Giáo án Học vần 1: g gh

-Chữ gh chúng ta đặt bút viết tương tự như viết chữ g. Tại điểm kết thúc của chữ g ở dòng kẻ ngang thứ 2 chúng ta tiếp tục kéo lên viết nét khuyết trên cao 5 li. Từ điểm cuối của nét khuyết lia bút dọc về phía trên đầu đường kẻ ngang thứ 2 và tiếp tục viết nét móc hai đầu. Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang số 2.

-Yêu cầu HS viết vào bảng con.

-Nhận xét một số bài

+Đặt bút viết chữ gh sau đó rê bút sang phải viết chữ ê, thêm dấu sắc trên chữ ê. Lia bút sang phải viết tiếng gỗ, khoảng cách giữa 2 chữ bằng 1 con chữ o.

-Yêu cầu HS viết vào bảng con

 

 

docx7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học vần 1: g gh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC HỌC VẦN G GH Mục tiêu Kiến thức Nhận biết được chữ g, gh Kĩ năng Đọc được và viết được: g, gh, gà ri, ghế gỗ. Đọc được từ ngữ và câu ứng dụng: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ Mở rộng vồn từ theo chủ đề: gà ri, gà gô Thái độ Có ý thức học tập, kiên trì luyện tập Yêu thích Tiếng Việt Chuẩn bị Chuẩn bị của giáo viên Sách giáo khoa, giáo án Máy tính, máy chiếu Chuẩn bị của học sinh Sách giáo khoa, vở ô li Nội dung và tiến trình dạy học Tổ chức lớp Ổn định tổ chức lớp học, cho lớp hát Tiến trình dạy học Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Kiểm tra bài cũ Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học. II.Dạy- học bài mới 1.Giới thiệu bài Mục tiêu: Giúp HS nắm được sơ qua nội dung bài học 2.Dạy chữ ghi âm Mục tiêu: Nhận biết được chữ g, gh g -Nhận diện chữ -Phát âm và đánh vần tiếng gh -Nhận diện chữ -Phát âm và đánh vần tiếng -Hướng dẫn viết bảng con -Đọc từ ngữ ứng dụng Tiết 1 -Yêu cầu HS viết bảng con lần lượt 2 từ phố xá, nhà lá -Khen thưởng một số học sinh viết đẹp. -Gọi 2,3 HS đọc câu ứng dụng: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù. -Gọi HS nhận xét. -Nhận xét -Từ bài này, bắt đầu xuất hiện những âm giống nhau về cách phát âm nhưng khác nhau về chữ viết. -Chữ g gồm những nét nào? -Gọi HS nhận xét -Nhận xét, chốt ý -So sánh chữ g và chữ a -Gọi HS nhận xét -Nhận xét -Phát âm mẫu g (gờ) -Gọi 2, 3 HS nhắc lại -Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh -Yêu cầu HS nhận xét vị trí của các âm trong tiếng : gà -Đánh vần mẫu: gờ-a-ga- huyền- gà. -Gọi 2,3 HS nhắc lại -Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh -Gọi HS đọc trơn từ khóa gà, gà ri -Gọi 2,3 HS nhắc lại -Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh -Cho HS đọc lại âm g, tiếng gà, từ khóa gà ri -Gọi HS nhận xét chữ gh -Để phân biệt với âm g chúng ta sẽ gọi gh là gờ kép -Phát âm mẫu gh (gờ) -Gọi 2,3 HS nhắc lại -Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh -Đánh vần mẫu: gờ-ê-ghê-sắc- ghế. -Gọi 2,3 HS nhắc lại -Cả lớp đọc đồng thanh -Gọi HS đọc trơn từ khóa: ghế, ghế gỗ -Gọi 2,3 HS nhắc lại -Cả lớp đọc đồng thanh -Cho HS đọc lại chữ gh, tiếng ghế, từ khóa ghế gỗ. -Yêu cầu quản ca cho lớp hát, trong khi đó HS lấy bảng con, phấn, giẻ lau. -Chữ g gồm những nét nào? -Viết mẫu chữ g, vừa viết vừa nói: đầu tiên viết một nét cong kín cao 2 li. Tiếp theo viết nét khuyết dưới bắt đầu từ dòng kẻ ngang thứ 3 rồi kéo xuống cho đủ 5 ô li rồi vòng lên. Điểm kết thúc nằm trên dòng kẻ ngang số 2. -Yêu cầu HS viết vào bảng con. -Nhận xét một số bài +Đặt bút viết chữ g sau đó lia bút sang phải để viết chữ a, thêm dấu huyền trên chữ a. Lia bút sang phải để viết tiếng ri, khoảng cách giữa 2 chữ bằng một con chữ o. -Yêu cầu HS viết vào bảng con -Chữ gh chúng ta đặt bút viết tương tự như viết chữ g. Tại điểm kết thúc của chữ g ở dòng kẻ ngang thứ 2 chúng ta tiếp tục kéo lên viết nét khuyết trên cao 5 li. Từ điểm cuối của nét khuyết lia bút dọc về phía trên đầu đường kẻ ngang thứ 2 và tiếp tục viết nét móc hai đầu. Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang số 2. -Yêu cầu HS viết vào bảng con. -Nhận xét một số bài +Đặt bút viết chữ gh sau đó rê bút sang phải viết chữ ê, thêm dấu sắc trên chữ ê. Lia bút sang phải viết tiếng gỗ, khoảng cách giữa 2 chữ bằng 1 con chữ o. -Yêu cầu HS viết vào bảng con -Cho HS xem từ ứng dụng trên màn chiếu: nhà ga; gà gô; gồ ghề; ghi nhớ -Yêu cầu HS tìm tiếng chứa âm mới và phân tích tiếng đó -Yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn từ ngữ đó. -Giải thích nghĩa từ ứng dụng, kết hợp cho HS xem hình ảnh: +Nhà ga: là nơi các phương tiện giao thông đỗ để đón trả khách, còn hành khách thì làm thủ tục đi lại. Ví dụ như: nhà ga tàu hỏa, nhà ga tàu điện. +Gà gô hay còn gọi là chim đa đa chúng sống riêng lẻ từng đôi ở các bụi cây hay đồi cỏ, ăn hạt và cây. +Gồ ghề: là từ dùng để chỉ địa hình lồi lõm, mấp mô không bằng phẳng. +Ghi nhớ là giữ trong lòng, nhớ mãi. VD : Chúng ta cần ghi nhớ lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh. -Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh 1 lượt các từ ứng dụng -Cho lớp hát Tiết 2 -Gọi 3,4 HS đọc lại toàn bộ bài tiết 1 -Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh. -Cho HS xem tranh minh họa câu ứng dụng và hỏi tranh vẽ gì? -Cho HS xem câu ứng dụng và yêu cầu đọc thầm tìm tiếng chứa chữ mới -Gọi 4, 5 HS đọc -Gọi 1 HS đánh vần và đọc trơn câu ứng dụng -Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh -Hướng dẫn HS viết từ khóa +Đặt bút viết chữ g sau đó lia bút sang phải để viết chữ a, thêm dấu huyền trên chữ a. Lia bút sang phải để viết tiếng ri, khoảng cách giữa 2 chữ bằng một con chữ o. +Nhận xét +Đặt bút viết chữ gh sau đó rê bút sang phải viết chữ ê, thêm dấu sắc trên chữ ê. Lia bút sang phải viết tiếng gỗ, khoảng cách giữa 2 chữ bằng 1 con chữ o. -Yêu cầu HS viết bảng -Nhận xét -Hướng dẫn luyện nói -Cho HS xem tranh và hỏi Bức tranh vẽ những con vật nào? -Gà ri thường sống ở đâu? -Em đã nhìn thấy chưa, hay chỉ nghe kể? -Con gà ri trong tranh là gà trống hay gà mái? Làm sao em biết điều đó? -Kể tên những loại gà mà em biết? (Cho HS xem thêm một số hình ảnh về các loài gà) -Gà thường ăn gì? -Nhà em có nuôi gà không? Đó là loại gà gì? -Hôm nay chúng ta đã được học thêm những âm nào mới ? -Gọi 1 HS đọc lại âm mới, từ khóa, từ ứng dụng. -Gọi 1 HS đọc lại câu ứng dụng -Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện đọc thêm và xem trước bài sau. -HS thực hiện -Lắng nghe -HS thực hiện -Nhận xét -Lắng nghe -Gồm một nét cong kín và một nét khuyết dưới. -Nhận xét -Lắng nghe -Giống nhau : có 1 nét cong kín Khác nhau : +Chữ g: có 1 nét khuyết dưới. +Chữ a: có 1 nét móc ngược. -Nhận xét -Lắng nghe -Lắng nghe -Nhắc lại -Cả lớp đọc đồng thanh -Âm g đứng trước, âm a đứng sau, thanh huyền trên âm a -Lắng nghe -Nhắc lại -Cả lớp đọc đồng thanh -HS đọc trơn từ khóa -HS nhắc lại -Cả lớp đọc đồng thanh -g-gà-gà ri -Được ghép từ 2 chữ g và h -Lắng nghe -Lắng nghe -Nhắc lại -Cả lớp đọc đồng thanh -Lắng nghe -HS nhắc lại -Cả lớp đọc đồng thanh -Ghế- ghế gỗ -Nhắc lại -Cả lớp đọc đồng thanh -gh-ghế-ghế gỗ -HS thực hiện -Nét cong kín và nét khuyết dưới. -Quan sát và lắng nghe. -HS viết chữ g vào bảng con. -Lắng nghe -Quan sát và lắng nghe. -HS viết vào bảng con chữ gh -Lắng nghe -Quan sát -HS tìm và phân tích các tiếng: +ga: âm g đứng trước, âm a đứng sau +gà: âm g đứng trước, âm a đứng sau, thanh huyền trên âm a. +gô: âm g đứng trước, âm ô đứng sau. +gồ: âm g đứng trước, âm ô đứng sau, thanh huyền trên âm ô. +ghề: âm gh đứng trước, âm ê đứng sau, thanh huyền trên âm ê. +ghi: âm gh đứng trước, âm i đứng sau. -HS đánh vần và đọc trơn từ ngữ ứng dụng. -Quan sát và lắng nghe. -Cả lớp đọc đồng thanh từ ứng dụng. -HS đọc lại bài -Cả lớp đọc đồng thanh lại bài -Tranh vẽ 2 bà cháu đnag lau dọn bàn ghế trong nhà, phía xa là 2 cái tủ gỗ. -Đọc thầm và tìm tiếng: gỗ, ghế gỗ -Bức tranh vẽ 2 con gà là gà ri và gà gô. -Gà ri thường được các gia đình ở nông thôn nuôi -HS trả lời. -Là gà trống vì có mào to và lông đuôi dài nhiều màu sắc. -Gà tre, gà tam hoàng, gà tây, gà chọi, gà mía -Thóc, gạo, các loại hạt, côn trùng, một số loại rau, -HS trả lời -g, gh -HS đọc lại -HS đọc lại -Lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 23 g gh_12496672.docx
Tài liệu liên quan