Tiết 5 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 7 HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết:
- Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nừu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu , cơ thể sẽ chết.
- Thực hành nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập.
- Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn
29 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khối 3 - Tuần 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p lên lớp
A) Phần mở đầu:
+ Tập trung lớp
+ GV phổ biến ND, yêu cầu của bài học
+ Khởi động : Giậm chân tại chỗ
+ GV cho HS dậm chân theo nhịp 1-2
+ Lần 1 GV điều khiển, lần 2,3,4 cán sự điều khiển, GV quan sát chỉnh sửa
+ GV hệ thống lại toàn bộ bài học để HS nắm được
B) Phần cơ bản:
+ Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
+ Ôn động tác đi đều 1 ị 4 hàng dọc, đi theo vạch kẻ thẳng
+ Trò chơi : Thi xếp hàng
+ GV phổ biến ND, cách chơi, luật chơi sau đó làm tín hiệu cho HS thi
C) Phần kết thúc
+ GV cùng HS hệ thống bài học
+ Thả bóng
+ NX giờ học
+ Về nhà ôn lại các nội dung trên
5-7’
25’
3 lần
4 lần
5’
.
GV
.
GV
Tiết 2 mỹ thuật
Giáo viên chuyên dạy
Tiết 3
Chính tả (Nghe - viết)
Tiết 7
người mẹ
I. Mục đích - yêu cầu.
1. Nghe viết lại chính xác đoạn văn tóm tắt nội dung truyện Người mẹ.
2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt d/ r/ gi, ân / âng.
3. Điền đúng và học thuộc tên 9 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học.
Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC: (2-3')
- Viết BC : trung thành, chúc tụng, chong chóng.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài. (1-2') Người mẹ
2. Hướng dẫn chính tả (10-12')
a - GV đọc mẫu
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao phải viết hoa?
b-Viết từ khó: chỉ đường, hy sinh, giành lại, ngạc nhiên
- GV ghi bảng: chỉ = ch + i + ?
sinh = s + inh giành = gi +anh +
ngạc = ng + ac +
- Lưu ý một số chữ khó
- Nhận xét
- HS viết bảng con.
- HS đọc đầu bài
- Đọc thầm theo
- Đoạn viết có 4 câu
- Những chữ viết hoa là chữ Người, Một, Thần Chết Nhờ, Thần Đêm Tối, Thấy, Thần Vì đó là các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu và danh từ riêng.
- Phân tích một số tiếng
- HS đọc lại từ vừa phân tích.
- HS viết bảng con.
3. Viết chính tả. (13-15')
- GV hướng dẫn HS tư thế ngồi.
- GV đọc bài
- HS viết bài
4. Chữa và chấm bài (3-5')
- GV đọc soát bài.
- Thu 10 bài chấm - Nhận xét bài chấm.
- HS soát bài - chữa lỗi - ghi số lỗi ra lề vở
5. Bài tập (5-7')
a. Bài tập 2a:SGK
- Yêu cầu HS đọc thầm - XĐ yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu gì?
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chấm bài - Nhận xét
- HS đọc bài
- Điền vào chỗ trống d hay r? Giải câu đố.
- HS làm bài
- Giải: nặn ra, da đỏ
b. Bài tập 3. Vở
- Yêu cầu HS đọc thầm - XĐ yêu cầu của bài.
- HS đọc bài
- Bài tập yêu cầu gì?
- HS trả lời
- Hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chấm bài - Nhận xét.
- Giải: ru- dịu dàng- giải thưởng
6. Củng cố dặn dũ( 1-2 ‘)
- Nhận xột tiết học
Rút kinh nghiệm sau gìơ Dạy
..
..
_______________________________
Tiết 4
Toán
Tiết 17
kiểm tra
I. Mục tiêu:
Kiểm tra kết quả đầu năm học của học sinh tập trung vào đánh giá:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ (có nhớ một lần) các số có ba chữ số .
-Nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị dạng : 1/2 ; 1/3 ; 1/4 ; 1/5
- Giải được bài toán có một phép tính
- Biết tính độ dài đường gấp khúc trong phạm vi các số đã học.
II. Đề kiểm tra:
Bài 1: Đặt rồi tính:
327 + 416 462 + 354
561 – 244 728 – 456
Bài 2: Tìm X
X – 125 = 347 X : 4 = 7
Bài 3: Mỗi Tính
5 X 4 + 124
36 : 4 + 201
4 X 5 - 12
60 : 2 - 14
Bài 5: Mỗi hộp có 4 cái cốc. Hỏi 8 hộp như thế có bao nhiêu cái cốc?
D
A
C
40 cm
B
25 cm
35 cm
Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD .
III. đáp án và biểu điểm:
Bài 1: 2 điểm
327
+
146
743
561
-
244
317
462
+
354
816
728
-
456
272
Bài 2: 2 điểm
X – 125 = 347
X = 347 + 125
X = 472
X : 4 = 7
X = 7 X 4
X = 28
Bài 3: 2 điểm
5 x 4 + 124 = 148
4 x 5 – 12 = 8
36 : 4 + 201 = 210
60 : 2 – 14 = 16
Bài 4 1 điểm
3 + 3+ 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 6
3 x 4 + 4 > 4 x 3 + 3
30 : 3 + 3 < 20 x 2 - 20
Bài 5: 1,5 điểm
Bài giải
Tám hộp như thế có số cốc là:
4 X 8 = 32 (cái)
Đáp số: 32 cái cốc
Bài 6: 1,5 điểm
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc là:
35 + 25 + 40 = 100 (cm)
Đáp số: 100cm
Rút kinh nghiệm sau giờ Dạy
..
..
Tiết 6
Đạo đức
Tiết 4
Giữ lời hứa ( Tiết 2)
i. Mục tiêu
- HS biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
ii. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập (photo) để phát cho HS
iii. Các hoạt động dạy và học
A. Khởi động: (1-2’)
+ Cả lớp hát tập thể
+ Giữ đúng lời hứa có lợi gì?
B. Các hoạt động
HĐ1: Thảo luận theo nhóm 2 người :(8-10’)
* Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa, không đồng tình với hành vi không giữ lời hứa.
* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm bài tập trong phiếu
- HS thảo luận theo nhóm 2 người
- HS trình bày - Các bạn nhận xét bổ sung
* GV kết luận: - Các việc làm giữ đúng lời hứa
- Các việc làm không giữ đúng lời hứa
HĐ2: Đóng vai(10-12’)
* Mục tiêu: HS biết ứng xử đúng các tình huống có liên quan đến việc giữ đúng lời hứa.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong tình huống.
- Em đã hứa cùng bạn làm việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc đó là sai. Khi đó em sẽ làm gì?
+ Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
+ Các nhóm lên đóng vai
+ Cả lớp nhận xét, bổ sung
* Kết luận: Em cần xin lỗi bạn, giải thích lý do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái.
HĐ3: Bày tỏ ý kiến(8-10’)
* Mục tiêu: Củng cố bài, giúp HS có nhận thức và thái độ đúng về việc giữ lời hứa.
* Cách tiến hành:
- GV nêu từng ý kiến, quan điểm có liên quan đến việc giữ lời hứa và quy ước như sau:
+ Màu đỏ là đồng tình
+ Màu xanh là không đồng tình
+ Màu trắng là lưỡng lự
a. Không nên hứa hẹn với bất cứ ai điều gì.
b. Chỉ nên hứa những điều mình có thể thực hiện được.
c. Có thể hứa mọi điều còn việc thực hiện hay không thì không quan trọng.
d. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy, tôn trọng.
đ. Cần xin lỗi và giải thích rõ lí do khi không thể thực hiện được lời hứa.
e. Chỉ cần thực hiện lời hứa với người lớn tuổi.
- Bày tỏ ý kiến:đồng tình hoặc không đồng tình.
* Kết luận: Đồng tình với các ý kiến b, d, đ
Không đồng tình với các ý kiến a, c, e
* Kết luận chung: Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn
Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
C. Củng cố, dặn dò;(2-3’)
- GV nhận xét tiết học
- GV nhắc HS thực hiện tốt việc giữ lời hứa.
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2018
Tiết 1
Tập đọc
Tiết 12
ông ngoại
I. Mục đích - yêu cầu.
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng: gió nóng, luồng khí, lạnh lẽo, vắng lặng, lang thang, loang lổ, trong trẻo.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc với giọng nhẹ nhàng, dịu dàng, tình cảm.
2. Đọc hiểu.
- TN: xanh ngắt, loang lổ
- ND: Câu chuyện kể về tình cảm gắn bó, sâu nặng giữa ông và cháu. ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu suốt đời biết ơn ông, người thầy đầu tiên của cháu.
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC: (2-3') Đọc bài: Người mẹ.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài. (1-2') Ông ngoại
2. Luyện đọc đúng (15-17')
a- GV đọc mẫu cả bài
- Bài này chia làm mấy đoạn?
- Đoạn 1: Từ đầu đến hè phố.
- Đoạn 2: Từ Năm nay đến trường học thế nào.
- Đoạn 3: Từ Ông chậm rãi đến sau này.
- Đoạn 4: Phần còn lại
b- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đoạn 1.
+ L. đọc: câu 2, 3: gió nóng, luồng khí, lạnh lẽo
- GV đọc mẫu
+ Giảng từ: xanh ngắt
+ HD đọc đoạn 1: ngắt nghỉ đúng dấu câu.
- GV đọc mẫu
* Đoạn 2.
+ L.đọc: câu 2, 4: Câu 2: ngắt hơi sau dấu phẩy
Câu 4: Giọng của người ông dịu dàng, tình cảm
- GV đọc mẫu
+ HD đọc đoạn 2: Đọc đúng giọng của nhân vật, ngắt, nghỉ đúng dấu câu.
- GV đọc mẫu
- HS đọc bài
- HS đọc đầu bài
- HS theo dõi
- Bài chia làm 4 đoạn
- HS luyện đọc theo dãy
- HS đọc chú giải
- HS luyện đọc theo dãy
- HS luyện đọc theo dãy
- HS luyện đọc
* Đoạn 3.
+ L.đọc: câu 2, 4: vắng lặng, lang thang, tiếng trống trong trẻo.
- GV đọc mẫu
+ Giảng từ: loang lổ
+ HD đọc đoạn 3: Đọc với giọng kể, chậm rãi nhẹ nhàng, ngắt nghỉ đúng dấu câu.
- GV đọc mẫu
* Đoạn 4:
+ Luyện đọc: câu 1: Ngắt hơi sau dấu phẩy
- GV đọc mẫu
+ HD đọc đoạn 4: Đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, ngắt, nghỉ đúng dấu câu.
- GV đọc mẫu
c-Đọc nối đoạn
d-Đọc cả bài
+ Hướng dẫn đọc: toàn bài đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng ngắt nghỉ đúng dấu câu.
- HS luyện đọc theo dãy
- HSđọc chú giải
- HS luyện đọc
HS luyện đọc theo dãy
- HS luyện đọc
3. Tìm hiểu bài: (10-12')
* Đọc thầm khổ 1 - CH1.
- Thành phố sắp vào thu có gì đẹp?
* Đọc thầm đoạn 2- CH2.
- Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào?
* Đọc thầm đoạn 3 - CH3
- Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường?
* Đọc thầm đoạn 4 - CH4
- Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?
- HS đọc thầm
- Trời sắp vào thu, không khí mát dịu, trời xanh ngắt trên cao.
- Ông ngoại dẫn bạn đi mua vở, chọn bút.
- HS tự nêu và giải thích vì sao thích.
- Vì ông dạy bạn những chữ cái đầu tiên.
* Đọc thầm toàn bài - TLCH
- Em thấy tình cảm của hai ông cháu như thế nào?
- Tình cảm của hai ông cháu thật sâu nặng. Ông hết lòng yêu thương, chăm chút cho cháu, là người thầy đầu tiên của cháu. Cháu luôn luôn nhớ và biết ơn ông.
4. Luyện đọc lại : (5 - 7')
- GV hướng dẫn đọc toàn bài.
- Đọc mẫu.
- GV, lớp nhận xét.
-Yêu cầu HS nhẩm thuộc đoạn 3
-Nhận xét.
5. Củng cố - dặn dò. (4-6')
- Nhận xét tiết học
- HS luyện đọc
- HS nhẩm thuộc đoạn 3và đọc bài
Rút kinh nghiệm sau giờ Dạy
..
..
Tiết 2
Toán
Tiết 18
bảng nhân 6
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Tự lập được và học thuộc bảng nhân 6 .
- Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân .
- HS làm được các bài tập 1,2,3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn .
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1 : Kiểm tra bài cũ (3- 5’)
5 x 6 ; 4 x 6 ; 2 x 6
HĐ 2: Dạy bài mới (13 - 15’)
*HĐ1: Lập bảng nhân 6
- 6 lấy 1 lần ta viết 6 x 1 = 6
- Cho HS lấy 2 lần, mỗi lần 6 chấm tròn ta viết
6 x 2 = ?
- HS làm bảng con:
- HS lấy 1 lần 6 chấm tròn
- HS lấy 2 lần, mỗi lần 6 chấm tròn
+ HS chuyển
6 x 2 = 6 + 6 = 12
+ Hoặc 6 x 2 = 2 x 6 = 12
-Tương tự với 6 chấm tròn lấy 3 lần 6 x 3 = 18
- HS nhận xét cột thừa số thứ nhất, thứ hai, tích
- HS tự lập các phép tính còn lại của bảng nhân 6 vào SGK .
*HĐ 2: Học sinh học thuộc bảng nhân 6
- Học sinh đọc thầm .
- Học sinh thi đọc thuộc .
- Nêu ý nghĩa phép nhân: phép nhân là cách viết ngắn gọn của một tổng các số hạng bằng nhau.
HĐ 3. Luyện tập – Thực hành (13 - 17’)
*Bài 1: SGK
- Kiến thức: Củng cố bảng nhân 6
=> Cần ghi nhớ bảng nhân 6.
- HS đọc đề bài - xác định yêu cầu
- HS làm bài vào SGK .
*Bài 3: SGK
- Kiến thức: Biết đếm tiếp 6 .
- GV tổ chức cho HS đếm tiếp .
- HS đọc đề bài - xác định yêu cầu
- HS làm bài vào SGK .
- Chữa bài.
+ Nêu cách tìm số tiếp theo để điền vào ô trống?
*Bài 2: Vở
- Kiến thức: Vận dụng bảng nhân 6 vào giải toán có lời văn .
+ Nêu phép tính tìm số lít dầu ở 5 thùng dầu như thế?
- HS đọc thầm đề bài - xác định yêu cầu bài toán .
- HS xác định dạng toán - làm bài vào vở .
*Dự kiến sai lầm của học sinh:
+ Không thuộc bảng nhân 6 .
+ Câu trả lời còn sai .
HĐ 3: Củng cố (3- 5')
- Kiến thức cần củng cố:Bảng nhân 6
+ Thi giải toán tiếp sức .
+ Thi viết nhanh các phép tính của bảng nhân 6
Rút kinh nghiệm sau giờ Dạy
..
..
Tiết 3
Luyện từ và câu
Tiết 4
Từ ngữ về gia đình . Ôn tập câu: ai là gì ?
I. Mục đích - yêu cầu.
1. Mở rộng vốn từ về gia đình: tìm được các từ chỉ gộp những người trong gia đình, xếp được các câu tục ngữ, thành ngữ cho trước thành 3 nhóm theo tiêu chí phân loại ở bài tập 2.
2. Ôn tập kiểu câu: Ai (cái gì, con gì) - là gì?.
II. Đồ dùng dạy học.
Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC: (3-5') Làm lại bài tập 1.
- HS làm bài
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài mới: (1-2')
Tình cảm gia đình. Ôn tập câu: Ai là gì ?
2. Hướng dẫn HS làm bài: (28-30')
Bài 1: (8') Nháp
- Yêu cầu HS đọc thầm - Xác định yêu cầu của bài tập.
- Bài tập yêu cầu gì?
- HD giải mẫu phần
- Em hiểu thế nào là ông bà ?
- Em hiểu thế nào là chú cháu ?
* GV: Mỗi từ được gọi là từ chỉ gộp những người trong gia đình đều chỉ từ hai người trở lên.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
- HS đọc bài
- Tìm các từ chỉ gộp những người trong gia đình.
- Là chỉ cả ông và bà
- Là chỉ cả chú và cháu.
- HS làm bài
Giải: Ông bà, bố mẹ, cô dì, chú bác, cha ông, ông cha, cha chú, cô chú, cậu mợ, chú thím, chú cháu, mẹ con, bố con, cậu cháu.
Bài 2: SGK (7')
- Yêu cầu HS đọc thầm - xác định yêu cầu của bài
- Bài tập yêu cầu gì?
- HD giải mẫu phần a
- Gọi HS đọc câu thành ngữ
- Em hiểu Con hiền cháu thảo nghĩa là gì?
- Vậy ta xếp câu này vào cột nào?
* GVchốt kiến thức.
- Các phần còn lại HS tự làm
- Chữa bài, nhận xét.
- HS đọc bài
- Xếp các thành ngữ, tục ngữ sau vào nhóm thích hợp
- Con cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Vào cột 2
- HS làm bài
* Giải:- Câu c, d xếp vào cột 1
- Câu a, b xếp vào cột 2
- Câu e, g xếp vào cột 3
Bài 3: Vở (13-15')
- Yêu cầu HS đọc thầm - xác định yêu cầu của bài
- Bài tập yêu cầu gì?
+ Hướng dẫn mẫu phần a
VD: Tuấn là anh của Lan./ Tuấn là người anh biết nhường nhịn em./.
- Yêu cầu HS làm bài
- Chữa bài, nhận xét.
- HS đọc bài
- Đặt câu theo mẫu Ai là gì?
- HS làm bài
* Giải:
a. Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo với bà.
Bạn nhỏ là người rất yêu bà./
b. Bà mẹ là người rất yêu thương con.
Bà mẹ là ngưòi có thể hi sinh tất cả vì con.
Bà mẹ là người rất dũng cảm./
c. Sẻ non là người bạn tốt
Sẻ non là người bạn đáng yêu.
C. Củng cố - dặn dò (3-5')
- Nhận xét tiết học.
Sẻ non là người bạn rất yêu quý bằng lăng và bé thơ/
Rút kinh nghiệm sau giờ Dạy
..
..
Tiết 5
Tự nhiên xã hội
Tiết 7
Hoạt động tuần hoàn
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nừu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu , cơ thể sẽ chết.
- Thực hành nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập.
- Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Khởi động(2-3’)
- Hát tập thể
- Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan tuần
hoàn.
B. Các hoạt động (27-30’)
HĐ1: Thực hành
* Mục tiêu: Biết nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc cả lớp
+ áp tai vào ngực của bạn để nghe tim đập và đếm số nhịp đập của tim trong một phút.
+ Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái của bạn (phía dưới ngón trái), đếm số nhịp mạch đập trong một phút.
+ Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi họng?
- Bước 2: Làm việc theo cặp
- Bước 3: Làm việc cả lớp
+ Em nghe thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn mình?
+ Khi đặt đầu ngón tay vào cổ tay bạn em cảm thấy gì?
-Từng cặp HS thực hành theo hướng dẫn trên : Ghi lại số lần đập của tim.
- HS trả lời câu hỏi
-.... thấy nhịp đập của tim.
- thấy mạch đập.
Ú Kết luận: Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
HĐ2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Chỉ được đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm theo gợi ý sau:
+ Chỉ động mạch, tĩnh mạch, mao mạch trên sơ đồ (H3/SGK)
+ Nêu chức năng của từng loại mạch máu?
+ Chỉ và nói được đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn?
+ Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì?
- Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày .GV nhận xét, bổ sung
- Chia nhóm theo bàn, thảo luận
- Chỉ trên sơ đồ......
- Các nhóm trình bày.
Ú Kết luận: Tim luôn co bóp để đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu chưúa nhiều ô xi và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể, đồng thời nhận khí các bô níc và chất thải của cơ quan rồi trở về tim. Vòng tuần hoàn nhỏ: đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô - xi và thải khí các bon níc rồi trở về tim.
HĐ3: Chơi trò chơi “Ghép chữ vào hình’
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về hai vòng tuần hoàn
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Thi gắn các phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của hai vòng tuần hoàn vào hình vẽ (sơ đồ cầm hai vòng tuần hoàn). Nhóm nào hoàn thành trước thì thắng cuộc.
- Bước 2:Thi đua làm thực hành trước lớp.
- Thảo luận suy nghĩ điền vào sơ đồ.
-Thực hành trước lớp.
C. Củng cố, dặn dò(2-3’)
- GV nhận xét tiết học
Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2018
Tiết 1 Thể dục
Tiết 8 Đi vượt chướng ngại vật thấp
Trò chơi : Thi xếp hàng
I. Mục tiêu
+ Ôn tập đội hình, đội ngũ.
+ Bước đầu biết đi vượt chướng ngại vật thấp.
+ Chơi trò chơi : Thi xếp hàng.Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm và phương tiện
+ còi, dụng cụ cho bài học.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
T gian Đ lượng
Phương pháp lên lớp
A.Phần mở đầu:
- Nhận lớp, GV phổ biến ND yêu cầu giờ học.
- Khởi động : Giậm chân tại chỗ.
- Chạy nhẹ nhàng 100- 120m.
+ GV cho Hs tập đếm to theo nhịp. Hs chạy trên địa bàn tự nhiên.
B. Phần cơ bản:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi theo vạch kẻ thẳng.
+ Lần 1 gv điều khiển. Lần 2,3 cán sự điều khiển. GV quan sát, sửa sai cho HS.
+ Gv hướng dẫn cách đi sau đó cho HS đi theo từng tổ.
- Học động tác đi vượt chướng ngại vật thấp.
+ GV cho HS về lớp: đi vượt chướng ngại vật thấp.
+ Trò chơi: Thi xếp hàng.
C) Phần kết thúc:
+ Cúi người thả lỏng. Đi chậm theo vòng tròn vỗ tay và hát.
+ Gv cùng Hs hệ thống bài và nx.
+ Giao bài tập về nhà.
7’
22’
3 lần
5 lần
5 lần
6’
đội hình lớp
đội hình lớp
X
x
x
x
x
Tiết 2
Tập viết
Tiết 4
Ôn chữ hoa c
I. Mục đích - yêu cầu.
- Viết đúng, đẹp chữ viết hoa C, L, N thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng: Cửu Long
và câu ứng dụng: Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
- Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ, cụm từ.
II. Đồ dùng dạy học
- Chữ mẫu C, L, N.
- Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC: (2-3') Viết B. con: B - Bố Hạ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: (1') Ôn chữ hoa C
2. Hướng dẫn HS luyện viết: (10'-12')
a) Luyện viết chữ hoa.
- Gọi HS đọc toàn bộ nội dung bài trên bảng
- Tìm các chữ cái viết hoa trong bài?
* Luyện viết chữ hoa C.
- GV treo chữ mẫu C.
- Em hãy quan sát nhận xét độ cao và cấu tạo chữ hoa C?
- GV nêu quy trình viết chữ hoa C
- GV viết mẫu.
- HS viết bài
- HS đọc đề bài.
- Các chữ viết hoa là C, L, N.
- Chữ hoa C cao 2,5 ly, cấu tạo gồm 1 nét
* Luyện viết chữ hoa L, N
- GV cho HS quan sát chữ hoa L, N
- Em hãy nhận xét về độ cao và cấu tạo chữ hoa L, N?
- GV nêu quy trình viết chữ hoa L, N
- GV viết mẫu.
- GV quan sát, uốn nắn, nhận xét.
- Chữ hoa L, N cao 2,5 ly
+ Chữ L cấu tạo gồm 1nét
+ Chữ N cấu tạo gồm 3 nét
- Quan sát
- HS luyện viết B.con
+ 1 dòng chữ hoa C.
+ 1 dòng chữ hoa L, N
b. Luyện viết từ ứng dụng.
+ Giới thiệu từ: Cửu Long
+ Giảng từ: Cửu Long là tên một con sông dài nhất nước ta chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ.
+ Quan sát và nhận xét.
- Em hãy nhận xét về độ cao của các con chữ và khoảng cách giữa các chữ trong từ ứng dụng?
- GV nêu quy trình viết từ ứng dụng
- GV quan sát, uốn nắn, nhận xét.
- HS đọc từ ứng dụng.
- Cao 2,5 ly là các con chữ C, L, g
- Cao 1 ly là các con chữ còn lại.
- Khoảng cách giữa các chữ là 1 thân chữ o.
- HS luyện viết B.con từ ứng dụng.
c. Luyện viết câu ứng dụng.
+ Giới thiệu câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
+ Giải thích: Câu ca dao ý nói công của cha mẹ rất lớn lao.
+ Quan sát và nhận xét.
- Em hãy nhận xét về độ cao của các con chữ và khoảng cách giữa các chữ trong câu ứng dụng?
- HS đọc câu ứng dụng.
- Cao 2,5 ly và các con chữ C, h, T, S, N, g, y.
- Cao 1,5 ly là con chữ t
- Cao 1 ly là các con chữ còn lại.
- Khoảng cách giữa các chữ là 1 thân chữ o
- Trong câu ứng dụng những chữ nào phải viết hoa?
- GV hướng dẫn viết chữ hoa Công, Nghĩa
- GV quan sát, uốn nắn, nhận xét.
- Những chữ viết hoa là Công, Nghĩa.
- HS luyện viết bảng con.
3. Viết vở. (15-17')
- Gọi HS nêu nội dung, yêu cầu bài viết.
- Cho HS quan sát vở mẫu
- GV hướng dẫn HS tư thế ngồi
- GV quan sát, uốn nắn
- HS đọc bài
- HS quan sát
- HS viết bài
4. Chấm bài. (3-5')
- Thu 10 bài chấm và nhận xét.
5. Củng cố - dặn dò (1-2')
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm sau giờ Dạy
..
..
_______________________________
Tiết 3
Chính tả (Nghe - viết)
Tiết 8
ông ngoại
I. Mục đích - yêu cầu.
1. Nghe viết lại chính xác đoạn văn từ Trong cái vắng lặngcủa tôi sau này trong bài Ông ngoại.
2. Tìm tiếng có vần oay và làm đúng các bài tập phân biệt d/ r /gi.
II. Đồ dùng dạy học.
Phấn màu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC: (2-3')
- Viết BC : thửa ruộng, dạy bảo, mưa rào, giao việc.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài. (1-2') Ông ngoại.
2. Hướng dẫn chính tả (10-12')
a- GV đọc mẫu
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao phải viết hoa?
b-Viết từ khó: vắng lặng, lang thang, căn lớp, loang lổ, trong trẻo.
GV ghi bảng: lặng = l + ăng + .
lang = l + ang
lớp = l + ơp + '
loang = l + oang
lổ = l + ô + ?
- GV lưu ý một số chữ khó
- Nhận xét
- HS viết bảng con.
- HS đọc đầu bài
- Đoạn viết có 3 câu
-..... Chữ đầu câu...
- HS phân tích một số tiếng
- HS đọc lại từ vừa phân tích
- HS viết bảng con.
3. Viết chính tả. (13-15')
- GV hướng dẫn HS tư thế ngồi.
- GV đọc bài
- HS viết bài
4. Chữa và chấm bài (3-5')
- GV đọc soát bài.
- Thu 10 bài chấm - Nhận xét bài chấm.
- HS soát bài - chữa lỗi - ghi số lỗi ra lề vở
5. Bài tập (5-7')
a. Bài tập 2: vở
- Yêu cầu HS đọc thầm - XĐ yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu gì?
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chấm bài - Nhận xét
b. Bài tập 3. B. con
- Yêu cầu HS đọc thầm - XĐ yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu gì?
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chấm bài - Nhận xét.
6. Củng cố - dặn dò (1 - 2')
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc bài
- Tìm 3 tiếng có vần oay
- HS làm bài
- Giải: xoay, nước xoáy, tí toáy, loay hoay, hí hoáy, ngó ngoáy, nhoay nhoáy
- HS đọc bài
- Tìm các từ
- HS làm bài.
- Giải: giúp - dữ - ra.
_______________________________
Tiết 4
Toán
Tiết 19
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 6 .
- Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị của biểu thức và giải toán .
- HS cả lớp làm bài 1,2,3,4
- HS khá, giỏi làm bài 5
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ: Kiểm tra bài cũ (3- 5’)
6 x 4 ; 6 x 9 ; 6 x 7 HĐ2: Luyện tập – thực hành (30 - 32’)
*Bài 1(a): SGK
-Kiến thức:Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 6.
*Bài 1(b): SGK
- Kiến thức: Tính chất giao hoán của phép nhân.
- Nờu cỏch làm?
=> Khi ta đổi chỗ các thừa số trong phép nhân nhưng tích không thay đổi.
- HS làm bảng con:
- HS làm SGK
- Chữa bài: Đổi SGK để kiểm tra chéo nhau
- HS làm SGK
- Chữa bài: Đổi SGK để kiểm tra chéo nhau
*Bài 4: SGK
- Kiến thức: HS biết được cách viết số sau bằng số liền trước cộng thêm 6 đơn vị .
- Em làm thế nào?
* Bài 2: Vở
- Kiến thức: Củng cố thực hiện tính giá trị của biểu thức .
+ Nêu cách thực hiện?
* Bài 3: Vở
- Kiến thức: Củng cố cách giải toán có lời văn liên quan đến phép tính nhân.
+ Muốn tìm 4 HS mua bao nhiêu quyển vở ta làm thế nào?
- HS làm SGK
- HS đọc đề bài - xác định yêu cầu
- HS làm bài vào vở .
- Chữa bài .
- HS đọc đề bài - xác định yêu cầu
- HS làm bài vào vở .
- Chữa bài .
* Dự kiến sai lầm của học sinh:
+ Không thuộc bảng nhân 6 .
+ Câu trả lời còn sai .
HĐ 3: Củng cố (3- 5')
- Kiến thức cần củng cố: Bảng nhân 6 .
Tính kết qủa
6 x 5 ; 6 x 9 ; 6 x 8
- HS làm bảng con
Rút kinh nghiệm sau giờ Dạy
.
.
Tiết 5
Thủ công
Tiết 4
Gấp con ếch ( Tiết 2 )
Đã soạn ngày 20/9/2018
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2018
Tiết 1
Tập làm văn
Tiết 4
Nghe kể: Dại gì mà đổi.
I. Mục đích - yêu cầu.
- Nghe và kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi, kể đúng ND, tự nhiên, có điệu bộ và cử chỉ thoải mái khi kể
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ truyện Dại gì mà đổi.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC: (3-5')
- Đọc bài: Kể về gia đình mình với một người bạn mới quen.
- GV nhận xét - cho điểm
- HS đọc bài.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: (1-2')
Nghe kể: Dại gì mà đổi.Điền vào giấy tờ in sẵn
2. Hướng dẫn HS làm bài: (28-30')
* Bài 1: Miệng
- Yêu cầu HS đọc thầm -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 4.doc