Giáo án Địa lý 11 Tiết 31 - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiếp theo) - Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á

Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động du lịch của ĐNA. (25’)

- Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở.

- Hình thức: Cá nhân/ lớp

Bước 1: GV yêu cầu HS:

- Nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành.

- Vẽ biểu đồ số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách ở một số khu vực châu Á năm 2003 như thế nào thì khoa học và hợp lí?

- Hãy nêu cách tính bình quân mỗi lượt khách du lịch phải chi tiêu ở từng khu vực (USD/người).

- Dựa vào đâu để so sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế của khu vực Đông Nam Á với các khu vực khác?

Bước 2: HS trả lời, học sinh khác bổ sung.

Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức.

 

 

 

 

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 Tiết 31 - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiếp theo) - Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31 - Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (tiếp theo) Tiết 3.Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á. Ngày soạn: 08/04/2018 Ngày giảng: 12/04/2018, Lớp dạy 11A13. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Phân tích được một số chỉ tiêu kinh tế (về du lịch và xuất khẩu) của khu vực Đông Nam Á so với một số khu vực trên thế giới. - Đánh giá được tương quan về một số chỉ tiêu kinh tế của khu vực Đông Nam Á so với một số khu vực khác trên thế giới. 2. Kĩ năng - Vẽ biểu dồ kinh tế. - Phân tích biểu đồ để rút ra kết luận. - Chuyển giá trị biểu đồ thành bảng số liệu tương ứng. 3. Thái độ - Tích cực trau dồi các kĩ năng vẽ biểu đồ 4. Định hướng hình thành năng lực - Năng lực chung: quan sát, giải quyết vấn đề, tư duy tổng hợp, hợp tác trong học tập và làm việc. - Năng lực riêng: tính số liệu, nhận xét và giải thích biểu đồ đã vẽ, liên hệ kiến thức. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên - Các dụng cụ vẽ biểu đồ, các nội dung kiến thức có liên quan tới hoạt động du lịch và tình hình xuất nhập khẩu của Đông Nam Á. 2. Chuẩn bị của học sinh - Các dụng cụ vẽ biểu đồ, SGK, vở ghi. III. PHƯƠNG PHÁP. - Đàm thoại, thuyết trình. - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề VI. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và nề nếp lớp học.(1’) 2. Kiểm tra bài cũ: không. 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động du lịch của ĐNA. (25’) - Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở. - Hình thức: Cá nhân/ lớp Bước 1: GV yêu cầu HS: - Nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành. - Vẽ biểu đồ số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách ở một số khu vực châu Á năm 2003 như thế nào thì khoa học và hợp lí? - Hãy nêu cách tính bình quân mỗi lượt khách du lịch phải chi tiêu ở từng khu vực (USD/người). - Dựa vào đâu để so sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế của khu vực Đông Nam Á với các khu vực khác? Bước 2: HS trả lời, học sinh khác bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức. 1. HOẠT ĐỘNG DU LỊCH a. Vẽ biểu đồ b. Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch phải chi tiêu ở từng khu vực Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch đã chi tiêu hết bao nhiêu USD ở từng khu vực Mức chi tiêu bình quân = (Chi tiêu của khách du lịch / Số khách du lịch)×1000= (USD/Người). VD: Khu vực Đông Á = ( 70594 : 67230) ×1000= 1050 (USD/Người). - Đáp án: + Khu vực Đông Á: 1050 (USD/người) + Khu vực ĐNA: 477(USD/người) + Khu vực Tây Nam Á: 445 (USD/người) c. So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Á và khu vực Tây Nam Á. - Số lượng khách du lịch ở khu vực Đông Nam Á thấp nhất (2003) trong 3 khu vực. - Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam Á cũng thấp nhất, chỉ xấp xỉ khu vực Tây Nam Á, nhưng thua nhiều lần so với khu vực Đông Á. - Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch còn cho thấy các sản phẩm du lịch cũng như trình độ phát triển du lịch của khu vực Đông Nam Á chỉ ngang bằng so với khu vực Tây Nam Á và còn thua xa so với khu vực Đông Á. - Khu vực Tây Nam Á còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi xung đột tôn giáo, chính trị mất ổn định làm hạn chế sự phát triển du lịch trong nhiều năm. Khu vực Đông Nam Á tuy giàu tiềm năng nhưng vẫn là khu vực có các sản phẩm du lịch còn hạn chế. Hoạt động 2: Thực hành tìm hiểu tình hình xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á (15 phút) - Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở. - Hình thức: thảo luận nhóm. Bước 1: GV đưa ra bảng giá trị xuất nhập khẩu của một số nước khu vực Đông Nam Á qua các năm. (Phiếu học tập số 1) GV chia lớp thành 2 nhóm, phát phiếu học tập số 2. Yêu cầu HS kẻ phiếu vào vở, thực hiện đối chiếu từng cột xuất, nhập khẩu ở từng quốc gia, theo từng năm. Đánh dấu + nếu cán cân thương mại dương, đánh dấu - nếu cán cân thương mại âm.. Bước 2: HS đại diện 2 nhóm trình bày, so sánh kết quả 2 nhóm Bước 3: Gọi một số HS đọc kết quả. HS rút ra nhận xét về giá trị xuất, nhập khẩu, cán cân thương mại ở ba thời điểm. Bước 4: GV bổ sung, chuẩn kiến thức. Năm 2017 Việt Nam là một quốc gia xuất siêu. 2. Tình hình xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á - Giá trị xuất, nhập khẩu của tất cả các nước đều tăng trong giai đoạn từ 1990 – 2004. - Xin-ga-po và Thái Lan có cán cân thương mại dương ở hai thời điểm năm 2000 và 2004, ngược lại Việt Nam có cán cân thương mại âm ở cả ba thời điểm. - Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng giá trị xuất, nhập khẩu cao nhất trong khu vực (tăng hơn 10 lần trong 14 năm, xuất khẩu từ 2,4 lên 26,5, nhập khẩu từ 2,75 lên 31,9), mặc dù giá trị tuyệt đối ở mọi thời điểm đều thua so với Xing-ga-po và Thai Lan. - Xin-ga-po là nước có giá trị xuất, nhập khẩu cao nhất và Mi-an-ma có giá trị xuất, nhập khẩu thấp nhất ở cả ba thời điểm trong số 4 quốc gia. 4. Luyện tập(4’). GV tổng quát lại nội dung của bài thực hành. Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện bài thực hành vào vở bài tập. 5. Hoạt động nối tiếp. Nhắc nhở học sinh về nhà hoàn thiện bài thực hành vào vở, chuẩn bị trước tiết 4 Hiệp hội các nước Đông Nam Á. PHỤ LỤC. Phiếu học tập số 1. Nước Xingapo Thái Lan Việt Nam Mianma Năm XK NK XK NK XK NK XK NK 1990 52,7 60,8 23,1 33 2,4 2,75 0,33 0,27 2000 138,4 134,7 68,7 61,9 14,8 15,64 1,19 2,22 2005 179 163,3 97,1 95,3 26,5 31,9 3,9 1,93 Phiếu học tập số 2. Tên nước Cán cân xuất, nhập khẩu (+; -) Năm 1990 Năm 2000 Năm 2004 Xing-ga-po - + + Thái Lan - + + Việt Nam - - - Mi-an-ma + - + GV hướng dẫn Người Soạn Dương Thị Thu Thủy Tẩn Văn Mạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 11 Khu vuc Dong Nam A_12328631.doc
Tài liệu liên quan