III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Trao đổi, đàm thoại;
- Động não;
- Các kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật đọc hợp tác; kĩ thuật hỏi và trả lời; kĩ thuật phân tích phim.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (được tiến hành trong quá trình tổ chức dạy học)
3. Bài mới: GV đặt câu hỏi: Sau Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, cách mạng từng miền Bắc – Nam thực hiện những nhiệm vụ gì?
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền nam (1973 – 1975), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRUNG TÂM GDTX NGHĨA TÂN
BÀI 23
KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC,
GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)
LỊCH SỬ 12
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI GDTX CẤP THPT TỈNH NAM ĐỊNH
Giáo viên: TRẦN ANH CƠ - Ngày sinh: 10/12/1979
Nơi công tác: Trung tâm GDTX Nghĩa Tân
Năm học: 2016 - 2017
Bài 23 (2 tiết)
KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC,
GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)
Tiết 40: PPCT
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Trình bày những thành tựu chính của nhân dân miền Bắc trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất và chi viện cho miền Nam. Chỉ rõ những âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau khi Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau khi Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam; về điều kiện, thời cơ sau khi Mĩ rút quân về nước.
- Nâng cao các kĩ năng sử dụng SGK, kênh hình, trong học tập lịch sử
3. Thái độ, tư tưởng
Bồi dưỡng thế hệ trẻ lòng yêu nước, tự hào về những thắng lợi oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc Đổi mới hiện nay.
4. Định hướng các năng lực hình thành
Thông qua chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin khai thác các dữ liệu; năng lực tự học; năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác phim tư liệu, kênh hình có liên quan đến nội dung bài học.
+ Xác định và giải quyết được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau: từ Âm mưu, thủ đoạn mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau hiệp định Pari đến chủ trương của Đảng ta.
+ So sánh, phân tích để thấy rõ được sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của ta, sự suy yếu, bất lực của quân đội Sài Gòn sau chiến thắng Đường 14 – Phước Long từ đó Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1974 – 1975.
5. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc nắm bắt tình hình cách mạng miền Nam sau hiệp định Pari, Đảng đã họp hội nghị Trung ương lần 21 xác định kẻ thù và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam.
- Kĩ năng ra quyết định: được thể hiện ở nội dung hội nghị Trung ương lần 21 của Đảng 7 – 1973 đã xác định con đường của cách mạng miền Nam tiếp tục con đường cách mạng bằng bạo lực, kiên quyết tấn công địch trên 3 mặt trân: quân sự, chính trị, ngoại giao...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Máy tính, máy chiếu
- Sơ đồ chiến thắng Đường 14 – Phước Long.
- Phim tư liệu, tranh ảnh có liên quan.
- Tài liệu tham khảo có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Đọc kỹ nội dung mục I, xem trước nội dung bài học.
- Sưu tầm phim tư liệu về địch “bình định - lấn chiếm”; chiến thắng Đường 14 – Phước Long; tranh ảnh có liên quan đến bài học.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Trao đổi, đàm thoại;
- Động não;
- Các kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật đọc hợp tác; kĩ thuật hỏi và trả lời; kĩ thuật phân tích phim.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (được tiến hành trong quá trình tổ chức dạy học)
3. Bài mới: GV đặt câu hỏi: Sau Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, cách mạng từng miền Bắc – Nam thực hiện những nhiệm vụ gì?
Hoạt động dạy – học của thầy, trò
Nội dung kiến thức cần đạt
ND giảm tải – không dạy
I. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam.
Hoạt động 1: Tìm hiểu Âm mưu, thủ đoạn mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau hiệp định Pari năm 1973. (cả lớp và cá nhân)
- GV tổ chức cho HS xem phim tư liệu tái hiện lại kiến thức đã học về nội dung cơ bản của Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.
- Học sinh chú ý xem và phân tích phim.
- Sau đó, GV nêu câu hỏi để HS tìm hiểu, trao đổi và trả lời: Sau khi Hiệp định Pari về Việt Nam đã kí (27/1/1973), Mĩ có nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản của hiệp định không? Âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn như thế nào?
HS: Tìm hiểu SGK, trao đổi và trả lời.
GV: Nhận xét, trình bày khái quát có phân tích, kết hợp hướng dẫn HS quan sát Hình 77. Quân đội Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam (dưới sự giám sát của quân đội nhân dân Việt Nam) đồng thời GV cần nhấn mạnh: Tuy đế quốc Mĩ và quân đồng minh của Mĩ đã rút khỏi miền Nam nước ta, nhưng âm mưu, hành động của Mĩ chưa kết thúc. Mĩ vẫn để lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, ồ ạt viện trợ vũ khí, kinh tế. Mĩ chỉ đạo từ xa cho quân đội Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở các cuộc hành quân để “bình định và lấn chiếm” vùng mới giải phóng của ta " Thực chất, đây là hành động tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ.
- GV nêu câu hỏi để HS tìm hiểu, trao đổi và trả lời: Sau hiệp định Pari 1973, cách mạng nước ta có những thuận lợi, khó khăn gì?
HS: Tìm hiểu SGK, trao đổi và trả lời.
GV: Nhận xét, chốt ý
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung Nghị quyết 21 của BCH Trung ương tháng 7 – 1973. (cả lớp và cá nhân)
- GV nêu câu hỏi, tổ chức cho HS nghiên cứu SGK để trao đổi và trả lời:
Trước âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, Đảng ta đã có chủ trương như thế nào?
- HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
- GV nhận xét chốt ý.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn. (cả lớp và cá nhân)
- GV nêu câu hỏi, tổ chức cho HS nghiên cứu SGK để trao đổi và trả lời:
Những thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiến”?
- HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời
GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và chốt ý.
- GV sử dụng lược đồ chiến thắng Phước Long nhấn mạnh cho HS ghi nhớ về sự kiện chiến thắng Đường số 14 - Phước Long của quân giải phóng, kết hợp cho HS theo dõi đoạn phim tư liệu, rồi yêu cầu các em đánh giá ý nghĩa của nó.
HS: Theo dõi đoạn phim tư liệu, lắng nghe trả lời câu hỏi.
- Sau khi HS đánh giá về ý nghĩa của chiến thắng Phước Long, GV nhận xét chốt ý và nhấn mạnh: Chiến thắng Phước Long trên thực tế trên giúp chúng ta hiểu rằng khả năng Mĩ can thiệp trở lại miền Nam Việt Nam bằng quân sự là rất hạn chế " Thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến.
- Giáo viên hướng dẫn HS nghiên cứu SGK để thấy được cuộc đấu tranh của ta trên các mặt trận: chính trị, ngoại giao; hoạt động đấu tranh xây dựng, tạo nguồn dự trữ chiến lược tại các vùng giải phóng.
II. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm” , tạo thế và lực và tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
1. Tình hình miền Nam sau hiệp định Pari 1973:
* Về phía Mĩ:
- Ngày 29/3/1973, quân Mĩ đã rút khỏi nước ta, nhưng chúng vẫn để lại hơn 2 vạn “cố vấn” quân sự, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
* Về phía chính quyền Sài Gòn:
- Được “cố vấn” quân sự Mĩ chỉ huy, chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari, mở các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” để “bình định và lấn chiếm” vùng giải phóng của ta.
" Thực chất Mĩ vẫn tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
* Về phía ta
- Thuận lợi: Mĩ rút, tạo nên sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa ta và địch, có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
- Khó khăn: Ban đầu do không đánh giá hết âm mưu phá hoại Hiệp định Pari của địch, ta đã bị mất một số địa bàn dân cư quan trọng.
2. Chủ trương của Đảng
- Tháng 7 – 1973, Trung ương Đảng họp hội nghị lần 21 và đưa ra những nhận định quan trọng:
+ Kẻ thù của CM vẫn là đế quốc Mĩ và chính tay sai Nguyễn Văn Thiệu
- Hội nghị nêu rõ:
+ Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chống Mĩ và chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu
+ Con đường giải phóng miền Nam bằng bạo lực
+ Nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.
3. Nhân dân miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiến”
* Trên mặt trận quân sự:
- Thực hiện Nghị quyết 21 của Đảng, nhân dân ta kiến quyết đánh trả địch, bảo vệ đất đai, tiến công mở rộng vùng giải phóng.
- Ngày 6/1/1975, quân ta giành thắng lợi lớn ở Đường 14 - Phước Long.
- Ý nghĩa của chiến thắng Đường 14 – Phước Long.
- Chiến thắng Đường 14 - Phước Long chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của ta.
- Sự suy yếu bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp của Mĩ là rất hạn chế.
* Mặt trận đấu tranh chính trị, ngoại giao: được đẩy mạnh nhằm tố cáo Mĩ và chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định. Đòi thi hành các quyền tự do dân chủ.
* Hoạt động đấu tranh xây dựng, tạo nguồn dự trữ chiến lược
- Ở các vùng giải phóng nhân dân ta ra sức khôi phục sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược...
4. Sơ kết bài học
- Giáo viên tóm tắt các ý chính và hướng dẫn học sinh thảo luận so sánh lực lượng giữa ta và địch cuối năm 1974 đầu năm 1975 có gì thay đổi.
- Hướng dẫn học sinh khai thác phim tư liệu về đại thắng mùa xuân 1975.
5. Bài tập - Dặn dò về nhà
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài tập trong SGK/192
- Đọc chuẩn bị trước bài mới.
Ký duyệt của lãnh đạo trung tâm
Giáo viên
Trần Anh Cơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 23 Khoi phuc va phat trien kinh te xa hoi o mien Bac giai phong hoan toan mien Nam 1973 1975_123.doc