Giáo án Địa Lý 12 kì 1 – GV: Tô Văn Quy

5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm

Câu 1. (3,0 điểm)

a. (1,5đ) Hệ tọa độ địa lí nước ta:

+ Trên đất liền nước ta nằm trong khung hệ tọa độ địa lí như sau:

Điểm cực Bắc: 23023’B (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).

Điểm cực Nam: 8034’B (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau).

Điểm cực Tây: 10209’Đ (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên).

Điểm cực Đông: 109024’Đ (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà).

+ Trên biển, hệ toạ độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050/B và từ khoảng kinh độ 1010 Đ đến trên 117020/ Đ trên biển Đông.

HS trình bày được từ hai điểm cực cho 1đ, trình bày đủ các điểm cực của đất liền, thiếu điểm cực ở biển cho 0,75đ

b. (1,5đ) Ý nghĩa về tự nhiên

* Thuận lợi:

- Quy định đặc điểm của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Nằm trên đường di cư của ĐTV nên nước ta rất đa dạng về động - thực vật

- Giàu tài nguyên khoáng sản.

- Tạo nên sự phân hoá da dạng của các tp tự nhiên từ Bắc – Nam,Đông - Tây.

*Khó khăn: Nằm trong vùng chịu nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.

 

doc49 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa Lý 12 kì 1 – GV: Tô Văn Quy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giác châu thổ, bãi triều, các đảo ven bờ, những rạn san hô=> xây dựng hải cảng, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch... - Hệ sinh thái ven biển đa dạng: + HST Rừng ngập mặn + HST rừng trên đất phèn, đất lợ, + HST rừng trên các đảo. c. TNTN vùng biển - Khoáng sản: Dầu khí (2 bể lớn nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long); Nhiều cát, quặng ti tanThuận lợi cho CN phát triển, có trữ lượng muối biển lớn, nhất là DH NTB: Cà Ná, Sa Huỳnh.. - Hải sản: Đa dạng phong phú, trên 2000 loài cá, 100 loài tôm, vài chục loài mực=>phát triển CN khai thác và chế biển thủy sản d. Thiên tai - Bão: TB mỗi năm có 3 - 4 cơn bão. - Sạt lở bờ biển. - Cát bay, cát nhảy ở ven biển miền Trung (BTB) và hoang mạc hóa đất đai ở NTB. IV. CỦNG CỐ: - Tại sao thiên nhiên nước ta lại chịu ảnh hưởng của BĐ? V. DẶN DÒ - Làm bài tập SGK - Xem trước bài mới PHẦN RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 9 . THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu và trình bày được các đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa - Phân tích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa 2. Kĩ năng - Biết phân tích biểu đồ khí hậu -Biết phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu -Có kĩ năng liên hệ thực tế để thấy các mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu đối với sản xuất ở nước ta. 3. Thái độ Tham gia tích cực vào quá trình nhận thức, giải quyết vấn đề, có khả năng hợp tác, độc lập trong quá trình nhận thức. Phát hiện và giải quyết những kiến thức liên quan, thực tiễn. 4. Nâng cao năng lực phát triển. - Nắm được tác động của thiên nhiên nhiện đới ẩm gió mùa đến khí hậu nước ta. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp - Đàm thoại gợi mở. - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ - Thảo luận nhóm 2. Phương tiện - Bản đồ khí hậu Việt Nam - Bản đồ hình thể Việt Nam - Sơ đồ gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa hạ - Atlat Việt Nam III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới - Vào bài: Gv nhắc lại cho Hs kiến thức về gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ đã được học ở chương trình lớp 10, sau đó liên hệ tình hình nước ta và vào bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động l: cả lớp - Hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới? nguyên nhân dẫn đến điều đó là gì? - Dựa vào Át lát địa lí VN tr7 và bảng số liệu lượng mưa nước ta, hãy cho biết vì sao nước ta có lượng mưa lớn? - Nêu các biểu hiện của tính chất ẩm? Hoạt động 2: nhóm - GV: Hãy cho biết nước ta nằm trong vành đai gió nào? Gió thổi từ đâu tới đâu, hướng gió thổi ở nước ta? . -HS: - GV: Gió mậu dịch thổi từ cao áp cận chí tuyến về Xích Đạo - GV: Sự chênh lệch nhiệt độ của lục địa Á-Âu rộng lớn với đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đã hình thành. nên các trung tâm khí áp thay đổi theo mùa, lấn át ảnh hưởng của gió mậu dịch, hình thành chế độ gió mùa đặc biệt của nước ta. - GV: chia lớp ra 2 nhóm lớn + Nhóm 1: tìm hiểu đặc điểm của gió mùa mùa hạ + Nhóm 2: tìm hiểu đặc điểm của gió mùa mùa đông (HS làm việc theo bảng – phụ lục) - HS tiến hành thảo luận, trình bày. - Gv chuẩn kt 1 Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm a. Tính chất nhiệt đới - Biểu hiện: + Tổng bức xạ lớn. + Cân bằng bức xạ luôn dương. + Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. + Số giờ nắng từ 1400-3000 giờ/năm. - Nguyên nhân: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến: góc nhập xạ lớn, tất cả các địa điểm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. b. Lượng mưa, độ ẩm lớn - Biểu hiện: + Độ ẩm không khí cao >80%. + Cân bằng ẩm luôn dương. + Lượng mưa lớn, tb từ 1500 – 2000mm. - Nguyên nhân: Nằm trong khu vực nhiệt đới nên nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn, giáp biển Đông. c. Gió mùa - Nguyên nhân: Nằm trong vùng gió mùa điển hình châu Á. - Biểu hiện: (bảng phụ lục) IV. CỦNG CỐ HS nhắc lại các đơn vị kiến thức của bài học V. DẶN DÒ - Làm bài tập SGK, xem trước bài mới PHẦN RÚT KINH NGHIỆM Phụ lục Gió mùa Hướng Nơibắt nguồn PVHĐ TGHĐ Tính chât Hệ quả GM mùa đông ĐB Cao áp Xi-bia MB(từ160B trở ra) T11-t4 - đầu mùa lạnh khô. - Cuối mùa lạnh ẩm, có mưa phùn - MĐ lạnh ở MB. - MK ở NM. GM mùa hạ TN - Nửa đầu mùa:cao áp Bắc Ấn Độ Dương. - Giữa và cuối mùa: cao áp chí tuyến Nam BC vượt xđ Cả nước T5-t10 Nóng ẩm. - Nửa đầu mùa mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng cho TB -Cuối mùa: mưa cho cả nước Bài 9 - THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (TT) (bài tập) 1. Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân. Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I (0C) Nhiệt độ trung bình tháng VII (0C) Nhiệt độ trung bình năm (0C) Lạng Sơn 13.3 27.0 21.2 Hà Nội 16.4 28.9 23.5 Huế 19.7 29.4 25.1 Đà Nẵng 21.3 29.1 25.7 Quy Nhơn 23.0 29.7 26.8 TP. Hồ Chí Minh 25.8 27.1 27.1 Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ nước ta từ Bắc vào Nam. Nguyên nhân sự thay đổi đó. Hướng dẫn trả lời: - Nhiệt độ tb năm của nước ta cao và tăng dần từ B vào N (dc nhiệt độ tb năm) Nguyên nhân: + nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu. + càng vào Nam góc nhập xạ càng tăng. - Nhiệt độ tb tháng 1 thấp. PB nhiệt độ thấp hơn PN (dc nhiệt độ tb tháng 1) Nguyên nhân: + Tháng 1 là mùa đông ở BCB. + PB chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB. - Nhiệt độ tb tháng 7 cao và cao nhất là các tỉnh thành ở miền Trung. (dc nhiệt độ tb tháng 7) Nguyên nhân:+ Tháng 7 là mùa hè ở BBC. + Do chịu ảnh hưởng của gió Phơn tây nam khô nóng. 2. Nhận xét, so sánh, giải thích lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm HN, Huế và tp Hồ Chí Minh. Dựa vào bảng số liệu sau: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm) Hà Nội 1676 989 +678 Huế 2868 1000 +1868 TP.Hồ Chí Minh 1931 1686 +254 Nhận xét, so sánh, giải thích lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm HN, Huế và tp Hồ Chí Minh. Hướng dẫn trả lời: - Lượng mưa: cao nhất ở Huế, kế tiếp là tp HCM và thấp nhất là HN (dc). Mưa lớn nhất ở Huế vì: địa hình chắn gió, ảnh hưởng của bão, dải hội tụ nhiệt đới - Lượng bốc hơi: cao nhất ở tp HCM, kế tiếp là Huế và thấp nhất là HN (dc). Vì càng vào Nam góc nhập xạ càng tăng, nhiệt độ cao nên bốc hơi lớn. - Cân bằng ẩm: cao nhất ở Huế, kế tiếp ở HN và thấp nhất ở TP HCM (dc). Vì cân bằng ẩm là hiệu của lượng mưa và lượng bốc hơi. Ngày soạn: Ngày dạy: ÔN TẬP I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức Hiểu và trình bày được các đặc điểm của tự nhiên nước ta: VTĐL và phạm vi lãnh thổ, đặc điểm chung của tự nhiên nước ta (đất nước nhiều đồi núi, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa). 2. Kĩ năng - Biết sử dụng và đọc được bản đồ, lược đồ, át lát liên quan đến nội dung bài học. - Nhận xét được 1 số bảng số liệu. - Thấy được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với nhau. II. Phương pháp và phương tiện 1. Phương pháp - Đàm thoại gợi mở - Nêu vấn đề - Khai thác kiến thức từ biểu đồ, bản đồ 2. Phương tiện - Bản đồ tự nhiên VN - Át lát địa lí VN. III. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp 2. Bài mới * HĐ 1: Phần kiến thức - GV: sử dụng pp đàm thoại gợi mở và nêu vấn đề để học sinh nhắc lại nội dung kiến thức các bài học: + VN trên đường đổi mới và hội nhập. + Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. + Đặc điểm chung của tự nhiên. - HS: suy nghĩ, trả lời, bổ sung. - Gv chuẩn kiến thức. * HĐ 2: phần bài tập - Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tự nhiên VN, át lát địa lí VN để khai thác kiến thức bài học có liên quan. - Gv hướng dẫn và cho học sinh nhận xét một số bài tập có trong SGK IV. Củng cố - GV nhắc lại một số nội dung chính của các bài học - Trả lời các câu hỏi của học sinh V. Dặn dò Về nhà học bài để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tuần sau. Ngày soạn: Ngày dạy: Xây dựng ma trận đề kiểm tra 1 tiết 1. Xác định mục tiêu kiểm tra - Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các bài VTĐL và phạm vi lãnh thổ, đặc điểm chung của tự nhiên nước ta (đất nước nhiều đồi núi, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa), Địa lí 12- chương trình chuẩn. - Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp. - Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT phần địa lí tự nhiên Việt Nam; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS. - Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể. - Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục. 2. Xác định hình thức kiểm tra Hình thức kiểm tra tự luận 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra Ở đề kiểm tra 1 tiết, học kì I, Địa lí 12, chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 7 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 2 tiết (28,5%); Đặc điểm chung của tự nhiên 5 tiết (71,5%); Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Trình bày được vị trí địa lí Phân tích được ý nghĩa đối với tự nhiên nước ta 25% tổng số điểm =2,5điểm 33% tổng số điểm =1điểm; 67% tổng số điểm =2điểm; Đặc điểm chung của tự nhiên Kể tên các cánh cung ở khu vực Đông Bắc nước ta Nêu bật tài nguyên thiên nhiên và thiên tai của Biển Đông. - Ý nghĩa của cánh cung đối với khí hậu của vùng ĐB nước ta. - Phân tích các số liệu về khí hậu - Giải thích các số liệu về khí hậu 75% tổng số điểm =7,5điểm 13% số điểm = 1 điểm 27% tổng số điểm =2điểm. 60% tổng số điểm =4 điểm; Tổng số điểm 10 Tổng số câu 04 2 điểm; 20% tổng số điểm 4điểm; 40% tổng số điểm 4 điểm; 40% tổng số điểm 4. Viết đề kiểm tra từ ma trận ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - ĐỊA LÍ 12 (chương trình chuẩn) Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày hệ tọa độ địa lí nước ta. Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên nước ta. Câu 2. (2,0 điểm) Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam: a. Kể tên các cánh cung ở khu vực Đông Bắc nước ta. b. Tác động của các cánh cung đến khí hậu của vùng. Câu 3. (2,0 điểm) Nêu bật tài nguyên thiên nhiên và thiên tai của Biển Đông nước ta. Câu 4. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm ở một số địa điểm của nước ta Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm) Hà Nội 1676 989 +687 Huế 2868 1000 +1868 TP.Hồ Chí Minh 1931 1686 +245 Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên. Giải thích nguyên nhân. 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm Câu 1. (3,0 điểm) a. (1,5đ) Hệ tọa độ địa lí nước ta: + Trên đất liền nước ta nằm trong khung hệ tọa độ địa lí như sau: Điểm cực Bắc: 23023’B (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang). Điểm cực Nam: 8034’B (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Điểm cực Tây: 10209’Đ (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên). Điểm cực Đông: 109024’Đ (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà). + Trên biển, hệ toạ độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050/B và từ khoảng kinh độ 1010 Đ đến trên 117020/ Đ trên biển Đông. HS trình bày được từ hai điểm cực cho 1đ, trình bày đủ các điểm cực của đất liền, thiếu điểm cực ở biển cho 0,75đ b. (1,5đ) Ý nghĩa về tự nhiên * Thuận lợi: - Quy định đặc điểm của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Nằm trên đường di cư của ĐTV nên nước ta rất đa dạng về động - thực vật - Giàu tài nguyên khoáng sản. - Tạo nên sự phân hoá da dạng của các tp tự nhiên từ Bắc – Nam,Đông - Tây. *Khó khăn: Nằm trong vùng chịu nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán. Câu 2. (2,0 điểm) Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam: a. Kể tên các cánh cung ở khu vực Đông Bắc nước ta: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều (1đ) b.Tác động của các cánh cung đến khí hậu của vùng (1đ): các cánh cung mở rộng ở PB và PĐ, chụm đầu ở Tam Đảo nên về mùa đông, khi gió mùa ĐB hoạt động thì ĐB là nơi có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn nhất nước ta. Câu 3. (2,0 điểm) Nêu bật tài nguyên thiên nhiên và thiên tai của Biển Đông nước ta. a. TNTN vùng biển (1đ) - Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt với trữ lượng lớn ở bể Nam Côn Sơn và Cửu Long, cát, quặng titan,..,trữ lượng muối biển lớn tập trung ở NTB. - Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng (2.000 loài cá, hơn 100 loài tôm), các rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. b. Thiên tai (1đ) - Bão , sóng lừng, lũ lụt. - Sạt lở bờ biển - Hiện tượng cát bay lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung Câu 4. (2,0 điểm) - (1,0đ) So sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm: + Lượng mưa có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: Huế có lượng mưa lớn nhất, Hà Nội có lượng mưa nhỏ nhất. + Lượng bốc hơi tăng dần theo các địa điểm Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh. + Cân bằng ẩm: Cao nhất ở Huế và thấp nhất ở TP Hồ Chí Minh. HS trình bày được 1 ý cho 0,5đ, 2 ý cho 0,75đ, trình bày không như phần hướng dẫn trên, nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa. - ( 1,0đ) Giải thích: + Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm cao nhất do ảnh hưởng của dãy Bạch Mã đón gió thổi theo hướng Đông bắc từ biển vào, ảnh hưởng của bão và dải hội tụ nhiệt đới. Mưa nhiều, lượng bốc hơi nhỏ nên cân bằng ẩm lớn. + TP Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội vì trực tiếp đón nhận gió mùa Tây Nam cùng với hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới mạnh, nhưng do nhiệt độ cao, lượng bốc hơi mạnh nên cân bằng ẩm thấp hơn Hà Nội. + Hà Nội tuy lượng mưa ít hơn, nhưng có mùa đông lạnh nên lượng bốc hơi thấp do vậy cân bằng ẩm cao. ---HẾT---- Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 10 - THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (TT) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được nguyên nhân và biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở các thành phần tự nhiên khác và của cảnh quan thiên nhiên nước ta. - Hiểu được mặt thuận lợi và trở ngại của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (khí hậu, địa hình, đất, sông ngòi, sinh vật) đối với hoạt động sản xuất, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. 2. Kĩ năng - Phân tích mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện ở đặc điểm chung của một lãnh thổ. - Biết liên hệ thực tế để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên. . . 3. Thái độ: - Có tinh thần khoa học, am hiểu về thiên nhiên nước ta, hình thành và phát triển tình cảm yêu quê hương, đất nước. Có tinh thần độc lập, hợp tác trong quá trình hoạt động nhận thức của bản thân. 4. Nâng cao phát triển năng lực. - Đánh giá được tác động của thiên nhiên nhiệt đới ẩm đến tự nhiên, kinh tế, xã hội. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp - Đàm thoại gợi mở. - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ - Thảo luận nhóm 2. Phương tiện - Atlat Địa lí Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới - Vào bài: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động l: cá nhân/cặp đôi -GV: Dựa vào nội dung SGK nêu đặc điểm chính của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta. - Tại sao đh nước ta lại xâm thực mạnh ở đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng? - Địa hình Caxtơ là gì? Hãy kể tên các hang động đẹp ở nước ta mà em biết? - GV: Dựa vào bản đồ địa lý tự nhiên, nội dung SGK và một số hình ảnh tìm hiểu đặc điểm của sông ngòi nước ta? - Chỉ trên bản đồ các dòng sông lớn của nước ta. Vì sao hàm lượng phù sa của nước sông Hồng lớn hơn sông Cửu Long? Tại sao chế độ nước ở sông Cửu long điều hòa hơn s Hồng? - Dựa vào Át lát địa lý VN: + Nêu các loại đất ở nước ta? + Tại sao đất fralit lại có màu đỏ vàng? CH: Đá ong hóa là gì? Hiện tượng này xuất hiện ở đâu? Tại sao? (đá ong ở vùng đồi, thềm phù sa cổ nưóc ta, Sự hình thành đá ong là giai đoạn cuối của quá trình feralit diễn ra trong điều kiện lớp phủ thực vật bị phá huỷ, mùa khô khắc nghiệt, sự tích tụ oxít trong tầng tích tụ từ trên xuống trong mùa mưa và từ dưới lên trong mùa khô càng nhiều. Khi lớp đất mặt bị rửa trôi hết, tầng tích tụ lộ trên mặt, rắn chắc lại thành tầng đá ong. Đất càng xấu nếu tầng đá ong càng gần mặt) - Dựa vào Át lát địa lý VN tìm hiểu về thành phần SV? CH: rừng nguyên sinh ở nước ta hiện nay được phân bố ở những nơi nào? - HS các nhóm trao đổi, thảo luận, đại diện nhóm trình bày. - GV chuẩn kt. Hoạt động 2: Cá nhân - GV: Đọc SGK mục 3, kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy nêu những ví dụ chứng tỏ thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, các hoạt động sản xuất khác và đời sống.? - GV chuẩn kiến thức. 2. Các thành phần tự nhiên khác: a. Địa hình - Xâm thực mạnh ở miền đồi núi. + Do sườn dốc, địa hình bị cắt xẻ nên dễ bị xói mòn, rửa trôi. + Hình thành các dạng địa hình như: hang động, lung lũng - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu Các vật liệu ở vùng thượng lưu được vận chuyển và bồi tụ ở các đồng bằng hạ lưu. b. Sông ngòi - Mạng lưới sông ngòi dày đặc + Cả nước có 2360 con sông dài trên 10km. + Dọc bờ biển cứ 20km lại có một cửa sông. - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. + Tổng lượng nước 839 tỉ m3 + Tổng phù xa khoảng 200 triệu tấn. - Chế độ mưa theo mùa + Chia làm hai mùa: mùa mưa và mua khô + Chế độ nước thất thường. c. Đất - Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước taà loại đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. - Lớp đất phong hoá dày. d. Sinh vật - HST rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh à các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. - Cảnh quan tiêu biểu: rừng nhiệt dới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit. 3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp - Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông - Lâm kết hợp, nâng cao năng suất cây trồng. - Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu thời tiết không ổn định, mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống: - Thuận lợi để phát triển các nghành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịchđẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô. - Khó khăn: + Các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông. + Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nông sản. + Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt, hạn hán, dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. + Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái IV. CỦNG CỐ Trả lời các câu hỏi cuối bài. V. DẶN DÒ Làm bài tập SGK, xem trước bài mới PHẦN RÚT KINH NGHIỆM * HĐ 1: Gv có thể chia lớp ra 4 nhóm, yêu cầu hs dựa vào nội dung SGK tìm hiểu biểu hiện và nguyên nhân của các nhân tố: địa hình, đất, sông ngòi và sinh vật. (dựa theo bảng dưới đây) Phụ lục: Thành phần Biểu hiện Nguyên nhân Địa hình - Xâm thực mạnh ở miền núi: địa hình bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều hẽm vực, khe rãnh, đất bị bào mòn, rửa trôi, hiện tượng đá lở, trượt đất. Sự hình thành địa hình caxtơ. - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu hình thành các đồng bằng. - KH nhiệt đới gió mùa ẩm, nắng lắm, mưa nhiều, địa hình đất dốc, mất lớp phủ thực vật. - Quá trình ăn mòn, hòa tan đá vôi, thạch cao trong đk ẩm. Sông ngòi - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, 2360 con sông (dài >10km), chủ yếu là sông nhỏ. - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa: tổng lưu lượng nước 839 tỉ m3 , tổng lượng phù sa là 200 triệu tấn. - Chế độ nước theo mùa:mùa lũ và mùa cạn - Do địa hình bị cắt xẻ, có nhiều đứt gãy. - Do mưa lớn, đất dốc, mất lớp phủ TV. - Do ảnh hưởng của gió mùa. Đất - Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu. - Tầng đất dày, đất chua, có màu đỏ vàng. Do nhiệt ẩm cao, kh phân hóa theo mùa rõ rệt, quá trình phong hóa mạnh, tầng phong hóa dày, VSV hoạt động mạnh nên lượng mùn ít. Sinh vật - HST rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh quanh năm phát triển tốt, TV loài phong phú, nhiều tầng nhiều lớp. - HST rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit. - do KH nóng ấm, đất tốt. - Do hoạt động của gió mùa. Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 11. THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức Biết được nguyên nhân và biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc – Nam và Đông – Tây. 2. Kĩ năng Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên VN và phân tích BSL để thấy được sự phân hóa của thiên nhiên theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây. 3. Thái độ: - Hình thành, phát triển những hiểu biết, nhận thức khoa học về vấn đề địa lý tự nhiên của đất nước, có ý thức trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhận thức, giải quyết công việc chung của nhóm. 4. Nâng cao phát triển năng lực. - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa của khí hậu. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp - Đàm thoại gợi mở. - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ - Thảo luận nhóm. 2. Phương tiện - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Bảng số liệu nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm (hoặc dựa vào biểu đồ trong át lát trang khí hậu) III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới - Vào bài: Chúng ta đã học và thấy có sự phân hoá rõ nét về nhiệt độ không khí từ Bắc xuống nam từ thấp lên cao. Đó là một trong những biểu hiện của sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động l: cả lớp - Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hóa của thiên nhiên theo chiều B-N? - Dựa vào nội dung SGK, trình bày đặc điểm của 2 miền tự nhiên B – N (khí hậu và cảnh quan). Hoạt động 2: nhóm. - Chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu sự phân hóa theo chiều Đ-T của thiên nhiên nước ta. Dựa vào át lát địa lý VN, tìm hiểu: + N1: tìm hiểu sự phân hóa thiên nhiên của vùng biển và thềm lục địa. +N2: tìm hiểu sự phân hóa thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển. +N3: Tìm hiểu thiên nhiên vùng núi ĐB và TB. +N4: tìm hiểu sự phân hóa thiên nhiên ở TSĐ và TST. - Các nhóm trao đổi, đại diện nhóm trả lời, bổ sung. - Gv chuẩn kt VD: Khi Sườn Đông của dãy Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên là mùa khô. Còn khi Tây Nguyên vào màu mưa thì nhiều nơi ở sườn Đông Trường Sơn lại chịu tác động của gió Tâykhô nóng. I. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc-Nam. * Nguyên nhân: + Do lãnh thổ nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ (khoảng 15 độ). + Do một số dãy núi chạy theo hướng Tây – Đông (Bạch Mã, Hoành Sơn). * Biểu hiện: Ranh giới giữa MB và MN là dãy Bạch Mã. a/Miền Bắc: (từ dãy núi Bạch Mã trở ra) -Khí hậu: + nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh + Nhiệt độ trung bình: 200C-250C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn (100C-120C). Số tháng lạnh dưới 200C có 3 tháng. + Sự phân hoá theo mùa: mùa đông-mùa hạ -Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa. Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các cây cận nhiệt đới, ôn đới, các loài thú có lông dày. b/Miền Nam: (từ dãy núi Bạch Mã trở vào) -Khí hậu: + cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm. + Nhiệt độ trung bình: >250C, biên độ nhiệt trung bình năm thấp (30C-40C). Không có tháng nào dưới 200C. + Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa-mùa khô -Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa. Các loài động vật và thực vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài. II. Thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây. *Nguyên nhân: - Do giáp Biển Đông. - Một số dãy núi chạy theo hướng TB- ĐN (dãy HLS) hoặc Bắc – Nam (Dãy Trường Sơn). * Biểu hiện: Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền thiên nhiên nước ta phân hóa ra 3 vùng: a.Vùng biển và thềm lục địa: - Diện tích: khoảng 1 triệu km2 - Thiên nhiên vùng biển đa dạng đặc sắc và có sự thay đổi theo từng dạng địa hình ven biển, thềm lục địa. b.Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên thay đổi theo từng vùng: - Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thiên nhiên trù phú. - Dải đ/bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu, các cồn cát, đầm phá phổ biến thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu tiềm năng du lịch và kinh tế biển. c.Vùng đồi núi: Thiên nhiên rất phức tạp (do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi). Thể hiện sự phân hoá thiên nhiên từ Đông-Tây Bắc Bộ và Đông Trường Sơn và Tây Nguyên. IV. CỦNG CỐ Làm bài tập 1 cuối bàitrong SGK V. DẶN DÒ Làm bài tập SGK, xem trước bài mới PHẦN RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 11 - THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1 Kiến thức - Biết được nguyên nhân và biểu hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo độ cao của địa hình. - Phân tích được đặc điểm tự nhiên 3 miền 2. Kĩ năng -Khai thác kiến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHOC KY I_12425925.doc
Tài liệu liên quan