Tiết số: 11
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu XX). Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.
- Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết
1. Về kiến thức :Yêu cầu HS cần :
- Nêu được nội dung của cải cách Minh Trị; sự kiện tiêu biểu của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX; đường lối của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ.
- Lý giải được âm mưu của Mĩ đối với khu vực Mĩ La-tinh đầu thế kỉ XIX; giải thích được quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Phi.
- Phân tích được tác dụng của cuộc cải cách Rama V; xác định được sự kiện thể hiện mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương trong cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc; rút ra được bài học về ngoại giao của Xiêm trong cải cách Rama V.
39 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 11 - Tiết 6 đến 13 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
1.Mục tiêu: HS nhận thấy:thời cận đại chủ nghĩa tư bản đã thắng thế trên phạm vi thế giới. Chủ nghĩa tư bản chuyển lên chủ nghĩa đế quốc bên cạnh những mâu thuẩn, những bất công trong xã hội cần lên án thì đây cũng là thời kỳ đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực văn học - nghệ thuật, khoa học kỹ thuật. HS cần nắm được những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, âm nhạc, hội hoạ, tư tưởng,... thời cận đại. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2. Phương thức:
- GV cho HS xem đoạn trích dẫn vở bale Hồ thiên nga của Traicopxki, hình ảnh cung điện Vec-xai, (có thể chọn một số hình ảnh tiêu biểu của thành tựu văn hóa thời cận đại)
- GV giao nhiệm vụ cho HS. Cụ thể như sau:
+ Trình bày những hiểu biết của mình về Traicopxki và vở ba lê Hồ thiên nga.
+ Trình bày những hiểu biết của mình về kiến trúc cung điện Véc –xai.
+ HS kể tên những thành tựu văn hóa tiêu biểu của thời Cận đại đã biết.
+ HS muốn biết những gì về thành tựu văn hóa thời Cận đaị ?
- Tùy theo tình hình của lớp học, GV có thể tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân hoặc nhóm.
3. Gợi ý sản phẩm:
- Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian 35 phút)
I.Sự phát triển của nền văn hóa mới trong buổi đầu thời cận đại đến giữa thế kỉ XIX (18 phút)
1. Mục tiêu: Trình bày được những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, âm nhạc, hội hoạ, tư tưởng,... thời cận đại. Mỗi lĩnh vực chỉ nêu tác giả, tác phẩm, nội dung cơ bản cũng như ý nghĩa .
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:trên cơ sở đã chuẩn bị bài ở nhà theo nhóm :
+ Trình bày những thành tựu văn hóa thời Cận đại về tư tưởng , văn hóa đến thế kỉ XIX.
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động nhóm , đại diện từng nhóm trình bày nội dung công việc đã chuẩn bị ở nhà sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu:
+ Tại sao đầu thời Cận đại nền văn hóa thế giới ,nhất là ở châu Âu có điều kiện phát triển ?
+ Những thành tựu văn hóa đầu thời Cận đại có tác dụng gì ?
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
3. Gợi ý sản phẩm:
- Những thành tựu về mặt tư tưởng ở thế kỉ XVIII với trào lưu Triết học Ánh sáng (ảnh của ba nhà tư tưởng tiêu biểu: Mông-te-xki-ơ; Vôn-te; G.G.Rut-xô) và những ý tưởng tốt đẹp của các ông,... Những tư tưởng mới trong trào lưu Triết học Ánh sáng được ví “Như những khẩu đại bác, mở đường cho bộ binh xuất kích”.
- Thành tựu về văn hóa:
+ La Phông-ten với các truyện ngụ ngôn có tính giáo dục mọi lứa tuổi, VD: Gà trống và Cáo
+ An-đéc-xen: Con vịt xấu xí, Cô bé bán diêm...
+ Ban-dắc: Nhà văn hiện thực Pháp đã phản ánh đầy đủ hiện thực nước Pháp đầu thế kỉ XIX qua các tác phẩm của mình.
+ Pu-skin (Nga) với bài thơ: Tôi yêu em,...
+ Tào Tuyết Cần (1716 - 1763) của Trung Quốc với tác phẩm Hồng lâu mộng phản ánh các mối quan hệ trong gia đình, xã hội Trung Quốc thời phong kiến.
+ Lê Quý Đôn - nhà bác học của Việt Nam thế kỉ XVIII với những tác phẩm tiêu biểu như Kiến văn tiểu lục; Phủ biên tạp lục,...
- Đầu thời Cận đại nền văn hóa thế giới, nhất là ở châu Âu có điều kiện phát triển vì :
+ Kinh tế các nước có điều kiện phát triển sau các cuộc cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp.
+ Trong xã hội tồn tại những mối quan hệ cũ, mới chồng chéo phức tạp, đây là hiện thức sống động để các nhà văn, thơ, kịch có điều kiện sáng tác.
+Thành trì của chế độ phong kiến lung lay rệu rã.
* Những thành tựu văn hóa đầu thời cận đại có tác dụng :
+ Phản ánh hiện thực xã hội ở các nước trên thế giới thời kỳ cận đại.
+ Hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản, tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, góp phần vào thắng lợi của chủ nghĩa tư bản.
II. Thành tựu của văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (17 phút).
1. Mục tiêu:
- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu trong văn học, nghệ thuật thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Mỗi lĩnh vực cần chọn một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu và những nội dung chính .
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: trên cơ sở đã chuẩn bị bài ở nhà theo nhóm :
+ Hãy cho biết những thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động nhóm , đại diện từng nhóm trình bày nội dung công việc đã chuẩn bị ở nhà sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu:
+ Nhận xét gì về điều kiện lịch sử giai đoạn giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX với thời kỳ đầu cận đại? Điều kiện đó có tác dụng gì đối với các nhà văn, nhà nghệ thuật?
+ Các tác phẩm văn học, nghệ thuật thời kỳ này có gì khác với giai đoạn trước?
- Trong hoạt động này GV tổ chức hoạt động học tập ở cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi hoặc nhóm và báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS và cặp đôi hoặc nhóm để có thể gợi ý học trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
- GV có thể sử dụng sác phương pháp dạy học trao đổi đàm thoại và sử dụng đồ dụng trực quan để khai thác tranh ảnh trong hoạt động này.
3. Gợi ý sản phẩm:
* Những thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:
a/Văn học
- Tác phẩm Những người khốn khổ của Víchto Huy-gô phản ánh hiện thực đời sống nhân dân trong xã hội Pháp khi Pháp trở thành đế quốc...
- Lép Tôn-xtôi (1828 - 1910): Chiến tranh và hòa bình
- Mác-Tuên (1935 - 1910): Những cuộc phiêu lưu của Hác-ki-bê-ri (1884)
- Tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn phản ánh xã hội Trung Quốc trong bối cảnh bị các nước đế quốc xâu xé...
- Hô-xê Mác-ti (1823 - 1893): nhà thơ nổi tiếng của Cu ba.
b/ Nghệ thuật:
- Cung điện Véc xai được hoàn thành vào năm 1708; Bảo tàng Anh; Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ; Bảo tàng Lu-vrơ (Pa-ri - Pháp), là bảo tàng bằng hiện vật lớn nhất thế giới .
- Họa sĩ: Van Gốc (Hà Lan) với tác phẩm Hoa hướng dương.
- Pi-cát-xô (Tây Ban Nha), danh họa nổi tiếng về tranh tượng hình,...
* Nhận xét về điều kiện lịch sử giai đoạn giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX với thời kỳ đầu cận đại? Điều kiện đó có tác dụng gì đối với các nhà văn, nhà nghệ thuật?
- Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới và bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
- Giai cấp tư sản nắm quyền thống trị, mở rộng và xâm lược thuộc địa thì đời sống nhân dân lao động bị áp bức ngày càng khốn khổ.
® Đây là hiện thực để các nhà văn, nhà nghệ thuật phản ánh đầy đủ trong các tác phẩm của mình.
*Các tác phẩm văn học, nghệ thuật thời kỳ này khác với giai đoạn trước:
- Đạt được nhiều thành tựu rực rỡ hơn, phản ánh hiện thực cuộc sống ở cả các nước tư bản và các nước thuộc địa, phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội, mong ước một xã hội tốt đẹp hơn,...
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3 phút).
1. Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức:
Nhấn mạnh những thành tựu mà con người đạt được trong thời cận đại và giá trị nó có ý nghĩa cho đến ngày nay
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
1. Lập bảng thống kê về thành tựu của văn hóa thời cận đại theo yêu cầu sau:
Lĩnh vực
Thế kỉ XVII-XVIII
Thế kỉ XIX-Đầu thế kỉ XX
Tư tưởng
Văn hóa, nghệ thuật
2. Dẫn một vài tác phẩm văn học, nghệ thuật (tự chọn) nêu sự phản ánh đời sống xã hội và tác dụng, ảnh hưởng của nó đối với xã hội.
3. Gợi ý sản phẩm:
- Lập bảng hệ thống kiến thức về thành tựu của văn hóa thời cận đại (với các nhà văn hóa và trào lưu tư tưởng tiêu biểu)
- Dẫn một vài tác phẩm văn học, nghệ thuật (tự chọn) nêu sự phản ánh đời sống xã hội và tác dụng, ảnh hưởng của nó đối với xã hội.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (2 phút).
1. Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: những thành tựu mà con người đạt được trong thời cận đại và giá trị nó có ý nghĩa cho đến ngày nay
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
Dẫn một vài tác phẩm văn học ,nghệ thuật ,nêu đôi nét về sự phản ánh đời sống xã hội đương thời của tác phẩm đó .
3. Gợi ý sản phẩm:
- Trong hoạt động này GV tổ chức hoạt động học tập ở cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi hoặc nhóm và báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
..
Tam Điệp, ngày.. tháng.. năm 2018
NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI SOẠN
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Phạm Thị Loan
Ngày soạn:
Ngày dạy: ..
Tiết số: 10
Bài 8
ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Củng cố những kiến thức cơ bản đã học một cách có hệ thống.
2. Tư tưởng
- Củng cố một số tư tưởng cơ bản được tiến hành giáo dục ở các bài học.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện tốt hơn các kỹ năng học tập bộ môn, chủ yếu là hệ thống hóa kiến thức, phân tích sự kiện, khái quát, rút ra kết luận, lập bản kê thống kê...
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Bảng thống kê các sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới cận đại
- Tranh ảnh, lược đồ cho bài tổng kết
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút)
1. Mục tiêu: Trình bày được những nội dung chính và những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử thế giới cận đại: Phần lịch sử thế giới cận đại từ Cách mạng Hà Lan đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga có những nội dung:
- Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế và sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản, phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân chủ yếu gây ra Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Từ đó HS hệ thống hóa kiến thức đã học và biết lập bảng hệ thống các sự kiện lịch sử chính.
2. Phương thức:
- GV hướng dẫn bằng phương pháp đàm thoại giúp HS xác định cụ thể những sự kiện lịch sử cơ bản của thời cận đại.
- HS Trình bày những nội dung chính và những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử thế giới cận đại
- Tùy theo tình hình của lớp học, GV có thể tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi.
3. Gợi ý sản phẩm:
- Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
- Tùy theo tình hình của lớp học, GV có thể tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian 35 phút)
I. Những kiến thức cơ bản (18 phút).
* Mục tiêu: Học sinh ôn tập, ghi nhớ và hiểu những sự kiện cơ bản theo những vấn đề lớn của lịch sử thế giới cận đại như : cách mạng tư sản, phong trào công nhân, phongtrào giải phóng dân tộc.
* Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi và điền vào bảng tổng kết:
+ Nhóm 1. Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ, động lực, lãnh đạo, hình thức, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử, hạn chế của các cuộc Cách mạng tư sản thế kỉ XVI - XIX?
+ Nhóm 2. Hãy nêu những đặc điểm chung và đắc điểm riêng của các cuộc Cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI - XIX?
+ Nhóm 3. Lập bảng so sánh cách mạng tư sản với cách mạng xã hội chủ nghĩa về nguyên nhân, mục địch, lực lượng tham gia, lực lượng lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa.
- Tùy theo tình hình của lớp học, GV có thể tổ chức hoạt động cho HS nhóm hoặc cặp đôi.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Gợi ý sản phẩm:
- Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cách mạng tư sản: trong lòng chế độ phong kiến đã hình thành và phát triển một lực lượng sản xuất mới và tiến bộ - sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc, dẫn tới một số cuộc cách mạng xã hội, mở đường cho chủ nghĩa tư bản được thắng lợi và sự suy vong của chế độ phong kiến.
- Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của mỗi cuộc cách mạng tư sản rất khác nhau. GV cần hướng dẫn HS nêu rõ cụ thể (cách mạng tư sản Anh nổ ra do vua Sác-lơ I tập hợp lực lượng chống Quốc hội, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc đại Anh ở Bắc Mĩ nổ ra nhân “sự kiện chè Bô-xtơ”...)
- Về hình thức, diễn biến của các cuộc cách mạng tư sản không giống nhau: GV hướng dẫn HS nhắc lại hình thức các cuộc cách mạng tư sản đã học: Chiến tranh giải phóng dân tộc; Nội chiến; Chiến tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc; Sự thống nhất đất nước (từ trên xuống; từ dưới lên); cuộc Minh Trị duy tân; Cải cách nông nô ở Nga,...)
- Kết quả, tính chất, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản. GV hướng dẫn HS thấy rõ kết quả chung của các cuộc cách mạng tư sản đã học, được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau và kết quả riêng của mỗi cuộc cách mạng. Từ đó, HS có thể giải thích, vì sao cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, song vẫn có những hạn chế.
- So sánh cách mạng tư sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa
Các vấn đề so sánh
Cách mạng tư sản
Cách mạng xã hội chủ nghĩa
Mục đích
Lãnh đạo
Lực lượng tham gia
Kết quả , ý nghĩa
II. Nhận thức đúng những vấn đề chủ yếu (17 phút).
* Mục tiêu: Trên cơ sở hiểu biết đã học HS nắm được Những đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc. Những mâu thuẫn cơ bản của chế độ tư bản chủ nghĩa. Phong trào công nhân và phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc chống chủ nghĩa thực dân,...
* Phương thức:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm nhận thức những vấn đề cơ bản, qua trao đổi và thực hiện các câu hỏi sau:
+ Nhóm 1: Tình hình và đặc điểm của chủ nghĩađế quốc ở các nước Anh, Đức, Pháp, Mĩ và Nhật từ đó rút ra đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc?
+ Nhóm 2: Lập niên biểu về phong trào công nhân thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
+ Nhóm 3: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh mang những đặc điểm chung như thế nào?
* Gợi ý sản phẩm:
Nhận thức đúng những vấn đề lịch sử đã học :
- Bản chất của cuộc cách mạng tư sản:
+ Dù hình thức, diễn biến và kết quả đạt được khác nhau, song đều có nguyên nhân sâu xa và cơ bản giống nhau, cùng nhằm mục tiêu chung (giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa).
+ Thắng lợi của cách mạng tư sản ở những mức độ khác nhau đều tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là thời kì phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản : chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển dần sang giai đoạn độc quyền, tức đế quốc chủ nghĩa.
Chủ nghĩa đế quốc có những đặc trưng riêng, song về bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi mà chỉ làm cho mâu thuẫn vốn có và mâu thuẫn mới nảy sinh thêm trầm trọng.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản, hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc, dẫn đến cuộc đấu tranh của vô sản chống lại tư sản ngày càng mạnh mẽ.
Phong trào đấu tranh này phát triển từ "tự phát" đến "tự giác" và là cơ sở cho sự ra đời học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học mà Mác và Ăngghen là những người sáng lập.
Chủ nghĩa Mác đã đưa phong trào đấu tranh của công nhân từng bước đi đến thắng lợi, dù phải trải qua những bước thăng trầm, những thất bại.
- Chủ nghĩa tư bản phát triển gắn liền với cuộc xâm chiếm thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh...
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân chủ yếu gây ra Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Ngay từ đầu, nhân dân các nước bị xâm lược đã đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc và sau đó chống thế lực phong kiến tay sai.
*Niên biểu về phong trào công nhân thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Thời gian
Nơi diễn ra
Mục đích
Kết quả
Ý nghĩa
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3 phút).
1. Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về những nội dung chính và những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử thế giới cận đại:Phần lịch sử thế giới cận đại từ Cách mạng Hà Lan đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
Lập bảng hệ thống các sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại theo yêu cầu sau:
Thời gian
Sự kiện - nội dung cơ bản
Kết quả -ý nghĩa
3. Gợi ý sản phẩm:
- Lập bảng hệ thống các sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại theo yêu cầu sau:
- Việc hoàn thành bảng giúp HS củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã học về nội dung này.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2 phút).
1. Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
- Nhằm giúp những HS có mong muốn, nhu cầu tìm hiểu thêm các nội dung, nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu: Những mâu thuẫn cơ bản của chế độ tư bản chủ nghĩa? Vì sao chế độ tư bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn?
- GV hướng dẫn các em có thể lựa chọn một trong số các nội dung để tìm hiểu.
- HS có thể viết báo cáo .
- HS chia sẻ với bạn bè bằng việc: trao đổi sản phảm cho bạn, trưng bày, triển lãm sản phẩm, gửi thư điện tử
- Đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi
3. Gợi ý sản phẩm:
Xã hội tư bản là một bước tiến so với chế độ phong kiến nhưng thực chất chỉ là thay hình thức bóc lột này bằng một hình thức bóc lột khác...
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
..
Tam Điệp, ngày.. tháng .. năm 2018
NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI SOẠN
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Phạm Thị Loan
Ngày soạn:
Ngày dạy: ..
Tiết số: 11
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu XX). Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.
- Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết
1. Về kiến thức :Yêu cầu HS cần :
- Nêu được nội dung của cải cách Minh Trị; sự kiện tiêu biểu của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX; đường lối của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ.
- Lý giải được âm mưu của Mĩ đối với khu vực Mĩ La-tinh đầu thế kỉ XIX; giải thích được quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Phi.
- Phân tích được tác dụng của cuộc cải cách Rama V; xác định được sự kiện thể hiện mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương trong cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc; rút ra được bài học về ngoại giao của Xiêm trong cải cách Rama V.
- Nêu được tình hình và thái độ của Đức trước Chiến tranh thế giới thứ nhất; giải thích được tác động của chính sách ngoại giao của Đức đối với quan hệ quốc tế trước Chiến tranh thế giới thứ nhất; lý giải được sự kiện đánh dấu bước chuyển biến lớn của cục diện chính trị thế giới trong cuộc Chiến tranh thế giối thứ nhất; phân tích được tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đến tình hình cách mạng châu Âu
- Biết được những thành tựu của văn hóa thời cận đại; nêu được nhận xét về nội dung của các tác phẩm văn học thời trung đại.
2. Về kĩ năng :
- Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng so sánh, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá sự kiện.
- Về tư tưởng, thái độ, tình cảm: kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện lịch sử
3. Tư tưởng
- Giáo dục cho học sinh tính trung thực, độc lập trong làm bài.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA
- Hình thức : Trắc nghiệm 60% + Tự luận 40%
III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Nhật Bản từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
Nhật Bản là nước duy nhất ở Châu Á vươn lên trở thành đế quốc xâm lược
Tác dụng, ý nghĩa của cuộc duy tân Minh trị và quá trình vươn lên của Nhật Bản
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:1/3
Số điểm:1=33.3%
Số câu: 2/3
Số điểm: 2= 66.6%
Số câu:
Số điểm:
Số câu
Số điểm
Số câu: 1
3 điểm= 30%
Trung quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
Nguyên nhân, diễn biến , kết quả và ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm:4=100%
Số câu:
Số điểm:
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu: 1
4 điểm= 40 %
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
Các biện pháp đối phó của các quốc gia Châu Á trước sự xâm lược của các nước Phương Tây
Số phận của các quốc gia Châu Á phụ thuộc vào cách đối phó của các quốc gia này trước sự xâm lược của Phương Tây
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 1/2
Số điểm: 1.5=50%
Số câu
Số điểm
Số câu: 1/2
Số điểm: 1.5=50%
Số câu
Số điểm
Số câu: 1
3 điểm=30 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1/3+1+1/2
Số điểm: 6.5=65%
65%
Số câu: 2/3
Số điểm: 2
20%
Số câu:1/2+1/6
Số điểm:1.5
15%
Số câu: 3
Số điểm :10
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: Ong Kẹo và Commađam đã lãnh đạo khởi nghĩa ở nơi nào?
A. Xavanakhét B. Cao nguyên Bôlôven
C. Châu Đốc, Hà Tiên D. Cao nguyên Lang Bian
Câu 2: Nội dung Hiệp ước 1893 được kí kết giữa Pháp và Xiêm là:
A. Pháp công nhận Xiêm là quốc gia độc lập.
B. Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào.
C. Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Việt Nam.
D. Pháp công nhận Xiêm là quốc gia độc lập nhưng bị hạn chế quyền đối ngoại.
Câu 3: Từ sau cuộc cải cách năm 1892, tòa án, quân đội, trường học ở Xiêm đã được tổ chức lại theo mô hình của
A. Mĩ B. Châu Âu C. Đức D. Nhật Bản
Câu 4: Phe Liên minh ra đời vào năm nào?
A. 1915 B. 1990 C. 1907 D. 1882
Câu 5: Đạo luật chia cắt xứ Bengan được ban hành vào thời gian nào?
A. 7/1885 B. 10/1905 C. 6/1908 D. 7/1905
Câu 6: La Phông-ten nổi tiếng với thể loại văn học gì?
A. Thơ ngụ ngôn B. Thơ tình C. Sử thi D. Trường Ca
Câu 7: "AQ chính truyện" là tác phẩm của ai?
A. Mạc Ngôn B. Lão Xá C. Lỗ Tấn D. Tào Ngu
Câu 8: Minh Trị Thiên hoàng đã có hành động như thế nào đối với chế độ Mạc phủ?
A. Duy trì Mạc phủ như là Bộ nội vụ trong chính phủ mới.
B. Giải tán Mạc phủ nhưng cho Shogun làm Thủ tướng.
C. Thủ tiêu chế độ Mạc phủ.
D. Duy trì Mạc phủ về mặt hình thức, không có thực quyền.
Câu 9: Câu nào sau đây không phải là đặc điểm chung của những cuộc nổi dậy chống thực dân Pháp ở Đông Dương cuối TK XIX – đầu TK XX?
A. Thiếu tổ chức mạnh. B. Thiếu đường lối đúng đắn.
C. Mang tính tự phát D. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
Câu 10: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. 1905 – 1911 B. 1851 – 1891 C. 1851 – 1864 D. 1825 – 1830
Câu 11: Tago đã đoạt giải Nôbel văn học vào năm nào?
A. 1943 B. 1913 C. 1813 D. 1931
Câu 12: Nội dung nào sau đây đã không được Quốc dân đại hội thực hiện?
A. Chia ruộng đất cho nông dân. B. Thông qua Hiến pháp lâm thời.
C. Thành lập chế độ cộng hòa D. Bầu Đại Tổng thống.
Câu 13: Đảng Quốc Đại là chính đảng đầu tiên của giai cấp nào ở Ấn Độ?
A. Nông dân B. Công nhân C. Tiểu tư sản trí thức D. Tư sản
Câu 14: Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập vào thời gian nào?
A. 2/1930 B. 9/1898 C. 8/1905 D. 7/1921
Câu 15: Phái dân chủ cấp tiến trong Đảng Quốc Đại do ai đứng đầu?
A. Akbar B. Nehru C. Tilắc D. Gandhi
Câu 16: Mĩ tuyên chiến với Đức vào ngày tháng năm nào?
A. 11/11/1918 B. 2/4/1917 C. 3/10/1918 D. 28/6/1914
Câu 17: Hai vở balê " Hồ thiên nga" và " Người đẹp ngủ trong rừng" là tác phẩm của ai?
A. Bét-tô-ven B. Tago C. Môda D. Traicốpxki
Câu 18: Đến giữa thế kỉ XIX, nước nào đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn độ?
A. Pháp B. Mĩ C. Đức D. Anh
Câu 19: Ngày 28/6/1914, đã xảy ra sự kiện gì tại bán đảo Bancăng?
A. Đức tuyên chiến với Pháp B. Thái tử Áo – Hung bị ám sát
C. Đức tuyên chiến với Nga D. Không quân Anh tấn công Béclin
Câu 20: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong những năm 1863 – 1866 ở khu vực biên giới Campuchia – Việt Nam?
A. Achaxoa B. Ong Kẹo C. Sivôtha D. Chulalongcon
Câu 21: Pucômpô đã lập căn cứ ở vùng nào?
A. Tây Ninh B. Hà Tiên C. Phnômpênh D. Xavanakhét
Câu 22: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào trong khoảng thời gian 1901 – 1903 do ai lãnh đạo?
A. Sivôtha B. Pucômpô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12473829.doc