Giáo án Luyện từ và câu 3: Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi

I. Kiểm tra bài cũ

- Tổ chức trò chơi: “Ô cửa bí mật”

 Các câu hỏi sau:

 + Tìm sự vật được nhân hóa trong câu sau:

 Ông mặt trời vừa thức dậy sau cơn mưa rào.

 + Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu” trong câu sau?

 Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở hai bên bờ sông.

 + Đặt 1 câu có sử dụng phép nhân hóa.

- Hs nhận xét

- GV nhận xét và tuyên dương

II. Bài mới:

a) Giới thiệu bài mới:

 Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay cô trò chúng mình sẽ học mở rộng vốn từ gắn với chủ điểm Sáng tạo, sau đó sẽ làm bài tập ôn luyện sử dụng các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi qua bài “Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi.

- Gv viết tên bài học lên bảng, gọi Hs nhắc lại tên bài học.

b) Bài mới

Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài tập.

- Mục đích: Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo và ôn lại các dấu câu.

Bài 1:

- Gv gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập.

- Gv hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

 

docx5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2557 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 3: Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: SÁNG TẠO. DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, CHẤM HỎI A. MỤC TIÊU: Giúp Hs biết: - Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học (BT1). - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT2). - Biết dùng dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong câu (BT3). - Giáo dục Hs yêu thích học Tiếng việt. B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, bảng phụ, slide, phiếu học tập. - Học sinh: Sách giáo khoa, Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3, đồ dung học tập. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. Kiểm tra bài cũ - Tổ chức trò chơi: “Ô cửa bí mật” Các câu hỏi sau: + Tìm sự vật được nhân hóa trong câu sau: Ông mặt trời vừa thức dậy sau cơn mưa rào. + Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu” trong câu sau? Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở hai bên bờ sông. + Đặt 1 câu có sử dụng phép nhân hóa. - Hs nhận xét - GV nhận xét và tuyên dương II. Bài mới: a) Giới thiệu bài mới: Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay cô trò chúng mình sẽ học mở rộng vốn từ gắn với chủ điểm Sáng tạo, sau đó sẽ làm bài tập ôn luyện sử dụng các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi qua bài “Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi. - Gv viết tên bài học lên bảng, gọi Hs nhắc lại tên bài học. b) Bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài tập. - Mục đích: Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo và ôn lại các dấu câu. Bài 1: - Gv gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập. - Gv hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu học sinh nêu lại các bài tập đọc và các bài chính đã được học ở tuần 21 và tuần 22. - Hs nhận xét - Gọi Hs đọc lại các bài tập đọc và các bài chính tả. - Gv hỏi: + Trí thức là gì? + Thế nào gọi là hoạt động của trí thức. + Gọi Hs cho ví dụ minh họa - Gv nhận xét là kết luận : Vậy các em đã hiểu thế nào là trí thức và hoạt động của trí thức chưa nào? - Gv cho Hs thảo luận nhóm 2 với yêu cầu của BT1/a: Tìm từ ngữ chỉ trí thức (BT1/a). - Gv tổ chức trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” Cách chơi: Chia lớp thành hai đội chơi, mỗi đội cử đại diện 4 thành viên. Sau khi Gv hô trò chơi bắt đầu thì các thành viên trong đội chạy lên và viết những từ ngữ chỉ trí thức mà các em vừa thảo luận. Trong thời gian 5 phút, đội nào viết nhiều và đúng từ ngữ chỉ trí thức thì đội đó dành chiến thắng. - Triến hành trò chơi - Hs nhận xét - Gv nhận xét, kết luận và công bố kết quả Từ ngữ chỉ trí thức Tiến sĩ, cô giáo, bác sĩ, kĩ sư, nhà văn - Gv hỏi: Ngoài những từ ngữ các em đã liệt kê trong các bài tập đọc và chính tả. Còn em nào biết những từ ngữ nào chỉ trí thức. - Dựa vào BT.1a Gv hỏi: Hoạt động của tri thức của những người lao động trí óc ở Bt1.a +Vừa rồi các em đã liệt kê rất nhiều từ ngữ chỉ trí thức vậy bạn nào biết: hoạt động trí thức của cô giáo là gì nào? - Mời Hs nhận xét - Cô hỏi các hoạt động trí thức của những người lao động trí óc còn lại - Hs nhận xét - Gv cho hs quan sát tranh - Gv kết luận và hỏi: Vậy các con có muốn trở thành một người lao động trí thức không nào? Bài tập 2. Vừa rồi các con đã tìm được một số từ ngữ về trí thức và hoạt động của trí thức, bây giờ cô và các em sẽ cùng ôn lại các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi qua bài tập 2 - Gv yêu cầu Hs đọc đề bài tập - Gv hỏi: Đề bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Gv cho hs thảo luận nhóm 4 và làm vào phiếu bài tập. PHIẾU BÀI TẬP Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu. a) Ở nhà em thường giúp bà xâu kim. b) Trong lớp Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng. c) Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt. d) Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít. - Cô sẽ lấy 1 nhóm có kết quả nhanh nhất đính lên bảng. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Lưu ý. Khi đọc, các con phải đọc cả dấu phẩy để thấy rõ được vị trí dấu phẩy trong câu. - Hs nhận xét và hỏi: Bạn hãy cho mình biết, vì sao bạn đặt dấu phẩy ở vị trí đó? - Gv nhận xét và kết luận: Dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận phụ chỉ địa điểm trong câu, nên ta dùng dấu phẩy để ngăn cách. - Gv mời Hs đọc lại các câu trong BT2. Lưu ý các em đọc cả dấy phẩy trong câu. Bài tập 3 - Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập - Gv nêu: Bạn Hoa điền toàn dấu chấm vào ô trống trong truyện. Em phải kiểm tra xem bạn dùng dấu chấm nào đúng, dấu chấm nào sai, giúp bạn sửa lại. - Gv yêu cầu học sinh làm việc cá nhân vào vở bài tập. Cho 2 hs làm vào bảng phụ, đính kết quả lên bảng. - Gọi Hs trình bày kết quả - Hs nhận xét và bổ sung + Ở ô trống thứ 2, vì sao bạn đặt dấu chấm hỏi ở vị trí đó? + Ở ô trống thứ 3, vì sao bạn đặt dấu chấm ở vị trí đó? - Hs nhận xét - Gv nhận xét, kết luận và gọi Hs đọc lại - Cuối cùng, Gv hỏi: Truyện này gây cười ở chỗ nào? - Gv nhận xét và kết luận: Vậy các em đã biết khi nào chúng ta đặt dấu phẩy, dấu chấm và chấm hỏi chưa nào? Các em nhớ khi chúng ta viết một đoạn văn, hay một bài văn thì ta phải đặt đúng dấu, như vậy sẽ làm đoạn văn, bài văn hay hơn. III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Gọi Hs nhắc lại tên bài học -GV nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? - Hs thực hiện 3Hs lần lượt chọn ô và trả lời câu hỏi + Sự vật được nhân hóa trong câu là: Ông mặt trời + Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở hai bên bờ sông. + Hs đặt câu - Hs tự mời hs khác nhận xét Hs nhận xét - Hs lắng nghe - Hs lắng nghe - 4-5 Hs nhắc lại, cả lớp viết tên bài học vào vở. - 1-2 Hs đọc, cả lớp đọc thầm. - Hs trả lời: Bài tập yêu cầu. Dựa vào bài tập đọc và chính tả ở tuần 21, 22 để tìm những từ ngữ chỉ trí thức và chỉ hoạt động của trí thức. - Hs trả lời Ông tổ nghề thêu (tập đọc - chính tả) Bàn tay cô giáo (tập đọc – chính tả) Người trí thức yêu nước (tập đọc) Nhà bác học và cụ già (tập đọc) Cái cầu (tập đọc) Ê- đi xơn (chính tả) - Hs nhận xét - 1-2 Hs đọc: - Hs trả lời: + Trí thức là người lao động trí óc + Hoạt động trí thức là công việc của người lao động trí óc. + 1-2 Hs trả lời Ví dụ: Bác sĩ – khám, chữa bệnh Giáo viên – giảng dạy, dạy học - Hs lắng nghe và trả lời - Hs tiến hành thảo luận nhóm 2 - Hs lắng nghe - Hs thực hiện chơi - Hs nhận xét - 1-2 Hs trả lời: họa sĩ, ca sĩ. - Hs trả lời: + Hoạt động của cô giáo là dạy học. + Hoạt động của tiến sĩ là: nghiên cứu khoa học + Hoạt động của bác sĩ là khám, chữa bệnh. + Hoạt động của kĩ sư là xây dựng + Hoạt động của nhà văn là sáng tác ra các tác phẩm văn học. - Hs nhận xét - Hs quan sát tranh - Hs lắng nghe và trả lời - 1 Hs đọc, cả lớp đọc thầm. - Hs trả lời: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau. - Hs tiến hành thảo luận. - Đại diện nhóm lên trình bày. - Hs nhận xét và - Hs trả lời. Vì dấu phẩy dùng để ngắn cách các bộ phận phụ chỉ địa điểm ở đâu trong câu, nên mình dùng dấu phẩy để ngăn cách. a) Bộ phận phụ chỉ địa điểm ở câu a là Ở nhà b) Bộ phận phụ chỉ địa điểm ở câu b là Trong lớp. c) Bộ phận phụ chỉ địa điểm ở câuc là Hai bên bờ sông. d) Bộ phận phụ chỉ địa điểm ở câu là Trên cách rừng mới trồng. - Hs lắng nghe - 1 Hs đọc, cả lớp lắng nghe - 1hs đọc đề, cả lớp đọc thầm - Hs lắng nghe - Hs lắng nghe và thực hiện - Hs trình bày Điện - Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì? - Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến. - Hs nhận xét Hs trả lời + Ở ô trống thứ hai, vì đây là một câu hỏi, nên kết thúc câu hỏi ta sử dụng dấu chấm hỏi. + Ở ô trống thứ 3, kết thúc câu ta sử dụng dấu chấm. - Hs nhận xét - 1 Hs đọc - Hs trả lời: Truyện này gây cười ở câu trả lời của người anh. Vì con người làm ra điện trước, sau mới phát minh ra vô tuyến. Nhưng người anh lại nói nhầm: Không có điện thi anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến. Không có điện thì làm gì có vô tuyến. - Hs lắng nghe - Hs nhắc lại - Hs lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 22 MRVT Sang tao Dau phay dau cham cham hoi_12537166.docx
Tài liệu liên quan