Khoa học (Lớp 5B)
ĐÁ VÔI
I. Mục tiêu.
- Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
- Quan sát, nhận biết đá vôi.
II. Đồ dùng dạy học.
- Một vài mẫu đá vôi, đá cuội: giấm chua hoặc a xít
- Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Kể tên những đồ dùng được làm bằng nhôm?
- Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng nhôm có trong nhà bạn?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin, tranh ảnh sưu tầm được.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu các nhóm viết tên hạc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vôi đã sưu tầm được vào giấy khổ to.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và cử người trình bày
24 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khoa học 4, 5 - Tuần 10 đến 14 - Trường Tiểu học Gio Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội. Ở tuổi này các em cần ăn uống đủ chất, học tập và vui chơi, giải trí lành mạnh, tham gia thể dục thể thao và giữ gìn vệ sinh cơ thể.
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng “
- Hướng dẫn HS tham khảo sơ đồ cách phòng bệnh viêm gan A ở trang 43/ SGK.
Phân công các nhóm: chọn một bệnh để vẽ sơ đồ về cách phòng tránh bệnh đó.
- Các nhóm thi vẽ sơ đồ, nhóm hoàn thành trước và có sơ đồ đúng là nhóm thắng cuộc
+ Nhóm 1: Bệnh sốt rét.
+ Nhóm 2: Bệnh sốt xuất huyết.
+ Nhóm 3: Bệnh viêm não.
+ Nhóm 4: Cách phòng tránh nhiễm HIV/ AIDS
Các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Các nhóm khác nhận xét góp ý
- GV chốt và chọn sơ đồ hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị:“Ôn tập: Con người và sức khỏe.
- Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 11tháng 11 năm 2016
Khoa học (Lớp 4B)
NƯỚC CÓ TÍNH CHẤT GÌ ?
(Bài đã soạn ở ngày thứ năm)
TUẦN 11
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2016
Khoa học: (Lớp 4B, 4A)
BA THỂ CỦA NƯỚC
I. Mục tiêu:
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, thể, rắn
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 44, 45 SGK.
+ Chai, lọ thuỷ tinh
- Nguồn nhiệt ( nến, bếp dầu, đèn cồn ) ống nghiệm.
- Nước đá, khăn lau bằng vải hoặc bọt biển
III. các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại.
+ Nêu một số ví dụ về nước ở thể lỏng ?
+ Nước còn tồn tại ở những thể nào ?chúng ta sẽ lần lượt đi tìm điều đó .
- TN 1 : GV dùng khăn ướt lau bảng , gọi 1 em lên sờ tay nêu nhận xét. Để vài phút gọi 1 em lên sờ tay và nêu nhận xét .
- TN2: KT sự chuẩn bị của HS ( 1 cốc, 1 dĩa )
- GV nêu nhiệm vụ
- Phát phiếu, hs nhắc lại nhiệm vụ.
+ Quan sát nước nóng đang bốc hơi, nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
+ Úp đĩa lên cốc nước nóng khoảng 1 phút rồi nhấc đĩa ra . Quan sát mặt đĩa, nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra .
+ GV rót nước sôi vào cốc cho từng nhóm HS quan sát, trả lời câu hỏi.
+ Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận, liên hệ, sấy, phơi khô,
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại.
- Hôm trước dặn các em đặt khay, cốc, có nước vào ngăn làm lạnh của tủ lạnh. Khi có tiết học lấy khay đó ra và quan sát để trả lời câu hỏi:
+ Nước trong khay đã biến thành thể gì ?
+ Nhận xét nước ở thể này ?
+ Hiện tượng chuyển thể của nước trong khay gọi là gì ?
- HS nhận xét, trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 3 : Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước
- GV nêu câu hỏi
+ Nước tồn tại ở những thể nào ?
+ Nêu tính chất chung của nước ở thể đó và tính chất riêng của từng thể ?
- HS trả lời
- GV tóm tắt lại ý chính
- HS vẽ sơ đồ chuyển thể của nước ,sau đó trình bày trước lớp .
3. Củng cố, dặn dò:
- Trình bày các thể của nước.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
***********************************
Khoa học (Lớp 5B)
ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I. Mục tiêu:
- Ôn tập kiến thức về :
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội về tuổi dậy thì
- Cách phòng chống bệnh sốt rét, sốt huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/AIDS.
II. Đồ dùng dạy học
- Các sơ đồ trang 42 , 43 SGK; Giấy khổ to và bút dạ đủ dùng cho các nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 3: Thực hành vẽ tranh vận động
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Quan sát các hình 2, 3 SGK trang 44 thảo luận về nội dung của từng hình. Từ đó đề xuất nội dung tranh của nhóm mình và phân công nhau cùng vẽ.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình với cả lớp
- Cuối buổi học, GV dặn học sinh về nhà nói với bố mẹ những điều đã học.
2. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau đọc trước bài 22
*********************************
Khoa học: (Lớp 4A)
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
MƯA TỪ ĐÂU RA ?
I. Mục tiêu:
- Biết được mây mưa là sự chuyển thể của nước trong thiên nhiên.
- Biết bảo vệ môi trường thiên nhiên để có cuộc sống tốt.
II. Đồ dùng, dạy học :
- Hình trang 46,47 SGK
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ :
+ Nêu tính chất của nước ở thể lỏng , khí, rắn
+ Vẽ và trình bày sự chuyển thể của nước .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu (hiện tượng nước từ thể lỏng , sự chuyển thể của nước trong tự nhiên)
- Tổ chức và hướng dẫn HS thảo luận nhóm.
+ Mây được hình thành như thế nào ?
+ Nước mưa từ đâu ra ?
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả
+ Các nhóm khác bổ sung
+ GV nêu nội dung như SGK
- HS phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai “ Tôi là giọt nước”
- Phân nhóm 5 đóng vai
+ Giọt nước + Hơi nước
+ Mây trắng + Mây đen + Giọt mưa
- GV hướng dẫn về lời thoại
- Các nhóm trao đổi với nhau về lời thoại
- Các nhóm lên trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét , góp ý .
- GV cùng HS đánh giá .
3. Củng cố, dặn dò :
- Đọc bài học
- Nhận xét giờ học .
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2016
Khoa học (Lớp 5B)
TRE - MÂY - SONG
I. Mục tiêu:
- Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.
- Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song .
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng.
- Biết vận dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các sơ đồ trang 46, 47 SGK;
- Phiếu học tập; Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài
b. Bài học
Hoạt động 1: Làm việc với SGK:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV phát cho các nhóm phiếu học tập
- GV Yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK
- GV Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- HS quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích
- Thảo luận và điền vào phiếu học tập
Phiếu học tập
Hãy hoàn thành bảng sau:
Tre
Mây, song
Đặc điểm
Công dụng
Bước 3: Làm việc cả lớp
Đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
Các nhóm khác bổ sung
Tre
Mây, song
Đặc điểm
Câ mọc đứng, cao khoảng 10-15m, thân rỗng ở bên trong, gồm nhiều đốt thẳng
Cây leo, thân gỗ, dài không phân nhánh, hình trụ
Có loài thân dài đến hàng trăm mét
Công dụng
Làm nhà, đồ dùng trong gia đình..
Đan lát, làm đồ mĩ nghệ
Làm dây buộc bè, làm bàn ghế..
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình
Yêu cầu HS đọc được tên từng đồ vật có trong mỗi hình
HS Xác định được đồ dùng đó làm từ vật liệu tra hay song, mây
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm
Các nhóm khác bổ sung
Hình
Tên sản phẩm
Tên vật liệu
Hình 4
Đòn gánh
ống đựng nước
Tre
ống tre
Hình 5
Bộ bàn ghế tiếp khách
Mây, song
Hình 6
Các loại rổ rá
Tre, mây
Hình 7
Tủ
Giá để đồ
Ghế
Mây song
Kể tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song mà em biết?
Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song?
GV kết luận: Tre, mây, song là những vật liệu phổ biến thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc.
3. Củng cố, dặn dò:
- Mây, tre, song dùng để làm gì ?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau đọc trước bài sắt, gang, thép
**************************************
Khoa học (Lớp 5A)
ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
(Bài đã soạn ở ngày thứ hai)
****************************************
Khoa học (Lớp 5A)
TRE - MÂY - SONG
(Bài đã soạn ở ngày thứ hai)
**************************************
Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2016
Khoa học (Lớp 4B)
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
MƯA TỪ ĐÂU RA ?
(Bài đã soạn ở ngày thứ tư)
..............
TUẦN 12
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2016
Khoa học: (Lớp 4B)
SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC
I. Mục tiêu :
- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên : chỉ vào sơ đồ nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
- Luôn biết bảo vệ nguồn nước trong sạch.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình trang 48 , 49 SGK
- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước được phóng to .
- Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy A4, bút chì đen và bút màu .
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ :
- Mây được hình thành như thế nào ?
- Hãy trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ?
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài
b. Bài học.
Hoạt động 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- HS thảo luận nhóm : quan sát hình minh họa trang 48 SGK và trả lời câu hỏi :
+ Những hình nào được vẽ trong sơ đồ ?
+ Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì ?
+ Hãy mô tả lại hiện tượng đó .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Các nhóm khác bổ sung .
- GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to lên bảng và hướng dẫn HS .
* Kết luận : SGV
Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- HS hoàn thành bài tập.
- HS trình bày kết quả làm việc.
- Cả lớp nhận xét ,kết luận
3. Củng cố - dặn dò :
- HS nhắc lại sơ đồ vòng tuần hoàn nước .
- GV nhận xét tiết học
- HS chuẩn bị bài tiết.
**************************************
Khoa học (Lớp 5B)
SẮT - GANG - THÉP
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép .
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ gang, thép .
II. Đồ dùng dạy học:
- Các sơ đồ trang 48 , 49 SGK;
- Sưu tầm tranh ảnh một số đồ dùng được làm từ gang hoặc thép
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ.
- Trình bày một số ứng dụng trong cuộc sống của mây, tre, song ?
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Thực hành xử lý thông tin
Bước 1: Làm việc cá nhân
+ Trong tự nhiên sắt có ở đâu ?
+ Gang, thép đều có thành phần nào chung?
+ Gang thép khác nhau ở điểm nào?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV gọi một số HS trình bày bài làm của mình
- GV kết luận:
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
Bước 1:
- GV: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Hàng rào sắt, đường sắt, đinh sắt ... thực chất được làm bằng thép.
Bước 2:
GV: Gang, thép dùng để làm gì ?
Bước 3:
- Thép được dùng làm lan can nhà ở, đường ray tàu hoả, dao, kéo, dây thép....
- Gang được dùng làm nồi
- GV kết luận: Một số đồ dùng bằng thép như cày, cuốc, dao, kéo dễ bị rĩ, vì vậy khi sử dụng xong phải rửa sạch và cất ở nơi khô ráo.
- Cần phải cẩn thận khi sử dụng những đồ dùng bằng gang trong gia đình vì chúng guòn, dễ vở.
3. Củng cố, dặn dò:
- Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép khác mà em biết? Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép ?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị giờ học sau.
***********************************
Khoa học (Lớp 4A)
SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC
(Bài đã soạn ở trên)
*********************************
Khoa học: (Lớp 4A)
NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG.
I. Mục tiêu:
- Sau bài học, học sinh có thể nêu một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người ,động vật và thực vật
- Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp,công nghiệp và vui chơi giải trí.
- Luôn bảo vệ nguồn nước trong sạch để có một sức khoẻ tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 50, 51 SGK
- HS chuẩn bị cây trồng từ tiết 22
- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Bài cũ:
- 1HS vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước
- 2 HS nối tiếp nhau trình bày vòng tuần hoàn của nước
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1:
- HS nộp các tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được
- GV chia lớp thành 3 nhóm và phân nhiệm vụ
+ Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với con người ?
+ Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với động vật ?
+ Nhóm 3: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật
- Các nhóm làm việc trên giấy khổ to
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lớp nhận xét ,bổ sung
Kết-luận:SHS
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí .
- Hoạt động cả lớp -GV nêu câu hỏi:
+ Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì ?
+ Nhu cầu sử dụng nước của con người chia làm 3 loại ,đó là những loại nào ?
- HS ghi vào 3 cột sau:
Vai trò của nước trong sinh hoạt
Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp
Vai trò của nước trong sản xuất công nghiệp
tắm,giặt
- Gọi 2 HS đọc mục bạn cần biết trang 51
- Kết luận :Nước cần cho con người,phải giữ gìn và bảo vệ nguồn nước
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại mục Bạn cần biết
- Nhận xét giờ học,chuẩn bị bài sau
********************************************
Khoa học (Lớp 5B)
ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của đồng .
- Nêu được số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng .
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng .
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trang 50, 51 SGK;
- Một đoạn dây đồng, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài
b. Bài học.
1. Hoạt động 1: Làm việc với vật thật
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát đoạn dây đồng theo gợi ý:
+ Dây đồng có màu sắc, độ sáng, tính dẻo như thế nào?
+ So sánh đoạn dây đồng và dây thép?
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV gọi một số HS trình bày bài làm của nhóm mình. Nhóm khác bổ sung
GV kết luận: Dây đồng có màu nâu đỏ, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Bước 1: Làm việc cá nhân
- HS dựa vào sgk nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng
Bước 2: Chữa bài tập
- Gọi một số HS trình bày bài làm của mình. Các HS khác góp ý
- GV kết luận: Đồng là kim loại: đồng- thiết, đồng-kẽm đều là hợp kim của đồng
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận
- HS thảo luận theo gợi ý
+ Kể tên một số đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng
+ Cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng
GV kết luận: Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, các hợp kim của đồng dùng làm nồi, mâm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Nhôm.
*********************************************
Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2016
Khoa học (Lớp 5A)
SẮT - GANG - THÉP
(Bài đã soạn ở ngày thứ hai)
********************************************
Lịch sử (Lớp 5A)
ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
(Bài đã soạn ở ngày thứ ba)
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2016
Khoa học (Lớp 4B)
NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG.
(Bài đã soạn ở ngày thứ hai)
..
..
TUẦN 13
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2016
Khoa học (Lớp 4B)
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. Mục tiêu.
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô mhiễm
- Nước sach: Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người
- Nước bị ô nhiễm: Có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
- Luôn giữ gìn và bảo vệ nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 52, 53/SGK. Chuẩn bị theo nhóm: 1 chai nước sông (hồ, ao), 1 chai nước giếng (nước máy), 2 chai không, bông gòn, phễu (2cái)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
+ Trong sinh hoạt hằng ngày nếu chúng ta thiếu nước thì đều gì sẽ xảy ra?
+ Loài vật và thực vật có cần nước không? Tại sao chúng cần nước?
- HS trình bày, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Học sinh phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm
- Giải thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch
- Chia nhóm, kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh qua nhóm trưởng
- Làm việc theo 4 nhóm. Các em quan sát 2 chai nước (sông, giếng) (Nước giếng trong hơn)
2 đại diện 2 nhóm dùng 2 phễu lọc nước vào 2 chai không, cả 2 nhóm cùng quan sát 2 miếng bông sa.
+ Tại sao nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi lại đục hơn nước mưa, nước giếng, nước máy?
- Giáo viên kết luận: SGV/ 107
Hoạt động 2: Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm.
Tiêu chuẩn đánh giá
Nước bị ô nhiễm
Nước sạch
- HS thực hiện đánh giá so sánh.
- Nước bẩn có màu, có mùi hôi,có chất bẩn
- Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị,.
- Các em quan sát SGK/ 53 và đỗi chiếu kết quả.
- Giáo viên nêu kết quả đúng cho lớp biết SGV/ 108.
- Nước là hết sức quan trọng đối với người và động thực vật, do vậy chúng ta luôn luôn phải biết bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trương trong lành để cho cuộc sống không bệnh tật.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nước sạch đem lại lợi ích gì đối với can người?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
*******************************************
Khoa học (Lớp 5B)
NHÔM
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số dụng, máy móc đồ dùng được làm bằng nhôm.
- Quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm.
- Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm.
- Các em biết giữ gìn, bão quản các đồ dùng bằng nhôm.
II. Đồ dùng dạy học.
Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. bài học.
Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin, tranh ảnh ...
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát đồ dùng làm bằng nhôm.
+ Kể tên các đồ dùng làm bằng nhôm?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV gọi một số HS trình bày bài làm của nhóm mình. Nhóm khác bổ sung.
- GV Kết luận: SGK
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát đồ dùng làm bằng nhôm
+ Mô tả màu sắc, độ sáng, tính dẻo, cứng của các đồ dùng bằng nhôm?
- GV đi đến các nhóm giúp đỡ
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác bổ sung
- GV kết luận: các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng như sắt và đồng.
Hoạt động 3: làm việc với SGK
- Hs đọc thông tin sgk nêu nguồn gốc, tính chất của nhôm
- GV kết luận: Nhôm là kim loại...
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhôm có tính chất gì?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Đá vôi.
*****************************************
Khoa học (Lớp 4A)
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
(Bài đã soạn ở trên)
*****************************************
Khoa học (Lớp 4A)
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
+ Xả rác, phân, nước thải bừa bãi.
+ Sử dụng phân bón hoá học , thuốc trừ sâu.
+ Khói bụi và khí thải từu nhà máy, xe cộ.
+ Vỡ đường ống dẫn dầu.
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đốivới sức khoẻ con người: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
- Luôn luôn phải bảo vệ nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình trang 54, 55/ SGK.
-Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm ở địa phương và tác hại
do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ:
- Em hãy cho biết nước như thế nào gọi là nước bị ô nhiễm?
- Vậy theo em nước sạch là nước như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhận làm nước bị ô nhiễm
- Học sinh quan sát hình vẽ 1-8/SGK.
+ Hình nào cho biết nước sông, hồ, kênh, rạch bị bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì?
+ Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong.
+ Hình nào cho biết nước biển bị bẩn? Nguyên nhân nhiễm bẩn trong hình đó là gì?
+ Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn trong hình đó là gì?
+ Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn trong hình đó là gì?
+ Em hãy nêu nguyên nhân nước bị nhiễm bẩn ở địa phương em? Vì sao bị nhiễm bẩn?
- HS lần lượt trả lời các câu hoie trên.
- Nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên: kết luận SGK/ 55 mục “Bạn cần biết”
Hoạt động 2: Thảo luận tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.
+ Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
- Khi nguồn nước bị ô nhiễm thì sẽ phát sinh ra nhiều bệnh tật cụ thể như bệnh dịch tả, kiết lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột, ..
+ Vậy em hiểu nguồn nước bị ô nhiễm là nguồn nước như thế nào?
- Nguồn nước ... là nơi các loại vi sinh vật sinh sống, phát triển,
+ Cần làm gì để nguồn nước không bị ô nhiễm.
- HS trả lời, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nước bị ô nhiễm có tác hại như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2016
Khoa học (Lớp 5B)
ĐÁ VÔI
I. Mục tiêu.
- Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
- Quan sát, nhận biết đá vôi.
II. Đồ dùng dạy học.
- Một vài mẫu đá vôi, đá cuội: giấm chua hoặc a xít
- Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Kể tên những đồ dùng được làm bằng nhôm?
- Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng nhôm có trong nhà bạn?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin, tranh ảnh sưu tầm được.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu các nhóm viết tên hạc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vôi đã sưu tầm được vào giấy khổ to.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và cử người trình bày
- Nhóm khác bổ sung
- GV kết luận: Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Phong Nha (Quảng Bình)Đá vôi dùng vào việc: Lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết bảng
Hoạt động 2: Làm việc với mẫu vật hoặc quan sát hình.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội
2. Nhỏ vài giọt giấm (hoặc a xít loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác bổ sung
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội
Trên mặt đá vôi, chỗ cọ xát vào đá cuội bị mài mòn
Trên mặt đá cuội, chỗ cọ xát vào đá vôi có màu trắng do đá vôi vụn ra dính vào
Đá vôi mềm hơn đá cuội (đá cuội cứng hơn đá vôi)
2. Nhỏ vài giọt giấm (hoặc a xít loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội
Khi bị giấm chua (hoặc a xít loãng) nhỏ vào
Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên
Trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm (hoặc a xít) bị chảy đi
Đá vôi tác dụng với giấm (hoặc a xít loãng) tạo thành một chất khác và khí cácbônic sủi lên
Đá cuội không có phản ứng với a xít
- GV kết luận: đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a xít thì đá vôi bị sủi bọt
- HS đọc ghi nhớ bài học.
3. Củng cố, dặn dò:
- Đá vôi có tính chất gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Gạch ngói.
*****************************************
Khoa học (Lớp 5A)
NHÔM
(Bài đã soạn ở ngày thứhai)
**************************************
Khoa học (Lớp 5A)
ĐÁ VÔI
(Bài đã soạn ở ngày thứ hai)
Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2016
Khoa học (Lớp 4A)
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
(Bài đã soạn ở ngày thứ hai)
TUẦN 14
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2016
Khoa học (Lớp 4B, 4A)
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số cách làm sạch nước lọc, khử trùng, đun sôi.
- Biết đun sôi nước trước khi uống.
- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
- Các em luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 56, 57/SGK.PHT.Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước ?
- Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khoẻ của con người?
- HS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cách làm sạch nước.
+ Kể ra 1 số cách làm sạch nước mà gia đình và địa phương em đã sử dụng?
+ Em hãy kể tên các cách làm sạch nước và nêu tác dụng của từng cách?
- Học sinh hoạt động lớp
- Thứ 1 là: lọc nước. Thứ 2: khử trùng nước. Thứ 3: đun sôi
- HS trả lời, lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Thực hành lọc nước.
Kết luận: Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản:
- Học sinh thảo luận theo 3 nhóm
- Đại diện mang sản phẩm và trình bày
- Nhóm khác bổ sung, nhận xét
- Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước. Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan
- Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch.
+ Kể ra tác dụng của từng giai đoạn trong sản xuất nước sạch?
- Trình bày lại phiếu học tập của nhóm
- Gọi vài em đọc các thông tin SGK/ 57
- Giáo viên nhận xét và kết luận: SGV/ 114
Kết luận: Quy trình sản xuất nước sạch của Nhà máy nước.
Hoạt động 4: Thảo luận về sự cần thiết nước phải đun sôi nước trước khi uống.
+ Nước đã được làm sạch bằng các cách trên đã uống ngay được chưa? Tại sao?
+ M
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 10.docx