Giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Chủ đề tuần 9: “Kính yêu thầy giáo, cô giáo”

I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU

- Nhằm phát động phong trào thi đua học tập trong toàn khối với chủ đề “Kính yêu thầy cô” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

- Giáo dục học sinh thực hiện tốt những điều Bác dạy thông qua các việc làm cụ thể như: Học tập, rèn luyện thân thể, lao động, kính trọng thầy cô giáo.

- Giáo dục kĩ năng sống thông qua việc thể hiện năng lực và phẩm chất của các em.

- Giáo dục ATGT giúp các em có vốn kiến thức hiểu biết khi tham gia giao thông tại vùng sông nước.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 16558 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Chủ đề tuần 9: “Kính yêu thầy giáo, cô giáo”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 Thứ hai ngày 6 tháng 11 năm 2017 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP *CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL: “Kính yêu thầy giáo, cô giáo” I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU - Nhằm phát động phong trào thi đua học tập trong toàn khối với chủ đề “Kính yêu thầy cô” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. - Giáo dục học sinh thực hiện tốt những điều Bác dạy thông qua các việc làm cụ thể như: Học tập, rèn luyện thân thể, lao động, kính trọng thầy cô giáo. - Giáo dục kĩ năng sống thông qua việc thể hiện năng lực và phẩm chất của các em. - Giáo dục ATGT giúp các em có vốn kiến thức hiểu biết khi tham gia giao thông tại vùng sông nước. II. NỘI DUNG CỤ THỂ Hoạt động Nội dung hoạt động Ghi chú HĐ1 * Mở đầu: GV cho tập thể cả lớp hát bài hát về thầy cô giáo. HĐ2 *Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam. - GV giới thiệu nguồn gốc, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam cho học nắm sau đó hỏi: + Ngày, tháng, năm nào là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta? +Ngày 20/11 hàng năm là dịp để các thế hệ học sinh làm gì đối với thầy, cô giáo? Ngày 20/11/1982 HĐ3 * Thi tìm hiểu: +Trò chơi : Ai biết tên giáo viên trường mình nhiều hơn ? - GV phân lớp thành 3 đội : -Thi tiếp sức ghi tên giáo viên , cán bộ công nhân viên trong trường sau 5 phút đội nào ghi được nhiều hơn đội đó thắng ( trong mỗi đội tên thầy, cô không được lặp lại ) . +Thi tìm tên bài hát, bài thơ, bài ca dao tục ngữ nói về thầy cô : Cách tổ chức như hoạt động trên . Ví dụ : Về tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” “ Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” Ví dụ : Bài hát Bụi phấn ; Người gieo hạt,. HĐ4 *Kết thúc hoạt động : -Giáo dục đạo đức tác phong làm theo lời Bác dạy: Tất cả các em cần phải luôn luôn kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn tuổi. Khi muốn đi chơi phải xin phép, khi về phải chào hỏi -Gần gũi thân thiện với bạn bè, yêu quý các em nhỏ, sẵn sàng nhận khuyết điểm, sửa chữa lỗi lầm, không nói tục chửi thề. -Biết kính yêu, nhớ ơn và làm theo lời dạy của Bác Hồ. Biết ơn và quan tâm đến gia đình thương binh, liệt sĩ. - Dặn dò tiết hoạt động tuần sau , Tuần 10 Thứ hai ngày 13 tháng 11 năm 2017 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP *CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL: “Kính yêu thầy giáo, cô giáo” I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU - Nhằm phát động phong trào thi đua học tập trong toàn khối với chủ đề “Kính yêu thầy cô” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. - Giáo dục học sinh thực hiện tốt những điều Bác dạy thông qua các việc làm cụ thể như: Học tập, rèn luyện thân thể, lao động, kính trọng thầy cô giáo. - Giáo dục kĩ năng sống thông qua việc thể hiện năng lực và phẩm chất của các em. - Giáo dục ATGT giúp các em có vốn kiến thức hiểu biết khi tham gia giao thông tại vùng sông nước. II. NỘI DUNG CỤ THỂ Hoạt động Nội dung hoạt động Ghi chú HĐ1 * Mở đầu: GV cho tập thể cả lớp hát bài hát về thầy cô giáo. NGHĨ VỀ CÔ GIÁO EM Mỗi lúc em ra vườn, nâng chồi non em hỏi Chồi lớn lên từ đâu, chồi cần nhờ ánh sáng Ra sông em mới hỏi, sông lớn từ đâu về Từ suối nguồn chảy ra, sóng trả lời với em ĐK: Cô là người gieo ánh sáng, cho mầm em tươi xanh Cô là nguồn khe suối nước, cho sông em lớn trôi. HĐ2 *Tìm hiểu kiến thức ATGT. - GV nêu câu hỏi cho học sinh trả lời: + GV dẫn vào bài: ở lớp ta ai biết đi xe đạp? + Các em có thích được đi học bằng xe đạp không? + Ở lớp những ai tự đến trường bằng xe đạp? - GV đưa ảnh một chiếc xe đạp, cho HS thảo luận theo chủ đề: + Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe như thế nào? + Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào? -Học sinh trả lời GV chốt lại bổ sung. HĐ3 * Trò chơi giao thông: GV kẻ trên sân trường vòng xuyến với kích thước mặt đường thu nhỏ để HS thực hành bằng xe đạp. Trên đường có các vạch kẻ đường chia làn xe và bố chí các tình huống để HS đi. HS tham gia chơi HĐ4 *Kết thúc hoạt động : (2’) -GDKNS, BVMT : Giáo dục học sinh thực hiện nhiều hoạt động thân thiện với môi trường như: Trồng nhiều cây xanh, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm giấy, thu gom phân loại rác, tái chế,. - GV nhận xét kết quả hoạt động và dặn dò nhắc nhở cả lớp chuẩn bị cho nội dung sinh hoạt trong tuần sau. Tuần 11 Thứ hai ngày 20 tháng 11 năm 2017 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP *CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL: “Kính yêu thầy giáo, cô giáo” I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU - Nhằm phát động phong trào thi đua học tập trong toàn khối với chủ đề “Kính yêu thầy cô” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. - Giáo dục học sinh thực hiện tốt những điều Bác dạy thông qua các việc làm cụ thể như: Học tập, rèn luyện thân thể, lao động, kính trọng thầy cô giáo. - Giáo dục kĩ năng sống thông qua việc thể hiện năng lực và phẩm chất của các em. - Giáo dục ATGT giúp các em có vốn kiến thức hiểu biết khi tham gia giao thông tại vùng sông nước. II. NỘI DUNG CỤ THỂ Hoạt động Nội dung hoạt động Ghi chú HĐ1 * Mở đầu: GV cho tập thể cả lớp hát bài hát về thầy cô giáo. Cả lớp cùng hát bài: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Lê Quốc Thắng Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu. Có loài chim đang hát âm thầm như nói. Vì hạnh phúc tuổi thơ và cho đời thêm sức sống. Thầy dìu dắt chúng em với tấm lòng thiết tha. Khi bình minh hé sáng phố phường còn ngủ yên, khi giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá. Thầy bước đến trường em mang một tình yêu ước mơ, cho từng ánh mắt trẻ thơ, cho từng khúc nhạc dịu êm. Như thời gian êm đềm theo tháng năm, như dòng sông gợn đều theo cơn gió, mang tình yêu của thầy đến với chúng em. Để dựng xây quê hương tương lai sáng ngời. Vài lời về hoạt động chào mừng, kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam của nhà trường, của lớp. Vài lời về mục đích của cuộc thi “Hái hoa dân chủ” mừng ngày lễ 20-11. Chương trình hoạt động thi “Hái hoa dân chủ”, văn nghệ “cây nhà, lá vườn”, phát biểu của Đại biểu Giới thiệu người điều khiển cuộc thi, ban giám khảo. HĐ2 *Tổ chức cho học sinh viết thư thăm hỏi, chúc mừng thầy, cô giáo nhân ngày 20-11. - GV dành thời gian cho các em viết lá thư tại lớp, sau đó cùng đọc cho cả lớp nghe nội dung bức thư của mình. - GV khen, tuyên dương những em viết hay. HĐ3 * Thi tìm hiểu: Biển báo hiệu GTĐT nội địa - Trên mặt nước cũng là đường giao thông. Trên sông, trên kênh, cũng có rất nhiều tàu thuyền đi lại ngược, xuôi, loại thô sơ có, cơ giới có; như vậy trên đường thuỷ có thể có tai nạn xảy ra không? - GV : Trên đường thuỷ cũng có tai nạn giao thông, vì vậy để đảm bảo GTĐT, người ta cũng phải có các biển báo hiệu giao thông để điều khiển sự đi lại. - Em nào đã nhìn thấy biển báo hiệu GTĐT, hãy vẽ lại biển báo đó cho các bạn - GV treo tất cả các 6 biển báo hhiệu GTĐT và giới thiệu: 1.Biển báo cấm đậu: GV hỏi nhận xét về hình dáng, màu sắc , hình vẽ trên biển. HS trả lời GV nhận xét. Hình: vuông Màu: viền đỏ, có đường chéo đỏ. Hình vẽ: Giữa có chữ P màu đen. -Biển này có ý nghĩa cấm các loại tàu thuyền đậu ở khu vực cắm biển. - Tương tự GV cho HS nêu hình dáng, màu sắc ,hình vẽ trên biển của các biển còn lại: Biển báo cấm phương tiện thô sơ đi lại . Biển báo cấm rẽ phải hoặc rẽ trái. Biển báo được phép đỗ. Biển báo phía trước có bến phà. HĐ4 *Kết thúc hoạt động : - Giáo dục ý thức, nề nếp học tập: Tất cả các em cần thực tốt những điều Bác dạy thông qua các việc làm cụ thể như: Chăm học, không bỏ học, đi học đúng giờ, chú ý nghe giảng, không nói chuyện riêng, hăng hái phát biểu ý kiến, giữ gìn sách vở sạch sẽ. - Dặn dò chuẩn bị tiết sinh hoạt sau. Tuần 12 Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2017 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP *CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL: “Kính yêu thầy giáo, cô giáo” I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU - Nhằm phát động phong trào thi đua học tập trong toàn khối với chủ đề “Kính yêu thầy cô” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. - Giáo dục học sinh thực hiện tốt những điều Bác dạy thông qua các việc làm cụ thể như: Học tập, rèn luyện thân thể, lao động, kính trọng thầy cô giáo. - Giáo dục kĩ năng sống thông qua việc thể hiện năng lực và phẩm chất của các em. - Giáo dục ATGT giúp các em có vốn kiến thức hiểu biết khi tham gia giao thông tại vùng sông nước. II. NỘI DUNG CỤ THỂ Hoạt động Nội dung hoạt động Ghi chú HĐ1 * Mở đầu: GV cho tập thể cả lớp hát bài hát về thầy cô giáo. KHI TÓC THẦY BẠC Khi tóc thầy bạc, tóc em vẫn còn xanh. Khi tóc thầy đã bạc trắng chúng em đã khôn lớn rồi. Thời gian trôi mau, cầu Kiều thầy đưa qua sông, tuổi ấu thơ như hoa nở dưới mái trường. Một con đò sang ngang, ôi lòng thầy miên mang, cho em biết yêu cánh cò trong câu ca dao, cho em biết yêu bông lúa, ăn cơm vàng của cô tấm ngoan và cho em yêu ai hai sương một nắng để làm nên lúa vàng. Bài học làm người em vẫn khắc ghi công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy. HĐ2 *Ôn lại ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam. - Nội dung và ý nghĩa của truyền thống “ Tôn Sư Trọng Đạo” của dân tộc Việt Nam. - Tôn sư trọng đạo là sự tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ( đặc biệt đối với những thầy cô giáo đã dạy mình), ở mọi nơi mọi lúc: Coi trọng những điều thầy dạy , coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy đã dạy mình. - Ý nghĩa của Tôn sư trọng đạo: Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta, chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. * Truyền thống Tôn sư trọng đạo thời xưa - Tôn sư trọng đạo thời xưa “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” , trong xã hội phương Đông thời xưa,vận hành theo chue nghĩa Khổng- Mạnh, ba tầng lớp “ quân, sư, phu”(vua quan,thầy và cha) được xã hội đề cao, trân trọng. - Suốt nghìn năm phong kiến , giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “ hằng số văn hóa” Thầy- Trò. - Ở vào thời phong kiến , trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt . Sau đó, gia đình có một “ lễ mọn”, mang tính chất “ lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “ Tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần . Thỉnh thoảng gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy. * Truyền thống tôn sư trọng đạo thời nay: - Tôn sư trọng đạo thời nay như đã thành thông lệ có giá trị nhân văn sâu sắc, cứ vào dịp đầu xuân, lễ 20 tháng 11, các thế hệ học trò lại nô nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Đây cũng là dịp để bạn bè cùng trang lứa gặp lại nhau , cùng thầy cô hàn huyên chuyện thuở đi học, cái thời “ Thứ ba học trò” với những trò nghịch ngợm, phá phách làm phiền lòng thầy cô. *Câu hỏi: Câu 1: Ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày nào? Ngày 8 tháng 3 Ngày 01 tháng 6 Ngày 20 tháng 11 Ngày 22 tháng 12 Câu 2: Em sẽ làm gì để lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Câu 3: Em hãy đọc các câu thơ, ca dao, tục ngữ , bài hát ca ngợi công ơn thầy cô giáo. HĐ3 * Tìm hiểu hướng dẫn thực hiện năng lực, phẩm chất của học sinh - GV hướng dẫn cho các em nắm các tiêu chí về năng lực và phẩm chất của học sinh : ( Chỉ cho các em những nội dung công việc cần thực hiện hàng ngày theo các thông tư về đánh giá học sinh) - Tự phục vụ, tự quản. - Giao tiếp, hợp tác. - Tự học và giải quyết vấn đề. - Chăm học chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục. - Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm. - Trung thực, kỉ luật, đoàn kết. - yêu gia đình,bạn bè và những người khác; yêu trường, yêu lớp, quê hương,đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 9.doc
Tài liệu liên quan