Giáo án Khoa học 4 - Bài 54: Nhiệt cần cho sự sống

3. Nhiệt độ ảnh hưởng đến động vật, thực vật như thế nào ?

- GV nhận xét câu trả lời.

- GV kết luận và ghi bảng: Nhiệt độ có sự ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật. Mỗi loài động vật, thực vật có nhu cầu khác nhau về nhiệt và phải thích hợp cho từng loài. Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được hoặc không có những biện pháp nhân tạo để khắc phục, mọi sinh vật sẽ chết, kể cả con người. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật.

- Gọi 1-2 HS đọc lại kết luận.

 

docx7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 4876 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 - Bài 54: Nhiệt cần cho sự sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/3/2018 Ngày giảng: 29/3/2018 Người soạn: Giáo sinh Hoàng Thị Trưởng Tên bài: BÀI 54: NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có thể: Về kiến thức: Kể tên một số cây hoặc con vật có thể sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng. Nêu được vai trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật. Giải thích được: điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm. Nêu được một số cách để chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật. Về kỹ năng: Có một số kỹ năng để phòng chống rét, chống nóng cho người, động vật, thực vật. Về thái độ: Ý thức được: nhiệt rất cần cho sự sống nên phải biết sử dụng năng lượng nhiệt đúng cách và hợp lí. Tích cực, hứng thú với giờ học. Yêu thích, say mê môn học. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC SGK Khoa học lớp 4 Giáo án điện tử. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Phương pháp quan sát. Phương pháp thảo luận. Phương pháp hỏi đáp. Phương pháp trò chơi học tập. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Ổn định tổ chức ( 1 phút ) GV cho HS báo cáo sĩ số. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút ): Nhiệm vụ của giáo viên Nhiệm vụ của học sinh GV đặt câu hỏi: + Hãy nêu các nguồn nhiệt mà em biết và vai trò của chúng ? + Tại sao phải thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt ? GV gọi HS nhận xét, bổ sung ý kiến. GV nhận xét, kết luận. HS trả lời: + Các nguồn nhiệt: mặt trời, ngọn lửa của các vật bị đốt, bàn là điện, bếp điện, lò sưởi điện, Vai trò của các nguồn nhiệt: các nguồn n hiệt dùng vào việc đun nấu, sấy khô, sưởi ấm + Vì các nguồn nhiệt không phải là vô tận do vậy khi sử dụng, chúng ta cần phải tiết kiệm, tránh lãng phí. Bài mới: ( 28 phút) Giới thiệu bài mới: Các nguồn nhiệt có vai trò rất quan trọng đối với con người và mặt trời là nguồn năng lượng vô tận của tạo hóa, là nguồn nhiệt quan trọng nhất, không thể thiếu đối với sự sống và hoạt động của mọi sinh vật trên trái đất. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. GV viết tên bài: Bài 54: Nhiệt cần cho sự sống. Vài HS đọc lại tên bài. Hoạt động 1: Vai trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật. ( 15 phút) Mục tiêu: HS kể được tên một số cây hoặc con vật có thể sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng. HS nêu được vai trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật. Phương pháp dạy học: quan sát, thảo luận, hỏi đáp. Cách tiến hành: Nhiệm vụ của giáo viên Nhiệm vụ của học sinh Bước 1:Chia nhóm và giao nhiệm vụ GV chia học sinh thành các nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện trong thời gian 3 phút: + 1 bạn ghi lại kết quả vào giấy nháp, 1 bạn báo cáo kết quả thảo luận. Phát cho 3-4 nhóm 1 phiếu thảo luận có ghi sẵn câu hỏi. Thời gian thảo luận là 3 phút. + Nhiệm vụ: quan sát các hình trong SGK trang 108 và bằng vốn hiểu biết của mình thảo luận và trả lời các câu hỏi: Kể tên một số động vật sống ở xứ nóng? Kể tên một số động vật sống ở xứ lạnh? Kể tên một số thực vật sống ở xứ lạnh? Kể tên một số thực vật sống ở xứ nóng? Bước 2: Trình bày. Gọi đại diện nhóm có phiếu thảo luận trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến. Yêu cầu HS quan sát tranh con lạc đà, gấu bắc cực, cây bạch dương, cây xương rồng. Hỏi: + Đặc điểm nào giúp các loài động vật, thực vật này thích nghi với môi trường ? HS khác nhận xét. GV nhận xét. GV đưa thêm 1 số hình ảnh động vật, thực vật ở xứ nóng, xứ lạnh ngoài SGK và nói thêm về các đặc điểm giúp chúng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt đó. GV nêu câu hỏi: Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật ? Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được thì điều gì sẽ xảy ra ? Nhiệt độ ảnh hưởng đến động vật, thực vật như thế nào ? GV nhận xét câu trả lời. GV kết luận và ghi bảng: Nhiệt độ có sự ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật. Mỗi loài động vật, thực vật có nhu cầu khác nhau về nhiệt và phải thích hợp cho từng loài. Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được hoặc không có những biện pháp nhân tạo để khắc phục, mọi sinh vật sẽ chết, kể cả con người. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật. Gọi 1-2 HS đọc lại kết luận. HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên. Lạc đà, linh dương tai rìa,chuột nhảy sa mạc hay chuột nhảy tai dài, voi sa mạc, cáo tai to, Gấu bắc cực, cáo bắc cực, chim cánh cụt, hải cẩu, cú tuyết, cá voi, tuần lộc, cừu, Cây bạch dương, cây hoa tuy lip, cây thông, cây cải bắp, cây xà lách, cây đào, cây khoai tây Cây xương rồng, cây cỏ tranh, cây phi lao, cây mai, cây na, Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến. HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Con lạc đà có bướu để dự trữ nước. Bàn chân rất nhỏ giúp cho việc di chuyển nhẹ nhàng và nhanh hơn. Lạc đà có thể không uống nước trong thời gian 17 ngày. + Gấu Bắc Cực có bộ lông trắng để đánh lừa kẻ thù và con mồi. Bộ lông dày để giữ nhiệt. + Cây bạch dương: cây đã rụng hết lá. Điều này giúp cho cây tránh được sự mất nước vào mùa đông. + Cây xương rồng: lá biến thành gai để giữ nước. Lắng nghe GV nhận xét. HS quan sát và lắng nghe. HS trả lời câu hỏi: Nhiệt độ có sự ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật. Mỗi loài động vật, thực vật có nhu cầu khác nhau về nhiệt và phải thích hợp cho từng loài. Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được hoặc không có những biện pháp nhân tạo để khắc phục, mọi sinh vật sẽ chết, kể cả con người. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật. Lắng nghe nhận xét của GV. Lắng nghe GV kết luận, nhắc lại kết luận. 1-2 HS đọc lại kết luận. Hoạt động 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm ? ( 5 phút) Mục tiêu: HS tự giải thích được điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm. Phương pháp dạy học: đàm thoại Cách tiến hành: Nhiệm vụ của giáo viên Nhiệm vụ của học sinh GV nêu câu hỏi: điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm ? GV gợi ý, hướng dẫn để HS trả lời câu hỏi: Gọi HS trình bày, mỗi HS chỉ nói về một vai trò của mặt trời đối với sự sống. GV hỏi thêm: + Vì sao không được mặt trời sưởi ấm, gió lại ngừng thổi? + Vì sao không được mặt trời sưởi ấm, trái đất sẽ không có mưa ? GV nhận xét câu trả lời của HS. Kết luận: Nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi. Trái đất sẽ trở nên lạnh giá. Khi đó nước trên trái đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống. HS lắng nghe câu hỏi: HS nối tiếp nhau trả lời: Nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm thì: + Gió sẽ ngừng thổi. + Trái đất sẽ trở nên lạnh giá. + Nước trên trái đất sẽ ngừng chảy và sẽ đóng băng. + Không có mưa. + Không có sự sống trên trái đất. + Không có sự bốc hơi nước, chuyển thể của nước. + Không có vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên... HS trả lời: + Vì không có nhiệt độ, không khí không chuyển động nên không tạo thành gió. + Vì không có nhiệt độ, nước sẽ không bốc hơi và sẽ không tạo thành mưa. HS lắng nghe. HS lắng nghe. Hoạt động 3: Các biện pháp chống nóng, chống rét. ( 8 phút) Mục tiêu: HS nêu được một số cách để chống nóng, chống rét cho người, động vật và thực vật. Phương pháp dạy học: thảo luận, đàm thoại. Cách tiến hành: Nhiệm vụ của giáo viên Nhiệm vụ của học sinh GV chia lớp thành 6 nhóm, cứ 2 nhóm thực hiện 1 nội dung: nêu cách chống nóng, chống rét cho: + Người: + Động vật: + Thực vật: GV gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm có cùng yêu cầu lắng nghe, bổ sung cho nhóm bạn. GV nhận xét, chốt đáp án và cho HS quan sát 1 số tranh ảnh về cách chống nóng, chống rét cho người, động vật và thực vật. Hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV Các biện pháp chống nóng, chống rét cho: + Người: Chống nóng: bật quạt điện; ở nơi thoáng mát; tắm rửa sạch sẽ; ăn những loại thức ăn mát, bổ, uống nhiều nước hoa quả, mặc quần áo mỏng,... Chống rét: sưởi ấm; nơi ở kín gió; ăn nhiều chất bột đường; mặc quần áo ấm; luôn đi giày, tất, găng tay, đội mũ len,... + Động vật: Chống nóng: cho vật nuôi uống nhiều nước; vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát; Chống rét: cho vật nuôi ăn nhiều bột đường; chuồng trại kín gió; dùng áo rách, vỏ bao tải làm áo cho vật nuôi; không thả rông vật nuôi ra đường,... + Thực vật: Chống nóng: tưới nước vào buổi sáng sớm, chiều tối, che giàn ( không tưới nước khi trời đang nắng gắt) Chống rét: ủ ấm cho gốc cây bằng rơm, rạ, mùn; che gió,... HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Lắng nghe và quan sát. Củng cố - Dặn dò ( 2 phút ) Củng cố Hôm nay chúng ta học bài gì ? Bạn nào có thể nhắc lại nội dung bài học hôm nay ? Dặn dò Học thuộc hai mục Bạn cần biết Chuẩn bị bài mới “Ôn tập: Vật chất và năng lượng”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 54 Nhiet can cho su song_12321102.docx