Hoạt động 1: Ứng dụng
Mục tiêu: HS biết được ứng dụng quan trọng của axit sunfuric trong đời sống.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết các ứng dụng quan trọng của axit sunfuric trong đời sống. HS nghiên cứu SGK và cho biết các ứng dụng quan trọng của axit sunfuric trong đời sống.
Kết luận:
I. Ứng dụng:
- Để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu
- Phẩm nhuộm, dược phẩm, chế biến dầu mỏ
- Chất giặt rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn màu
7 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Chủ đề 14: Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
15/03/2018
Ngày dạy thử: 19/03/2018
Lớp
10C2
Tiết
4
Ngày dạy thử: 21/03/2018
Lớp
10C8
Tiết
4
Ngày dạy đánh giá
23/03/2018
Lớp
10C1
Tiết
2
CHỦ ĐỀ 14: LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
BÀI 33: AXIT SUNFURIC – MUỐI SUNFAT (Tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
a) Kiến thức: - Học sinh biết: Vai trò của axit sunfuric, cách pha loãng axit.
- Học sinh hiểu: Tính chất hóa học của axit loãng.
- Học sinh vận dụng: Viết các phương trình phản ứng hóa học, giải một số bài toán cụ thể.
b) Kỹ năng:
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của axit sunfuric loãng.
- Tính nồng độ và khối lượng của axit sunfuric tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a) Các phẩm chất
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần học tập
b. Các năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tính toán.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp
c. Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, biểu tượng hóa học. Viết và biểu diễn đúng công thức hóa học của các hợp chất.
- Năng lực thực hành hóa học: Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng thí nghiệm an toàn, năng lực quan sát mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận.
- Năng lực tính toán hóa học: Vận dụng thành thạo các phương pháp bảo toàn trong tính toán hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dụng cụ: Ống nghiệm.
- Hóa chất: dd H2SO4 loãng, đồng, sắt, kẽm, dd NaOH.
- Sơ đồ, hình vẽ có liên quan đến bài học.
2. Học sinh
- Học sinh xem trước bài.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thuyết trình.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Sa và Sb được gọi là gì của nhau?
TL: DẠNG THÙ HÌNH
Câu 2: Công thức của một loại oxit của lưu huỳnh vừa có tính khử và tính oxi hóa?
TL: SO2
Câu 3: Tên của một loại khí có mùi trứng thối?
TL: HIDRO SUNFUA
Câu 4: SO2 thuộc loại oxit gì ?
TL: OXIT AXIT
Câu 5: Nguyên tố lưu huỳnh có bao nhiêu trạng thái oxi hóa?
TL: 4
Từ khóa: H2SO4
Vào bài
Đặt vấn đề: Đã từ rất lâu, kể từ khi ngành công nghiệp phát triển trên toàn thế giới, axit sunfuric được ví như “máu của các ngành công nghiệp”. Thật vậy, nó là một hóa chất thương mại quan trọng. Sản lượng axit sunfuric của một quốc gia là một chỉ số tốt về sức mạnh công nghiệp của quốc gia đó.
Nghiên cứu bài “ AXIT SUNFURIC” sẽ giúp chúng ta có hiểu biết rộng hơn về đặc tính và cách sản xuất cũng như giá trị thực tiễn của loại hóa chất này.
3. Nội dung bài giảng:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Ứng dụng
Mục tiêu: HS biết được ứng dụng quan trọng của axit sunfuric trong đời sống.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết các ứng dụng quan trọng của axit sunfuric trong đời sống.
HS nghiên cứu SGK và cho biết các ứng dụng quan trọng của axit sunfuric trong đời sống.
Kết luận:
I. Ứng dụng:
- Để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu
- Phẩm nhuộm, dược phẩm, chế biến dầu mỏ
- Chất giặt rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn màu
Hoạt động 2: Tính chất vật lí
Mục tiêu: - Biết cách pha loãng axit sunfuric.
- Nắm được các tính chất vật lí cơ bản của axit sunfuric.
GV: Yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu SGK cho biết tính chất vật lí của axit sunfuric.
GV: Trên một đĩa cân, đặc một cốc đựng H2SO4 đặc và trên đĩa cân còn lại đặt một cốc nước sao cho cân ở vị trí cân bằng. Hỏi sau một thời gian cân còn ở vị trí cân bằng hay không? Vì sao?
GV: Cho HS xem video cách pha loãng axit H2SO4 đặc. Và yêu cầu HS nêu cách pha loãng axit
GV: Tại sao không làm ngược lại?
HS quan sát và nghiên cứu SGK cho biết tính chất vật lí của axit sunfuric.
HS: H2SO4 đặc có khả năng hút nước từ không khí nên làm cho cốc axit nặng hơn, cân lệch khỏi vị trí cân bằng.
HS: Cách pha loãng axit sunfuric đặc: Rót từ từ axit đặc vào nước dọc theo đũa thủy tinh và khuấy đều.
HS: Vì H2SO4 đặc khi tan vào nước sẽ tạo ra một lượng nhiệt rất lớn. Nếu đổ ngược lại sẽ làm nước sôi đột ngột kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm. Nếu bắn vào quần áo sẽ làm cháy quần áo, bắn vào da sẽ gây bỏng axit.
Kết luận:
II. Tính chất vật lí
Chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi.
Tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt.
Cách pha loãng axit H2SO4: Rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh mà không được làm ngược lại.
Hoạt động 3: Tính chất hóa học
Mục tiêu:
HS biết được tính chất hóa học của axit sunfuric loãng, viết được phương trình hóa học biểu diễn.
HS biết quan sát, tiến hành thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận.
GV: Yêu cầu HS viết CTCT của axit H2SO4 và nêu sự liên hệ giữa liên kết O-H và tính chất axit.
GV: Y/c HS nêu những tính chất chung của axit.
GV: Làm các thí nghiệm kiểm chứng cho tính axit của H2SO4 loãng. Và yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH.
TN1: đổi màu quỳ tím
TN2: H2SO4 + NaOH
TN3: H2SO4 + CuO
TN4: H2SO4 + Zn, Cu
TN5: H2SO4 + Na2CO3
GV: Giải thích về tính chất tác dụng với kim loại hoạt động hơn và viết phương trình tổng quát.
=> Phương trình tổng quát:
n: Hóa trị thấp của kim loại nhiều hóa trị.
M: Kim loại hoạt động (kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa).
GV: Tại sao axit sunfuric loãng không phản ứng được với đồng mà có thể phản ứng được với kẽm và sắt?
Dãy hoạt động hóa học?
GV: Y/c HS nêu các phản ứng xảy ra là loại phản ứng gì?
GV: Nhận xét về tính chất của axit H2SO4 loãng.
Nhận xét:
- Axit sunfuric loãng là một axit mạnh.
- Tính oxi hóa của axit sunfuric loãng là do H+ trong phân tử.
HS:
hay
HS: Nêu được các tính chất như: đổi màu quỳ tím thành đỏ; tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động hơn.
- Đổi màu quỳ tím thành đỏ.
- Tác dụng với bazơ và oxit bazơ:
- Tác dụng với muối của axit yếu hơn:
- Tác dụng với kim loại:
HS: Vì sắt và kẽm là kim loại hoạt động đứng trước H2 còn đồng đứng sau H2.
Dãy hoạt động hóa học:
K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
HS: Nêu được hai loại phản ứng là trao đổi và oxi hóa – khử và xác định sự thay đổi số oxi hóa, chất oxi hóa, chất khử trong phản ứng. Từ đó xác định tính oxi hóa là do đâu.
Kết luận:
III. Tính chất hóa học của axit loãng
Đổi màu quỳ tím thành đỏ
Tác dụng với kim loại hoạt động
Tác dụng với oxit bazơ và với bazơ
Tác dụng được với nhiều muối
4. Củng cố kiến thức và kết thúc bài học
Câu 1: . Số oxi hoá của S trong các chất: SO2, SO3, S, H2S, H2SO4, Na2SO4 lần lượt là:
A. +4, +4, 0, -2, +6, +6.
B. +4, +6, 0, -2, +6, +4.
C. +4, +6, 0, -2, +6, +6.
D. +4, +6, 0, -2, +4, +6.
Đáp án: C
Câu 2: Khí oxi có lẫn hơi nước. Chất nào sau đây là tốt nhất để tách hơi nước ra khỏi khí oxi?
A. Nhôm oxit.
B. Axit sunfuric đặc.
C. Nước vôi trong.
D. Dung dịch natri hiđroxit.
Đáp án: B
Câu 3: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào dưới đây?
A. cho từ từ nước vào axit và khuấy đều.
B. cho từ từ axit vào nước và khuấy đều.
C. cho nhanh nước vào axit và khuấy đều.
D. cho nhanh axit vào nước và khuấy đều.
Đáp án: B
Câu 4: Dung dịch axit sunfuric loãng có thể tác dụng với cả hai chất sau đây:
Đồng và đồng (II) hiđroxit
Cacbon và cacbon đioxit
Lưu huỳnh và hiđro sunfua
Sắt và sắt (III) hiđroxit Đáp án: D
Câu 5 :
Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu ?
5. Hướng dẫn tự rèn luyện
- Làm BT SGK
- Xem lại tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của axit sunfuric
6. Rút kinh nghiệm
Phê duyệt của ban Phê duyệt của thầy giáo Giáo sinh kí tên
chỉ đạo thực tập
Trịnh Hải Đăng Trần Thị Phương Anh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 33 Axit sunfuric Muoi sunfat_12317803.docx