Bài 19: BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951-1953)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- HS trình bày được lí do Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương; nét chính của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
- Trình bày được nội dung và ý nghĩa lịch sử của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
- Nêu được những thành tựu chính trong công tác xậy dựng hậu phương từ sau chiến thắng Biên giới thu-đông 1950
- Rút ra và phân tích được mục đích của chiến dịch và ý nghĩa của những chiến thắng quân sự của quân ta từ sau chiến thắng Biên giới thu-đông 1950.
2. Về kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng sử dụng tranh,ảnh,lược đồ lịch sử,những đoạn trích dẫn để nhận thức lịch sử.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
3. Thái độ: - Củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.
- Học tập tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí của anh bộ đội Cụ Hồ
- Biết ơn, trân trọng sự ủng hộ quý báu của bè bạn quốc tế đối với nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Có thái độ căm thù thực dân Pháp và can thiệp Mỹ xâm lược nước ta.
159 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 12 trọn bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
- Người soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt--> Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
==> Ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân.
Hoạt động 6: Tìm hiểu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự t ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
(Hình thức tố chức dạy học: cá nhân/cả lớp)
6. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
GV cho HS thảo luận cả lớp trên cở sở kiến thức đã học, làm rõ vấn đề sau: Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
HS suy nghĩ, thảo luận và trwr lời. HS khác nghe, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận
- Tìm ra con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam: cách mạng vô sản.
- Chuẩn bị về tư tưởng, lý luận chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Triệu tập hội nghị thống nhất 3 tổ chức cộng sản và thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
3. Luyện tập
GV khái quát nội dung chuyên đề thông qua sơ đồ tư duy (có thể sử dụng lại các sơ đồ phía trên bài học).
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC :
Về nhà học bài cũ, làm bài tập
Chuẩn bị bài mới: Phong trào cách mạng 1930- 1935(t1)
Nắm: - Tình hình Việt Nam trong những năm 1929- 1933
- Phong trào cách mạng 1930- 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ- Tĩnh
GV kết thúc tiết học bằng bài hát: (HS lớp chuẩn bị tiết mục)
Bài: Đảng đã cho ta một mùa xuân ---> Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tiết thứ 21-22 Ngày soạn: 26 .10.2017
CHƯƠNG II. VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN 1945
BÀI 14. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930- 1935 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Học xong bài này, yêu cầu :
- HS trình bày được những nét cơ bản về tình hình Việt Nam trong những năm 1929- 1933. Từ đó rút ra nhận xét.
- Trình bày được những nét chính về phong trào cách mạng nước ta trong thời kì đầu có Đảng lãnh đạo. Từ đó nhận xét về lực lượng tham gia, mục tiêu đấu tranh, hình thức, quy mô phong trào.
- Trình bày được những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào cách mạng 1930- 1931.
- Nêu và phân tích được ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931.
- Trình bày được nội dung của Hội nghị lần thứ nhất BCHTU Đảng cộng sản Việt Nam, ý nghĩa của Hội nghị.
- Nêu và phân tích được những nội dung của Luận cương chính trị (10/1930) và so sánh với Cương lĩnh chính trị (2/1930).
2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng xác định kiến thức cơ bản để nắm vững bài.
- Có hiểu biết về phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng niềm tự hào về sự nghiệp đấu tranh vẻ vang của Đảng, niềm tin vào Đảng. Từ đó biết xác định trách nhiệm của bản thân trong phấn đấu để giữ gìn những thành quả mà Đảng mang lại, tiếp tục sự nghiệp cách mạng của đất nước trong thời kì mới.
4. Định hướng các năng lực hình thành:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện sự kiện
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS :
1. Giáo viên: Giáo án điện tử, bài giảng điện tử
Một số tư liệu khác .
2. Học sinh: - Làm bài tập ở nhà.
- Đọc và chuẩn bị bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỶ THUẬT DẠY HỌC: trình bày, phân tích, nhận xét, thảo luận, liên hệ, máy tính...
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tạo tình huống:
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Phương pháp: GV cho HS nghe một bài hát và hỏi: Bài hát chúng ta vừa nghe nhắc đến sự kiện gì? Các em biết gì về sự kiện đó? HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét
c. Dự kiến sản phẩm: Bài hát các em vừa nghe có tên là: Trên quê hương Xô Viết. Viết về sự kiện Xô Viết Nghệ - Tĩnh năm 1930. Năm 1930 Đảng Cộng Sản Việt nam ra đời, đây là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Sau khi ra đời Đảng đã nhanh chóng tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đưa cách mạng nước ta bước vào thời kì đấu tranh quyết liệt, mạnh mẽ trong những năm 1930- 1931 với đỉnh cao là Xô viết nghệ- Tĩnh. Phong trào cách mạng trong những năm 1930- 1931 có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa Tháng tám sau này.
2. Hình thành kiến thức mới.
Tiết 1
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam 1929- 1933.
HOẠT ĐỘNG I : Cá nhân
Bước 1.
* Trước hết giáo viên gợi mở để HS tái hiện lại những kiến thức lịch sử thế giới về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933. Có thể cung cấp cho các em một vài số liệu liên quan đến nước Pháp trên màn hình PP:
- Sản lượng CN Pháp giảm 1/3, nông nghiệp giảm 2/5, thu nhập quốc dân giảm 1/3
- Lương của công nhân giảm từ 30% đến 40%, thu nhập của nông dân giảm 2,7 lần, 1 vạn chủ xí nghiệp nhỏ, 10 vạn tiểu thương bị phá sản
* Bước 2
- GV? Hãy nêu thực trạng kinh tế- xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế 1929- 1933?
HS tìm hiểu phần 1, 2 trong SGK để trả lời câu hỏi do GV đưa ra.
- GV gọi 1-2 em trả lời, các HS khác chú ý bổ sung.
- GV nhận xét, củng cố những ý cơ bản
- GV nêu tiếp câu hỏi: từ những mâu thuẫn trên hãy cho biết nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam lúc này là gì?
=> Chống đế quốc, chống phong kiến thực hiện giải phóng dân tộc.
HOẠT ĐỘNG II: Tìm hiểu phong trào cách mạng 1930- 1931
* Bước 1: Thảo luận nhóm:
GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận những nội dung chính trong phần
+ Nhóm 1,2: Trình bày những nét chính về phong trào cách mạng trên phạm vi toàn quốc và ở Nghệ- Tĩnh trong nửa đầu năm 1930.
+ Nhóm 3,4: Qua phong trào cách mạng thời kì 1930- 1931 hãy nêu : nhiệm vụ, hình thức đấu tranh, lực lượng tham gia.
- Các nhóm tiến hành thảo luận trong vòng 5 phút, ghi ý kiến của mình vào giấy và cử đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác chú ý và bổ sung.
- Sau khi từng nhóm trình bày, GV cho các nhóm khác bổ sung. Cuối cùng GV củng cố và cho điểm nhóm xuất sắc nhất.
- GV kết hợp với sử dụng lược đồ phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh, tư liệu để trình bày về diễn biến của phong trào cách mạng trong những năm 1930- 1931 trên màn hình PP.
+ Chú ý các sự kiện tiêu biểu: 1/5/1930, 12/ 9/ 1930
+ Cung cấp một số tư liệu: Trước khí thế đấu tranh của nhân dân ta, bọn Pháp hết sức hoang mang. Báo cáo của tướng Pháp Moocsê viết: “chỉ trong vài tuần, chủ nghĩa cộng sản lan dần từ chỗ này đến chỗ khác, hầu như khắp các làng trong thung lũng sông Cả và đồng bằng Hà Tĩnh”.
Toàn quyền Rô banh viết về bọn tay sai như sau: “Họ hoàn toàn bất lực, chẳng làm được điều gì để ngăn cản sự mở rộng của phong trào. Chính quyền bản xứ thuộc mọi cấp trong tỉnh bị tê liệt”
- GV giải thích khái niệm “Xô viết”.
Bước 2. Cả lớp
GV?Sự thành lập và những hoạt động chủ yếu của Xô viết nghệ- Tĩnh. Từ đó rút ra nhận xét?
HS : Sự thành lập Xô viết Nghệ Tĩnh, những chính sách tích cực của Xô viết, từ đó có sự so sánh với các chính quyền phong kiến, thực dân đang tồn tại ở các địa phương trong cả nước lúc bấy giờ.
GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
I. Việt Nam trong những năm 1929- 1933.
1. Tình hình kinh tế.
- Nông nghiệp: Lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bỏ hoang nhiều.
- Công nghiệp: sản lượng các ngành bị suy giảm.
- Thương nghiệp: Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
=> Kinh tế suy thoái, khủng hoảng nghiêm trọng.
2. Tình hình xã hội.
- Các tầng lớp nhân dân đều lâm vào tình trạng điêu đứng, cực khổ: + nông dân chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi
+ công nhân thất nghiệp, thợ thủ công bị phá sản
à Mâu thuẫn xã hội sâu sắc: mâu thuẫn giữa nhân dân với thực dân Pháp, mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp địa chủ.
II. Phong trào cách mạng 1930- 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ- Tĩnh.
1. Phong trào cách mạng 1930- 1931
a. Phong trào trên toàn quốc:
- Từ tháng 2- 4/ 1930: nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân với khẩu hiệu tăng lương, giảm giờ làm, đòi giảm sưu, thuế
- Tháng 5 trên cả nước liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh tiêu biểu là sự kiện 1/ 5/ 1930.
- Phong trào tiếp tục diến ra trong tháng 6, 7, 8.
b. Phong trào ở Nghệ Tĩnh:
- Tháng 9/ 1930 phong trào dâng cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12/ 9/1930
=> hệ thống chính quyền địch ở nhiều thôn xã bị tê liệt và tan rã. Nhiều cấp ủy Đảng đã lãnh đao nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương => “Xô viết”.
2. Xô viết Nghệ- Tĩnh.
- Chính trị: thực hiện các quyền tự do, dân chủ, thành lập các tổ chức quần chúng.
- Kinh tế: chia ruộng đất cho nhân dân, bãi bỏ các thứ thuế vô lí
- Văn hóa- Xã hội: mở các lớp dạy chữ quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan, giữ vững trật tự trị an.
=> Xô viết đã đem lại nhiều quyền lợi cơ bản cho nhân dân, là chính quyền của dân, do dân và vì dân
Tiết 2
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nội dung,ý nghĩa Hội nghi TW lâm thời ĐCS Việt Nam.
GV? Hội nghị lần thứ nhất BCH TW Đảng được triệu tập trong hoàn cảnh nào? Nội dung , ý nghĩa của hội nghị ?
HS nghiên cứu SGK suy nghĩ trả lời. HS khác nghe, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận.
GV? So với cương lĩnh chính trị đầu tiên, luận cương chính trị của đ/c Trần Phú có những hạn chế gì?
Giáo viên gợi ý: hạn chế về nhiệm vụ cách mạng, về động lực
HOẠT ĐỘNG II: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930- 1931 (cá nhân- cặp đôi)
- GV đặt vấn đề: Từ giữa 1931 phong trào cách mạng dần lắng xuống. Song Nguyễn Ái Quốc đánh giá rất cao phong trào 1930 -1931. "Tuy thực dân Pháp đã dập tắt phong trào trong biển máu, nhưng Xô viết nghệ tĩnh đã tỏ rõ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân ta".
- GV? Vậy qua trích đoạn trên em hãy cho biết phong trào 1930 -1931 có ý nghĩa lịch sử gì?
- HS: suy nghĩ, trả lời
- GV nhận xét bổ sung và đưa trích đoạn "Đó là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển về sau của cách mạng, trực tiếp mà nói không có những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930 -1931 trong đó công nông đã " vung ra nghị lực phi thường" của mình thì không thể có cao trào những năm 1936 - 1939".
HOẠT ĐỘNG III:
HD học sinh đọc thêm
3. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10- 1930).
* Hội nghị lần thứ nhất BCH TW:
- Quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng Sản Đông Dương.
- Bầu BCH TW lâm thời do đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư.
- Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.
* Nội dung Luận cương chính trị:
-Xác định đường lối CM: CMTSDQ => CMXHCN.
- Động lực cách mạng: công nhân và nông dân.
- Lãnh đạo cách mạng: Đảng Công Sản.
- Mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 - 1931:
- Phong trào khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng.
- Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế cộng sản.
- Phong trào để lại những bài học kinh nghiệm: khối liên minh công nông, hình thành tổ chức lãnh đạo quần chúng.
Ò Là cuộc tập dượt đầu tiên của quần chúng chuẩn bị cho cách mạng tháng tám.
III. Phong trào cách mạng trong những năm 1932 -1935:
1. Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng:
2. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng cộng sản Đông Dương (3/1935
3. Hoạt động luyện tập:
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào cách mạng 1930 – 1931?
- Hãy chứng minh rằng: Xô viết Nghệ- Tĩnh là chính quyền kiểu mới?
- Trình bày ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930- 1931
- GV cho HS làm các bài tập trắc nghiệm trên màn hình PP
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:
- Lập bảng so sánh các nội dung của Cương lĩnh chính trị (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930)? Rút ra nhận xét?
Nội dung
Cương lĩnh chính trị đầu tiên
luận cương chính trị Tháng 10
Thời gian, người soạn thảo
Nhiệm vụ cách mạng
Lực lượng
Lãnh đạo
Hướng phát triển của cách mạng VN
Vị trí của cách mạng Việt Nam
- Sưu tầm thơ ca ca ngợi phong trào cách mạng 1930- 1931 và Xô viết Nghệ- Tĩnh.
- Trình bày đôi nét về phong trào cách mạng Quảng Trị trong những năm 1930- 1931.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC:
- Tìm hiểu về tiểu sử và những hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Hồng Phong
- Phong trào dân chủ 1936- 1939
Nắm: Tình hình thế giới và trong nước những năm 1936- 1939
Chủ trương của Đảng trong thời kỳ này và phong trào đấu tranh của nhân dân
Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào dân tộc dân chủ 1936- 1939.
Nhận xét về quy mô, lực lương tham gia và hình thức đấu tranh trong phong trào dân tộc dân chủ 1936 - 1939
Tiết thứ 23 Ngày soạn: 05.11.2017
BÀI 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936- 1939
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Học xong bài này, HS
- Trình bày được những nét chính về tình hình VN trong những năm 1936- 1939.
- Trình bày và phân tích được những hình thức đấu tranh mới mẻ, phong phú được Đảng tiến hành trong phong trào dân chủ 1936- 1939.
- Hiểu và rút ra được những kinh nghiệm quý báu mà Đảng đã lãnh đạo trong phong trào dân
chủ 1936- 1939. Liên hệ được ngày nay.
2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử để qua đó thấy được sự trưởng thành của Đảng ta trong việc đề ra chủ trương, biện pháp trong từng thời kì lịch sử 3. Thái độ:
+ Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng,với đường lối, chủ trương đúng đắn sáng tạo
+ Nhằm nâng cao nhiệt tình cách mạng, khuyến khích tham gia vào các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng vì lợi ích của nước của dân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS :
1. Giáo viên: Một số tranh ảnh về phong trào đấu tranh thời kì (1936-1939) như mitting 1/5/1938 tại Đấu Xảo(Hà Nội); các tác phẩm văn học hiện thực phê phán như Tắt đèn, Số đỏtập thơ của Tố Hữu; một số tờ báo ra đời thời điểm đó như: Tiền phong, Lao động các tác phẩm lịch sử, hồi kí thời kì (1936-1939).Tất cả đều thể hiện trong giáo án điện tử.
2. Học sinh: + Chuẩn bị bảng so sánh về mục tiêu;hình thức tập hợp lực lượng, hình thức đấu tranh giữa 2 thời kì(1930-1931 và 1936-1939 ); một số tranh ảnh, tư liệu có liên quan
+Tài liệu về lịch sử địa phương Quảng Trị trong giai đoạn này
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KỶ THUẬT DẠY HỌC: trình bày, phân tích, nhận xét, thảo luận, liên hệ, máy tính...
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tạo tình huống:
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Phương pháp: GV cho HS xem các hình ảnh về phong trào đấu tranh trong thời kỳ 1936-1939 và hỏi HS: Các em có thấy điểm khác của phòng trào đấu tranh thời kỳ này so với trước như thế nào? HS quan sát hình ảnh và trả lời. GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
c. Dự kiến sản phẩm: Vào những năm 1936- 1939, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, ĐCS Đông Dương đã chủ trương chuyển từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai, nửa công khai kết hợp với bí mật. Cho nên mục tiêu đấu tranh thời kỳ này cũng thay đổi, chủ yếu là đòi tự do, dân sinh và dân chủ, cơm áo, hòa bình. Đó là những nội dung chính trong bài học ngày hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học:
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG I: Tìm hiểu tình hình thế giới và trong nước.(Cá nhân)
Bước 1 :
Giáo viên khái quát lại tình hình thế giới những năm 30 của thế kỷ XX).
Sau đó GV nêu vấn đề:
Tình hình thế giới những năm 1936- 1939 có điểm gì nổi bật? Trước tình hình đó các lực lượng tiến bộ trên thế giới làm gì?
HS: vận dụng kiến thức về LSTG và SGK để trả lời.
GV nhận xét và chuyển ý
Vậy tình hình nước Pháp giai đoạn này có gì thay đổi? Sự thay đổi đó có tác động như thế nào đến tình hình nước ta?
HS theo dõi SGK và trả lời.
GV nhận xét, kết luận.
GV minh họa cho HS xem một số hình ảnh tình cảnh mọi tầng lớp nhân dân ở VN trong giai đoạn này
HOẠT ĐỘNG II
Tìm hiểu Hội nghị BCHTƯ ĐCS Đông Dương (7/1936). Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ (cá nhân- cặp đôi/ nhóm).
Bước 1:
GV? Hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản Đông Dương diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Nội dung ? Ý nghĩa ?
- HS theo dõi SGK, thảo luận theo cặp đôi (4p) và trả lời.
- Giáo viên nhận xét và phân tích để học sinh thấy được sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng trong thời kì này, để trên cơ sở đó thấy được sự sáng tạo của Đảng ta.
Bước 2:
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Nhóm 1:
Phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do,dân chủ,dân sinh diễn ra như thế nào?
Nhóm 2:
Hình thức, mục đích, khẩu hiệu, kết quả của pt đấu đòi dân sinh dân chủ.
GV chiếu lên màn hình một số hình ảnh minh họa.
GV liên hệ đến phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ diễn ra tại Quảng Trị
HOẠT ĐỘNG III: Rút ra ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936- 1939. (Cá nhân/ cả lớp).
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào thông qua một số gợi ý sau:
- Phong trào diễn ra trong bối cảnh như thế nào?
- Có gì thay đổi về phương pháp đấu tranh?
- Những kết quả mà phong trào đạt được tác động như thế nào đến sự phát triển cách mạng?
- Những yếu tố nào cho thấy đây là sự sáng tạo của Đảng ta?
HS dựa vào kiến thức vừa học và SGK để trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
* Giáo viên phân tích một số bài học kinh nghiệm để thấy được vị trí của phong trào dân chủ trong thắng lợi của cách mạng tháng Tám
I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1. Tình hình thế giới.
- CN phát xít xuất hiện chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến tranh đe dọa hòa bình thế giới
- 7/1935 QTCS tiến hành ĐH VII ở Matxcơva, xác định kẻ thù là CNPX, kêu gọi thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi để chống phát xít
- 6/1936 mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền(ĐCS làm nòng cốt) thi hành 1 số chính sách tiến bộ ở thuộc địa
2. Tình hình trong nước
a. Chính trị :
+ Ở Đông Dương chính phủ Pháp nới rộng quyền tự do dân chủ
+ Nhiều Đảng phái chính trị đẩy mạnh hoạt động, mạnh nhất là ĐCS Đông Dương
b. Kinh tế :
+ Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp phục hồi và phát triển theo hướng
+ Kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và phụ thuộc vào kinh tế Pháp
c. Xã hội :+ Đời sống đại đa số nhân dân khó khăn, cực khổ.( nông dân mất 2/3 ruộng đất, thuế tăng, công nhân thất nghiệp nhiều.)
+ Mọi tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng .
II. PHONG TRÀO DÂN CHỦ (1936-1939)
1 Hội nghị BCHTƯ ĐCS Đông Dương (7/1936)
+ 7/1936 tại Thượng Hải hội nghị BCHTƯ ĐCS ĐD họp
+ Xác định nhiệm vụ trước mắt của CM Đông Dương là chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình, kết hợp nhiều hình thức đấu tranh
+ Chủ trương thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương( 3/1938 đổi thành mặt trận dân chủ Đông Dương)
+ Nghị quyết của hội nghị làm dấy lên trong cả nước phong trào dân chủ dưới nhiều hình thức
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu
Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ
+ 1936 diễn ra phong trào “ Đông Dương đại hội” Đảng chủ trương vận đọng và tổ chức nhân dân họp bàn về các yêu cầu về tự do dân chủ các ủy ban hành động được thành lập phắp nơi .
+1937 diễn ra phong trào “ Đón Gôđa” thực chất là biểu dương lực lượng quần chúng .
+ Trong những năm 1936-1939 các cuộc mít tinh, biểu tình đòi quyền sống của các tầng lớp nhân diễn ra khắp nơi. đặc biệt là cuộc đấu tranh nhân ngày 1/5/1938 ( 2,5 vạn người tham gia tại Đấu Xảo ( Hà Nội ) thuộc 25 đoàn thể )
3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
+ Đây là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương
+ Phong trào buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân chủ, dân sinh
+ Quần chúng được giác ngộ về chính trị, tạo nên một lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng
+ Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí : Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất, sử dụng nhiều hình thức đấu tranh
* Phong trào dân chủ 1936-1939 như một cuộc tập dượt cho CMT8 sau này .
3. Hoạt động luyện tập: GV củng cố thông qua yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:
- So sánh về mục tiêu, hình thức tập hợp lực lương, hình thức đấu tranh giữa 2 thời kì 1930-1931 và 1936-1939 ( đã cho học sinh chuẩn bị trước) .
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cũ theo câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa .
- Làm bài tập : Nhận xét về mục tiêu, qui mô, lực lượng và hình thức đấu tranh trong phong trào dân chủ (1936-1939)
- Chuẩn bị bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
Tiết 1: Mục I- II 1,3,4. Nắm:
+ Tình hình thế giới và trong nước
+ Hội nghị BCH TW Đảng tháng 5. 1941;Công cuộc chuẩn bị cho tổng k/n tháng Tám
Tiết thứ 24-25-26 Ngày soạn: 10.11.2017
BÀI 16: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Học xong bài này, yêu cầu HS:
- Trình bày được tình hình Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II
- Trình bày và phân tích được các nội dung của Hội nghị BCH TƯ Đảng Cộng Sản Đông Dương tháng 11/1939.
- Nêu được ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc về nước.
- Trình bày và phân tích nội dung, ý nghĩa của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941).
- Trình bày được sự chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng.
- Trình bày được đường lối lãnh đạo tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh qua Bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” . Từ đó rút ra ý nghĩa và nhận xét.
- Trình bày được công cuộc chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa của Đảng.
- Phân tích được thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám và chủ trương của Đảng.
- Trình bày được diễn biến tổng khởi nghĩa tháng Tám.
- Trình bày được sự ra đời của Nước VN dân chủ cộng hòa
- Nêu và phân tích được ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, khát quát và so sánh các sự liện lịch sử.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu nước và sự biết ơn với các thế hệ cha anh đã bảo vệ tổ quốc.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS :
1. Giáo viên: - GV: Giáo án, SGK.
2. Học sinh: Học bài cũ, đọc bài mới, vở ghi, SGK
II. KỶ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Trình bày, so sánh, phân tích, nhận xét,thảo luận.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tạo tình huống:
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Phương pháp: GV cho học sinh nghe 1 đoạn nhạc của bài hát 19/8 và hỏi: Em hãy cho biết bài hát nói về sự kiện gì? Nêu một vài hiểu biết của các em về sự kiện đó? HS nghe, thảo luận cặp đôi và trả lời. GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.
c. Dự kiến sản phẩm: Bài hát các em vừa nghe là bài hát 19/8 sáng tác: nhạc sĩ Xuân Oanh. Lời bài hát nói về sự kiện Cách mạng tháng Tám 1945 của dân tộc ta. Một thắng lợi có ý nghĩa bước ngoặt trọng đại trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước ta. Để hiểu rõ hơn quá trình cách mạng giải phóng dân tộc, Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Tìm hiểu tình hình Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ II.
HOẠT ĐỘNG I: Cá nhân
GV? Tình hình thế giới ,tình hình trong nước trong chiến tranh thế giới thế giới thứ hai ?
- HS trả lời theo sách giáo khoa.
- GV nhấn mạnh các ý cơ bản.
GV?Em có nhận xét gì về tình hình thế giới và trong nước giai đoạn này?
- Gợi ý: So với thời kì 1936-1939.
- Qua sự so sánh đó HS sẽ hiểu được vì sao trong thời kì này chủ trương của Đảng lại khác trước.( Sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo)
GV? Hậu quả của chính sách áp bức bóc lột của Pháp, Nhật đối với nhân dân ta ?
HS suy nghĩ, kết hợp SGK trả lời
GV nhận xét, bổ sung và kết luận
HOẠT ĐỘNG II:
Tìm hiểu phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9/1939 đến tháng 3/1945.
Bước 1: Nhóm nhỏ
GV hướng dẫn HS nắm nội dung nội dung của hội nghị TW6: về hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa ? Nhận xét về chủ trương của Đảng ta trong giai đoạn này ?
HS. Thảo luận nhóm nhỏ.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Nhóm trưởng trình bày.
GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
Bước 2. cả lớp
GV ?Vì sao nói Hội nghị TW6 là Hội nghị đánh dấu sự chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam.
GV gợi ý: - Hoàn cảnh lịch sử mới.
- Đề ra nhiệm vụ mới phù hợp.
*Bước 3:Cả lớp và cá nhân.
GV? Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại chọn thời điểm này để về nước và việc trở về của Người có ý nghĩa gì?
HS: Suy nghĩ và dựa vào SGK trả lời.Lúc này CTTG lan rộng và ngày càng quyết liệt. Ở Đ. Dương N-P cấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an tong hop mau moi_12403217.doc