Giáo án Hóa học 10 - Bài 29 đến bài 35

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Tính khử của Hiđro Sunfua.

- Tính khử và tính oxihóa của Lưu huỳnh đioxit

- Tính oxihóa mạnh của axit Sunfuric đặc.

2. Kĩ năng:

 - Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm.

 - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hóa học.

 - Viết tường trình thí nghiệm.

 

docx35 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Bài 29 đến bài 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nhau về cấu tạo tinh thể và một số tính chất vật lí, nhưng tính chất hóa hóa là giống nhau. II. Tính chất vật lí: 1. Hai dạng thù hình của Lưu huỳnh - Lưu huỳnh tàphương () - Lưu huỳnh đơn tà () -GV: Dựa vào số oxi hóa của Lưu hùynh hãy cho biết tính chất hóa học của nó? GV: Lưu hùynh tác dụng với nhiều kim loại và H2. Viết phản ứng của Lưu huỳnh với các kim loại Fe, Cu, Zn, Hg, với H2 GV: Lưu hùynh tác dụng với nhiều phi kim có độ âm điện lớn hơn. Viết phản ứng của Lưu huỳnh với các phi kim F2, Cl2, O2, H2SO4 đặc, đun nóng, HNO3 -Thể hiện tính khử và tính oxihóa, vì S0 còn có các mức oxihóa nữa là S-2, S+4, S+6. -Học sinh viết phản ứng. Fe + S0 FeS-2 S0 + Hg HgS-2 Zn + S0 ZnS-2 S0 + H2H2S-2 -Viết phản ứng S0 + O2 S+4O2 S0 + 3Cl2 S+6Cl6 S + 3F2 SF6 S + 2H2SO4 3SO2 +2 H2O S +2HNO3H2SO4 + 2NO III. Tính chất hóa học: 1. Tính oxi hóa. Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và Hiđro thể hiện tính oxihóa(S0 –S-2) Fe + S0 FeS-2 S + Hg HgS S0 + H2 H2S-2 2. Tính khử Lưu huỳnh tác dụng với các phi kim có độ âm điện lớn hơn thể hiện tính khử(O2, Cl2). S + O2 SO2 S + 3Cl2 SCl6 -GV: Lưu huỳnh có nhiều ứng dụng quan trọng trong các ngành công nghiệp.Lấy ví dụ cụ thể? -Dùng để sản xuất H2SO4 (90%) -Dùng để lưu hóa cao su, thuốc tẩy, diêm, chất dẻo, dược phẩm, phẩn nhuộm, thuốc trừ sâu,diệt nấm(10%) IV. Ứng dụng: -Dùng để sản xuất H2SO4 (90%) -Dùng để lưu hóa cao su(10%) -Thường gặp lưu hùynh ở trạng thái nào, khai thác nó như thế nào? -Tồn tại ở dạng đơn chất, dạng mỏ lưu hùynh -Tồn tại dạng hợp chất: muối Sunfat, Sunfua -Khai thác từ các mỏ lưu hùynh trong lòng đất, dùng một thiết bị đặc biệt để nén nước siêu nóng(1700C) vào mỏ Lưu huỳnh làm nóng chảy và đẩy lên mặt đất. V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất: -Tồn tại ở dạng đơn chất, dạng mỏ lưu hùynh -Tồn tại dạng hợp chất: muối Sunfat, Sunfua -Khai thác từ các mỏ lưu hùynh trong lòng đất. 4. Củng cố: HS nắm được tính chất hóa học chung của kim loại là vừa có tính oxi hóa và vừa có tính khử. 5. Dặn dò: Nắm vững: Lưu hùynh vừa có tính khử , vừa có tính oxihóa. Lấy phản ứng chứng minh điều đó? Làm các bài tập 1-5 trang 132 /sgk. V. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: . Tiết 54. Tuần27 Bài 31: Bài thực hành số 4: TÍNH CHẤT CỦA OXI, LƯU HUỲNH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: - Tính oxi hóa của oxi. - Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ. - Tính oxi hóa của lưu huỳnh. 2. Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hóa học. - Viết tường trình thí nghiệm. 3.Thái độ : -Tiến hành thí nghiệm nghiêm túc, an toàn. 4. Năng lực cần hướng tới: – Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống; Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học; Năng lực tính toán. II. Chuẩn bị: 1. Dụng cụ: - Ống nghiệm. - Lọ thủy tinh miệng rộng 100ml đựng oxi. - Kẹp đốt hóa chất. - Muỗng đốt hóa chất. - Đèn cồn. - Cặp ống nghiệm. - Giá thí nghiệm. - Giá để ống nghiệm. 2. Hóa chất: - Đoạn dây thép. - Bột lưu huỳnh. - Oxi đã được điều chế sẵn trong các lọ thủy tinh 100ml. - Than gỗ (mẩu nhỏ). - Bột sắt. III. Phương pháp: Đàm thoại, biểu diễn thí nghiệm. IV. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp học: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV: Nêu các thí nghiệm, ôn lại lí thuyết cho học sinh . - Các thí nghiệm. +Tính oxi hóa của Oxi +Tính oxihóa của Lưu huỳnh. +Tính khử của Lưu huỳnh. GV: Gắn mẫu than gỗ vào đầu đọan dây thép để làm mồi sao cho để đốt cháy không bị rơi. Khi đốt dây thép hoặc Lưu huỳnh phải cẩn thận cho vào bình thủy tinh đựng đầy khí O2. Lưu ý: Cần làm sạch và uốn sợi dây thép thành hình xoắn lò xo để tăng diện tiếp xúc, phản ứng xảy ra nhanh hơn. Mẫu than gỗ cá tác dụng làm mồi vì khi cháy than, tạo ra nhiệt lượng đủ lớn để phản ứng giữa Fe và O2 xảy ra(có thể thay mẫu than bằng đoạn que diêm). Để an toàn cần cho vào dưới đáy bình thủy tinh một ít cát sạch để tránh vỡ lọ thủy tinh. - Đốt nóng một đoạn dây thép xoắn(có gắn mẫu tha ở đầu để làm mồi) trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình đựng khí O2. Quan sát hiện tượng ta thấy. Mẫu than cháy hồng khi đưa vào lọ chứa Oxi, dây thép cháy trong Oxi sáng chói, nhiều hạt nhỏ sáng bắn tóe như pháo hoa. Phản ứng : 3Fe + 2O2 Fe3O4 1. Tính oxi hóa của oxi: Phản ứng của O2 với Fe (Màu đen) Fe3O4 = FeO. Fe2O3 GV: Chuẩn bị trước hỗn hợp bột sắt và bột Lưu huỳnh Lưu ý: Bột Fe phải bảo quản trong lọ kín(tốt nhất là bột sắt mới điều chế), khô. Hỗn hợp bột Fe và S được tạo theo tỷ lệ 7:4 về khối lượng và phải dùng ống nghiệm thủy tinh trung tính, khô. -Cho vào ống nghiệm khô một lượng hỗn hợp Fe và S khỏang bằng 2 hạt ngô. Kẹp chắt ống nghiệm trên giá thí nghiệm. Đun nóng ống nghiệm bằng đèn cồn. Quan sát hiện tượng ta thấy : Phản ứng xảy ra mãnh liệt , tỏa nhiệt nhiệt, làm đỏ rực hỗn hợp. 3. Tính oxihóa của Lưu huỳnh: Phản ứng giữa Fe và S GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm và hướng dẫn cách quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận. -GV: Lưu ý Khí SO2 mùi hắc khó thở là khí độc nên phải cẩn thận khi làm thí nghiệm , nên sau khi đốt xong cần đậy nắp lọ ngay , tránh hít phải khí này Cho một lượng Lưu huỳnh bằng hạt ngô vào muỗng lấy hóa chất hoặc dùng đũa thủy tinh hơ nóng, nhúng đầu đũa vào bột Lưu huỳnh. Đốt cháy Lưu hùynh trên ngọn lửa đèn cồn. Mở nắp lọ thủy tinh đựng đầy khó O2 , cho nhanh chóng(hoặc đũa thủy tinh) có Lưu huỳnh đang cháy vào lọ. Quan sát hiện tượng ta thấy : Lưu hùynh cháy trong lọ chứa O2 mãnh liệt hơn nhiều khi cháy trong không khí : Phản ứng : S0 + O2 S+4O2 4. Tính khử của Lưu huỳnh: Phản ứng : 4. Công việc sau buổi thực hành: - GV nhận xét, đánh giá chung buổi thực hành của học sinh. - Yêu cầu học sinh viết tường trình và nộp lại vào tuần sau. - Thu dọn hóa chất và dụng cụ thí nghiệm V. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Tiết 56, 57. Tuần 28. Bài 32: HIĐRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT LƯU HUỲNH TRI OXIT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S. Hiểu được: Tính chất hóa học của H2S là tính khử mạnh. 2. Kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra, kết luận được tính chất hóa học của H2S. - Viết phương trình minh họa tính chất của H2S. 3. Giáo dục tư tưởng: - Khí H2S có mùi thối, gây ảnh hưởng môi trường 4. Năng lực cần hướng tới: – Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống; Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học; Năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ: - Hóa chất: FeS, axit HCl. - Dụng cụ: Ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn khí đầu vuốt nhọn xuyên qua. III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận, làm việc nhóm và với SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Trình bày tính chất hóa học của nguyên tố lưu huỳnh . 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung -GV: Yêu cầu học sinh nêu một số tính chất vật lý của H2S. -Hiđro Sunfua là chất khí không màu, mùi trứng thối và rất độc, gây nhiễm độc nặng trong không khí. -H2S hơi nặng hơn không khí , hóa lỏng ở -600C và 1atm, ít tan trong nước. Khi tan trong nướ tạo thành dung dịch axit Sunfuhiđric là một axit yếu. Khí H2S có độ tan là 0,38g trong 100g nước. A. HIĐRO SUNFUA I. Tính chất vật lí: - Hiđro Sunfua là chất khí không màu, mùi trứng thối và rất độc. - H2S hơi nặng hơn không khí. - Ít tan trong nước. GV: Axit có những tính chất hóa học cơ bản nào? Viết phản ứng chứng minh? GV: Có thể dùng dung dịch muối của các kim loại AgNO3, CuSO4, Pb(NO3)2 để nhận biết H2S hoặc muối Sufua.Hiện tượng có kết tủa đen . GV: Khi nào thì nó ra từng loại muối vậy, khi nào tạo ra muối trung hòa, khi nào tạo ra muối axit. GV: Yêu cầu HS làm bài tập áp dụng: - Tính khối lượng muối thu được khi cho 2,24(l) khí H2S tác dụng với: + 100ml dung dịch NaOH 1M. + 250ml dung dịch NaOH 1M -Làm quỳ tím hóa hồng (đỏ) Tác dụng kim loại trước Hiđro: 2HCl + 2Na Na2S + H2O Tác dụng oxit kim loại: H2S + CdO CdS$ + H2O (Vàng) Tác dụng dung dịch kiềm H2S+2NaOHNa2S+ 2H2O Tác dụng với muối H2S+2AgNO3Ag2S$+2HNO3 - Xét tỉ lệ số mol của NaOH và H2S thì tùy tỉ lệ của nó mà tạo ra các muối khác nhau. - HS tính số mol của từng chất, sau đó tính tỉ lệ của chúng như trên và xem trường hợp đó nó tạo ra muối nào? Sau đó tính khối lượng muối thu được. II. Tính chất hóa học: 1. Tính axit yếu -Khí hidro sunfua tan trong nước tạo dung dịch axit sunfuahidric. -Là một axit yếu, yếu hơn H2CO3 -Không làm đổi màu quỳ tím. - Tác dụng dd kiềm. H2S+NaOHNaHS+ H2O (1) H2S+2NaOHNa2S+ 2H2O (2) Xét tỉ lệ T= ta có: + Nếu thì chỉ tạo ra muối axit. PT (1). + Nếu thì chỉ tạo ra muối trung hòa. PT (2). + Nếu 1< T<2 thì đồng thời tạo ra 2 muối. Lập hệ pt. -GV: Yêu cầu hoạt động nhóm. 1/Tại sao H2S có tính khử mạnh? 2/Đốt cháy H2S trong không khí, viết phản ứng. 3/ Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol H2S bằng 0,12mol O2. Tính số mol chất sau phản ứng. -Nhóm 1:Do Lưu huỳnh có mức Oxi hóa thấp nhất -2. -Nhóm 2: Tạo kết tủa vàng vì tạo S. 2H2S + O2 2S $+ 2H2O -Nhóm 4: S : 0,03mol SO2: 0,07mol 2H2S + O2 2S $+ 2H2O S + O2 SO2 2. Tính khử mạnh. -Trong điều kiện thường, dung dịch H2S dễ tiếp xúc với không khí dần trở nên vẫn đục màu vàng. 2H2S + O2 2S$ + 2H2O -Khi đốt khí H2S trong không khí cho ngọn lửa màu vàng . 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O -GV: Thường gặp H2S ở trong tự nhiên như thế nào? -GV: Dùng CuS và HCl điều chế được H2S không? -Từ Fe, S,H2, H2SO4 loãng.Viết các phương trình phản ứng điều chế H2S. -H2S có trong nước suối, không khí, núi lửa, bốc ra từ xác chết động vật.. -Từ dung dịch H2SO4 loãng hoặc HCl tác dụng FeS, ZnS FeS + 2HClFeCl2 + H2S ZnS + H2SO4 ZnSO4 + H2S III. Trạng thái tự nhiên và điều chế: 1. Trạng Thái Tự Nhiên. -H2S có trong nước suối, không khí, núi lửa, bốc ra từ xác chết động vật.. 2. Điều Chế. TrongPTN: -Từ dung dịch H2SO4 loãng hoặc HCl tác dụng FeS, ZnS FeS + 2HClFeCl2 + H2S 4. Củng cố: HS nắm được tính chất hóa học của H2S là tính axit yếu và tính khử mạnh. 5. Dặn dò: HS về ôn tập lại tính chất và giải các bài tập liên quan đến H2S. V. Rút kinh nghiệm: Tiết 56. Tuần 28. Bài 32: HIĐRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT LƯU HUỲNH TRIOXIT (tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3. Hiểu được tính chất hóa học của SO2 (vừa có tính oxi hóa và vừa có tính khử) và SO3 ( chỉ có tính oxi hóa. 2. Kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của SO2, SO3. - Viết phương trình hóa học minh họa tính chất của SO2, SO3. - Giải bài tập liên quan đến chúng. 3. Giáo dục tư tưởng: - Khí SO2 có mùi hắc, gây ảnh hưởng môi trường xung quanh. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 4. Năng lực cần hướng tới: – Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống; Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học; Năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ: Giáo án , hình minh họa, tài liệu. III. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, gởi mở, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định lớp học: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung -GV yêu cầu HS đọc tên SO2 . -GV: Yêu cầu học sinh trình bày tính chất vật lí của SO2. -GV: Bổ sung thêm: ở 200C, 1 thể tích nước hòa tan được 40 thể tích khí SO2 - Khí Sunfurơ. - Lưu huỳnh đioxit. -Học sinh trình bày tính chất vật lý của SO2. B. Lưu huỳnh đioxit I. Tính chất vật lí: -SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí, tan nhiều trong nước -SO2 là khí độc. GV: Dự đoán tính chất hóa học của SO2? GV: Xây dựng tính chất oxit axit của SO2? GV: Nhận xét H2SO3 là một đa axit, khi phản ứng với dung dịch NaOH tạo ra muối axit và muối trung hòa. GV: Tổ chức cho học sinh họat động nhóm, xây dựng tính chất hóa học của SO2 bằng phản ứng chi tiết . GV: Dùng dung dịch nước Brom, dd thuốc tím để nhận biết khí SO2. Hiện tượng màu mất màu (nâu đỏ, tím). -Tác dụng H2O: Tạo Axit Sunfurơ. SO2 + H2O H2SO3 -Tác dụng với oxit bazơ. CaO + SO2 CaSO3 -Tác dụng dung dịch kiềm . SO2 + NaOH NaHCO3 SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O -SO2 có 3 tính chất : +Tính khử : +Tính Oxi hóa: +Tính chất oxit axit: 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O 2H2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4 II. Tính chất hóa học: 1. Lưu huỳnh đioxit là oxit axit: SO2 + H2O H2SO3 H2SO3 (hay SO2) là một đa axit, khi phản ứng với dung dịch NaOH tạo ra muối axit và muối trung hòa. SO2 + NaOH NaHCO3 SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O 2. Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa và là chất khử. a. Tính khử: S4 S+6 SO2 tác dụng chất oxi hóa. 2SO2 + O2 2SO3 SO2 +Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr. b. Tính oxi hóa: S+4S0,S-2 SO2 tác dụng với các chất khử . SO2 + 2H2S 3S + 2H2O GV: Viết phản ứng chứng minh tính oxihóa của SO2? GV: Vì sao SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxihóa? -Học sinh viết phản ứng Dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S ta thấy tạo vẫn đục màu vàng S. SO2 + 2H2S 3S + 2H2O SO2 + Mg MgO + S -Học sinh trình bày cụ thể. GV:Trong công nghiệp điều chế H2SO4 đi từ SO2 qua các phản ứng nào? GV:Điều chế SO2 từ những phương pháp nào?Viết phản ứng? 2SO2 + O2 2SO3 SO3 + H2O H2SO4 -Dùng axit mạnh H2SO4, hoặc HCl Tác dụng với muối Sunfit(HSO3-, SO3-) CaSO3 + 2HClCaCl2 +SO3 + H2O -Đốt các quặng Sunfua: CuS + O2 CuO + SO2 -Đốt Lưu huỳnh. S + O2 SO2 III. Ứng dụng và điều chế: 1. Ứng dụng Dùng để sản xuất lưu hùynh trioxit, là chất tẩy trắng các chất 2. Điều chế -Trong phòng thí nghiệm: Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2 + H2O -Trong công nghiệp. 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 Hoặc : S + O2 SO2 GV: Trình bày một số tính chất vật lí và hóa học của SO3? -SO3 tan nhiều trong nước hoặc trong dung dịch H2SO4 ta thu được hợp chất gọi là Oleum. -SO3 có tính oxihóa mạnh do trong nước tạo H2SO4 tạo dung dịch axit H2SO4 có tính oxihóa mạnh. -SO3 có tên gọi: +Lưu huỳnh Trioxit +Anhiđric Sunfuric -SO3 là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước và tan trong H2SO4. SO3 + H2O H2SO4 nSO3 + H2SO4 H2SO4.nH2O SO3 + H2SO4 H2SO4.H2O (H2S2O7) SO3 có đầy đủ tính chất của oxit axit , tác dụng dung dịch bazơ tạo muối Sunfat. C. Lưu huỳnh trioxit: SO3. I. Tính chất: -SO3 là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước và tan trong H2SO4. SO3 + H2O H2SO4 nSO3 + H2SO4 H2SO4.nH2O -SO3 tác dụng với oxít bazơ, dung dịch bazơ tạo muối Sunfat. SO3 + NaOH NaHSO4 SO3+2NaOHNa2SO3+H2O GV: Nêu một số ứng dụng và phương pháp điều chế SO3? -Ứng dụng của SO3 là dùng để điều chế H2SO4 SO3 + H2O H2SO4 -Điều chế bằng cách oxihóa SO2. 2SO2 + O2 2SO3 II. Ứng dụng và điều chế: -Dùng để sản xuất H2SO4. -Điều chế SO3 bằng cách oxihóa SO2. 2SO2 + O2 2SO3 4. Củng cố và dặn dò: - Cho HS làm bài tập 10 SGK. - Yêu cầu HS về làm các bài tập còn lại trong SGK. V. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 57, 58. Tuần 29. Bài 33 : AXIT SUNFURIC VÀ MUỐI SUNFAT (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: HS biết được: Tính chất, ứng dụng của H2SO4. HS hiểu được: - H2SO4 có tính axit mạnh (đổi màu quỳ tím, tác dụng với kim loại, bazo, và muối của axit yếu, ). - H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh (oxi hóa hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric, cách pha loãng axit sunfuric. - Viết phương trình hóa học minh họa tính chất. - Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia phản ứng. 3. Năng lực cần hướng tới: – Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống; Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học; Năng lực tính toán. II. Chuẩn bị: Hóa chất: H2SO4 đặc, H2SO4 loãng, kim loại Cu, giấy quỳ tím. Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, giá ống nghiệm. III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, thảo luận. IV. Tiến trình bài học: 1. Ổn định tình hình lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hóa học của SO2, lấy ví dụ minh họa. Cách điều chế SO2. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung GV giới thiệu sơ lược về hợp chất H2SO4 và phân tích sự phân cực của phân tử dễ thế bởi kim loại GV dùng lọ đựng H2SO4 đặc và loãng để giới thiệu một số tính chất vật lí của nó. GV lưu ý cho học sinh cách pha loãng H2SO4 . GV bổ sung thêm một số tính chất vật lí khác của dung dịch H2SO4. O H- O O H- O O -Học sinh nêu một số tính chất vật lí của H2SO4 . -Cần cho từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước và lắc đều khi pha loãng dung dịch H2SO4 từ axit đặc. A. AXIT SUNFURIC: H2SO4 1. Tính chất vật lí: -là chất lỏng không màu, không bay hơi, tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt. -Axit Sufuric đặc nhất có nồng độ 98%. GV: Axit Sufuric có những tính chất hóa học nào? GV:Tại sao Axit có những tính chất hóa học chung của axit và có những tính chất axit cơ bản nào? GV: Viết phản ứng xảy ra giữa H2SO4 loãng với các chất : Fe, Cu, FeO, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Na2CO3, CaCO3, BaCl2, Pb(NO3)2. GV: Axit H2SO4 lõang có tính oxihóa không ? giải thích? -Có hai tính chất của H2SO4 là +Tính axit mạnh. +Tính oxihóa mạnh. -Có 5 tính chất axit. +Tác dụng quỳ tím +Tác dụng với kim loại đứng trước Hiđro. +Tác dụng với bazơ +Tác dụng với oxit bazơ +Tác dụng với muối. H2SO4 + Fe FeSO4 + H2 H2SO4 + Fe(OH)2FeSO4 + H2O 3H2SO4+ 2Fe(OH)3Fe2(SO4)3+ 6H2O H2SO4 + FeOFeSO4 + H2O 3H2SO4 + Fe2O3Fe2(SO4)3 + 3H2O 4H2SO4 + Fe3O4Fe2(SO4)3 + FeSO4+ 4H2O H2SO4 + Na2CO3Na2SO4 +H2O + CO2 H2SO4+CaCO3CaSO4 + H2O+ CO2 H2SO4 + BaCl2BaSO4 + H2O H2SO4 + Pb(NO3)2PbSO4 + 2HNO3 -H2SO4 loãng không phản ứng với các kim loại đứng sau Hiđro (Cu, Ag,Hg,Au, Pt) 2. Tính chất hóa học: +Tính axit mạnh. +Tính oxihóa mạnh. a. Tính axit: Axit Sunfuric loãng có đầy đủ tính chất hóa học của một axit mạnh. +Tác dụng quỳ tím +Tác dụng với bazơ H2SO4+ NaOHNa2SO4+ H2O +Tác dụng với oxit bazơ +Tác dụng với muối. +Tác dụng với kim loại đứng trước Hiđro. 3H2SO4+ 2AlAl2(SO4)3 + 3H2 Lưu ý: - H2SO4 loãng không phản ứng với các kim loại đứng sau Hiđro (Cu, Ag,Hg,Au, Pt) - Axit H2SO4 lõang có tính oxi hóa do ion H+ quy định (H+H0). GV: Tính oxi hóa của H2SO4 đặc nóng có tính oxihóa mạnh do nguyên tố nào gây nên? GV:H2SO4 tác dụng với kim loại (kể cả kim loại sau H) tạo muối kim loại hóa trị cao, sản phẩm khử và nước. Sản phẩm khử của H2SO4 đặc là gì? -Do nguyên tố S6+ gây nên, mức cao nhất so với các mức oxihóa của Lưu hùynh -2,0,+4 -SO2, S, H2S. 2Fe +6H2SO4đặc Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O Cu +2H2SO4đặc CuSO4 + SO2 + 2H2O 2Ag +2H2SO4đặc Ag2SO4 + SO2 + 2H2O b. Tính chất của axit sunfuric đặc: - Axit Sunfuric đặc nóng có tính oxi hóa rất mạnh . .Tác dụng với kim loại (kể cả kim loại sau H) tạo muối kim loại hóa trị cao, sản phẩm khử và nước. 2Fe +6H2SO4đặc Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O Cu +2H2SO4đặc CuSO4 + SO2 + 2H2O 2Ag +2H2SO4đặc Ag2SO4 + SO2 + 2H2O Lưu ý: Đối với các kim loại Sn, Pb khi tác dụng dung dịch H2SO4 đặc chỉ tạo muối Sn2+ và Pb2+. H2SO4 đặc, nguội không tác dụng Al, Fe, Cr. GV:Axit Sunfuric đặc nóng oxi hóa còn có tính chất nào không? - Tính háo nước. + H2SO4 đặc hấp thụ nước mạnh. C12H22O11 12C +11H2O + Một phần C sinh ra bị oxi hóa thành CO2: C + 2H2SO4CO2 + 2SO2+ 2H2O => Cần thận trọng khi sử dụng H2SO4 vì dễ gây bỏng da. GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết các ứng dụng quan trọng của axit sunfuric. HS: Dùng làm sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn màu, phẩm nhuộm, dược phẩm, chế biến dầu mỏ. 3. Ứng dụng: SGK. 4. Củng cố: HS nắm được tính chất hóa học đặc trưng của axit sunfuric. Viết PTHH khi cho H2SO4 loãng tác dụng với NaOH, CuO, Na2CO3, CaO. 5. Dặn dò: Làm các bài tập SGK 1, 2, 3, 4, 5 T143. V. Rút kinh nghiệm: Tiết 58 Tuần 29. Bài 33 : AXIT SUNFURIC VÀ MUỐI SUNFAT (tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Biết được: Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat. 2. Kĩ năng: - Viết phương trình hóa học minh họa tính chất và điều chế. - Nhận biết ion sunfat. - Tính khối lượng muối sunfat thu được theo sản phẩm. 3. Năng lực cần hướng tới: – Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống; Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học; Năng lực tính toán. II. Chuẩn bị: Không phải chuẩn bị. III. Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận kết hợp thuyết trình. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp học: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hóa học của axit sunfuric. Lấy ví dụ. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung GV: Yêu cầu nghiên cứu SGK và cho biết Axit sunfuric được sản xuất qua mấy công đoạn? GV: Cho biết nguyên liệu và quá trình sản xuất của mỗi công đoạn? GV: Yêu cầu HS viết PTHH của công đoạn sản xuất lưu huỳnh đioxit? GV: Lưu huỳnh trioxit được điều chế như thế nào? Viết PTHH minh họa. GV: Để điều chế H2SO4 được điều chế từ SO3 như thế nào? HS: Gồm 3 công đoạn HS: Công đoạn sản xuất lưu huỳnh đioxit có nguyên liệu là lưu huỳnh và quặng pirit sắt. HS: Viết PTHH khi S và FeS2 tác dụng với oxi. HS: Trả lời HS: Được điều chế qua 2 bước: + Hấp thụ SO3 bằng H2SO4 tạo thành oleum. + Sau đó pha loãng oleum bằng nước. I. AXIT SUNFURIC: 4. Sản xuất axit sunfuric: Gồm 3 công đoạn: a. Sản xuất lưu huỳnh đioxit: + Đốt cháy lưu huỳnh: S + O2 SO2 + Đốt quặng pirit sắt FeS2: 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 b. Sản xuất lưu huỳnh trioxit: 2SO2 + O2 2SO3 c. Hấp thụ SO3 bằng H2SO4. H2SO4 + nSO3 ® H2SO4.nSO3 oleum Sau đó dùng nước đem pha loãng nH2O + H2SO4.nSO3 ® (n+1)H2SO4 GV: Yêu cầu học sinh trình bày khái niệm muối Sunfat? -Căn cứ vào gốc axit, thì muối Sunfat có mấy loại? -Học sinh : Khi mất đi một hay hai nguyên tử Hiđro ta được các gốc Sunfat tạo thành muối Sunfat. -Có hai gốc axit tạo nên từ H2SO4 nên có hai loại muối Sunfat là muối axit(chứa gốc HSO4-) và muối trung hòa(chứa gốc SO42-). II. MUỐI SUNFAT 1. Khái niệm: Là muối chứa gốc axit SO42-, hoặc HSO4-. 2. Phân loại: Có hai loại muối Sunfat. -Muối axit: NaHSO4, -Muối trung hòa: Na2SO4, GV: Nhận biết H2SO4 hay muối Sun fát ta dùng thuốc thử là gì? H2SO4 : Dùng thuốc thử là quỳ tím, hiện tượng hóa đỏ. Cách khác nhận biết H2SO4 hoặc muối Sunfat là dùng hợp chất: Bari, Canxi, chì Hiện tượng : Có kết tủa trắng bền 3. Cách nhận biết muối Sunfat: Dùng thuốc thử là muối BaCl2 hay Pb(NO3)2 , Ca(OH)2 Hiện tượng : Có kết tủa trắng bền Ví dụ: Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl 4. Củng cố: Nắm vững tính chất hóa học của H2SO4 là tính axit mạnh và tính oxihóa mạnh, nếu H2SO4 đặc thì thể hiện tính oxihóa toàn phân tử, phản ứng cả kim loại sau Hiđro, phi kim và các chất khử khác. 5. Dặn dò: HS làm bài tập và chuẩn bị trước bài luyện tập. V. Rút kinh nghiệm: . Tiết 59 Tuần 30 Bài 34: LUYỆN TẬP: OXI VÀ LƯU HUỲNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Học sinh nắm vững - Oxi và Lưu hùynh là những nguyên tố phi kim có tính oxihóa mạnh, trong đó có oxi là chất oxihóa mạnh hơn Lưu huỳnh. - Hai dạng thù hình của nguyên tố Oxi là O2 và O3. -Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyê tử, độ âm điện, số oxihóa của nguyên tố với những tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh. -Tính chất hóa học cơ bản của hợp chất lưu hùynh phụ thuộc vào trạng thái oxihóa của nguyên tố lưu hùynh trong hợp chất. - Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến tính chất của lưu hùynh và các hợp chất của nó. 2. Kỹ năng: Viết được cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố oxi và lưu huỳnh. Giải một số bài toán định tính và định lượng về các hợp chất của Lưu huỳnh. 3. Năng lực cần hướng tới: – Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống; Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học; Năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số bài tập và tóm tắt lý thuyết. 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại kiến thức đã học. III. Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: So sánh tính chất hóa học của 2 đơn chất oxi và lưu huỳnh. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung A. LÝ THUYẾT I. Cấu tạo, tính chất của oxi và lưu huỳnh: Cho học sinh hoạt động nhóm, hoàn thành các bảng: 1. Cấu hình electron nguyên tử: Nguyên tố OXI LƯU HÙYNH Cấu hình e ngoài cùng 1s22s22p4 1s22s22p63s23p4 Cấu tạo O = O Phân tử gồm 8 nguyên tử Lưu huỳnh Có hai dạng: Lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà. Độ âm điện 3,44 2,58 Thảo luận các câu hỏi: Câu hỏi 1: Viết cấu hình electron của nguyên tử O và S, cho biết độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 29 Oxi Ozon_12379401.docx
Tài liệu liên quan