Giáo án Giáo dục công dân 10 tiết Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật hiên tượng

Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.

*Mục tiêu: HS hiểu được mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất .

*Phương pháp: đàm thoại, diễn giảng.

*Cách thức tổ chức:

-GV lấy VD:

Trong điều kiện bình thường, nước ở trạng thái lỏng, nên khi tăng nhiệt độ đến 100oC thì nước sẽ sôi và chuyển sang dạng hơi.

-GV hỏi: Em hãy xác định đâu là chất, đau là lượng trong VD? Trong VD này, sự biến đổi về lượng có tác dụng như thế nào đối với sự biến đổi về chất?

-HS trả lời.

-GV nhận xét, chốt ý.

Chất là nước ở thể lỏng, sau đó chuyển sang thể hơi.

Lượng là nhiệt độ tăng.

Từ 0oC đến thấp hơn 100oC thì nước chưa hóa hơi. Đến đúng 100oC thì nước sôi và hóa hơi. Việc tăng dần nhiệt độ như vậy là sự biến đổi về lượng. Sự biến đổi về lượng trong giới hạn từ 0oC đến thấp hơn 100oC chưa làm thay đổi trạng thái của nước, nghĩa là chất của nước chưa biến đổi.

Mối quan hệ giữa lượng và chất có những sự tồn tại độc lập tương ứng với nhau. Vì vậy không phải bất kì sự biến đổi nào về lượng cũng ngay lập tức có thể dẫn đến sự thay đổi về chất của nó, mà sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần. Qúa trình biến đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến trạng thái của sự vật, hiện tượng nhưng chất của sự vật, hiện tượng đó chưa biến đổi ngay. Triết học gọi giới hạn này là độ.

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 10 tiết Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật hiên tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 5. CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT HIÊN TƯỢNG. I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức -Trình bày được khái niệm chất và lượng của sự vật hiện tượng. -Chỉ ra được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất của sự vật hiện tượng. 2.Về kĩ năng -Chỉ ra được sự khác nhau giữa chất và lượng, sự biến đổi của lượng và chất. 3.Về thái độ -Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ, tránh nôn nóng trong học tập. II. Kiến thức trọng tâm. -Khái niệm chất và lượng của sự vật hiện tượng. -Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. III. Phương pháp dạy học -Đàm thoại, diễn giảng. IV.Phương tiện, tài liệu dạy học. 1. Tài liệu: SGK GDCD10, SGK GV GDCD 10, 2. Phương tiện: bảng, phấn, máy chiếu (nếu có),. V. Tiến trình dạy học. 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3.Giảng bài mới * Giới thiệu bài: Ở bài 4, các em đã biết nguồn gốc của sự vật, hiện tượng là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Vậy, sự vật, hiện tượng vận động và phát triển theo cách thức nào? Muốn rõ điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. *Tổ chức dạy học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chất. *Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được khái niệm chất. *Phương pháp: đàm thoại, diễn giảng. *Cách thức tổ chức: -GV: Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan rất đa dạng. Cách thức phổ biến nhất của chúng là sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng về chất. Vậy, chất là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 1,chất. -GV hỏi: Em hãy chỉ ra những thuộc tính riêng cơ bản của đồng? -HS trả lời. -GV nhận xét, chốt ý: Đồng có thuộc tính cơ bản (nguyên tử lượng 63,54 ; độ nóng chảy 1083OC; độ sôi 2888OC -GV hỏi: Em hãy chỉ ra tĩnh chất tiêu biểu của muối và đường? -HS trả lời. -GV nhận xét, chốt ý. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản, tiêu biểu nói lên sự khác nhau giữa chúng với sự vật, hiện tượng khác. Những sự vậ hiện tượng này nói lên chất của sự vật, hiện tượng. -GV hỏi: Theo em, chất là gì? -HS trả lời. -GV nhận xét, chốt ý, ghi khái niệm chất lên bảng. -HS ghi bài vào vở. *Chuyển ý: Mỗi sự vật, hiện tượng đều có mặt chất và mặt lượng thích hợp với nó. Vậy, lượng là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2, lượng. 1.Chất -Chất là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng; tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó; phân bietj nó với sự vật hiện tượng khác. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm lượng. *Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được khái niệm lượng. *Phương pháp: đàm thoại, diễn giảng. *Cách thức tổ chức: -GV giảng: Đối với mỗi phân tử nước ( H20), lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức 2 nguyên tử hi-đrô(H) và 1 nguyên tử ô-xi (O). Đối với mỗi quốc gia, lượng là dân số, diện tích lãnh thổ của nước ấy. -GV hỏi: Qua VD, em hãy cho biết lượng là gì? -HS trả lời. -GV nhận xét, chốt ý, ghi khai niệm lượng lên bảng. -HS ghi bài vào vở. -GV hỏi: Em hãy tìm VD khác về lượng? -HS trả lời. -GV nhận xét. VD1: Cái bàn dài 3m VD2: Tòa nhà có 70 tầng, cao 80 m. VD3: Diện tích tòa nhà 8000m2 -GV: Chất tạo nên sự khác nhau căn bản giữa các sự vật, hiện tượng nhưng lượng thì không. VD: Hình tam giác và hình chữ nhật. +Lượng là độ dài các cạnh 3m, 7m, 10m, nhưng không nói lên sự khác nhau giữa mỗi hình. +Chất: Là công thức tính diện tích mỗi hình => dẫn đến sự khác biệt giữa chúng. (DT hình tam giác # DT hình chữ nhật = chiều dài.chiều rộng) -GV giảng: Không có sự vật, hiện tượng nào lại không có mặt chất và mặt lượng. Chất và lượng luôn thống nhất với nhau tạo nên 1 sự vât, hiện tượng. Chất và lượng là thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng, không thể có chất và lượng tồn tại thuần túy bên ngoài sự vật, hiện tượng. *Chuyển ý: Trong quá trình tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng, chất và lượng không đứng im mà luôn vận động trong mối quan hệ qua lại với nhau. Muốn biết mối quan hệ đó ntn, chúng ta cùng tìm hiểu phấn tiếp theo. 2. Lượng -Khái niệm lượng là những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều), của sự vật, hiện tượng. Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất. *Mục tiêu: HS hiểu được mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất . *Phương pháp: đàm thoại, diễn giảng. *Cách thức tổ chức: -GV lấy VD: Trong điều kiện bình thường, nước ở trạng thái lỏng, nên khi tăng nhiệt độ đến 100oC thì nước sẽ sôi và chuyển sang dạng hơi. -GV hỏi: Em hãy xác định đâu là chất, đau là lượng trong VD? Trong VD này, sự biến đổi về lượng có tác dụng như thế nào đối với sự biến đổi về chất? -HS trả lời. -GV nhận xét, chốt ý. Chất là nước ở thể lỏng, sau đó chuyển sang thể hơi. Lượng là nhiệt độ tăng. Từ 0oC đến thấp hơn 100oC thì nước chưa hóa hơi. Đến đúng 100oC thì nước sôi và hóa hơi. Việc tăng dần nhiệt độ như vậy là sự biến đổi về lượng. Sự biến đổi về lượng trong giới hạn từ 0oC đến thấp hơn 100oC chưa làm thay đổi trạng thái của nước, nghĩa là chất của nước chưa biến đổi. Mối quan hệ giữa lượng và chất có những sự tồn tại độc lập tương ứng với nhau. Vì vậy không phải bất kì sự biến đổi nào về lượng cũng ngay lập tức có thể dẫn đến sự thay đổi về chất của nó, mà sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần. Qúa trình biến đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến trạng thái của sự vật, hiện tượng nhưng chất của sự vật, hiện tượng đó chưa biến đổi ngay. Triết học gọi giới hạn này là độ. Khi sự biến đổi về lượng này đạt đến giới hạn đến giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. Triết học gọi đó là điểm nút. -GV ghi khái niệm độ và điểm nút lên bảng. -HS ghi bài vào vở. -GV hỏi: Em hãy nếu một số VD về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất? -HS tra lời. -GV nhận xét, lấy thêm VD cho HS hiểu rõ hơn. VD: Một cơn áp thấp nhiệt đới với sức gió mạnh dần lên cấp 7 sẽ trở thành bão. -GV chuyển ý: Chất mới ra đời lượng cũ còn phù hợp với nó không? -GV giảng: Mỗi sự vật và hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao bao hàm một lượng mới phù hợp với nó. VD: Áp thấp nhiệt đới khi chuyển thành bão thì lượng thay đổi, tốc độ gió mạnh từ cấp 7 đến cấp 12, sức gió của nó từ 45km/h, kèm mưa rất lớn, -GV hỏi: Em hãy nêu một số VD chứng minh chất mới ra đời quy định lượng mới phù hợp với nó? -HS trả lời. -GV nhận xét, chốt ý. -GV hỏi: Qua các kiến thức trên, em rút ra bài học gì trong học tập và rèn luyện? -HS trả lời. -GV nhận xét, chốt ý. Trong học tập và rèn luyện, học sinh cần phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ. Cần tránh thái độ nóng vội, đốt chay giai đoạn, hành động nửa vời, không triệt để đều không đem lại kết quả mong muốn. -GV kết luận toàn bài: Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới theo cách thức: Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi và chất mới ra đời bao hàm một lượng mới tương ứng. 3.Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất. a)Sự biến đổi về lượng dẫn đế sự biến đổi về chất. -Khái niệm “độ” dùng để chỉ khoảng gới hạn trong đó có sự thống nhất giữa chất và lượng. Trong khoảng đó, những biến đổi của lượng chưa làm cho chất tương ứng của nó thay đổi. -Khái niệm “điểm nút” dùng để chỉ giới hạn tại đó với những sự thay đổi về lượng trực tiếp dẫn đến những thay đổi về chất. b)Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng. -Chất mới ra đời thay thế chất cũ. -Khi một chất mới ra đời lại bao bao hàm một lượng mới phù hợp với nó tạo thành sự thống nhất mới giữa lượng và chất. 4.Luyện tập củng cố Bài tập1: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về quan hệ lượng và chất? a. Góp gió thành bão b. Có công mài sắt, có ngày nên kim c. Bầu ơi thương lấy bí cùng, cho dù khác giống nhưng chung một giàn d. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn e. Dốt đến đâu học lâu cũng biết Bài tập 2: Nêu sự khác nhau giữa chất và lượng của sự vật và hiện tượng? 5. Dặn dò về nhà.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 5 Cach thuc van dong phat trien cua su vat va hien tuong_12416178.docx
Tài liệu liên quan