Giáo án Lịch sử 12 tiết 1 đến 33

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000

CHƯƠNG I: VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930

BÀI 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 (T1)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Những thay đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động đến tình hình Việt Nam.

- Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của TD Pháp.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử. Mối liên hệ giữa lịch sử thế giới với lịch sử Việt Nam.

3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu nước, căm thù giặc, tinh thần đấu tranh chống TD Pháp xâm lược và tay sai, giải phóng dân tộc.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên Sgk, bản đồ và tranh ảnh cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp.

2. Học sinh: Sưu tầm ca dao, tục ngữ về thân phận của người nông dân, công nhân VN thời kì này.

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, cả lớp, cá nhân.

2. Kỹ thuật dạy học tích cực: Động não.

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động (5 phút)

* Mục tiêu:

Giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài mới.

* Cách tiến hành:

GV cho HS xem 1 số hình ảnh về khai thác thuộc địa. Sau đó hỏi HS Theo em LSTG 1945-2000 có những nội dung nào cần quan tâm ? HS suy nghĩ trả lời Một số nội dung.

 

docx177 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 12 tiết 1 đến 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Giáo viên Công nghệ thông tin, tranh ảnh, tư liệu tham khảo... 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, vở soạn. -Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Nguyễn Thái Học và ba tổ chức cách mạng. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Giải quyết vấn đề. 2. Kỹ thuật dạy học tích cực: Động não. III. TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động (5 phút) * Mục tiêu: - Giúp học sinh huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới. * Cách tiến hành: GV cho HS xem bức tranh Nguyễn Ái Quốc giảng dạy những thanh niên yêu nước ở Quảng Châu. Sau đó GV hỏi: em biết gì về hình ảnh trên trên? HS suy nghĩ trả lời Dự kiến sản phẩm: -Dự kiến HS trả lời: Nguyễn Ái Quốc giảng dạy những thanh niên yêu nước ở Quảng Châu. Nếu ko trả lời được, GV tiếp tục mời các em khác bổ sung. - GV bổ sung và dẫn dắt vào bài mới: Từ những năm 1925 -1930, trên đất nước ta lần lượt xuất hiện các tổ chức cách mạng hoạt động song song với nhau. Đó là Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng, ... Để hiểu được quá trình hình thành và hoạt động của các tổ chức trên, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay 2. Hoạt động hình thành kiến thức (30 phút) Thao tác 1 (20 phút): Cả lớp, cá nhân. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Mục tiêu: - Giúp HS chiếm lĩnh được + Kiến thức: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên + Kỹ năng: Phân tích * Cách tiến hành: - GV hệ thống lại tình hình Việt Nam đến 1924 H: Sự cảnh ra đời của hội Việt Nam cách mạng thanh niên? + Hs theo dõi SGK trả lời. Gv nhận xét và chốt ý. Nhấn mạnh tới “tầm nhìn xa trông rộng” của Nguyễn Ái Quốc khi người lựa chọn đối tượng là thanh niên để làm lực lượng nòng cốt cho cách mạng, giúp HS thấy được trách nhiệm của thê hệ trẻ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. H: Từ lúc thành lập cho đến 1928, hội VNCMTN thực hiện sứ mệnh gì? (gợi ý: xem lại lí do NAQ thành lập Hội) + Hs trả lời. Gv nhận xét, chốt ý, sử dụng hình báo Thanh Niên, sách “đường kách mệnh” – liên hệ thực tế ngày báo chí Việt Nam 21/6. GV hướng dẫn HS quan sát hình bìa cuốn sách Đường Kách mệnh và nhấn mạnh: Ðường Kách mệnh được viết một cách mộc mạc, đơn giản, ngắn gọn, nhưng nội dung phong phú, hàm chứa những tư tưởng lớn mang tính quốc gia và quốc tế vĩ đại của Hồ Chí Minh. Người đã đưa chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào Việt Nam theo cách của riêng mình. Với những lời mộc mạc, dễ hiểu về "vũ khí tư tưởng của thời đại", làm cho lý luận Mác - Lê-nin đến với Việt Nam, thật giản dị và sinh động. GV khẳng định: Hai ấn phẩm trên đã trang bị lí luận cho cán bộ cách mạng. Sau khi được trang bị lí luận và đào tạo các hội viên về nước và hoạt động trong phong trào “vô sản hóa”. Về tác động của phong trào: GV cho HS đọc to phần chữ nhỏ trong SGK trang 84, qua đó HS có thể nhận xét về phong trào đấu tranh công nhân, cũng như qui mô, địa bàn của phong trào GV sử dụng kĩ thuật động não yêu cầu HS trả lời trong 3p: Em hiểu thế nào là vô sản hóa? + Hs suy nghĩ phát biểu quan điểm hiểu biết của mình, Hs khác bổ sung. Gv nhận xét, chốt ý về khái niệm vô sản hóa và mục đích của phong trào vô sản hóa. - Hoạt động thảo luận chung: Những hoạt động của Hội có vai trò ntn đối với cách mạng Việt Nam ? + Hs thảo luận trả lời. Gv nhận xét, chốt ý: - Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. - Tạo điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929. * Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: Nắm được nội dung bài. I. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG 1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên a. Sự thành lập - 11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), liên lạc với những người Việt Nam yêu nước trong tổ chức Tâm Tâm xã. - 2/1925, thành lập Cộng sản đoàn. - 6/1925, thành lập Hội VNCMTN. b. Hoạt động - Mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng. - Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền: + Xuất bản báo Thanh niên (21-6-1925). + Xuất bản tác phẩm Đường kách mệnh (1927) à Báo Thanh niên và sách Đường Kách mệnh đã tuyên truyền lý luận cho cán bộ cách mạng và các tầng lớp nhân dân Việt Nam. + Năm 1928, Tổ chức phong trào “vô sản hóa”...tiến hành tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị cho công nhân. c. Tác động (Vai trò) của hội Việt Nam Cách mạng thanh niên - Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. - Tạo điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929. Thao tác 2 (2 phút): Cá nhân. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục 2.Tân Việt Cách mạng đảng. 2. Tân Việt cách mạng đảng 3. Hoạt động luyện tập (7 phút) * Mục tiêu: - Giúp HS củng cố + Kiến thức: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được tìm hiểu + Kỹ năng: Vẽ sơ đồ băng thời gian * Cách tiến hành: Vẽ sơ đồ: Sự ra đời, hoạt động của VNCMTN ở Việt Nam. * Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: 11/1924 1925 1927 1928 -------------/----------------/-----------------------------/---------------/-------> 4. Hoạt động vận dụng (2 phút) Nhận xét về ảnh hưởng hoạt động của VNCMTN đối với cách mạng trong nước? 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng (2 phút) - Tìm đọc bài thơ: Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu. IV. DẶN DÒ (2 phút) a. Làm Bài tập ở sách bài tập và các câu hỏi SGK. b. Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu trước tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng và so sánh với Hội VNCMTN theo các tiêu chí: Sự thành lập, đường lối, địa bàn hoạt động, hoạt động chính, lực lượng. RÚT KINH NGHIỆM Tiết CT: 20 Ngày soạn: 11/9/2018 BÀI 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1925 ĐẾN 1930 (T2) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Tổ chức cách mạng Việt Nam Quốc dân đảng, đường lối, cuộc khởi nghĩa Yên Bái và nguyên nhân thất bại. - Trình bày được những nguyên nhân của sự phân liệt Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản năm 1929: Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn. Từ đó thấy được sự lớn mạnh của xu hướng theo con đường cách mạng vô sản. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tính chất vai trò lịch sử của các tổ chức đảng phái chính trị, đặc biệt là vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập.. 3. Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Công nghệ thông tin, giấy A4, giấy A0. 2. Học sinh: Sách, vở.. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Hoạt động Nhóm, cả lớp, cá nhân. 2. Kỹ thuật dạy học tích cực: Khăn trải bàn. III. TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động (5 phút) * Mục tiêu: - Kích thích sự phân tích, khái quát kiến thức cũ, trên cơ sở đó GV hình thành kiến thức mới của bài học. * Cách tiến hành: GV khái quát kiến thức cũ, dẫn dắt vào bài mới Cùng với sự ra đời và hoạt động của Hội VNCMTN đứng trên lập trường giai cấp vô sản, thời gian này còn có nhiều tổ chức cách mạng khác xuất hiện và có ảnh hưởng nhất định đến lịch sử lúc bấy giờ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài 13, tiết 2 2. Hoạt động hình thành kiến thức (36 phút) Thao tác 1 (16 phút): Hoạt động Nhóm. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Mục tiêu: - Giúp HS chiếm lĩnh được + Kiến thức: Tổ chức cách mạng Việt Nam Quốc dân đảng, đường lối, cuộc khởi nghĩa Yên Bái và nguyên nhân thất bại. + Kỹ năng: Phân tích, lập bảng thống kê. * Cách tiến hành: Hoạt động 1 : PHIẾU HỌC TẬP GV chia lớp học thành nhiều nhóm (mỗi nhóm 2 người) - GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. Dựa vào thông tin trong SGK so sánh 2 tổ chức VNQDĐ và HVNCMTN, theo tiêu chí sau B1: GV chia lớp học thành nhiều nhóm (mỗi nhóm 8 HS ở 4 bàn ngồi chụm lại). B2: GV cung cấp nội dung cho các Nhóm làm việc trong 10p. Câu 1: So sánh 2 tổ chức Hội VNCMTN và VNQDĐ theo mẫu sau. Nội dung Hội Việt Nam cách mạng thanh niên VNQDĐ Sự thành lập 1925 1927 Đường lối chính trị Khuynh hướng vô sản Khuynh hướng tư sản Địa bàn hoạt động Tổng hội đặt tại Quảng Châu Khắp ba kì đều có các tổ chức Chủ yếu tại Bắc Kì Hoạt động -Ra báo thanh niên. -Phong trào « vô sản hóa » -Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước -Bạo động, ám sát (trùm mộ phu Badanh). -Khởi nghĩa Yên Bái Lực lượng Nhân dân lao động -tư sản dân tộc. -nông dân khá giả. -địa chủ. -Binh lính người Việt là chủ yếu Kết quả Phân hóa thành các tổ chức cộng sản, sau đó hợp nhất thành Đảng Cộng Sản Việt Nam Khuynh hướng vô sản thành công Tan rã sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái Khuynh hướng tư sản thất bại Câu 2: Bài học kinh nghiệm của khởi nghĩa Yên Bái để lại là gì? -Vận động, tổ chức và tập hợp quần chúng đấu tranh. -Thời cơ trong khởi nghĩa. -Kết nạp đảng phải thận trọng. B3: HS các nhóm viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của mình. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút. - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời - Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0). B4: Cho học sinh lên trình bày, giáo viên chốt ý lại, sau đó treo bảng phụ lên để học sinh so sánh giửa 2 tổ chức. B5: GV nhận xét, chốt kiến thức. GV mở rộng: Khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản đã thất bại vì những lí do sau: (VNQDĐ là đại diện) -Chính trị: Theo chủ nghĩa tam dân của Tông Trung Sơn, nhưng loại bỏ những chính sách có tính chất cách mạng như: ruộng đất cho dân cày, hỗ trợ công nông trong đấu tranh. -Tôn chỉ, mục đích: còn chung chung, chưa rõ. -Tổ chức: lỏng lẻo, kỉ luật thiếu nghiêm minh, kết nạp đảng viên bừa bãi. -Hoạt động: bạo động vũ trang (không chú ý đến tuyên truyền vận động, không có cơ quan ngôn luận, không có lí luận cách mạng, nặng về ám sát cá nhân, không có cơ sở trong quần chúng) * Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: Sản phẩm thống kê của học sinh. 3. Việt Nam quốc dân Đảng Nội dung VNQDĐ Sự thành lập -25/12/1927 Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính... Đường lối chính trị - Lúc mới thành lập chưa có đường lối rõ ràng. - Năm 1928, nêu chủ nghĩa của Đảng là “chủ nghĩa xã hội dân chủ”, nguyên tắc “tự do- bình đẳng – bác ái”. Khuynh hướng - Dân chủ tư sản. Địa bàn hoạt động chủ yếu ở một số địa phương Bắc Kì. Hoạt động Tổ chức vụ ám sát trùm mộ phu Badanh (2-1929). - Cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Lực lượng tư sản dân tộc, binh lính người Việt, nông dân khá giả và địa chủ. Kết quả * Cuộc khởi nghĩa Yên Bái. - Hoàn cảnh: 2/1929, Pháp tiến hành khủng bố dã man, VNQDĐ tổn thất. - Diễn biến: + Đêm 9-2-1930: khởi nghĩa bắt đầu ở Yên Bái, Phú Thọ + Tại Yên Bái nghĩa quân chiếm được trại lính nhưng không làm chủ được tỉnh lị. - Kết quả: Thất bại. - Nguyên nhân thất bại: + Khách quan: Lúc này Pháp còn mạnh đủ sức để đàn áp một cuộc khởi nghĩa vừa đơn độc, vừa non kém như khởi nghĩa Yên Bái + Chủ quan: VNQDĐ chưa có cương lĩnh rõ ràng, thành phần ô hợp, không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Khởi nghĩa bị động, không chuẩn bị kĩ càng. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại thể hiện tính non yếu của một tổ chức chính trị, đại diện cho xu hướng dân tộc tư sản cách mạng Việt Nam. -Ý nghĩa: + Cổ vũ lòng yêu nước, căm thù giặc của nhân dân. + Chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc Dân Đảng và xu hướng cách mạng tư sản ở Việt Nam. Thao tác 2 (14 phút): Cả lớp, cá nhân. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Mục tiêu: - Kiến thức: Trình bày được những nguyên nhân của sự phân hóa Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản năm 1929. Từ đó thấy được sự lớn mạnh của xu hướng theo con đường cách mạng vô sản. - Kĩ năng: Phân tích * Cách tiến hành: H: Hoàn cảnh nào đã dẫn tới sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản vào cuối 1929? + HS đọc sgk, suy nghĩ và trả lời. GV Phân tích để giúp HS thấy yêu cầu cần thành lập 1 chính đảng VS lúc bày là 1 yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc GV giới thiệu về hoàn cảnh nước ta năm 1929. -Khách quan: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, Pháp đổ khủng hoảng lên đầu nhân dân Đông Dương. 1928 trở đi phong trào “vô sản hóa” diễn ra sôi nổi. -Chủ quan: Phong trào công nhân phát triển mạnh, xuất hiện 3 tổ chức cộng sản gây nên bất lợi cho phong trào công nhân. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị thành lập đảng. -Trực tiếp chủ trì thành lập đảng -Phê phán 3 tổ chức cộng sản -Viết chính cương sách lược vắn tắt vạch ra đường lối cho cách mạng VN - Gv yêu cầu Hs đọc sgk và dựa vào sơ đồ phân hóa 3 tổ chức cách mạng để tóm tắt sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản cuối năm 1929. H: Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản cuối năm 1929 có ý nghĩa gì? + HS suy nghĩ trả lời. GV chốt ý và nhận xét: - Phản ánh xu thế phát triển tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam. - Chứng tỏ con đường cách mạng theo chủ nghĩa Mác - Lênin chiếm ưu thế. - Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng cộng sản. * Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: Nội dung của 3 tổ chức cộng sản. II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI 1. Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản năm 1929 a. Hoàn cảnh - 1929, phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh. - 3/1929, một số hội viên Hội VNCMTN ở Bắc Kỳ đã lập Chi bộ cộng sản đầu tiên. b. Qúa trình thành lập ba tổ chức cộng sản - 5/1929, tại Đại hội I Hội VNCMTN, đề nghị thành lập ĐCS của đoàn đại biểu Bắc Kì không được chấp nhận. - 6/1929, các cơ sở cộng sản Bắc kì quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng. - 8/1929, hội VNCMTN ở Nam kì thành lập tổ chức An Nam cộng sản đảng. - 9/1929, bộ phận đảng viên tiên tiến trong Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. c. Ý nghĩa - Phản ánh xu thế phát triển tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam. - Chứng tỏ con đường cách mạng theo chủ nghĩa Mác - Lênin chiếm ưu thế. - Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng cộng sản. 3. Hoạt động luyện tập (5 phút) * Mục tiêu: - Giúp HS củng cố + Kiến thức: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được tìm hiểu + Kỹ năng: trả lời câu hỏi trắc nghiệm. * Cách tiến hành: Câu 1. Vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng đã chấm dứt kể từ khi A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. B. cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại. C. phong trào bãi công Ba son xuất hiện. D. ba tổ chức cộng sản trong nước xuất hiện. Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) của Việt Nam Quốc dân Đảng thất bại đánh dấu A. chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam. B. phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam bước vào thời kì tự giác. C. vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp tư sản trên vũ đài chính trị chấm dứt. D. sự phát triển tất yếu của phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản. Câu 3. Khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX vì A. phong trào công nhân đã hoàn toàn trở thành tự giác. B. giải quyết được mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản. C. đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc. D. khuynh hướng yêu nước dân chủ tư sản đã hoàn toàn thất bại. Câu 4. Vì sao tháng 3/1929, hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lại thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên tại số 5D, Hàm Long - Hà Nội? A. Đối phó lại sự đàn áp gắt gao của Pháp. B. Vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản. C. Để huấn luyện, đào tạo cán bộ cho cách mạng. D. Để thực hiện chủ trương “vô sản hóa” của Hội. * Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: - HS trả lời được câu hỏi trắc nghiệm 4. Hoạt động vận dụng (2 phút) Vì sao 3 tổ chức CS ra đời vào năm 1929? sự ra đời đó khẳng định điều gì? 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng (2 phút) - Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. IV. DẶN DÒ(1 phút) a. Học bài cũ. b. Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 - 1930. RÚT KINH NGHIỆM Tiết CT: 20 Ngày soạn: 20/9/2018 BÀI 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1925 ĐẾN 1930 (T3) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Trình bày được hoàn cảnh ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nghị thành lập đảng (đầu năm 1930). - Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: phân tích nội dung và tính sáng tạo của cương lĩnh đó; Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam :bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. - Vai trò lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng: Vận động thành lập, chủ trì việc thống nhất ba tổ chức cộng sản, soạn thảo cương lĩnh đầu tiên của đảng. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tính chất vai trò lịch sử của các tổ chức đảng phái chính trị, đặc biệt là vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. 3. Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Công nghệ thông tin. 2. Học sinh: Sách vở, tài liệu liên quan III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, Thảo luận chung. 2. Kỹ thuật dạy học tích cực: Động não. III. TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động (4 phút) * Mục tiêu: - Kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết, trên cơ sở đó GV hình thành kiến thức mới của bài học. * Cách tiến hành: GV khái quát lại bài trước để vào bài mới. Ba tổ chức cộng sản xuất hiện một mặt phản ánh xu thế của cách mạng theo con đường vô sản, nhưng mặt trái là tình trạng công kích lẫn nhau dẫn đến nguy cơ chia rẽ lớn. Trước tình hình đó Nguyễn Ái Quốc đã có biện pháp kịp thời để đưa cách mạng thoát khỏi tình trạng này, cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức (30 phút) Thao tác 1 (10 phút): làm nhóm Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Mục tiêu: - Giúp HS chiếm lĩnh được + Kiến thức: Sự kiện thành lập Đảng. + Kỹ năng: Phân tích, đánh giá sự kiện - Giúp HS hình thành được (kiến thức mới). * Cách tiến hành: - GV dẫn dắt: Ba tổ chức cộng sản ra đời, mặt tích cực là chứng tỏ phong trào cách mạng trong nước phát triển. H: Bên cạnh đó, 3 tổ chức cộng sản xuất hiện mặt tiêu cực gì đối với phong trào cách mạng? + HS trả lời. GV chốt ý, phân tích, kết luận để cho HS thấy việc thống nhất các tổ chức Cộng sản lại lŕ 1 yęu cầu khách quan vŕ cấp thiết của cách mạng Việt Nam. - GV hướng dẫn HS quan sát hình 30, tr. 88 – sgk, hình hội nghị thành lập Đảng và giới thiệu về cương vị của NAQ trong thời điểm này; giới thiều thêm về địa điểm thành phần của Hội nghị và vai trò của NAQ trong Hội nghị. H: dựa vào sơ đồ quá trình hình thành Đảng cộng sản Việt Nam, hãy tóm tắt lại quá trình thành lập Đảng từ 1929. GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu hỏi với nội dung sau: Nhóm 1: Em hãy tìm hiểu nội dung và ý nghĩa Cương lĩnh đầu tiên cảu Đảng, theo mẫu sau. 1. Nội dung - Đường lối chiến lược: ................................ - Nhiệm vụ cách mạng: ............................... - Lực lượng cách mạng: ............................... -Lực lượng lãnh đạo: .................................... - Mối quan hệ của cách mạng Việt Nam đối với phong trào cách mạng thế giới: - Ý nghĩa: .. Nhóm 2: Làm sáng tỏ tính khoa học và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng. *Tính khoa học. -Đưa quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin vào phong trào cách mạng Việt Nam. -Kết hợp giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. *Tính sáng tạo. -Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu -Đoàn kết dân tộc rộng rãi (lực lượng cách mạng) Nhóm 3: Đảng CSVN ra đời là sản phẩm của sự kết hợp CN Mác- Lê nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN. -CN Mác- Lê nin: được truyền bá vào Việt Nam (Ng. Ái Quốc viết báo, xuất bản tác phẩm Đường Kách Mệnh, bản án chế độ thực dân Pháp) -Phong trào công nhân: Trước chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính tự phát, gắn với quyền lợi kinh tế, sau chiến tranh thế giới thứ nhất có sự trưởng thành (1 số tổ chức chính trị xuất hiện), xuất hiện 3 tổ chức cộng sản →ĐCSVN ra đời. -Phong trào yêu nước: phong trào theo khuynh hướng tư sản thất bại (khởi nghĩa Yên Bái của VNQDĐ), khuynh hướng vô sản phát triển mạnh (HVNCMTN) Nhóm 4: Vì sao nói ĐCSVN ra đời tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử VN. -Đảng vạch ra đường lối: giải phóng dân tộc đi lên CNXH, chấm dứt khủng hoảng về mặt đường lối. -XD khối liên minh công nông: trước kia phong trào yêu nước chỉ mới kêu gọi chống Pháp, giành độc lập chưa chú ý đến quyền lợi của nhân dân. Còn đảng chú ý đến quyền lợi của nhân dân, đây là nhân tố bảo đảm thắng lợi của cách mạng. -Phương pháp cách mạng đúng đắn: phong kiến khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, chưa có tính liên kết dễ bị tiêu diệt, dân chủ tư sản phương pháp cầu viện và cải cách, chưa dựa vào sức mình. Đảng ta sử dụng bạo lực cách mạng kết hợp xây dựng lực lượng chính trị tiến tới tổng khởi nghĩa. -Đảng liên minh với cách mạng trên thế giới nên nhận được sự đồng tình và ủng hộ trên thế giới. Về ý nghĩa lịch sử GV cần nhấn mạnh: đó là Cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp dân tộc và vấn đề giai cấp, độc lập và tự do là cốt lõi của cương lĩnh Sau 7 phút làm bài, giáo viên gọi các nhóm lên trình bày, giáo viên chốt ý. * Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: Sản phẩm làm nhóm của học sinh. 2. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam a. Hoàn cảnh lịch sử - Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau. à Yêu cầu đặt ra: thống nhất các tổ chức cs. - Nguyễn Ái Quốc trở đã triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất. - Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6-1-1930 tại Cửu Long (TQ) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. b. Nội dung hội nghị - Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản. - Hội nghị đã nhất trí hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là ĐCSVN. - Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đây là bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta. c. Nội dung của cương lĩnh - Xác định Đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam: là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản - Nhiệm vụ: là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam độc lập tự do. - Lực lượng cách mạng: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Còn phú nông, trung và tiểu địa chủ, tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập họ. - Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam. - Mối liên hệ: liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. à Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập dân tộc và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này. d. Ý nghĩa hội nghị - Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản mang tầm vóc của một đại hội thành lập Đảng. Thao tác 2 (20 phút): Cả lớp, thảo luận chung. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Mục tiêu: - Kiến thức: Ý nghĩa của thành lập Đảng - Kĩ năng: Phân tích * Cách tiến hành: H: Sự ra đời của ĐCS VN có ý nghĩa gì? + HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời. GV nhận xét và kết luận. H: Vì sao nói sự ra đời của Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam ? + HS trả lời. GV chốt ý, kết luận: H: Đảng ra đời trong bối cảnh cách mạng nước ta như thế nào? H: Vì sao nói Đảng ra đời là kết quả sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sư H: Đảng ra đời sẽ ảnh hưởng đến cách mạng nước ta như thế nào? H: Đảng ra đời có ý nghĩa như thế nào? - Câu hỏi thảo luận chung: Nguyễn Ái Quốc có vai trò gì đối với sự ra đời của ĐCSVN ? - HS thảo luận, trả lời. GV nhận xét, bổ sung. * Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: d. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp. - Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. - Tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam: + Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. + Từ đây cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn khoa học, sáng tạo. + Cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. + Là sự chuẩn bị tất yếu, đầu tiên, có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của cách mạng Việt Nam. - Đại hội Đảng lần thứ III (9-1960) quyết nghị lấy ngày 3-2 hàng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng 3. Hoạt động luyện tập (5 phút) * Mục tiêu: - Giúp HS củng cố + Kiến thức: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được tìm hiểu + Kỹ năng: Vẽ sơ đồ * Cách tiến hành: Học sinh vẽ sơ đồ * Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: Hội VNCMTN 6/1925 Tân Việt cách mạng đảng (1925) An Nam cộng sản đảng (8/1929) Đông Dương Cộng Sản đảng (6/1929) Đông Dương CS liên đoàn (9/1929) Đảng Cộng Sản Việt Nam (2/1930) Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng (2/1930) Đường lối CM: CMTS dân quyền, tiến tới XH cộng sản Nhiệm vụ CM: Đánh Pháp, pk, tư sản phản CM Lực lượng CM: CN, ND, TTS, trí thức, còn phú nông, trung và tiểu địa TS dtoc trung lập hoặc lợi dụng Lãnh đạo CM: Đảng Cộng Sản Việt Nam Quan hệ CM: Liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản. Mục tiêu CM: Làm cho VN được độc lập tự do 4. Hoạt động vận dụng (2 phút) - Vì sao Đảng cộng sản VN ra đời? chứng minh sự ra đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 1_12472984.docx
Tài liệu liên quan