Giáo án Giáo dục công dân 10 cả năm

PHẦN THỨ HAI

CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC

Bài 10 (1Tiết)

QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức:

- Nêu được thế nào là đạo đức.

- Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán.

- Hiểu được vai trò đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.

2. Về kĩ năng

 Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật và hành vi không phù hợp với phong tục, tập quán.

3. Về thái độ

 Cần coi trọng đạo đức trong đời sống xã hội.

4.Năng lực hướng tới

- Năng lực tự nhận thức tìm hiểu khái niệm; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Giáo viên

- SGK, SGV GDCD 10, Máy chiếu hoặc băng hình (nếu có), về phong tục tập quán hoặc pháp luật.

- Giấy khổ to, bút dạ, kéo, hồ dán.

 2. Học sinh

- SGK, vở ghi, tranh, ảnh, sơ đồ liên quan đến nội dung bài học.

 

docx84 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 10 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi. - HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV: N/xét, bổ xung. - HS: N/xét, bổ xung từng nội dung. - GV: Kết luận từng nội dung. Nội dung kiến thức 3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức a) Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Ví dụ: Những tri thức về thiên văn, toán học, trồng trọt.. .của người xưa đều được hình thành từ việc quan sát thời tiết, tính toán chu kỳ vận động của Mặt trời, của tuần trăng, sự đo đạc ruộng đất, sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tế gieo trồng hàng năm... - Như vậy, mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sv,ht mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, qui luật của chúng. - Quá trình hoạt động thực tiễn, là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan của con người. Nhờ đó, khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sv,ht.(ví dụ: sgk). Thực tiễn là động lực của nhận thức Hoạt động của thầy và trò Thực tiễn là động lực của nhận thức * Hồ Chủ Tịch: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Nội dung kiến thức b) Thực tiễn là động lực của nhận thức Ví dụ: Những năm đầu của cuộc k/c chống thực dân Pháp, bác sĩ Đặng Văn Ngữ (1910-1967) đã điều chế được nước lọc pê-ni-xi-lin từ giống nấm pê-ni-xi-lin mà ông đưa từ Nhật về...(sgk) - Như vậy, thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu nhiệm vụ, phương hướng cho nhận thức phát triển. Thực tiễn còn tạo ra các tiền đề vật chất cần thiết cho nhận thức. Ăng-Ghen: “Khi xã hội có nhu cầu về kỹ thuật thì nó thúc đẩy khoa học phát triển hơn mười trường đại học”. Thực tiễn là mục đích của nhận thức Hoạt động của thầy và trò Thực tiễn là mục đích của nhận thức Nội dung kiến thức c) Thực tiễn là mục đích của nhận thức. Ví dụ: áp dụng công nghệ sinh học, để tạo ra các giống mới trong trồng trọt, chăn nuôi. - Như vậy, các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Vì mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo TGKQ, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí Hoạt động của thầy và trò Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí * KL:Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lí: - Để kiểm tra kết quả của nhận thức. - Trong học tập, trong cuộc sống phải luôn luôn coi trọng vai trò của hoạt động thực tiễn. Nội dung kiến thức d) Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí Ví dụ: Thuyết nhật tâm của Cô-Péc-Nic cho rằng, trái đất quay xung quanh mặt trời. Nhờ có kính viễn vọng tự sáng chế và kiên trì quan sát bầu trời. Ga-Li-Lê (1564-1642) đã khẳng định Thuyết Nhật tâm của Cô-Péc-Nic là đúng và còn bổ xung: Mặt trời còn tự quay xung quanh trục của nó. Như vậy, Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm với thực tiễn mới thấy rõ được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. TIẾT: 14 3.Luyện tập Đọc và phân tích truyện: Nhà bác học Ga-Li-Lê coi trọng thí nghiệm (TLTK- SGK) - Gợi ý phân tích: + Nhà bác học làm thí nghiệm về hai hòn đá nhằm mục đích gì? Kết quả như thế nào? + Qua truyện đó, em rút ra được kết luận gì về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? - Kết luận: + Ông đã chứng minh lập luận của mình là đúng, bác bỏ sai lầm của A-ri-xtốt. Nhờ đó Ông phát hiện ra định luật sức cản của không khí. + Câu chuyện cho ta thấy chỉ có thực tiễn mới kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm của tri thức và là cơ sở để nảy sinh tri thức mới. 4. Vận dụng mở rộng: Trong đời sống em đã vận dụng kiến thức mà mình học được vào các công việc hàng ngày như thế nào? V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC: 1. học bài cũ làm các bài tập trong sgk 2 . Hệ thống lại kiến thức các bai 1,3,4,5,6,7 để tiết sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ. Tiết 15 Ngày soạn:28/11/2017 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU ÔN TẬP: 1. Về kiến thức: - Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong chương trình đã học. 2. Về kỹ năng: - Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống hàng ngày của bản thân mình. 3. Về thái độ: - Có ý thức tự giác trong học tập cũng như trong khi làm bài kiểm tra. 4. Năng lực hướng tới: NL tư duy, so sánh, NL lựa chọn, NL đánh giá. II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Phương tiện - Giấy kiểm tra, bút mực, bút chì,... phục vụ kiểm tra 2. Thiết bị - Những dụng cụ cần thiết phục vụ cho kiểm tra III. PHƯƠNG PHÁP /KỸ THUẬT: thảo luận nhóm. Xử lý tình huống Giải quyết vấn đề IV. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP: Triển khai các hoạt động: Một số câu hỏi tự luận 1. Em hãy giải thích quan điểm: Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên.(Bài 2, phần 2:a,b) 2. Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu ví dụ phân tích: Con người có khả năng nhận thức, cải tạo thế giới khách quan. (Bài 2, phần:c) 3. Theo quan điểm Mác-Lê nin, hãy cho biết: Thế nào là vận động? Thế nào là phát triển? Thế nào là cái mới? Thế nào là cái tiến bộ? Vì sao nói phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất? Khi xem xét sv,ht và đánh giá con người cần phải làm gì? (Bài 3, phần 1:a, 2:a,b) (Cần phát hiện cái mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ). 4. Vì sao nói vận động là phương thức tồn tại của vật chất? Nêu các hình thức vận động của vật chất? Khi xem xét các sv,ht trong tự nhiên, xã hội phải như thế nào? Liên hệ bản thân. (Bài 3, phần 1:b,c, vẽ sơ đồ 5 hình thức vận động của vc) (khi xem xét...phải trong trạng thái vận động, không ngừng biến đổi, tránh quan niệm cứng nhắc, bất biến) 5. Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ. (Bài 4,phần 1,a, hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tác động, chuyển hoá lẫn nhau, trong một sv,ht mới tạo thành mâu thuẫn). 6. Thế nào là thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ. Vì sao nói mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sv,ht? Vận dụng trong cuộc sống hàng ngày, mỗi học sinh cần phải làm gì? (Bài 4, phần 1:b,c; 2:a,b) (Biết phân tích mâu thuẫn trong nhận thức, trong rèn luyện đạo đức. Phân biệt đâu là cái đúng, sai, cái tiến bộ, lạc hậu để nâng cao nhận thức khoa học, phát triển nhân cách. Biện pháp: là phải đấu tranh phê bình và tự phê bình, tránh thái độ xê xoa “dĩ hoà vi quí” không giám đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực. 7. Thế nào là chất và lượng của sv,ht? Cho ví dụ? Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất là gì? Sự giống nhau và khác nhau như thế nào? Liên hệ trong quá trình học tập, rèn luyện của bản thân. (Bài 5, phần 1,2,3; chú ý lập bảng so sánh) (Rèn luyện bản thân phải kiên trì nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ; mọi hành động nôn nóng nửa vời đều không đem lại kết quả như mong muốn). 8. Phủ định biện chứng là gì? Đặc điểm của nó? Phân biệt với phủ định siêu hình? Cho ví dụ phân tích khuynh hướng phát triển của sv,ht? Trong cuộc sống hàng ngày bản thân cần phải phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng? (Bài6, phần 1,2; Trong cuộc sống cần phải đấu tranh phê bình và tự phê bình. + Phê bình là xem xét, phân tích, đánh giá ưu điểm và khuyết điểm về tư tưởng, đạo đức, hành vi...của người khác. + Tự phê bình là nêu ra phân tích, đánh giá ưu, khuyết điểm về tư tưởng, đạo đức, hành vi...của bản thân. + Phê bình và tự phê bình nhằm phát huy cái tốt, hạn chế cái xấu, cần tránh thái độ xuê xoa, che giấu khuyết điểm, hoặc lời lẽ vùi dập, đao to búa lớn). 9. Em hiểu nhận thức là gì? Các giai đoạn của nhận thức? Thực tiễn là gì? Các hình thức cơ bản của thực tiễn? Nêu ví dụ chứng minh? (Bài 7, phần 1,2) 10. Vì sao nói thực tiễn là cơ sở, động lực, là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lí? Nêu ví dụ phân tích để làm rõ nội dung trên? liên hệ bản thân trong học tập , trong cuộc sống hàng ngày? (Bài 7, phần 3; Trong học tập, cuộc sống hàng ngày phải luôn luôn coi trọng vai trò của hoạt động thực tiễn). 11. Tồn tại xã hội là gì? các yếu tố của nó, vai trò, mối quan hệ giữa các yếu tố đó? Nêu ví dụ chứng minh? (Bài 8, phần 1, chú ý lập bảng về các yếu tố, vai trò, mối quan hệ của TTXH, và ví dụ) 12. Vẽ sơ đồ và phân tích mối quan hệ giữa LLSX và QHSX? Một số câu hỏi trắc nghiệm A. Trắc nghiệm khách quan dạng lựa chọn. 1. Theo em, việc làm nào là đúng, việc làm nào là sai trong các câu sau? Vì sao? a) Trồng cây chắn gió, cát trên bờ biển. b) Lấp hết ao, hồ để xây dựng nhà ở. c) Thả động vật hoang dã về rừng. d) Đổ hoá chất độc hại xuống hố đất sâu và lấp đi. đ) Trồng rừng đầu nguồn. 2. Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao: a) Sự dao động của con lắc. b) Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại. c) Ma sát sinh ra nhiệt. d) Chim bay. đ) Sự chuyển hoá của các chất hoá học. e) Cây cối ra hoa, kết trái. g) Nước bay hơi. h) Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. i) Sự thay đổi các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thuỷ đến nay. (Cơ học: a,d; Lý học: c,g; Hoá học: đ; Sinh học: e,h; Xã hội: b,i. 3. Hãy chọn phương án đúng nhất trong các phương án sau đây. Bàn về sự phát triển, V.I. Lê-nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Lê-nin bàn về: a) Hình thức của sự phát triển. b) Nội dung của sự phát triển. c) Điều kiện của sự phát triển. d) Nguyên nhân của sự phát triển. (Phương án d đúng nhất - nguyên nhân của sự phát triển. Chưa chính xác: a hình thức của sự phát triển “xoắn ốc”.b nội dung của sự phát triển là cái mới ra đời. c điều kiện của sự phát triển là giải quyết mâu thuẫn). 4. Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi? Tại sao? a) Chín quá hoá nẫu. b) Có công mài sắt có ngày nên kim. c) Kiến tha lâu cũng đầy tổ. d) Đánh bùn sang ao. 5. Hãy xác định câu trả lời đúng nhất trong các ý kiến sau đây, cái mới theo nghĩa triết học là: a) Cái mới lạ so với cái trước. b) Cái ra đời sau so với cái ra đời trước. c) Cái phức tạp hơn so với cái trước. d) Đó là những cái ra đời sau tiên tiến hơn, hoàn thiện hơn cái trước. B. Trắc nghiệm khách quan dạng ghép đôi. - Hãy ghép mỗi ô ở cột trái với một hoặc một số ô ở cột phải sao cho phù hợp: 1. Đối tượng lao động a) Nhà kho 2. Tư liệu sản xuất b) Người lao động 3. Tư liệu lao động c) Than đá 4. Lực lượng sản xuất d) Máy móc V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ôn tập kỹ, giờ sau kiểm tra học kỳ. - Cần nắm: 12 câu hỏi tự luận. - Một số câu hỏi trắc nghiệm. Tiết 16 Ngày soạn: 6/12/2017 KIỂM TRA HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Giúp HS có dịp ôn và nhớ lại các kiến thức đã học. - Kiểm tra sự nhận thức và tiếp thu bài học của HS ở trên lớp, qua đó kết hợp với bài khảo sát đánh giá thực lực học tập của HS - HS có kĩ năng làm một bài kiểm tra môn giáo dục công dân, nhất là phần công dân với thế giới quan và phương pháp luận và hiểu biết các vấn đề xã hội. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận III. BIÊN SOẠN ĐÈ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN 1.Đề kiểm tra Câu 1: Hãy trình bày nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật hiện tượng? ( 3 điểm) Câu 2: Thùc tiÔn lµ g×, c¸c h×nh thøc cña thøc tiÔn? Vai trß cña thùc tiÔn ®èi víi nhËn thøc? (4 ®iÓm) Câu 3. Hãy cho biết thê giới quan của mình? Vì sao em dùng thế giới quan đó làm thế giới quan của mình ? ( 3 điểm) 2.Đáp án: Học sinh cần trình bày được các nội dung cơ bản sau: Câu 1: Trình bày nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật hiện tượng – 3 điểm - Hãy trình bày các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất – 1,5 điểm Câu 2: - Thùc tiÔn lµ g×, c¸c h×nh thøc cña thøc tiÔn – 1,5 điểm - Vai trß cña thùc tiÔn ®èi víi nhËn thøc - 1,5 điểm Câu 3: -hs nêu được thế giới quan là gì ( 1 điểm) Vân dụng TGQ duy vậy vào đời sông ( 2 diểm) IV.THU BÀI , NHẬN XÉT: V.HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC : Chuẩn bị cho bài ngoại khóa : Công dân Quảng trị với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tiết 17 -18 Ngày soạn: 13/12/2017 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÔNG DÂN QUẢNG TRỊ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Giúp HS nắm được biến đổi khí hâu, cách ứng phó. - Nhận thấy tác hại của biến đổi khí hâu - Có ý thức bảo vệ môi trường II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1.Giáo viên Tài liệu giáo dục địa phương - Các bức tranh về biến đổi khí hậu - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm. 2. Học sinh: - Chuẩn bị trước bài ngoại khóa. III. PHUONG PHÁP KỸ THUẬT: - Thảo luận nhóm - Xử lí tình huống - Giải quyết vấn đề IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Khởi động Cho học sinh xem 1 số hình ảnh về biến đổi khí hậu. 2. Hoạt động hình thành kiến thức a. Hoạt động 1: tình hình môi trường hiện nay : Hoạt động của thầy và trò GV: theo em biến đổi khí hậu là gì ? Qua đó các em có nhận xét gì về tình hình khí hậu hiện nay ? biểu hiện HS:. Nội dung kiến thức 1. khái niệm biến đổi khí hậu Khái niệm : tài liệu biểu hiện: Nhiệt độ trái đát nóng lên Nước biển dâng Thiên tai........ b. Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hâu? Hoạt động của thầy và trò ? Trong những nguyên nhân trên thì đâu là hững nguyên nhân chính dẫn biến đổi khí hậu? HS:. –trả lời cá nhân ? Làm thế nào để giảm thiểu biến đổi khí hậu? HS: Nội dung kiến thức 2. Nguyên nhân. - Do dân cư tăng nhanh. - Do các hoạt động của con người - Do ý thức của người còn kém. _ Do quản lí của nhà nước về môi trường còn nhiều hạn chế. 3. Những biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu? - Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. - không xả rác bừa bãi Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường..... 3. Luyện tập: Câu hỏi: hãy cho biết nhận xét của em về tình hình môi trường hiện nay, ở nước ta? 4 . vận dụng mở rông Em đã thực hiện việc bảo vệ môi trường hàng ngày như thế nào? Nếu có người làm ô nhiễm môi trương em sẽ làm gì? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Nhận xét cho điểm V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC - Về nhà học bài , làm bài tập. - Đọc trước nội dung bài mới Tiết 19 - 20 Ngày soạn: 2/1/2018 Bài 9 (2 Tiết) CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ, LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA Xà HỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Nhận biết được con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử. - Hiểu được mục tiêu phát triển của xã hội, sự phát triển của xã hội phải vì hạnh phúc của con người. 2. Về kỹ năng: Chứng minh được giá trị vật chát và tinh thần của xã hội là do con người tạo ra. 3. Về thái độ Đồng tình và tích cực tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ và phát triển của đất nước, nhân loại. II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1- Phương tiện - Máy chiếu hoặc băng hình (nếu có), băng nhạc bài hát “Việt Nam quê hương tôi” - Giấy khổ to, bút dạ, kéo, hồ dán. 2- Thiết bị - Tranh, ảnh, sơ đồ liên quan đến nội dung bài học III.PHƯƠNG PHÁP KỸ THẬT DẠY HỌC: - thảo luận -Phát vấn - giải quyết vấn đề. IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Khởi động: Giáo vên đặt vấn đề theo em lịch sử loài người do ai tao nên Hs: trả lời...... Đi vào bài mới 2.Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình Hoạt động của thầy và trò - Thảo luận: Lớp về vai trò của công cụ lao động đối với sự phát triển của lịch sử? - GV: Dựa vào kiến thức sinh học, lịch sử em hãy cho biết: việc chế tạo ra công cụ lao động có vai trò như thế nào trong quá trình chuyển hoá vượn cổ thành người? * Người tối cổ, Người tinh khôn đã chế tạo những loại công cụ nào? Chúng có đặc điểm nào khác nhau? * Ngoài những công cụ đã nêu, em còn biết những loại công cụ nào có tác động lớn đến sự phát triển của xã hội ở những thời kì lịch sử khác nhau? * Những công cụ lao động có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra đời và sự phát triển của xã hội? - HS: N/cứu sgk, đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. Nội dung kiến thức 1. Con người là chủ thể của lịch sử Vai trò chủ thể lịch sử của con người thể hiện: a) Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình - Lịch sử loài người được hình thành khi con người biết chế tạo ra các công cụ lao động. Nhờ có công cụ lao động, việc ăn, ở... của người tối cổ không còn hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Từ đó con người tách ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội cũng bắt đầu. - Công cụ lao động được cải tiến, làm cho lao động phát triển, kéo theo thương mại, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật... cũng ra đời và phát triển. Từ các bộ lạc dần dần hình thành các dân tộc, các quốc gia Hoạt động 2: Con người là chủ thể sấng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội Hoạt động của thầy và trò - Thảo luận: Nhóm, về vai trò của con người trong việc sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội - GV: * Vì sao nói con người là chủ nhân các giá trị vật chất của xã hội? Em hãy nêu một vài ví dụ để chứng minh. * Tại sao nói con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội? Em hãy nêu một vài ví dụ để chứng minh. - HS: N/cứu, đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Lớp tranh luận, bổ xung ý kiến và thống nhất đáp án. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. Nội dung kiến thức b) Con người là chủ thể sấng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội - Để tồn tại phát triển, con người cần ăn, ở mặc, nhà ở và các phương tiện sinh hoạt khác. Do đó, con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội. * Mác viết: “Hành động lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất ra tư liệu cần thiết cho đời sống. Xã hội sẽ tiêu vong nếu người ta ngừng lao động sản xuất”. - Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người. Quá trình này không chỉ tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội, mà còn thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội. - Con người còn sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội. Đời sống hàng ngày và kinh nghiệm lao động sản xuất, trong đấu tranh xã hội, đấu tranh với tự nhiên... của con người là nguồn đề tài vô tận cho các phát minh khoa học và cảm hứng sáng tạo văn học nghệ thuật. Cũng chính con người là tác giả của các công trình khoa học, các tác phẩm văn học nghệ thuật.(ví dụ: sgk). Hoạt động 3: Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội Hoạt động của thầy và trò - Thảo luận: Nhóm, con người là động lực tạo nên các cuộc cách mạng xã hội. - GV: Hãy nêu một số ví dụ trong lịch sử hoặc trong thực tế xã hội đang diễn biến ở địa phương hoặc nước ta để chứng minh: Con người là động lực tạo nên các cuộc cách mạng xã hội. - HS: N/cứu, đại diện trả lời. -GV: N/xét, bổ xung, kết luận. Nội dung kiến thức c) Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội - Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội. Mọi sự biến đổi xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra. - Lịch sử xã hội từ công xã nguyên thuỷ đến nay, trước hết, là lịch sử phát triển và thay thế lẫn nhau của các phương thức sản xuất. Tiết 20. Hoạt động 4: Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội Hoạt động của thầy và trò - Thảo luận: Lớp, con người là mục tiêu phát triển của xã hội. - GV: * Em mong muốn sống trong một xã hội như thế nào? * Hãy kể những nhu cầu quan trọng của bản thân mà em mong ước gia đình và xã hội đem lại cho em? * Hiện nay trên thế giới có những vấn đề gì tác động tiêu cực đến sự phát triển con người? * Theo em, chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng đó? * Theo em, vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội? - HS: N/cứu, đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. Nội dung kiến thức 2. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội a) Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội? - Con người là chủ thể lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải vì con người, thoả mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. - Từ khi xuất hiện đến nay con người luôn khát khao được sống tự do hạnh phúc. Song trong thực tế vẫn tồn tại những bất công, bất bình đẳng và nhiều yếu tố khác đe doạ tự do, hạnh phúc và cả tính mạng con người. Vì vậy, con người không ngừng đấu tranh vì tự do, hạnh phúc của chính mình, mọi chính sách và hành động của các quốc gia, cộng đồng quốc tế là phải nhằm mục tiêu phát triển con người. - Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, được đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển xã hội. Hoạt động 5: CNXH với sự phát triển con người Hoạt động của thầy và trò - Thảo luận: Lớp, về mục tiêu xã hội ta là nhằm phát triển toàn diện con người. - GV: * Vì sao nói chỉ có CNXH mới đem lại cho con người cuộc sống tự do, hạnh phúc? * Em hãy cho biết sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và nhà trường đối với sự phát triển con người toàn diện? - HS: N/cứu, trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. Nội dung kiến thức b) CNXH với sự phát triển con người - Lịch sử loài người trải qua năm chế độ xã hội, nhưng chỉ có xã hội chủ nghĩa, không có áp bức, bóc lột; mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc; xã hội thực sự coi trọng con người, là động lực, mục tiêu phát triển của xã hội. - Xây dựng một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân là mục tiêu cao cả của CNXH. - CNTB hiện nay vẫn còn khả năng tiếp tục phát triển, song vẫn chứa đựng những mâu thuẫn gay gắt không thể tự giải quyết được. - CNXH trên con đường phát triển quanh co, phức tạp, những tổn thất to lớn, những khó khăn chỉ là tạm thời. Nhưng xét đến cùng thì tương lai vẫn thuộc về CNXH. CNXH đang vững bước đi lên và đạt nhiều kết quả trong mục tiêu vì sự phát triển toàn diện con người. 3 . Luyện tập Cần nắm: - Vai trò chủ thể của con người. - CNXH với sự phát triển toàn diện con người. Bài tập: - Hãy lấy ví dụ chứng minh sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ em mà em biết. Bài số 3 (sgk tr 60) - Số người được đi học tăng không ngừng. - Số lượng người được vay vốn để xoá đói giảm nghèo. - Số người tàn tật, cô đơn được chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc trợ cấp ... 4. Vận dụng mở rộng: : Cầu khấn thần linh không làm cho con người nhiều tiền, sống sung sướng được. Vì chính con người mới là chủ nhân số phận của mình, chỉ có lao động mới đem lại cho con người của cải vật chất, tinh thần. V. Hướng dẫn học sinh tự học Câu hỏi sgk, tr: 59,60. Đọc phần hai, công dân với đạo đức- Bài 10. Tiết 21 Ngày soạn: 8 /1/2018 PHẦN THỨ HAI CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC Bài 10 (1Tiết) QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Nêu được thế nào là đạo đức. - Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán. - Hiểu được vai trò đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. 2. Về kĩ năng Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật và hành vi không phù hợp với phong tục, tập quán. 3. Về thái độ Cần coi trọng đạo đức trong đời sống xã hội. 4.Năng lực hướng tới - Năng lực tự nhận thức tìm hiểu khái niệm; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - SGK, SGV GDCD 10, Máy chiếu hoặc băng hình (nếu có), về phong tục tập quán hoặc pháp luật. - Giấy khổ to, bút dạ, kéo, hồ dán. 2. Học sinh - SGK, vở ghi, tranh, ảnh, sơ đồ liên quan đến nội dung bài học. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Thảo luận nhóm - Động não - Xử lý tình huống - Giải quyết vấn đề IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Hoạt động khởi động Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội? Mục tiêu của CNXH nói chung và xã hội ta nói riêng về phát triển con người toàn diện? Hoạt động 1: Quan niệm về đạo đức Hoạt động của thầy và trò - Thảo luận: Nhóm. - GV: * Theo em trong cuộc sống hàng ngày của con người gồm những mối quan hệ như thế nào? Và con người cần phải làm gì? * Hãy nêu một vài ví dụ về hành vi của con người trong cuộc sống xã hội được coi là người có đạo đức? Và ngược lại hành vi được coi là người thiếu đạo đức? * Em sẽ làm gì trong trường hợp sau đây: Trên đường đi học về, tình cờ em đi cùng chiều với một phụ nữ vừa bế con, vừa xách một túi nặng? Tại sao em làm như vậy? * Theo em đạo đức là gì? Cần lưu ý: Đạo đức + Đó là các quy tắc, chuẩn mực xã hội (không phải của cá nhân). + Là tính tự giác, (Tự lương tâm, nếu không hành vi mất đi tính đạo đức). + Hành vi phải phù hợp với lợi ích chân chính của con người, phù hợp yêu cầu xã hội. * Lịch sử loài người tồn tại các nền đạo đức như thế nào? nêu một vài ví dụ về những chuẩn mực đạo đức mà em biết? - HS: Suy nghĩ trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. - Thảo luận, Nhóm. - GV: * Nêu một vài ví dụ để phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người? * Hãy nêu một số phong tục, tập quán ở địa phương em, và một số hủ tục cần phê phán? - HS: Suy nghĩ, trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. Chú ý: Đạo đức ra đời cùng với sự ra đời của lịch sử xã hội loài người. Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước- nhà nước và pháp luật (nhà nước pháp quyền). Nội dung kiến thức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an ca nam_12456209.docx
Tài liệu liên quan