I. Định nghĩa, phân loại, đồng đẳng, danh pháp:
1.Định nghĩa:
- Anđehit: Là hợp chất hữu cơ phân tử có chứa nhóm –CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử C hoặc nguyên tử H
VD: HCH=O, CH3CH=O,
O=CH-CH=O
2. Phân loại:
- Theo gốc H.C:
Anđehit no, không no, thơm
-Theo số nhóm chức –CH=O:
Anđehit đơn chức, đa chức.
Đồng đẳng:
- HCHO, CH3CHO, C2H5CHO,.lập thành dãy đồng đẳng anđehit no, đơn chức, mạch hở.
CTT gọn: CnH2n+1-CHO (n≥0)
CTPT chung: CnH2nO (n≥1)
Đồng phân:
- Anđehit chỉ có đồng phân mạch C vì nhóm –CHO luôn nằm ở đầu mạch cacbon.
- Các anđehit no, đơn chức, mạch hở có từ 4 cacbon trở lên có đồng phân mạch cacbon.
VD: CH3-CH2-CH2-CHO
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Bài 44: Anđehit - Xeton, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Trần Quốc Toản
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Người soạn: Huỳnh Thanh Trọng
Ngày dạy:11/04/2018 Tiết: 62 Lớp 11CB9
GIÁO ÁN LỚP 11
(BAN CƠ BẢN)
Bài 44: ANĐEHIT - XETON
I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa và phân loại của anđehit
- Viết được dãy đồng đẳng anđehit no, mạch hở, đơn chức, gọi tên của các anđehit theo 2 cách.
- Phân tích được cấu tạo phân tử,và nêu được tính chất vật lí đặc trưng của anđehit.
2. Kỹ năng:
- Dựa vào đặc điểm cấu trúc để định nghĩa, phân loại anđehit.
- Đọc đúng tên anđehit theo IUPAC và theo danh pháp thông thường
3. Tình cảm thái độ:
- Có niềm tin vào khoa học hóa học, học tập hăng say, ngiêm túc.
- Có ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa và tài liệu liên quan.
- Học sinh: Đọc trước bài mới, xem lại các kiến thức cũ có liên quan.
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp thuyết trình vấn đáp.
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi
IV. Tiến trình dạy học:
1 . Ổn định lớp:(1 phút)
2. Giới thiệu bài mới: (1 phút)
3. Tiến trình dạy học:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
I. Định nghĩa, phân loại, đồng đẳng, danh pháp:
1.Định nghĩa:
- Anđehit: Là hợp chất hữu cơ phân tử có chứa nhóm –CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử C hoặc nguyên tử H
VD: HCH=O, CH3CH=O,
O=CH-CH=O
Hoạt động 1: Định nghĩa
GV:
- Cho VD:
1. H-CH=O
2. CH3-CH=O
3. O=CH-CH=O
4. C6H5-CH=O
- Các hợp chất trên có đặc điểm chung gì?
- Nhóm –CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử nào?
- Nhận xét và yêu cầu HS nêu định nghĩa của anđehit .
GV: nhận xét, kết luận
- Đều có nhóm
–CH=O
- Liên kết với C,H
- Trả lời
10
2. Phân loại:
- Theo gốc H.C:
Anđehit no, không no, thơm
-Theo số nhóm chức –CH=O:
Anđehit đơn chức, đa chức.
Đồng đẳng:
- HCHO, CH3CHO, C2H5CHO,..lập thành dãy đồng đẳng anđehit no, đơn chức, mạch hở.
CTT gọn: CnH2n+1-CHO (n≥0)
CTPT chung: CnH2nO (n≥1)
Đồng phân:
- Anđehit chỉ có đồng phân mạch C vì nhóm –CHO luôn nằm ở đầu mạch cacbon.
- Các anđehit no, đơn chức, mạch hở có từ 4 cacbon trở lên có đồng phân mạch cacbon.
VD: CH3-CH2-CH2-CHO
Hoạt động 2: Phân loại, đồng đẳng, đông phân
GV:
- Học sinh cho dựa vào yếu tố nào để phân loại anđehit và phân thành các loại nào?
GV:
- Đưa ra một số công thức của anđehit no đơn chức mạch hở: HCHO, CH3CHO, C2H5CHO
- Cho HS nhận xét về số C và H trong phân tử và rút ra CTTQ dãy đồng đẳng của anđehit no đơn chức.
GV:
- Giới thiệu các loại đồng phân của anđehit.
- Cho VD, yêu cầu HS viết đồng phân.
GV:nhận xét
- Theo gốc H.C: Anđehit no, không no, thơm
- Theo nhóm chức
–CH=O
Anđehit đơn chức, đa chức
10
3. Danh pháp:
Tên thông thường:
C1: Anđehit + tên axit tương ứng.
C2: Tên axit tương ứng bỏ vần ic + anđehit
Tên của 1 số axit
HCOOH : axit fomic
CH3COOH: axit axetic
CH3CH2COOH : axit propionic
CH3CH2CH2COOH
Axit butyric
VD:
- CH3-CHO: anđehit axetic
(axetanđehit)
- CH3-CH2-CHO: anđehit propionic
(propionanđehit)
- Tên thay thế: Vị trí nhánh + Tên nhánh + Tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính + al
- Lưu ý:
+ Mạch chính là mạch C dài nhất chứa nhóm –CHO
+ Đánh số bắt đầu từ nhóm -CHO
VD:
HCHO: metanal
CH3CHO: etanal
CH3CH2CHO: propanal
CH3-CH2-CH2-CHO butanal
3-metylbutanal
Hoạt động 3:Danh pháp
GV:
- Giới thiệu cách gọi tên thông thường của anđehit.
- Giới thiệu tên thông thường của 1 số axit
- VD: HCH=O: anđehit fomic (fomanđehit)
- Cho HS lên gọi tên thông thường của 1 số anđehit.
- Nêu cho HS cách gọi tên thay thế của anđehit giống với tên thay thế của ancol chỉ bỏ đuôi ‘ol’ thay ‘al.’
- Lưu ý cho HS cách chọn mạch chính và cách đánh số:
GV: cho học sinh gọi tên thay thế của một số anđehit
GV: nhận xét
- nhận xét
- làm bài
- ghi chép
HS: lắng nghe, ghi chép.
Lắng nghe và viết bài vào vở.
5
II. Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý:
1.Đặc điểm cấu tạo:
Trong nhóm –CHO có liên kết đôi C=O gồm lk σ bền và 1 lk π kém bền hơn, tương tự lk đôi C=C trong ptu anken, do đó có một số tính chất giống anken
Hoạt động 4: Đặc điểm cấu tạo
GV:
- Vẽ cấu tạo của nhóm -CHO, yêu cầu HS rút ra nhận xét về các liên kết trong cấu tạo đó.
Lưu ý: Từ đặc điểm cấu trúc này có thể giúp chúng ta dự đoán được tính chất vật lí và hóa học của anđehit.
- Yêu cầu HS dự đoán tính chất
-Tìm hiểu sách giáo khoa và kiến thức đã được học hãy đự đoán tính chất của C=C.
5
2. Tính chất vật lý:
- Ở nhiệt độ thường:
+ HCHO, CH3CHO là chấtkhí, tan tốt trong nước, có nhiệt độ sôi thấp.
+ Các anđehit tiếp theo là chất
lỏng hoặc chất rắn, độ tan trong
nước giảm dần theo chiều tăng
của phân tử khối.
- Dung dịch nước của anđehit fomic được gọi là fomon.Dung dịch anđehit fomic (37-40%) được gọi là fomalin.
Hoạt động 5: Tính chất vật lý
GV:
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK nên 1 số tính chất vật lý của anđehit
Xem sách giáo khoa. Nêu tính chất vật lí.
Củng cố ( 8 phút):
Viết các đồng phân và gọi tên của :C5H10O
TP.Cao Lãnh ngày.......tháng......năm 2018
Duyệt của GVHD Giảng dạy SV thực tập ký tên
Nguyễn Thị Hồng Hạnh Huỳnh Thanh Trọng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 44 Andehit Xeton_12503459.docx