Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 1

I. MỤC TIÊU

 - Chép chính xác và trình bày đúng quy định chính tả đoạn ba của bài Cậu bé thông minh, không mắc quá 5 lỗi trong bài.

 - Làm đúng bài tập (BT) (2) a/b, hoặc BTCT về âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

 - Điền đúng 10 chữ cái và tên chữ đó vào ô trống trong bảng (BT3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Sách Tiếng Việt và sách bài tập Tiếng Việt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 A. Kiểm tra sách vở của môn học.

 B. Bài mới

 1. Giới thiệu bài: GV ghi tên bài.

 2. Hướng dẫn nghe viết

 a. Chuẩn bị:

 *Giáo viên đọc đoạn chuẩn bị viết, 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi.

 * Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày bài.

 - Những chữ nào trong bài được viết hoa?

 (Những chữ đầu đoạn, đầu câu)

 - Hướng dẫn học sinh tập viết vào bảng con một số tiếng khó trong đoạn.

 (chim sẻ, kim khâu, sắc )

 b. GV đọc cho học sinh viết bài.

 Đọc cho HS soát lại bài.

 c. Nhận xét, đánh giá: Kiểm tra 5-7 em, nhận xét, tư vấn.

 

doc26 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau khi nín thở lâu (thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường). Bước 2: - Gọi học sinh lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như hình 1 để cả lớp quan sát. Sau đó, GV yêu cầu cả lớp đứng tại chỗ đặt một tay lên nồng ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức. - GV hướng dẫn học sinh vừa làm thực hành vừa theo dõi cử động phồng lên, xẹp xuống của lồng ngực khi các em hít vào và thở ra để trả lời câu hỏi. - GV chốt ý đúng và kết luận: (SGK) - Học sinh nhắc lại để ghi nhớ kiến thức. * Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa. - Bước 1: Làm việc theo cặp. + Yêu cầu học sinh mở SGK, quan sát hình 2. Sau đó một người hỏi và một người trả lời . - Bước 2: Làm việc cả lớp. + Gọi một số cặp học sinh lên hỏi - đáp trước lớp. GV khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo. + GV giúp học sinh hiểu cơ quan hô hấp là gì và chức năng của từng bộ phận của cơ quan hô hấp. * Kết luận: + Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện việc trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. + Cơ quan hô hấp gồm có: Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi + Mũi, khí quản và phế quản là đường dẫn khí. + Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả (tập chép) Cậu bé thông minh I. Mục tiêu - Chép chính xác và trình bày đúng quy định chính tả đoạn ba của bài Cậu bé thông minh, không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng bài tập (BT) (2) a/b, hoặc BTCT về âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. - Điền đúng 10 chữ cái và tên chữ đó vào ô trống trong bảng (BT3). II. Đồ dùng dạy học Sách Tiếng Việt và sách bài tập Tiếng Việt. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra sách vở của môn học. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV ghi tên bài. 2. Hướng dẫn nghe viết a. Chuẩn bị: *Giáo viên đọc đoạn chuẩn bị viết, 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi. * Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày bài. - Những chữ nào trong bài được viết hoa? (Những chữ đầu đoạn, đầu câu) - Hướng dẫn học sinh tập viết vào bảng con một số tiếng khó trong đoạn. (chim sẻ, kim khâu, sắc) b. GV đọc cho học sinh viết bài. Đọc cho HS soát lại bài. c. Nhận xét, đánh giá: Kiểm tra 5-7 em, nhận xét, tư vấn. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả Bài 2a: Điền vào chỗ trống l hay n. - Học sinh đọc yêu cầu của bài và nội dung của câu 2a, GV hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu của bài tập. + Đọc thầm nội dung của bài 2 ý a. + Suy nghĩ viết ra giấy nháp những từ các em điền l hoặc n (dựa vào bài học và dựa vào phát âm. - Gọi học sinh nêu các từ các em vừa điền, GV chốt ý đúng. Yêu cầu nhiều học sinh phát âm. - Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng: Hạ lệnh, nộp bài, hôm nọ. Bài 3: Viết vào bảng chữ và tên chữ. - Học sinh tự làm bài vào vở bài tập, GV chữa bài. - Học sinh đọc đồng thanh, tự chữa bài vào vở theo lời giải đúng. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 4 (Buổi sáng) Toán Cộng, trừ các số có ba chữ số (Không nhớ) I. Mục tiêu - HS biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn. - Bài tập cần làm: Bài 1 (cột a, c), bài 2, 3. * Điều chỉnh: Không yêu cầu HS làm bài tập 4. II. Đồ dùng dạy học: SGK, bảng phụ và 4 hình tam giác bằng nhau. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng làm bài: Đọc các số sau: 231; 207; 648. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Tính nhẩm.(hướng dẫn HS làm phần a và c) - Học sinh nêu yêu cầu của bài, GV chép lên bảng. - Học sinh nêu các phép tính ở phần a, GV ghi bảng. - Yêu cầu một học sinh làm mẫu và nêu cách làm, học sinh nhận xét. - Các phần còn lại học sinh tự làm vào vở và nêu kết quả, GV nhận xét và chữa bài. - Học sinh nhắc lại cách tính nhẩm. Bài 2: Tìm x: - Học sinh nêu yêu cầu của bài và nội dung ý a. - GV chép lên bảng. - Gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. - Gọi học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt kết quả đúng. Hỏi: Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào? - Phần b tiến hành tương tự phần a. - GV nhận xét, chữa bài và khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ. Bài 3: - Học sinh đọc đề bài, tóm tắt đề bài. - Học sinh dựa vào tóm tắt tái hiện lại đề bài. - Gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. - Học sinh nhận xét và chữa bài (nếu cần). GV chốt kết quả đúng. + Bài toán thuộc dạng toán nào các em đã học? + Liên quan đến ít hơn ta làm tính gì? Lời giải Số học sinh khối Lớp Hai là: 245 - 32 = 213 (học sinh) Đáp số : 213 học sinh Bài 5: (HD HS làm thêm) - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chữa bài đồng thời củng cố kiến thức cần ghi nhớ. 3. Củng cố dặn dò - Củng cố kiến thức vừa ôn tập. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 5 (Buổi sáng) Luyện từ & câu ôn về từ chỉ sự vật - So sánh I. Mục tiêu - Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật. - Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ. - Nêu được hình ảnh so sánh mình thích, không cần nêu lí do vì sao thích hình ảnh đó. * Điều chỉnh: BT 3 không yêu cầu HS nêu lí do vì sao thích. II. Đồ dùng dạy học Sách Tiếng Việt và sách bài tập Tiếng Việt. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: KT sách vở, đồ dùng của HS. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV ghi tên bài. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau. - Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK. - Gọi học sinh lên bảng làm mẫu. - Tìm các từ chỉ sự vật ở dòng thơ 1. (Lưu ý: người hay bộ phận của người cũng là sự vật) - Cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng gạch dưới từ chỉ sự vật trong khổ thơ. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, GV chốt lời giải đúng. - Cả lớp chữa bài vào vở theo lời giải đúng. Bài 2: Tìm những sự vật được so sánh trong các câu thơ, câu văn dưới đây. - Một học sinh nêu yêu cầu của bài. - Gọi một học sinh lên làm mẫu. GV gợi ý để học sinh làm bài: + Hai bàn tay của bé được so sánh với gì? - Cả lớp làm bài vào vở, gọi học sinh lên bảng làm bài. - Cả lớp nhận xét, GV nhận xét và chốt lời giải đúng. - Hỏi: + Câu a: Vì sao hai bàn tay của bé được so sánh với hoa đầu cành? + Câu b: Vì sao mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch? + Câu c: Vì sao cánh diều được so sánh với dấu á? + Câu d: Vì sao dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ? + GV giảng: Màu ngọc thạch là màu xanh biếc, sáng trong. Khi gió lặng và không có giông bão, mặt biển phẳng lặng, sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. + Vì sao dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ? (Vì dấu hỏi cong cong, mở rộng ở phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì một vành tai.) *Kết luận: Tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới quanh ta. Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề bài, cả lớp theo dõi trong SGK. HS suy nghĩ trả lời: + Em thích hình ảnh so sánh nào? - HS phát biểu ý kiến của mình. GV nhận xét, khen ngợi. (Không yêu cầu HS nêu lí do vì sao thích). 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 1 (Buổi chiều) Âm nhạc Giáo viên môn Âm nhạc dạy Tiết 2 (Buổi chiều) Luyện viết Làm bài tập chính tả trong sách luyện tiếng việt Luyện viết: Cảnh biển lúc bình minh I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập phân biệt l/n; ch/tr. II. Đồ dùng dạy học: - Vở luyện tập TV. - Bảng phụ viết nội dung bài tập 7. Bài viết chính tả: Vào những buổi bình minh, cảnh biển Nha Trang thật tuyệt vời. Mặt trời đỏ rực từ từ nhô lên. Trên biển, từng đoàn thuyên đánh cá giương buồm ra khơi. Những con sóng lớn cuồn cuộn xô bờ. Xa xa, từng đàn hải âu nghiêng mình chao lượn. Phía chân trời, những đám mây trắng xốp như bồng bênh trôi. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS nghe viết. - GV đọc 1 lần bài viết. HS cả lớp theo dõi. - 2 HS đọc lại. - Đoạn văn trên cố mấy câu? Đoạn văn tả cảnh biển vào lúc nào? - Những chữ nào được viết hoa trong bài? - HS viết bảng con những tiếng khó. - GV đọc cho HS viết bài vào vở. - Đọc cho HS soát lỗi chính tả. - Nhận xét, tư vấn. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (vở luyện TV, tr2) Bài tập 5: HS đọc và nêu yêu cầu: Điền vào chỗ trống l/n để hoàn chỉnh đoạn văn. HS làm cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi. GV chữa bài: Các từ lần lượt điền là: nêu, nung, lên, lông, lất, nung, lanh, làm, náo nức, lên. Bài tập 6: HS đọc và nêu yêu cầu: Điền vào chỗ trống ang/an. HS làm cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi. GV chữa bài: a, chói trang, san sẻ, khang trang. b, nhẹ nhàng, mua bán, san sát. Bài tập 7: GV treo bảng phụ: - HS và nêu yêu cầu: Điền vào chỗ trống : - HS suy nghĩ, làm vào VBT – Nhận xét và chữa bài. Trăng/ chăng ? Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn? b, ch/tr? trồng trọt, chăn nuôi, trĩu quả, cá trôi, cá chép, cá trắm, chuồng lợn, chuồng trâu, chuồng gà, trông rất ngăn nắp. 4. Củng cố dặn dò - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện Toán Làm trong sách luyện toán tuần 1 I. Mục tiêu - Luyện tập, củng cố cách đọc, viết số có 3 chữ số và kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) - Ôn lại cách tìm số bị trừ. - Giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ . II. Đồ dùng dạy học: Sách luyện tập toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng làm: 243 + 136 507 + 284 - Lớp làm theo dãy bàn, GV chữa chung, nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Nội dung luyện tập: Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách luyện tập Toán (tr 1-3). Bài 1 + 2: Đọc, viết số. - HS làm bài cá nhân, sau đó đổi vở kiểm tra. Bài 2: Đặt tính rồi tính (tr3) - Học sinh nêu yêu cầu của bài, GV chép lên bảng. 428 + 357 253 + 364 375 + 71 149 + 307 - Gọi 4 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. - GV chữa bài, hỏi thêm về cách đặt tính và thực hiện phép tính. + Đặt tính như thế nào? + Nêu cách tính. Bài 2: Tìm x(tr3) - Yêu cầu học sinh tự làm bài. Gọi học sinh lên bảng chữa bài, GV nhận xét và chốt lời giải đúng. - Hỏi để củng cố kiến thức: + Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào? - Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Bài 3: (tr4). Gọi học sinh đọc đề bài, GV tóm tắt đề bài lên bảng. - Hướng dẫn học sinh giải: + Khối lớp 1 bao nhiêu người? (268 hs) + Trong Khối 2 có bao nhiêu người? (... nhiêu hơn Khối 1 là 43 HS) a, Vậy muốn tìm số HS K2 có bao nhiêu người ta phải làm gì? b, Tìm số HS cả hai khối ta làm thế nào? - Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở. - Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt kết quả đúng. Bài 4: (tr3). Tổ chức cho học sinh thi ghép hình giữa các tổ. Tổ nào có nhiều bạn ghép đúng là tổ đó thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò - Học sinh nhắc lại kiến thức vừa ôn tập. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Tập đọc Hai bàn tay em I. Mục tiêu. - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ. - Hiểu nội dung: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu. - HS trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 – 3 khổ thơ trong bài. - HS năng khiếu thuộc cả bài thơ. II. Đồ dùng dạy học Sách Tiếng Việt và tranh phóng to. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ. - GV gọi 3 HS lên bảng đọc bài Cậu bé thông minh và trả lời các câu hỏi về nội dung của bài. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài đọc, ghi tên bài lên bảng. 2. Hướng dẫn luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài một lượt. - Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ. + Hướng dẫn đọc câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn: Cả lớp nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc 2 dòng thơ, HV theo dõi sửa lỗi phát âm. + Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó: Cả lớ nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ, gv theo dõi hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc. * Giải nghĩa từ: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ. (Đặt câu với từ thủ thỉ: Đêm đêm, mẹ em thường thủ thỉ kể chuyện cho em nghe). + Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm: GV chia lớp thành các nhóm đôi, HS nối tiếp nhau đọc. GV theo dõi chỉnh sửa cho từng nhóm. GV kiểm tra một số em trước lớp nhận xét, tư vấn. + Cả lớp đọc đồng thanh. Hướng dẫn tìm hiểu bài. - HS đọc thầm khổ thơ1, trả lời câu hỏi: + Hai bàn tay của bé so sánh với gì? ( ... nụ hồng, những ngón tay xinh xinh như những cánh hoa.) + Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của bé qua hình ảnh so sánh trên? (... đẹp và đáng yêu.) - HS thảo luận để trả lời câu hỏi: Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào? (Buổi tối? Buổi sáng? Khi bé học? Những khi bé ngồi một mình?) - HS đọc thầm toàn bài, trả lời câu hỏi: Em thích khổ thơ nào? Vì sao? - HS tự chọn và nêu lí do mình thích. 4. Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ - Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. - HS đọc trên bảng phụ, GV xóa dần. - HS đọc trong nhóm cho nhau nghe. - Học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. 5. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Biết cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ). - Biết giải bài toán về “Tìm x”, giải toán có lời văn (có một phép trừ). - Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3. II. Đồ dùng dạy học SGK Toán và sách bài tập Toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: KT bài tập trong sách bài tập. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Học sinh nêu yêu cầu của bài, GV chép lên bảng. - Gọi ba học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. - GV chữa bài, hỏi thêm về cách đặt tính và thực hiện phép tính. + Đặt tính như thế nào? + Thực hiện phép tính từ đâu đến đâu? Bài 2: Tìm x. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. Gọi học sinh lên bảng chữa bài, GV nhận xét và chốt lời giải đúng. - Hỏi để củng cố kiến thức: + Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào? + Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào? - Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài, GV tóm tắt đề bài lên bảng. - Hướng dẫn học sinh giải: + Đội đồng diễn thể dục có tất cả bao nhiêu người? + Trong đó nam có bao nhiêu người? + Vậy muốn tìm số nữ có bao nhiêu người ta phải làm gì? - Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở. - Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt kết quả đúng. Bài 4: (Bài làm thêm cho HS năng khiếu) - Tổ chức cho học sinh thi ghép hình giữa các tổ. Tổ nào có nhiều bạn ghép đúng là tổ đó thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò - Học sinh nhắc lại kiến thức vừa ôn tập. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Thủ công Đ/c Phượng dạy Tiết 4 (Buổi sáng) Chính tả ( nghe viết) Chơi chuyền I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng và chính xác bài thơ Chơi chuyền. - Điền đúng vào chỗ trống các vần ao/ oao. Tìm đúng các tiếng có âm đầu l/n theo nghĩa đã cho. II. Đồ dùng dạy học Sách Tiếng Việt và sách bài tập Tiếng Việt. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS nối tiếp nhau tìm và viết những tiếng có âm đầu l /n trong vòng 2 phút. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng. 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết a, GV đọc 1 lần cho học sinh nghe. Một em đọc bài thơ chơi chuyền, cả lớp theo dõi trong SGK. - Giúp học sinh nắm nội dung bài thơ: + Khổ thơ một nói điều gì? + Khổ thơ 2 nói điều gì? - Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa,tìm và trả lời. Đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ. b. Học sinh viết bài. Đọc cho học sinh viết bài. Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả. c. Nhận xét, đánh giá: GV kiểm tra 5 - 7 bài nhận xét, tư vấn. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả Bài 2: Đọc yêu cầu của bài. - Đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân. - Gọi HS lên bảng điền nhanh vần ao/ oao vào chỗ trống, sau đó từng em đọc kết quả của mình. - Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng. - Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng. Lời giải Ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán. - Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng. Bài 3( a): - Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài 3 ý a. - Cả lớp làm bài vào bảng con. Sau thời gian quy định, GV yêu cầu học sinh giơ bảng. - GV nhận xét và chữa bài. Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học và dặn dò HS. Tiết 5 (Buổi sáng) Tự nhiên & Xã hội Nên thở như thế nào? I. Mục tiêu - Hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. - Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ có hại cho sức khỏe. * GDKNS: - KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bằng mũi, vệ sinh mũi. - KN phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng. II. Đồ dùng dạy học Sách giáo khoa và sách bài tập. III. Nội dung A. Kiểm tra bài cũ: KT bài tập trong sách bài tập. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm: GV đặt câu hỏi: + Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi? + Hằng ngày, dùng khăn lau phía trong hai lỗ mũi, em thấy trên khăn có gì? + Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng? - GV giảng: + Trong mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào. + Ngoài ra, trong mũi có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch để sưởi ấm không khí hít vào. * Kết luận:Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi. * Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa. Bước 1: Làm việc theo cặp: - Yêu cầu học sinh quan sát hình 2, 3, 5, 4 trang 7 SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi: + Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi? + Khi hít thở không khí trong lành bạn thấy thế nào? + Nêu cảm giác của bạn khi hít thở không khí có nhiều khói bụi? Bước 2: Làm việc cả lớp: - GV chỉ định một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận của mình, các bạn khác nhận xét và bổ sung ý kiến. - Kết luận: Không khí trong lành là không khí có nhiều ô xi, ít khí các- bô- níc và khói bụi Khí ô xi cần cho hoạt động sống của con người. Vì vậy hít thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh. Không khí chứa nhiều khí các-bô-níc, khói, bụi, là không khí bị ô nhiễm. Vì vậy thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm). - Tính được độ dài đường gấp khúc. II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập + bảng phụ. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng làm bài: Đặt tính rồi tính: 437 + 261 857 – 436 - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Nội dung: a, Giới thiệu phép cộng 435 + 127 - GV giới thiệu phép tính: 435 + 127 = ?, cho học sinh đặt tính rồi hướng dẫn cách thực hiện tính. - Thực hiện phép trừ như SGK, lưu ý nhớ một chục vào tổng các chục. * Chẳng hạn: 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 6, viết 6 ở dưới thẳng cột hàng chục. - Gọi một số học sinh nêu lại cách tính. b, Giới thiệu phép cộng 256 + 162 - Cách tiến hành tương tự như trên. * GV lưu ý học sinh: + ở hàng đơn vị không có nhớ; ở hàng chục có : 5 + 6 = 11, viết 1 nhớ 1 sang hàng trăm; ở hàng trăm có: 2 cộng 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4. c. Hướng dẫn học sinh thực hành Bài 1: HD HS làm cột 1, 2, 3. - Yêu cầu học sinh vận dụng cách tính như phần lý thuyết để làm bài rồi nêu kết quả. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. - Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng. * Lưu ý: Phép tính 146 + 214, có 6 cộng 4 bằng 10 viết 0 và nhớ 1 sang hàng chục. Bài 2: ( HS làm cột 1, 2, 3) - Cho học sinh đặt tính, tính rồi chữa bài. - H nhận xét, nêu lại cách tính. * Lưu ý: bài 2 gồm các phép cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần sang hàng trăm. Bài 3: HS làm phần a. GV chữa bài chung. Bài 4: Cho học sinh đọc thầm bài toán rồi giải. - Gọi học sinh lên bảng chữa bài, lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng. - HS chữa bài vào vở. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi sáng) Tập viết ôn chữ hoa a I. Mục tiêu - Viết đúng chữ hoa a (1 dòng), V, D (1dòng), viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng); Viết câu ứng dụng: Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. II. Đồ dùng dạy học Bộ mẫu chữ hoa. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: KT sách vở, đồ dùng của HS. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con * Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài. - GV viết mẫu và nhắc lại cách viết. - HS luyện viết trên bảng con chữ a, v, d. * Luyện viết từ ứng dụng: - HS đọc từ ứng dụng. - GV giảng: Vừ A Dính là một thiếu niên người dân tộc Hmông, anh đã anh dũng hy sinh trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng. - HS tập viết trên bảng con. * Luyện viết câu ứng dụng: HS đọc câu ứng dụng. GV giúp học sinh hiểu câu tục ngữ: Anh em thân thiết, gắn bó với nhau như chân với tay, lúc nào cũng phải yêu thương đùm bọc nhau. - Học sinh tập viết các chữ Anh, Rách. 3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở - GV nêu yêu cầu. - HS viết vào vở. - GV bao quát chung. 4. Nhận xét, đánh giá. - GV kiểm tra khoảng 5 đến 6 bài, nhận xét, tư vấn cho học sinh. 5. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học. Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục Giáo viên môn Thể dục dạy Tiết 4 (Buổi sáng) Tập làm văn Nói về đội TNTP Hồ Chí Minh Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu - Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT1) - Biết điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2). * ND điều chỉnh: GV có thể nói một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh cho HS biết sau đó HS trình bày lại (BT1). II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: KT sách vở của môn học. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1: - Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm theo. - GV: Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em ở các độ tuổi nhi đồng lẫn thiếu niên sinh hoạt trong các chi đội TNTP. - Học sinh trao đổi theo nhóm bàn để trả lời câu hỏi. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung sau đó bình chọn bạn am hiểu nhất, diễn đạt tự nhiên về tổ chức Đội thiếu niên tiền phong hồ Chí Minh. Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo. - GV giúp học sinh nêu hình thức mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm các phần: + Quốc hiệu và tiêu ngữ. (Cộng hoà.. ) + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. + Tên đơn. + Địa chỉ gửi đơn. + Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn. + Nguyện vọng và lời hứa. + Tên và chữ kí của người viết đơn. - Học sinh làm vào vở bài tập Tiếng Việt. - Hai học sinh đọc bài viết của mình. Cả lớp và giáo viên nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò. - Học sinh nhắc lại tiến trình của lá đơn xin cấp thẻ đọc sách. - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn chuẩn bị bài sau. Tiết 5 (Buổi sáng) Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm). - Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4. II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập + bảng phụ. III. Hoạt dộng dạy học A. Kiểm tra bài cũ - HS lên bảng làm BT: Tính. 235 + 326 502 + 371 - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào bảng con. - Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt kết quả đúng. - Học sinh nêu lại cách thực hiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 1. L3-2014.doc
Tài liệu liên quan