2004 chỉ còn 2,8%. - Hiện nay, tỉ trọng xuất khẩu có xu hướng vượt qua và càng lớn hơn giá trị xuất khẩu _ Nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. C. Luyện tập- vận dụng - mở rộng. Câu hỏi kiểm tra đánh giá Câu 1. Phía đông của Trung Quốc giáp biển lại không xa các quốc gia và khu vực có hoạt động kinh tế sôi động a. đúng b. sai Câu 2. Địa hình miền Tây TQ chủ yếu là: a. núi cao, thung lũng sâu, nhiều dãy núi đồ sộ b. núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa c. núi cao, sơn nguyên, cao nguyên cao d. núi và cao nguyên cao, thung lũng sâu Câu 3. Miền Tây của TQ thuận lợi cho phát triển: a. lâm nghiệp, trồng lúa gạo; chăn nuôi bò thịt, lợn b. lâm nghiệp, trồng cao lương (kê); chăn nuôi dê, cừu c. lâm nghiệp, trồng lúa mì; chăn nuôi trâu d. lâm nghiệp, trồng lúa gạo; chăn nuôi trâu, bò Câu 4. Nhân tố chủ yếu tạo nên sự khác biệt khí hậu giữa miền Tây và miền Đông lãnh thổ TQ là: a. địa hình b. lục địa, đại dương c. vĩ độ d. cả 3 nhân tố trên Câu 5. Có nhiều đồng cỏ chăn nuôi, có tiềm năng lớn về khoáng sản trên lãnh thổ TQ là: a. miền Đông b. miền Tây c. đồng bằng Hoa Bắc d. đồng bằng Hoa Nam Câu 6. Thường gây lũ lụt ở TQ là sông: a. Hoàng Hà b. Trường Giang c. Hắc Long Giang d. Tây Giang Câu 7. Đập thủy điện Tam Hiệp của TQ được xây dựng trên sông: a. Hoàng Hà b. Trường Giang c. Hắc Long Giang d. Tây Giang Câu 8. Vùng nào sau đây của TQ thường chịu ảnh hưởng của bão, lũ? a. Đông Bắc b. Hoa Bắc c. Hoa Trung d. Hoa Nam Câu 9. Tỉ lệ gia tăng dân số của TQ hiện nay: a. tương đương Việt Nam b. cao hơn Việt Nam c. thấp hơn Việt Nam d. thuộc loại thấp nhất Câu 10. Về mặt xã hội, tiêu chí nào sau đây của TQ thấp hơn VN? a. tỉ lệ dân thành thị b. thu nhập bình quân đầu người c. tỉ số Nam-Nữ d. tỉ lệ dân số trên 15 tuổi biết chữ Câu 11. Hiện nay vấn đề xã hội nào dưới đây là bức xúc nhất đối với Trung Quốc? a. phân bố dân cư chênh lệch lớn giữa miền Đông và miền Tây b. chênh lệch mức sống giữa dân cư thành thị và dân cư nông thôn ngày càng lớn c. mất cân đối giới tính trong nhóm tuổi lao động và dưới tuổi lao động d. tỉ lệ người nghèo trong xã hội còn cao Câu 12. Về kinh tế, vấn đề bức xúc nhất của TQ hiện nay là: a. mất cân đối về phân bố sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ b. thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật cao c. thiếu hụt năng lượng d. mất cân đối về trình độ phát triển giữa các vùng Câu 13. Chính sách dân số rất cứng rắn của TQ dẫn đến hậu quả: a. mất cân đối về giới tính trong dân số b. thiếu lao động thay thế c. quy mô dân số giảm d. chênh lệch mức sống giữa dân cư thành thị và dân cư nông thôn ngày càng lớn Câu 14. Sản xuất nông nghiệp của TQ có đặc điểm: a. cây lương thực chiếm vị trí hàng đầu về diện tích và sản lượng b. ngành trồng trọt đóng góp phần lớn vào giá trị nông nghiệp c. bình quân lương thực theo đầu người vẫn còn thấp d. tất cả các ý trên Câu 15. Trung Quốc xếp thứ nhất trên thế giới về sản lượng: a. bông b. chè c. mía d. đỗ tương Câu 16. Loại gia súc được nuôi nhiều trên các đồng cỏ ở miền Tây TQ là: a. ngựa b. bò c. cừu d. lạc đà Câu 17. Trong công nghiệp, lĩnh vực chủ chốt đang được TQ quan tâm là: a. công nghệ thông tin b. công nghệ sinh học c. công nghệ chế tạo máy công cụ d. cả ba lĩnh vực trên Câu 18. Giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, TQ ưu tiên phát triển: a. công nghiệp khai thác b. công nghiệp chế tạo máy c. công nghiệp năng lượng d. công nghiệp nhẹ Câu 19. TQ thực hiện chính sách công nghiệp mới từ năm: a. 1978 b. 1990 c. 1994 d. 2000 Câu 20. Chính sách công nghiệp mới của TQ tập trung vào 5 ngành trụ cột đó là: a. điện tử, hàng không, hóa chất, đóng tàu, chế tạo máy b. chế tạo máy, điện tử, nguyên tử, công nghệ thông tin, ô tô c. chế tạo máy, điện tử, công nghệ tin học, hàng không vũ trụ, năng lượng d. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 10 Cong hoa nhan dan Trung Hoa Trung Quoc theo huong Doi moi_12403492.doc