Khoa học (Lớp 5B)
TƠ SỢI
I. Mục tiêu:
- Nhận biết tính chất, công dụng, cách bảo quản đồ dùng bằng tơ sợi
- Phân biệt tơi sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo
*GDKNS: Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
- Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình SGK trang 66.
- Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ :
- Nêu tính chất của chất dẻo ?
- Chất dẻo được được dùng làm gì trong đời sống ?
17 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4, 5 - Tuần 15 đến 18 - Trường Tiểu học Gio Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t kiệm nước
- Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước
- Từng thành viên trong nhóm vẽ từng phần của bức tranh.
- HS thực hành vẽ.
- Trình bày và đánh giá, tuyên dương các nhóm làm đẹp.
3. Củng cố, dặn dò.
- Làm gì để tiết kiệm nước?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
*******************************************
Khoa học (Lớp 5B)
THUỶ TINH
I. Mục tiêu.
- Nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh.
- Nêu được công dụng của thuỷ tinh.
- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
- Các em biết bảo quả và giữ gìn các vật dụng làm bằng thuỷ tinh.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình SGK trang 60; 61
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- HS lên bảng kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng.
- Nêu tính chất và công dụng của xi măng?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát các hình ở SGK trang 60
- Dựa vào các câu hỏi trả lời theo từng cặp
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số cặp trình bày trước lớp
- HS có thể nêu được:
- Một số đồ vật được làm bằng thuỷ tinh như: li, cốc, bòng đèn, kính đeo mắt, ống đựng thuốc tiêm, cửa kính, tủ kính ....
- Một số tính chất của thuỷ tinh: Trong suốt, dễ bị vỡ khi va chạm mạnh
- GV kết luận: Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng,
Hoạt động 2: Thực hành xử lý thông tin.
Bước 1: làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm bài tập SGK trang 61.
Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Câu 1: Tính chất: Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn.
+ Câu 2: Tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao: rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ, được dùng làm bằng chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng ý tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm,
+ Câu 3: Cách bảo quản: Khi sử dụng cần lau, rửa nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung
- GV kết luận. Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao (rất trong, chịu được nóng lạnh, bền, khó vỡ) được dùng làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm và những dụng cụ quang học chất lượng cao.
Yêu cầu HS nêu nội dung bài học.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu một số tính chất của thuỷ tinh?
- GD HS ý thức khai thác hợp lí các nguồn TNTN.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Cao su
*****************************************
Khoa học (Lớp 4A)
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I. Mục tiêu:
- Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và các chỗ rỗng bên trong các vật đều có không khí.
- Biết bảo vệ không khí trong lành.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: các túi ni lông to, dây thun, kim khâu, chậu, chai không, 1 viên gạch, ...
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước?
- Em đã làm gì để tiết kiệm nước ở nhà trường, ở gia đình và nơi công cộng?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật.
Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở xung quanh mọi vật
- Chia nhóm, gọi 2 em đọc mục thực hành
- Thí nghiệm:
- Học sinh có thể làm các thí nghiệm 1-2 để chứng minh điều trên
Báo cáo kết quả vừa làm đồng thời giải thích về cách nhận biết không khí có ở chung quanh ta
Hoạt động 2: TN chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật
+ Các em hãy quan sát và cho biết: trong chai rỗng này không chứa vật gì?
+ Trong những chỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển không chứa gì?
+ Tại sao các bọt khí lại nổi lên trong cả 2 thí nghiệm đó?
+ Qua TN trên cho em biết điều gì?
- H/S đọc các mục thực hành /63SGK để biết cách làm
- Học sinh làm thí nghiệm
- Đại diện nhóm lên báo cáo.
- Không khí có ở trong chai rỗng, trong khe hở của bọc biển, hòn gạch
- Chung quanh mọi vật và mọi chỗ trỗng bên trong vật đều có không khí
Hoạt động 3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí.
- Giáo viên cho hs xem tranh 5/63
+ Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì? (gọi là khí quyển)
+ Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở chung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật? (khi ta rót nước vào chai,thổi hơi vào bong bóng,)
3. Củng cố, dặn dò.
- Không khí có ở đâu?
- Nhận xét giờ học.
- Bài sau : “Không khí có những tính chất gì?”.
Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2016
Khoa học (Lớp 5B)
CAO SU
I. Mục tiêu:
- Nhận biết 1 số tính chất của cao su.
- Nêu được 1 số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình SGK trang 62; 63
- Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây chun, săm, lốp.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Thuỷ tinh có những tính chất gì ?
- Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh ?
- HS trình bày.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
- GV yêu cầu HS thi kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su.
- Kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su trong hình vẽ SGK.
- Hình 1: ủng, cục tẩy, đệm.
- Hình 2: lốp, săm ô tô.
Hoạt động 1: Thực hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát các hình ở SGK trang 63
- Dựa vào các câu hỏi trả lời theo từng cặp
Bước 2: Làm việc cả lớp
Một số cặp trình bày trước lớp
- Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nảy lên.
- Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
GV kết luận: Cao su có tính đàn hồi
Hoạt động 2: Thảo luận
Bước 1: làm việc cá nhân
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV: Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào ?
+ Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì
+ Cao su được sử dụng để làm gì ?
+ Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su?
- HS trả lời, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GD HS ý thức khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Chất dẻo
*********************************************
Khoa học (Lớp 5B)
THUỶ TINH
(Bài đã soạn ở trên)
******************************************
Khoa học (Lớp 5A)
CAO SU
(Bài đã soạn ở trên)
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2016
Khoa học (Lớp 4B)
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ?
(Bài đã soạn ở ngày thứ hai)
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
TUẦN 16
Thứ hai ngày19 tháng 12 năm 2016
Khoa học (Lớp 4B, 4A)
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. Mục tiêu:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe..
- Biết một số việc làm cho không khí trong lành.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 64, 65/SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ::
- Em hãy cho biết không khí có ở đâu ?
- Lớp KK bao quanh trái đất được gọi là gì ?
- HS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi vị của không khí.
- HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi.
+ Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao?
- Mắt ta không nhìn thấy không khí vì không khí trong suốt và không màu.
+ Hãy dùng mũi ngửi và dùng lưỡi nếm, hãy nhận thấy không khí có mùi gì? Có vị gì?
- Không khí không mùi, không vị?
+ Đôi lúc em ngửi thấy một hương thơm hay một mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ?
- Không phải là mùi của không khí mà là mùi của những chất khác có trong không khí. + Ví dụ: Mùi nước hoa hay mùi của rác thải ...
* Kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
Hoạt động 2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí.
- Chia lớp thành 4 nhóm, báo cáo số bóng đã chuẩn bị.
Bước 1: Chơi thổi bong bóng
- Giáo viên phổ biến luật chơi: Các nhóm có số bóng như nhau, cùng bắt đầu thổi vào một thời điểm. Nhóm nào thổi bóng xong trước, bóng đủ căng mà không bị vỡ là thắng cuộc.
Bước 2: Thảo luận:
- Gọi đại diện mô tả hình dáng của các quả bóng vừa được thổi.
+ Cái gì chứa trong quả bóng và có hình dạng như vậy?
+ Qua đó rút ra quả bóng có hình dạng nhất định không?
+ Nêu một ví dụ khác chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định?
* Kết luận: Không khí không có hình dáng nhất định mà có hình dáng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí.
- Chia 4 nhóm.
- HS đọc mục quan sát SGK/ 65
+ Học sinh quan sát hình 2b, hình 2c. Hình 2b, hình 2c cho em biết gì?
- Đại diện lên nêu kết quả
- Ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm không khí sẽ bị nén lại.
- Thả tay ra thân bơm sẽ về lại ví trí ban đầu không khí sẽ giãn ra
- Giáo viên nhận xét và đặt câu hỏi:
+ Tác động lên chiếc bơm như thế nào để chứng minh không khí có thể bị nén lại và giãn ra?
+ Em hãy nêu một số ví dụ về việc ứng dụng 1 số tính chất của không khí trong đời sống?
- Làm bơm tiêm kim, Bơm xe..
- HS đọc mục bạn cần biết.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu một số tính chất của không khí?
- Nhận xét giờ học.
- Học bài, chuẩn bị bài sau: “Không khí gồm những thành phần nào?”
************************************************
Khoa học (Lớp 5B)
CHẤT DẺO
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất cảu chất dẻo.
- Nêu tính chất và công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
KNS: Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về công dụng của vật liệu.
- Kĩ năng lựa chọn vật liệu thích hợp với tình huống, yêu cầu đưa ra.
- Kĩ năng bình luận về việc sử dụng vật liệu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình SGK trang 64; 65
- Một số đồ dùng bằng nhựa (thìa, bát, đĩa, áo mưa, ống nhựa)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Nêu cách sản xuất, tính chất, công dụng của cao su
GV nhận xét.
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẽo.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các đồ dùng bằng nhựa.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét, hoàn chỉnh kết quả:
Hình 1: Các ống nhựa cứng, chịu được sức nén; các máng luồn dây điện thường không cứng lắm, không thấm nước.
Hình 2: Các loại ống nhựa có màu trắng hoặc đen, mềm, đàn hồi có thể cuộn lại được, không thấm nước.
Hình 3: Áo mưa mỏng mềm, không thấm nước
Hình 4: Chậu, xô nhựa đều không thấm nước.
GV nhận xét, thống nhất các kết quả.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
Bước 1: làm việc cá nhân.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi
+ Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên không? Nó được làm ra từ gì?
+ Nêu tính chất chung của chất dẻo?
+ Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
GV nhận xét, thống nhất các kết quả
* GV kết luận:
+ Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên, nó được làm ra từ than đá và dầu mỏ.
+ Chất dẻo có tính chất cách điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ
+ Các đồ dùng bằng chất dẻo như bát, đĩa, xô, chậy, bàn, ghế ...
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu tính chất của chất dẻo.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Tơ sợi
********************************************
Khoa học (Lớp 4A)
KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ?
I. Mục tiêu:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: Khí ni tơ và khí ô - xi, khí cac-bon-níc.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ,và khí ô-xi. Ngoài ra còn có khí cac – bon - níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn
- Biết bảo vệ môi trường không khí trong lành, để có cuộc sống tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 66, 67/SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Không khí có những tính chất gì ?
- Khi nào thì không khí bị nén lại và giãn ra? Nêu ví dụ ?
- HS trả lời, GV nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí.
- HS làm việc theo 4 nhóm.
Bước 1. HS báo cáo việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm.
- HS đọc mục thực hành trang 66 SGK để biết cách làm.
Bước 2. HS làm thí nghiệm theo nhóm.
+ Có đúng là không khí có hai thành phần chính là khí ô- xi duy trì sự cháy và khí ni – tơ không duy trì sự cháy không?
- HS làm thí nghiệm gợi ý SGK.
+ Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc?
- Chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi. Phần không khí mất đi chính là chất khí duy
trì sự cháy, chất đó có tên là Ôxy.
+ Vậy phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không?
- Phần không khí mất đi chính là chất khí duy trì sự cháy, chất đó có tên là Ôxy.
+ Thí nghiệm trên cho em thấy không khí gồm mấy thành phần chính?
- Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là khí Ôxy
- Thành phần không duy trì sự cháy có trong không khí là khí Nitơ
Người ta đã chứng minh được rằng: thể tích khí Nitơ gấp 4 lần thể tích khí Ôxy trong không khí.
Bước 3. Trình bày.
- Các nhóm báo cáo kết quả qua thí nghiệm.
*Kết luận: Bạn cần biết SGK/ 66
Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần khác của không khí.
- Làm việc theo nhóm.
Bước 1. Quan sát nước vôi trong cốc rồi mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần.
Bước 2. HS quan sát hiện tượng và làm thí nghiệm. Tham khảo thêm SGK.
Bước 3. Trình bày. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Nước vôi trong cốc trước khi thổi rất trong, sau khi thổi vào lọ nước vôi thì nước vôi không còn trong mà đã bị vẫn đục, hiện tượng đó là do hơi thở của chúng ta có khí các - bô-níc
Bước 4. Thảo luận cả lớp.
+ Trong những bài học về nước, chúng ta đã biết trong không khí có chứa hơi nước, vậy hãy nêu ví dụ chứng tỏ không khí có hơi nước?
- Những hôm trời nóng, độ ẩm không khí cao, sàn nhà sẽ
+ Hãy quan sát hình vẽ 4, 5SGK/ 67 và kể những thành phần khác có trong không khí?
- Bụi, khí độc, vi khuẩn, ...
+ Các em đóng cửa phòng học chỉ để 1 lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào phòng, nhìn vào tia nắng đó, các em thấy những gì?
- Những hạt bụi lơ lửng trong không khí
+ Không khí gồm có những thành phần nào?
- Không khí gồm có 2 thành phần chính là Ôxy và Nitơ, ngoài ra, còn có chứa khí Cac-bô-nic, hơi nước, bụi và vi khuẩn, ...
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ là cho không khí trong lành?
+ Không khí không bị ô nhiễm thì sẽ có lợi gì, không khí bị ô nhiễm thì sẽ có hại gì?
+ Ở địa phương nơi em ở đã giữ cho môi trường xanh sạch đẹp chưa?
HS thực hiện trả lời.
3. Củng cố, dặn dò.
- Không khí gồm có những thành phần nào?
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài học sau.
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2016
Khoa học (Lớp 5B)
TƠ SỢI
I. Mục tiêu:
- Nhận biết tính chất, công dụng, cách bảo quản đồ dùng bằng tơ sợi
- Phân biệt tơi sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo
*GDKNS: Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
- Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình SGK trang 66.
- Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ :
- Nêu tính chất của chất dẻo ?
- Chất dẻo được được dùng làm gì trong đời sống ?
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
- GV yêu cầu HS kể tên một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần, áo.
- Các loại vải khác nhau được dệt từ các loại tơ sợi khác nhau.
- Qua bài học này chúng ta biết thêm về nguồn gốc, tính chất và công dụng của môt số loại tơ sợi.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát và trả lời câu hỏi trang 66 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV: Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật hoặc từ động vật được gọi là tơ sợi trong tự nhiên.
- Tơ sợi được làm ra từ chất dẻo như các loại sợi ni lông được gọi là tơ sợi nhân tạo.
* Liên hệ thực tế. Các sợi có nguồn gốc thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gai
Các sợi có nguồn gốc động vật: tơ tằm.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm: làm thí nghiệm.
- Thực hành trang 67 SGK ghi lại kết quả thực hành.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thực hành của nhóm mình
- GV Kết luận:
+ Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro
+ Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vo cục lại
Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập.
Bước 1: Làm việc cá nhân, GV phát phiếu học tập
Bước 2: Làm việc cả lớp, GV gọi HS chữa bài tập, Đáp án SGV trang 118.
3. Củng cố, dặn dò:
- Tơ sợi có tác dụng gì với đời sống con người ?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau ôn tập
*******************************************
Khoa học (Lớp 5A)
TƠ SỢI
(Bài đã soạn ở ngày thứ hai)
******************************************
Khoa học (Lớp 5B)
CHẤT DẺO
(Bài đã soạn ở trên)
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2016
Khoa học (Lớp 4B)
KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ?
(Bài đã soạn ở ngày thứ hai)
..
.
..
.
TUẦN 17
Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2016
Khoa học (Lớp 4B)
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học về sự trao đổi chất của con người ,động vật, thực vật với môi trường, về vòng tuần hoàn của nước; Thực phẩm an toàn; tiết kiệm nước
- Yêu cầu HS nắm chắc bài ,biết vận dụng thực tế
II. Đồ dùng học tập:
- Phiếu học tập ghi các câu hỏi ôn tập.
III. Phần ôn tập.
1. GV ghi các câu hỏi cần ôn tập.
1. Trao đổi chất là gì? Nêu vai trò của trao đổi chất đối với con người ,thực vật và động vật?
2. Vẽ sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ?
3. Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ?
4. Vẽ và trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
5. Kể ra một số cách làm sạch nước và nêu tác dụng của từng cách ?
6. Nêu những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước?
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
2. Củng cố, dặn dò:
- Dặn ôn tập tiết sau kiểm tra.
***************************************
Khoa học (Lớp 5B)
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
Ôn tập các kiến thức về:
- Đặc điểm giới tính.
- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình SGK trang 68
- Phiếu học tập ghi các câu hỏi ôn tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập
Bước 1: Làm việc cá nhân
- Phát phiếu học tập
Bước 2: Chữa bài tập
Hoạt động 2: Thực hành.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Bước 3: Trình bày đánh giá
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thực hành của nhóm mình
- GV Kết luận:
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
******************************************
Khoa học (Lớp 4B, 4A,)
Ôn tập kiểm tra học kỳ I
(Bài đã soạn ở trên )
Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2016
Khoa học (Lớp 5B)
KT HỌC KỲ I
(Bài đã soạn ở ngày thứ hai)
****************************************
Khoa học (Lớp 5A)
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2016
Khoa học (Lớp 4B)
KIỂM TRA HỌC KỲ I
..
..
..
..
TUẦN 18
Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2016
Khoa học. (Lớp 4B,4A)
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I. Mục tiêu:
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ:
- Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy, thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 70,71 SGK.
- Lọ thuỷ tinh, nến.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ:
- Nhận xét bài kiểm tra:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô xi đối với sự cháy ( Thảo luận nhóm )
- GV yêu cầu các em đọc mục Thực hành / 70SGK để biết cách làm.
- Các nhóm thực hành thí nghiệm và ghi lại theo mẫu sau:
Kích thước lọ thuỷ tinh
Thời gian cháy
Giải thích
1. Lọ thuỷ tinh to
2. Lọ thuỷ tinh nhỏ
* Kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống.
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này.
- H/S làm TN như mục I/70SGK và thảo luận nhóm , giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên để không kín
- Đại diện các nhóm trình bày.
* Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông.
3. Củng cố, dặn dò.
- Không khí có tác dụng gì đối với sự cháy ?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
*********************************************
Khoa học (Lớp 5B)
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I. Mục tiêu:
- HS Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình SGK trang 73.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức: “phân biệt 3 thể của chất”
- Bộ phiếu ghi tên một số chất, mỗi phiếu ghi tên một chất.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. Phát phiếu học tập.
Bước 2: Chữa bài tập.
- Cử đại diện lên chơi.
- Lần lượt từng người tham gia
Bước 3: Cùng kiểm tra
- GV và HS kiểm tra các tấm phiếu vào các bạn đã dán vào mỗi cột xem đúng chưa
Bảng ba thể của chất
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
Cát trắng
Cồn
Hơi nước
Đường
Dầu ăn
Ô - xi
Nhôm
Nước
Ni - tơ
Nước đá
Xăng
Muối
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
Bước 1:
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi
- Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận
Bước 1: HS quan sát các hình trong SGK trang 73
- HS nhận xét về sự chuyển thể của nước
Bước 2: Dựa vào các hình vẽ trong SGK HS tự tìm thêm ví dụ
- GV kết luận: Qua những ví dụ trên cho thấy khi thay đổi nhiệt độ các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lý học.
3. Củng cố, dặn dò:
- Trình bày sự chuyển thể của chất ?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị đọc trước bài sau: Hỗn hợp
***************************************************
Khoa học. (Lớp 4A)
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I. Mục tiêu:
- Nêu được con người, động vật, thực vật để thở mới sống được.
- Luôn biết bảo vệ nguồn không khí trong lành.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 72,73 SGK
- Hình người thở bằng ôxi, hình ảnh bơm không khí vào bể cá.
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Bài cũ:
- Không khí cần cho sự cháy như thế nào ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người
+ HS làm theo hướng dẫn ở mục thực hành (72) và phát biểu nhận xét
- Dựa vào tranh ảnh ,dụng cụ để nêu vai trò của không khí đối với đời sống con người
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò cua không khí đối với thực vật và động vật
+ HS quan sát hình 3,4 và trả lời câu hỏi: Tại sao sâu bọ và cây trong hình bị chết ?
+ GV kể: Nhốt một con chuột bạch vào một bình thủy tinh kín có đủ thức ăn, nước uống. Khi chuột thở hết ôxi thì sẽ chết (Không khí đối với động vật)
+ Không khí đối với thực vật: Tại sao không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng cửa kín.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ôxi
+ HS quan sát hình 5,6 /73 và nêu dụng cụ của từng hình vẽ
+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người,động vật,thực vật
+ Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở
+ Trong trường hợp nào người ta phải thở bình ôxi ?
+ Kết luận : SGK
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2016
Khoa học (Lớp 5B)
HỖN HỢP
I. Mục tiêu:
- Nêu được 1 số ví dụ về hỗn hợp.
- Thực hành tách các chất ra khỏi 1 số hỗn hợp.
*GDKNS: Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp).
- Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp
- Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện
II. Đồ dùng dayk học.
- Hình SGK trang 75
- Chuẩn bị: Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột.
- Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước (cát trắng, nước)
- Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Thực hành “Tạo một hỗn hợp gia vị”
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình (SGV)
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm nêu công thức pha trộn gia vị
- Các nhóm nhận xét, so sánh
+ HS phát biểu hỗn hợp là gì ?
GV kết luận: Muốn tạo ra một hỗn hợp ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đó phải được trỗn lẫn với nhau.
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
Hoạt động 2: Thảo luận.
Bước 1:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 15.docx