I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
- Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit, muối.
- Phản ứng oxi hoá- khử trong môi trường axit.
2. Kỹ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ
- Tích cực, chủ động
- Cẩn thận trong thực hành, tiếp xúc với hoá chất
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực sáng tạo
19 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 29 đến tiết 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Chất oxi hoá là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron. Sự oxi hoá là sự nhường electron, sự khử là sự nhận electron.
- Các bước lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử, ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.
2. Kỹ năng
- Phân biệt được oxi hoá và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá - khử cụ thể.
- Lập được phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron).
3. Thái độ: Phát huy tính tự lực của học sinh
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực sáng tạo
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy chiếu, giáo án, câu hỏi và bài tập
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm + HS tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV + Kết hợp sách giáo khoa, quan sát để HS tự chiếm lĩnh kiến thức
- Kỹ thuật dạy học: kỹ thật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thật khăn trải bàn.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (5 phút)
GV yêu cầu học sinh lên bảng xác định số oxi hoá của N trong: NH3, N2, NO, NO2, HNO3àNhận xét về số oxi hoá của N. N có nhiều mức oxi hoá khác nhau àNguyên nhân là do phản ứng oxi hoá- khử. Vậy phản ứng oxi hoá khử là gì?
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (40 phút)
1. Chất khử-chất oxi hoá; Sự khử- Sự oxi hoá
GV: Lấy VD1 và VD2 cho HS thảo luận để xác định SOXH của Mg, H2, CuO và O2 trong ví dụ sau, cho biêt SOXH của chúng tăng hay giảm, nhường hay nhận e?
HS: Chia làm 4 nhóm thảo luận và lên bảng viết sự nhường e của Mg, H2, CuO và O2
GV: Qua 2 VD trên, thế nào là chất khử- chất oxi hoá, thế nào là sự khử-sự oxi hoá?
HS: Trả lời
GV: Nêu các ví dụ 3,4,5 yêu cầu 3 em HS lên bảng xác định chất khử- chất oxi hoá, sự khử- sự oxi hoá, viết các quá trình.
HS: Lên bảng
GV: Nhận xét và bổ sung
HS: Nghe TT
I. PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ
VD1: 2 + à 2 (1)
Số oxh của Mg tăng từ 0 lên +2, Mg nhường electron:
à+ 2e
Oxi nhận electrron:
+ 2e à
àQuá trình Mg nhường electron là quá trình oxh Mg.
Ở phản ứng (1): Chất oxh là oxi, chất khử là Mg.
VD2: + à + (2)
Số oxh của Cu giảm từ +2 xuống 0, Cu trong CuO nhận thêm 2 electron:
+ 2e à
Số oxh của H tăng từ 0 lên +1, H nhường đi 1 e:
=> Quá trình nhận thêm 2 electron gọi là quá trình khử (sự khử ).
Phản ứng (2): Chất oxh là CuO, chất khử là Hiđro.
*Tóm lại:
+ Chất khử (chất bị oxh) là chất nhường electron.
+ Chất oxh (Chất bị khử) là chất thu electron.
+ Quá trình oxh (sự oxh ) là quá trình nhường electron.
+ Quá trình khử (sự khử ) là quá trình thu electron.
2x1e
VD3: 2 + à 2 (3)
Phản ứng này có sự thay đổi số oxi hóa, sự cho nhận electron:
à + 1e
+ 1eà
VD4: + à 2 (4)
to
Trong phản ứng (4) có sự thay đổi số oxi hóa của các chất, do cặp electron góp chung lệch về Clo.
VD 5 : à + 2HO
Phản ứng (5) nguyên tử N-3 nhường e, N+5 nhận e
à có sự thay đổi số oxh của một nguyên tố.
2. Phản ứng oxi hoá- khử
Mục tiêu: Hiểu thế nào là phản ứng oxi hoá- khử
GV: Các em có nhận xét gì về số oxi hoá của nguyên tố trước và sau pư trong các pthh ở các vd trên?
HS: Đều có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố
GV : Những phản ứng như vậy gọi là phản ứng oxi hoá- khử. Vậy pư OXH-K là gì?
* Phản ứng oxh – khử: là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng, hay pư oxh – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxh của một số nguyên tố
3. Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá- khử trong thực tiễn
GV: Phản ứng oxi hoá khử có tầm quan trọng trong đời sống và sản xuất à Cụ thể trong đời sống, sản xuất ?
HS: Trả lời
II. Ý NGHĨA CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA –KHỬM TRONG THỰC TIỄN (SGK)
4. Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron)
Mục tiêu: Hiểu được các bước lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử
GV: Giáo viên trình chiếu từng bước lập PTHH đồng thời yêu cầu học sinh thực hiện các bước tương ứng để cân bằng phản ứng
NH3 + Cl2à N2 + HCl
HS: Chia làm 4 nhóm thảo luận theo và lên bảng trình bày
GV: Nhận xét và bổ sung
HS: Nghe TT
II. LẬP PTHH CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
Bước 1: Xác định số oxh của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá và chất khử:
Bước 2: Viết quá trình oxh và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxh và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận
Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxh và khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành PTHH
* Ví dụ : Lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử sau :
NH3 + Cl2à N2 + HCl
Bước 1 :
Số oxh của N tăng từ -3 lên 0 : Chất khử
Số oxh của Cl giảm từ 0 xuống -1 : Chất oxh
Bước 2 :
Quá trình oxh :
Quá trình khử :
Bước 3 :
Quá trình oxh : x 1
Quá trình khử : x 3
Bước 4 : 2NH3 + 3Cl2à N2 + 6HCl
(TIẾT 2)Hoạt động 3: Hoạt động vận dụng (20 phút)
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng cân bằng phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron
GV: Gọi 1 lượt 3 em HS lên làm VD1,2,3
HS: Lên bảng
GV : Nhận xét và bổ sung
HS: Nghe TT
GV: Gọi 1 lượt 2 em HS lên làm VD4,5
HS: Lên bảng
- GV : Nhận xét và bổ sung
HS: Nghe TT
* Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá khử sau :
1)
Mg là chất khử ; (trong AlCl3) là chất oxi hoá
x 3
x 2
Phương trình sẽ là :
3Mg + 2AlCl3à3MgCl2 + 2Al
2)
(trong KClO3) vừa là chất khử vừa là chất oxh
x 1
x 3
Phương trình sẽ là : 4KClO3à KCl + 3KClO4
3)
(trong KClO3) là chất oxi hóa ; (trong KClO3) là chất khử
x 2
x 3
Phương trình sẽ là : 2KClO3à 2KCl + 3O2
4)
(trong FeS2) là chất khử ; là chất oxi hoá
x 4
x 11
Phương trình sẽ là :
4FeS2 + 11O2à 2Fe2O3 + 8SO2
5)
(trong MnO2) là chất oxi hoá ; (trong HCl) là chất khử
x 1
x 1
Phương trình sẽ là :
MnO2 + 4HCl à MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Hoạt động 4 và 5: Hoạt động vận dụng và mở rộng (20 phút)
Câu 1: Trong phản ứng: M + NO3- + H+ ® Mn+ + NO + H2O, chất oxi hóa là
A. M B. NO3- C. H+ D. Mn+
Câu 2: Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S ® 2FeCl2 + S + 2HCl. Cho biết vai trò của H2S
A. chất oxi hóa . B. chất khử. C. Axit. D. vừa axit vừa khử.
Câu 3: Trong phản ứng MnO2 + 4HCl ® MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl là
A. oxi hóa. B. khử. C. tạo môi trường. D. khử và môi trường.
Câu 4: Cho biết trong phản ứng sau: 4HNO3đặc nóng + Cu Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. HNO3 đóng vai trò là:
A. chất oxi hóa. B. Axit. C. môi trường. D. Cả A và C.
Câu 5: Trong các chất sau, chất nào luôn luôn là chất oxi hóa khi tham gia các phản ứng oxi hóa – khử: KMnO4, Fe2O3, I2, FeCl2, HNO3, H2S, SO2?
A. KMnO4, I2, HNO3. B. KMnO4, Fe2O3, HNO3.
C. HNO3, H2S, SO2. D. FeCl2, I2, HNO3.
Câu 6 : Trong các chất: FeCl2 , FeCl3 , Fe(NO3)3 , Fe(NO3)2 , FeSO4 , Fe2(SO4)3 . Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 7 : Cho dãy các chất và ion: Cl2 , F2 , SO2 , Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+ , S2- , Cl-. Số chất
và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 8 : Cho dãy các chất : Fe3O4 , H2O , Cl2 , F2 , SO2 , NaCl , NO2 , NaNO3 , CO2 , Fe(NO3)3 , HCl. Số chất trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là
A. 9. B. 7. C. 6. D. 8.
Câu 9: Lập PTHH của các phản ứng sau:
1. NH3 + O2 ® NO + H2O
2. Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + H2S + H2O
3. Mg + HNO3 ® Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
4. MnO2 + HCl ® MnCl2 + Cl2 + H2O
5. KMnO4 + HCl ® KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
6. FeO + HNO3 ® Fe(NO3)3+N2O+H2O
7. KMnO4 + K2SO3+ H2O ® K2SO4 + MnO2 + KOH
8. KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC (5 phút)
1. Hướng dẫn học bài cũ
- Bài tập về nhà : 7, 8/83 (SGK)
- Làm các BT còn lại ở phần hoạt động 4 và 5.
- Làm BT sau:
Lập phương trình của phản ứng oxi hóa khử theo các sơ đồ dưới đây và xác định vai trò của từng chất trong mỗi phản ứng :
a, KClO3 + HBr ® KCl + Br2 + H2O
b, Mg + HNO3 ®Mg(NO3)2 + NO + H2O
c, KI + HNO3 ® I2 + KNO3 + NO + H2O
d, K2Cr2O7 + HCl ® Cl2 + KCl + CrCl3 + H2O
e, CuO + H2 ® Cu + H2O
f, NH3 + Cl2 ® N2 + HCl
g, S + HNO3 ® H2SO4 + NO
2. Hướng dẫn học bài mới
- Đọc trước bài: “Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ”:
+ Định nghĩa phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng trao đổi và phản ứng thế
+ Các loại phản ứng có thay đổi số oxi hóa hay không
Ngày soạn:
Tiết 31:
PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được:
- Các phản ứng hoá học được chia thành 2 loại: phản ứng oxi hoá - khử và không phải là phản ứng oxi hoá - khử.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được một số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
3. Thái độ: Tích cực, chủ động
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực sáng tạo
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, máy chiếu, giấy A4
2. Học sinh
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm + HS tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV + Kết hợp sách giáo khoa, quan sát để HS tự chiếm lĩnh kiến thức
- Kỹ thuật dạy học: kỹ thật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thật khăn trải bàn.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (5 phút)
Kiểm tra bài cũ:
Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá khử sau:
a) KMnO4àK2MnO4 + MnO2 + O2
b) NH3 + CuO à Cu + N2 + H2O
GV: Phản ứng 1 trong bài cũ, ngoài là một phản ứng oxi hoá khử thì nó là loại phản ứng nào chúng ta đã học? Chúng ta đã học những loại phản ứng hoá học nào? HS trả lời à Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu xem từng loại phản ứng đó.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (30 phút)
1. Phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hoá
Mục tiêu: Hiểu được các phản ứng hoá học được chia thành 2 loại: phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá và không thay đổi số oxi hoá
GV: Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thảo luận 4 nội dung trong phần I
HS: Thảo luận theo HD của GV
GV: Gọi HS đại diện 4 nhóm lên trình bày
HS: Lên bảng
GV: Gọi HS khác nhận xét từng nội dung
HS: Trả lời
GV: Bổ sung và kết luận
HS: Nghe TT
I. PHẢN ỨNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXH VÀ PHẢN ỨNG KHÔNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXH
1. Phản ứng hóa hợp
VD 1:
Số oxh của hiđro tăng từ 0 à +1
Số oxh của oxi giảm từ 0 à -2
VD2:
Số oxh của các nguyên tố không thay đổi.
àNhận xét:Trong phản ứng hóa hợp, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
2. Phản ứng phân hủy
VD1:
Số oxh của Oxi tăng từ -2 lên 0;
Số oxi hóa của clo giảm từ +5 xuống -1.
VD2:
Số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi.
à Nhận xét: Trong phản ứng phân hủy, số oxh của có thể thay đổi hoặc khong thay đổi.
3. Phản ứng thế
VD1:
Số oxh của đồng tăng từ 0 lên +2;
Số oxh của H giảm từ +1 xuống 0.
VD2:
Số oxh của tất của Zn kẽm tăng lên từ 0 lên +2;
Số oxh của hiđro giảm từ +1 xuống 0.
àNhận xét: Trong hóa học vô cơ, phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxh của các nguyên tố.
4. Phản ứng trao đổi
VD1:
Số oxi hóa của tất cả của tất cả các nguyên tố không thay đổi.
VD2:
Số oxh của tất cả các nguyên tố không thay đổi.
àNhân xét: Trong phản ứng trao đổi số oxi hóa của tất cả các nguyên tố không thay đổi.
Hoạt động 2: Kết luận
Mục tiêu: Khẳng định các phản ứng hoá học được chia thành 2 loại: phản ứng oxi hoá - khử và không phải là phản ứng oxi hoá - khử.
GV: Qua các VD trên, phản ứng hoá học được phân loại như thế nào ?
HS: Dựa vào sự thay đổi số oxh, có thể chia pứ hóa học thành 2 loại
GV: Bổ sung và kết luận
HS: Nghe TT
II. KẾT LUẬN
Dựa vào sự thay đổi số oxh, có thể chia pứ hóa học thành 2 loại:
- Phản ứng có sự thay đổi số oxh là phản ứng oxh-khử.
- Phản ứng hóa học không có sự thay đổi số oxh, không phải là phản ứng oxh – khử.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (5 phút)
Câu 1: Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa-khử ?
A. Phản ứng hoá hợp. B. Phản ứng phân huỷ.
C. Phản ứng thế . D. Phản ứng trung hoà.
Câu 2: Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hoá-khử ?
A. Phản ứng hoá hợp. B. Phản ứng phân huỷ.
C. Phản ứng thế. D. Phản ứng trao đổi.
Câu 3: Ở 4 phản ứng dưới đây, phản ứng nào không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố?
A. Sự tương tác của natri clorua và bạc nitrat trong dung dịch.
B. Sự tương tác của sắt với clo.
C. Sự hoà tan kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng.
D. Sự nhiệt phân kali pemanganat.
Câu 4: Phản ứng giữa các loại chất nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử ?
A. Oxit phi kim và bazơ. B. Oxit kim loại và axit.
C. Kim loại và phi kim. D. Oxit kim loại và oxit phi kim.
Câu 5: Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là
A. -2, -1, -2, -0, 5. B. -2, -1, +2, -0,5. C. -2, +1, +2, +0,5. D. -2, +1, -2, +0,5.
Hoạt động 4 và 5: Hoạt động vận dụng và mở rộng (7 phút)
Câu 1: Hoà tan 7,8g hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7,0g. Khối lượng nhôm và magie trong hỗn hợp đầu là
A. 2,7g và 1,2g. B. 5,4g và 2,4g. C. 5,8g và 3,6g. D. 1,2g và 2,4.
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 2,4g kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N2 duy nhất (đktc). Giá trị của V là
A. 0,672 lít. B. 6,72lít. C. 0,448 lít. D. 4,48 lít.
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC (3 phút)
1. Hướng dẫn học bài cũ
- Nắm được nội dung bài học
- Học bài, làm bài tập SGK, phiếu học tập
- Làm các BT sau:
Bài 1: Cho 6,5g kim loại hóa trị II tác dụng hết với 36,5g dung dịch HCl 20% thu được 42,8g dung dịch và khí H2. Xác định kim loại trên.
Bài 2: Lập các PTPƯ sau bằng phương pháp thăng bằng elctrron
a. Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
b. KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
c. Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O
d. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S+ H2O
2. Hướng dẫn học bài mới
- Chuẩn bị bài luyện tập
+ Ôn tập toàn bộ lí thuyết chương phản ứng oxi hóa – khử
+ Làm bài tập SGK, phiếu học tậpNgày soạn:
Tiết 32 và 33:
LUYỆN TẬP: PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về:
- Chất khử-chất oxi hoá, sự khử- sự oxi hoá
- Phản ứng oxi hoá- khử
- Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ
- Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng:
- Xác định số oxi hoá của các nguyên tố
- Xác định chất khử- chất oxi hoá
- Viết quá trình khử- quá trình oxi hoá
- Phân biệt phản ứng oxi hoá-khử và phản ứng không phải oxi hoá khử
- Rèn luyện kĩ năng lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử
3. Thái độ: Phát huy tính tự lực của học sinh
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực sáng tạo
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy chiếu, giáo án, câu hỏi và bài tập
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm + HS tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV
- Kỹ thuật dạy học: kỹ thật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thật khăn trải bàn.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: 14'
G: Y/c Hs trả lời các câu hỏi
Câu 1: Câu nào đúng, câu nào sai trong các câu sau đây?
a, Sự oxi hóa một nguyên tố là sự lấy bớt electron của nguyên tố đó, làm cho số oxi hóa của nó tăng lên.
b, Chất oxi hóa là chất thu e, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hóa của nó tăng lên sau phản ứng.
c, Sự khử một nguyên tố là sự thu thêm electron của nguyên tố đó, làm cho số oxi hóa của nó giảm xuống.
d, Chất khử là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hóa của nó giảm sau phản ứng.
H: TL
G: Từ câu hỏi trên GV cũng cố lại các kiến thức:
- Sự oxi hóa là gì? Sự khử là gì?
- Chất oxi hóa, chất khử là gì?
G: Y/c HS trả lời câu hỏi
Câu 2: Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử? Giải thích?
a, SO3 + H2O → H2SO4
b, 2F2 + 2H2O → 4HF + O2
c, 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
d, CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
e, 2KMnO4 → K2MnO4 + MnCl2 + O2
H: TL
G: Từ câu hỏi trên GV cũng cố lại các kiến thức:
- Phản ứng oxi hóa khử là gì?
- Dấu hiệu nào giúp ta nhận biết phản ứng oxi hóa khử?
- Dựa vào số oxi hóa người ta chia các phản ứng thành mấy loại?
H: TL
G: Uốn nắn những chổ sai (nếu có). Kết luận.
3. Hoạt động luyện tập: 30'
G: Sử dụng câu 3, 4 để củng cố về phân loại phản ứng.
Câu 3: Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn không là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Phản ứng hóa hợp.
B. Phản ứng phân hủy.
C. Phản ứng thế trong hóa vô cơ.
D. Phản ứng trao đổi.
Câu 4: Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Phản ứng hóa hợp.
B. Phản ứng phân hủy.
C. Phản ứng thế trong hóa vô cơ.
D. Phản ứng trao đổi.
GV: Sử dụng câu 5, 6, 7/89 để xác định số oxi hóa, sự oxi hóa, sự khử, chất khử, chất oxi hóa.
HS đại diện nhóm trình bày.
Tiết 2
Hoạt động vận dụng: (30’)
G: Yêu cầu H nêu lại các bước cân bằng PƯ OXH -K.
H: TL
GV: Chia lớp thành 5 nhóm học sinh; Học sinh thảo luận theo nhóm, hoàn thành bài tập 9
HS: Thảo luận theo HD của GV
GV: Gọi HS đại diện 5 nhóm lên trình bày
HS: Lên bảng
GV: HD HS làm bài tập 12/ sgk.
A- Kiến thức cần nắm vững:
1. Sự oxi hóa là sự nhường e, là sự tăng số oxi hóa.
- Sự khử là sự thu e, là sự giảm số oxi hóa.
2. Sự oxi hóa và sự khử là 2 quá trình có bản chất trái ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong một phản ứng. Đó là phản ứng oxi hóa khử.
3. Chất khử (hay chất bị oxi hóa) là chất nhường e.
Chất oxi hóa (hay chất bị khử) là chất thu e.
Trong phản ứng oxi hóa khử bao giờ cũng có chất khử và chât oxi hóa tham gia.
4. Phản ứng oxi hóa-khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển e giữa các chất phản ứng.
Nếu dựa vào sự thay đổi số oxi hóa thì phản ứng oxi hóa khử là PƯHH trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
5. Dựa vào số oxi hóa người ta chia các phản ứng thành 2 loại:
+ Phản ứng oxi hóa - khử.
+ Phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hóa khử.
B- Bài tập:
Câu 1: a, c đúng. b, d sai
Câu 2: b, c, e là phản ứng oxi hóa khử do có sự thay đổi số oxi hóa.
Câu 3. D
Câu 4. C
BT5/89 SGK:Số oxi hoá của:
- N lần lượt là: +2; +4; +5; +5; +3; -3; -3
- Cl lần lượt là: -1 ; +1 ; +3 ; +5 ; +7 ; +1 và -1
- Mn lần lượt là: +4 ; +7 ; +6 ; +2
- Cr lần lượt là: +6 ; +3 ; +3
- S lần lượt là: -2 ; +4 ; +4 ; +6 ; -2 ; -1
BT6/89 SGK : Xác định chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá :
a)
Sự oxi hoá :
Sự khử :
b)
Sự oxi hoá :
Sự khử :
c)
Sự oxi hoá :
Sự khử :
BT7/89 SGK : Xác định chất khử, chất oxi hoá
Chất oxi hóa là chất khử
là chất oxi hóa
là chất khử
OXH K
Bài 9/ 90/ sgk:
a) 8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
4x 2 → 2 + 6e
3x 3 + 8e → 3
b) 10 FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
5 x 2→ 2+ 2.1e
2 x + 5e→
c) 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
4 2 → +2 + 11e
11 + 2.2e → 2
d)
3 2 → + 2.2e
2 + 6e →
e) 3Cl2 + 6KOH à 5KCl + KClO3 + 3H2O
5x +1e→
1x → +5e
Bài 12:
10SO4 + 2KO4 + 8H2SO4 → 52(SO4)3 + 2SO4 + K2SO4 + 8H2O
Số mol FeSO4.7H2O = Số mol FeSO4 =
= 0,005 mol
Theo PT:
Số mol KMnO4 = 1/5 số mol FeSO4 = 0,001
V ddKMnO4 = 0,001/0,1= 0,01 lít
4. Hoạt động mở rộng: (10’)
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (spk duy nhất, đkc). Tính V?
Câu 2: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Tổng khối
lượng muối nitrat sinh ra là
A. 66,75 gam. B. 33, 35 gam. C. 6,775 gam. D. 3, 335 gam.
Câu 3: 0,15 mol oxit sắt tác dụng với HNO3 đun nóng, thoát ra 0,05 mol NO. Công thức oxit sắt là
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO hoặc Fe3O4.
Câu 4: 1,84g hỗn hợp Cu và Fe hòa tan hết trong dung dịch HNO3 tạo thành 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. số mol Fe và Cu theo thứ tự là
A. 0,02 và 0,03. B. 0,01 và 0,02. C. 0,01 và 0,03. D. 0,02 và 0,04.
Câu 5: Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron. Hãy cho biết vai trò chất phản ứng là chất khử, chất oxi hóa hay chất môi trường ? giải thích.
1. NH3 + O2 ® NO + H2O
2. Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + H2S + H2O
3. Mg + HNO3 ® Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
4. MnO2 + HCl ® MnCl2 + Cl2 + H2O
5. KMnO4 + HCl ® KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
6. FeO + HNO3 ® Fe(NO3)3+N2O+H2O
7. KMnO4 + K2SO3+ H2O ® K2SO4 + MnO2 + KOH
V. HƯỚNG DẬN HỌC SINH TỰ HỌC (5 PHÚT)
- Xem lại các bài tập. Làm các bài tập còn lại, cân bằng các phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng e. Làm các bài tập còn lại.
- Tiết đến thực hành: về nhà chuẩn bị bản tường trình, đem đinh sắt (8 cái)
Ngày soạn:
Tiết 34:
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
- Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit, muối..
- Phản ứng oxi hoá- khử trong môi trường axit.
2. Kỹ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ
- Tích cực, chủ động
- Cẩn thận trong thực hành, tiếp xúc với hoá chất
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực sáng tạo
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dụng cụ : Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá, ....
- Hoá chất : Zn, dd H2SO4, dd CuSO4, đinh sắt, dd KMnO4
2. Học sinh
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Hoạt động nhóm + HS tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV
- Kỹ thuật dạy học: kỹ thật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thật khăn trải bàn.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nội dung thực hành
Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
GV: Gọi HS đại diện 3 nhóm trình bày nội dung 3 thí nghiệm sẽ làm trong bài TH
HS: lần lượt trình bày nội dung từng thí nghiệm
GV: Lưu ý với học sinh một số thao tác thí nghiệm: Cách kẹp ống nghiệm, cách lấy hoá chất, sử dụng hoá chất ...
HS: Nghe TT
I. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
1.TN1: Phản ứng giữa kim loại và dd axit:
- Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch axit sunfuric loãng rồi cho tiếp và ống nghiệm một viên kẽm nhỏ. Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng.
2. TN2: Phản ứng giữa dung dịch muối và kim loại:
- Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch CuSO4 loãng. Cho vào ống nghiệm một đinh sắt đã được làm sạch bề mặt. Để yên ống nghiệm khoảng 10 phút. Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Giải thích và viết phương trình hóa học, cho biết vai trò của các chất.
3. Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit:
-Rót vào ống nghiệm 2ml dung dịch FeSO4. Thêm vào đó 1ml dung dịch H2SO4 loãng.
- Nhỏ vào ống nghiệm trên từng giọt dung dịch KMnO4, lắc nhẹ ống nghiệm sau mỗi lần giọt thêm dung dịch. Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Quan sát hiện tượng, viết phương trình và cho biết vai trò của các chất trong phản ứng.
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi thí nghiệm có 2 nhóm thực hành
HS: Làm TN theo HD của GV, ghi hiện tượng quan sát được vào vở
GV: Bao quát lớp, hướng dẫn từng nhóm
HS: Hoàn thành nội dung bài yêu cầu
Hoạt động 3
- GV: Yêu cầu HS làm tường trình theo mẫu
HS: Viết tường trình nếu xong thì nộp luôn cho GV
II. VIẾT TƯỜNG TRÌNH
Thí nghiệm
Cách TH
H. tượng
G. Thích
1.
2.
3.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC (3 phút)
1. Hướng dẫn học bài cũ
- Học sinh dọn dẹp, rửa dụng cụ, hoàn thành viết tường trình
- Chuẩn bị ôn tập, kiểm tra học kì 1
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
- Ôn tập kiến thức của các chương:
Chương 1: Nguyên tử
+ Thành phần nguyên tử
+ Số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tử, số khối, nguyên tử khối trung bình
+ Cấu tạo vỏ nguyên tử, cấu hình elctron nguyên tử, tính chất nguyên tố, loại nguyên tố
Chương 2: Bảng tuần hoàn
+ Cấu tạo bảng tuần hoàn
+ Xác định vị trí của 1 nguyên tố trong bảng tuần hoàn
+ Sự biến đổi tuần hoàn các đại lượng vật lí và tính chất nguyên tố
+ Ý nghĩa bảng tuần hoàn
Chương 3: Liên kết hóa học
+ Các loại liên kết hóa học
+ Mô tả sự hình thành kiên kết của hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị
+ Hóa tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong 4. o-k.2018.doc